Con đường khác tìm đến thơ Việt hiện đại - Nhà thơ-tiến sỹ Gjeke Marinaj thực hiện PV
Con đường khác tìm đến thơ Việt hiện đại
(Nhà thơ-tiến sỹ Gjeke Marinaj thực hiện PV)

Nhà thơ-tiến sỹ Gjeke Marinaj
Báo Người Hà Nội:
Nhân tập thơ “Zanore në vesë” (Những nguyên âm trong sương sớm) của nhà thơ Mai Văn Phấn sắp phát hành ở Anbani, nhà thơ-tiến sỹ Gjeke Marinaj đã thực hiện cuộc phỏng vấn MVP qua email. Đây là tập thơ đầu tiên của Việt Nam hiện diện trên miền đất đông nam Châu Âu này, do Gjeke Marinaj dịch sang Anbani ngữ, được chọn từ 3 tập thơ Anh ngữ (Firmament without Roof Cover, Seeds of Night and Day, Out of the Dark) của MVP, do Nxb. Page Addie Press của Anh Quốc xuất bản và độc quyền phát hành tại Hoa Kỳ, Canada, Anh, Úc và các nước châu Âu; đồng thời trên mạng phát hành sách của Amazon. Gjekë Marinaj là nhà thơ, nhà văn, dịch giả, nhà phê bình văn học. Ông sinh năm 1965 tại Malësi e Madhe phía bắc Albania. Hiện G. Marinaj mang quốc tịch Hoa Kỳ (gốc Anbani). Là Chủ tịch đầu tiên của Hội Nhà văn Anbani-Mỹ, được thành lập năm 2001. G. Marinaj nhận bằng tiến sỹ triết học tại đại học Texas, Dallas năm 2012. Hiện ông dạy Anh ngữ và Truyền thông tại Richland College ở Texas. Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn:
Gjeke Marinaj: Đã ngàn năm nay, Văn Miếu - Quốc Tử Giám ở Hà Nội đã phản ánh niềm tin thực sự của nhân dân Việt Nam với tri thức và văn học, cũng như với tôn giáo và đấng tối cao. Sự thành kính đặc biệt này đã tác động đến trách nhiệm của ông, với tư cách một nhà thơ của công chúng như thế nào?
MVP: Trải qua những thăng trầm của lịch sử và mãi sau này, Văn Miếu - Quốc Tử Giám luôn là niềm tự hào thiêng liêng, biểu tượng của tinh hoa văn hoá Việt, là ánh sáng của tri thức và bản sắc dân tộc chúng tôi. Đây là trường đại học đầu tiên của Việt Nam, nơi đào tạo và nuôi dưỡng các hiền tài, giúp các vương triều khai mở và chấn hưng đất nước. Chúng tôi đang đi tiếp chặng đường mà tổ tiên đã khai mở và đặt những mốc son chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước. Thế hệ chúng tôi - mà tôi mong được dự phần ít ỏi của mình - đang khẳng định tiếng nói riêng trong đời sống văn học đương đại, tiếp tục tôn vinh văn hoá Việt ở vỉa tầng khác nữa trong quá trình hội nhập thế giới.
Gjeke Marinaj: Phong cách thơ của ông đã thay đổi trong những năm qua từ truyền thống đến bán hiện đại và hiện đại toàn triệt. Hiện tại nhiều bài thơ mới của ông có thể được mô tả với ý nghĩa độc sáng. Điều gì đã gây cảm hứng cho ông khi chuyển sang một thi pháp thơ khác? Việc thay đổi những bài thơ trong lần rẽ gần đây nhất có tầm quan trọng với ông thế nào?
MVP: Đến với văn chương, tôi coi thơ ca truyền thống là điểm tựa để xuất phát. Khởi nghiệp từ những lời ru của người mẹ, từ ca dao, dân ca..., từ những tác phẩm của các nhà thơ qua nhiều thế hệ, rồi tôi tìm đến những nền thơ lớn của nhân loại như Trung Hoa, Ấn Độ, Nga, Anh, Pháp, Mỹ La tinh... và những trào lưu, khuynh hướng thơ ca cận đại và hiện đại của thế giới. Những nền thơ, trào lưu khuynh hướng ấy giống như dòng sông chảy miết, để lại phù sa cho bờ bãi, những cánh đồng bên sông. Và, bằng tâm thức và cảm xúc Việt, tôi đã gieo cấy, thu hoạch mùa màng của mình trên đất đai ấy; với cao vọng làm giàu có thêm giá trị truyền thống thơ Việt đương đại mà mình đang được thừa hưởng. Ở những bài thơ gần đây nhất của mình, tôi đã dùng tiếng nói tự nhiên, hồn nhiên một cách hiện đại để xác lập một ngôn ngữ riêng của thơ mình. Đó chính là con đường tôi chọn để tìm về cội nguồn văn hóa của dân tộc tôi – cũng chính là cách tôi hiện đại hóa những bài thơ thuần Việt của mình.
Gjeke Marinaj: Trong bài trả lời phỏng vấn vào tháng 1 năm 2000, in trên Báo Hải Phòng Cuối Tuần của Việt Nam, ông đã bảo vệ tác phẩm của mình, có ý như đối lập với các nhà phê bình văn học Việt Nam bằng cách nêu quan niệm: "... một bài thơ mà ai cũng khen có khi lại là một sản phẩm chạy theo mốt thời thượng". Vậy có phải thơ của ông vẫn bị “bác bỏ một cách mạnh mẽ" ở Việt Nam?
MVP: Đời sống văn học Việt Nam đang có sự chuyển đổi mạnh mẽ, trong đó biểu lộ sự phân hoá rõ rệt. Sự xung đột trong thẩm định những giá trị nghệ thuật nói chung, đặc biệt đối với thơ thường rất dữ dội và quyết liệt. Vì thấu hiểu điều đó nên tôi rất bình tĩnh và tự tin khi nghe những dư luận trái chiều về tác phẩm của mình. Lịch sử văn học cho thấy, những xung đột về thẩm mỹ trong nghệ thuật thường kích hoạt cho những giá trị tiến bộ phát triển và sớm được khẳng định. Rất đáng mừng là càng ngày bạn đọc đến với thơ tôi càng nhiều hơn, nhất là bạn đọc trẻ. Đó là sự khích lệ lớn đối với tôi, vì bạn đọc ở thế hệ mới thường rất hiểu biết và nhanh chóng tiếp thu những trào lưu mới trong các lĩnh vực nghệ thuật khác, như âm nhạc, phim ảnh, sân khấu, hội họa, kiến trúc, thời trang... Với những kiến thức phong phú và hiện đại, họ là một thành phần quan trọng của việc thẩm định nghệ thuật.
Gjeke Marinaj: Để những giá trị tiến bộ tồn tại và sớm được khẳng định, ông đã và đang làm gì để thúc đẩy quá trình đó diễn ra nhanh hơn?
MVP: Trước đây tôi cách tân thi pháp theo tinh thần cực đoan, thường theo đuổi đến cùng những ý tưởng mà mình đã tri nhận, biểu hiện bằng hệ thống ngôn ngữ của riêng tôi. Điều ấy không sai, nhưng rất ít người thấu hiểu và chia sẻ. Những năm gần đây, vẫn cách thiết lập không gian và thời gian đa chiều, vẫn cách liên tưởng những hình ảnh biệt lập hoặc đặt xa nhau trong những cảm xúc mạnh, nhưng tôi chủ ý vươn tới sự tối giản, trong sáng và thánh thiện. Tôi cũng tìm cách đồng hóa ngôn ngữ thi ca và với ngôn ngữ đời thường để thơ mình có giá trị hiện thực hơn. Đồng thời với sáng tác, tôi viết tiểu luận thơ và phê bình văn học. Tôi tường giải, biện minh cho các tác phẩm của một số nhà thơ có xu hướng cách tân của thế hệ tôi, bằng phương pháp so sánh, dẫn chiếu với thi pháp của thế hệ thơ mới hiện nay.
Gjeke Marinaj: Tuy nhiên, chỉ một thập niên sau đó, ông đã được trao giải thưởng có uy tín của Hội Nhà văn Việt Nam. Ông đã điều chỉnh những tác phẩm của mình như thế nào trong thời kỳ 2000 - 2010 để thay đổi nhận định của các nhà phê bình sang một phương diện khác, để họ công nhận ông là một nhà thơ đoạt giải?
MVP: Vì ông đã nhắc đến nên tôi muốn nói thêm rằng, giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam là một trong những sự khẳng định quan trọng trong dư luận nói chung về tiến bộ của đời sống văn học Việt Nam. Nền văn học nói chung và đặc biệt thơ Việt đã đổi mới, cách tân quyết liệt trong thập niên qua, đã xuất hiện nhiều khuynh hướng sáng tác và phê bình văn học. Những biến đổi về quan niệm thẩm mỹ đã diễn ra quyết liệt và âm thầm trong mỗi cá thể sáng tạo và mỗi người đọc. Có thể gọi đó cuộc thoát xác của thơ Việt đương đại, dù rằng vẫn còn đang trong cơn vật vã của sự sinh thành. Với cá nhân tôi, điểm xuất phát và đích đến của từng giai đoạn đều được hoạch định với thái độ tự tin và lòng kiên nhẫn. Tôi luôn tin rằng những câu thơ được hoài thai bằng cảm xúc mãnh liệt, khi sinh thành sẽ có thần thái, hồn vía và tồn tại như một sinh linh. Mỗi tác phẩm hoàn chỉnh đều có số phận riêng của nó. Trước hoặc sau nó sẽ được hiển lộ và không gì có thể che khuất hay hủy diệt được.
Gjeke Marinaj: Những tiêu chuẩn mà các nhà phê bình văn học Việt Nam sử dụng khi đánh giá những tác phẩm văn học đương đại khác nhau thế nào? Mức độ khách quan của chúng ra sao?
MVP: Khi các khuynh hướng, trào lưu hiện đại, hậu-hiện-đại, tân hình thức, tân cổ điển... của văn học phương Tây được nghiên cứu và quảng bá ở Việt Nam, một số không nhiều các nhà phê bình văn học, học giả của viện nghiên cứu, giáo sư ở một số trường đại học đã có cách tiếp cận, đánh giá tác phẩm bằng tinh thần khoa học, dân chủ, công bằng. Họ nhận ra những giá trị mới và đã thừa nhận nó. Đó là sự khích lệ lớn đối với những nhà thơ như tôi. Nhưng số đông người đọc, trong đó có các nhà phê bình, vẫn theo thói quen cũ, lấy những kinh nghiệm và kiến thức cũ làm công cụ thẩm định. Họ dị ứng những tác phẩm viết theo khuynh hướng khác, trái với những gì mà họ đã biết. Họ cũng không biết mình đã đánh mất tính khách quan khi đọc tác phẩm của người khác. Do vậy, nhiều cuộc tranh luận văn chương, có lúc chỉ là vô bổ, đã thường xuyên xảy ra, dẫn đến tình trạng loạn chuẩn trong phê bình văn học.
Gjeke Marinaj: Tác phẩm của ông đã được dịch ra nhiều ngôn ngữ, bao gồm tiếng Albania, Anh, Pháp, Indonesia, Hàn Quốc, Thụy Điển, và Thái Lan. Việc các tác phẩm của ông được dịch sang tiếng nước ngoài có ý nghĩa như thế nào với ông?
MVP: Cũng như các nhà thơ, khi có thêm nhiều người đọc thơ mình, tôi rất vui, nhận thấy đó là niềm hạnh phúc lớn lao của một người cầm bút. Tôi đã sống, sáng tạo và cả chịu đựng những dằn vặt đau khổ của sự sáng tạo... Tôi đã tiếp nhận, chọn lọc tinh hoa của các khuynh hướng văn học trên thế giới bằng tình yêu và trách nhiệm một công dân nước Việt. Và khi những tác phẩm của tôi được dịch sang nhiều ngôn ngữ khác, tôi càng tự tin khẳng định bản sắc Việt trong thơ mình hơn nữa trong tương lai.
Gjeke Marinaj: Ông vừa nói đến bản sắc Việt trong thơ. Vậy có bao giờ ông nghĩ đến thơ Việt Nam sẽ tạo ra một trường phái, khuynh hướng riêng có tầm ảnh hưởng khắp toàn cầu, giống như các khuynh hướng của chủ nghĩa hiện đại phương Tây mà các ông đã từng ảnh hưởng? Nếu có thì kế hoạch cụ thể của ông là gì?
MVP: Đó là một nan đề, một thách đố. Tôi tin điều ông vừa nêu cũng là khao khát của nhiều nhà thơ các dân tộc khác. Việt Nam có một nền văn hoá đặc sắc. Nhưng, nhiều cuộc tao loạn trong lịch sử và những cuộc chiến khốc liệt gần đây nhất đã khiến các nhà thơ Việt Nam buộc phải sử dụng thơ như một loại vũ khí chống xâm lược. Điều đó chính là đặc thù của thơ Việt Nam. Giá trị của thi ca luôn gắn với nước mắt và máu của những người đã chết cho Tự do, cho Công lý và Hòa bình. Thế hệ trẻ kế tiếp muốn thoát khỏi cái bóng của thế hệ nhà thơ đi trước trong chiến tranh quả không dễ chút nào. Ngay lúc này đây, một số nhà thơ đã tìm đến các khuynh hướng sáng tác của văn học phương Tây như một sự "vượt tường". Nhưng kết quả cho thấy, một số tác phẩm xuất hiện mới chỉ dừng lại ở mức độ ảnh hưởng, hoặc mô phỏng phương Tây mà thôi. Nền thi ca thế giới có thể ví với một tòa tháp. Nếu không tiếp thu, kế thừa và vượt qua các khuynh hướng thế giới thì thơ ca chúng tôi khó có cơ hội hiện diện, dù chỉ ở tầng thấp của tòa tháp ấy. Tôi chỉ nghĩ rằng, những nỗ lực sáng tạo của các nhà thơ Việt Nam để thế giới biết đến thơ Việt Nam và thừa nhận sự có mặt một nền thơ không kém phần đặc sắc, thì đã là một thành công lớn rồi.
Gjeke Marinaj: Thơ là một nghệ thuật kỳ diệu để duy trì sự tồn tại và phát huy các giá trị của văn minh. Ông đã làm gì như một nhà thơ cho sự tiến bộ của quá trình này?
MVP: Tôi quan niệm thơ ca trước hết phải tạo ra cái Đẹp và mục đích cuối cùng vẫn phải hướng con người tới sự cao cả, thánh thiện. Khi viết, tôi đã để ánh sáng nhân bản, thanh khiết từ trái tim tôi tỏa rộng khắp không gian mà tôi đang chế ngự. Tôi mong muốn ánh sáng đó sẽ được lưu giữ trong những bài thơ của tôi, tạo nên hấp lực riêng để dẫn dụ, đánh thức nhân tính, tình yêu, lòng bác ái của mỗi con người ở bất kỳ nơi nào trên trái đất.
Gjeke Marinaj: Ông là công dân của một đất nước giàu lòng tự tôn và tự hào rằng, trong suốt chiều dài lịch sử, dân tộc Việt Nam đã tìm ra cách để tồn tại, chống lại và chiến thắng bất kỳ kẻ thù nào, dù có được trang bị vũ khí đầy đủ nhất, nhằm xâm lược lãnh thổ hoặc thay đổi cuộc sống của người Việt. Và khi ấy, không ai có thể bỏ qua sức mạnh của thơ ca. Nó được sử dụng như một giải pháp quan trọng trong việc quy tụ sức mạnh tinh thần của nhân dân trong thời gian chiến tranh khốc liệt. Với vai trò to lớn của lịch sử, liệu ông có thể chia sẻ với chúng tôi về việc trở thành một nhà thơ xuất chúng của Việt Nam ngày nay như thế nào?
MVP: Thơ đã góp phần quan trọng làm nên sức mạnh tinh thần của dân tộc tôi trong sự nghiệp giữ nước, chống giặc ngoại xâm. Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước Việt được coi là một bài thơ Thần thánh, chỉ gồm 4 câu của danh tướng Lý Thường Kiệt (1019-1105) viết cách đây gần mười thế kỷ. Có thể nói, Thơ ca trong các thời kỳ chiến tranh dựng nước và giữ nước đã góp phần làm nên bức trường thành vệ quốc. Khi kết thúc chiến tranh, các nhà thơ không chỉ viết về những điều bình dị của cuộc sống, cảm thông với nỗi đau khổ của con người, thể hiện những khát vọng về tự do, công bằng, nhân ái..., mà bằng ngôn ngữ của dân tộc mình, nhà thơ cần phải khám phá tận cùng bản thể, những riêng tư, trắc ẩn của chính mình, để làm nên một nhân loại lớn trong sáng tạo. Một nhà thơ đích thực sẽ như vậy. Việt Nam đã từng có thi hào Nguyễn Du (1766-1820) được thế giới công nhận vinh danh là Danh nhân văn hóa thế giới. Ông là một nhà thơ lớn, biết cúi xuống những nỗi bất hạnh của kiếp người nhỏ mọn. Đó chính là khuôn mẫu một nhà thơ xuất chúng cho những nhà thơ của thời hiện tại.
Gjeke Marinaj: Hãy kết thúc cuộc phỏng vấn với một ý niệm trong tưởng tượng: Nếu trong một khoảnh khắc ngắn ngủi, ông có cơ hội làm cho cả thế giới nhìn Việt Nam qua con mắt của ông, ông vẫn sẽ hướng sự chú ý của chúng tôi tới thơ ca của mình hay sẽ tạo một cái nhìn khái quát về những phong cảnh tươi đẹp của đất nước ông?
MVP: Nếu có được một khoảnh khắc ngắn ngủi tưởng tượng như ông nói, tôi sẽ dồn hết tâm sức và nghị lực viết một bài thơ ngắn, mong được cả thế giới đọc nó và nhìn thấy hết vẻ đẹp cao cả, sáng trong tâm hồn Việt được toát ra từ những cảnh quan kỳ diệu trên đất nước tôi.
Gjeke Marinaj: Cảm ơn nhà thơ Mai Văn Phấn!
(Nguồn: Báo Người Hà Nội, số 15 ra ngày 4/4/2014)

Bìa tập thơ "Zanore në vesë" (Những nguyên âm trong sương sớm)
MAI VAN PHAN: ANOTHER WAY LEADING TO THE MODERN VIETNAMESE POETRY
(The answers to Doctor
- Poet Gjeke Marinaj’s interview)
1 - For
nearly one thousand years, the Temple of Literature in Hanoi has reflected the
true faith of the Vietnamese people in literature and knowledge as virtual
parallels to religion and God. How does such unique devotion effects your sense
of responsibility as a public poet?
- MVP: Undergoing the ups and downs in
history and in the future, the Temple of Literature – the Royal College are/ is
always the sacred pride and symbol of the Vietnamese culture
quintessence, the light of our nation’s knowledge and character. This is the
first university in Vietnam, the place that trained talented and righteous
people, supporting royal dynasties to enlarge and improve the country. We are
continuing to go on the road opened and planted with brilliant red landmarks in
our history of national building and defense by our ancestors. Our generation –
to which I hope to give my little contribution – is affirming its own voice in
the contemporary literature life, and continue to honor the Vietnamese culture
in another stratum in the integration process into the world.
2 - Your
poetic style has changed over the years from traditional to semi-modern to
fully modern. Now much of your new verse can be characterized as ekphrastic.
What inspires you to comment upon another art forms poetically and how
essential is it for you to give these poems your own final twist?
- MVP: Coming to literature, I consider
the traditional poetry as a fulcrum to start. Starting my career from my
mother’s lullaby, folk ballads, folk-songs etc, from the works of the poets in
many generations, and then I come to the mankind’s grand poetries such as
Chinese poetry, Indian poetry, Russian poetry, British poetry, French poetry,
Latin American poetry etc and the world’s contemporary poetry trends. Those
poetries and trends are like rivers running unceasingly ahead, leaving alluvium
river banks and fields behind. And, with my Vietnamese consciousness and
emotion, I have seeded, transplanted and reaped my harvests on that land with a
lofty aspiration of enriching the contemporary Vietnamese poetry tradition
value which I am inheriting. In my latest poems, I have used the natural, unaffected
voice in a modern style to set up a specific language for my poems. This is the
way selected by me to come back to my nation’s culture original point – It is
also the way I modernize my pure Vietnamese poems.
3 - In a January 2000 interview, printed in
the Weekend Journal of Hai Phong, Vietnam, you defended your work against the
Vietnamese literary critics by utilizing these words: "... a poem being
praised by everybody might sometimes be a product running after a mode in
vogue." Is your poetry still "strongly refuted" in Vietnam?
- MVP: The Vietnamese literature life
is in a strong transformation, which shows an obvious differentiation. The
conflict in the assessment of the art values in general, and of poetry in
particular is often very fierce and drastic. Thanks to my deep understanding of
this situation, I am very calm and self-confident when hearing the opposite
public opinions about my works. The literature history shows that the aesthetic
conflicts in the art often activate the progressive values’ development and
early affirmation. It is very good that more and more readers come to my poetry
with every passing day, chiefly the young ones. This is a great encouragement
to me, because the readers in the new generation are often of great learning
and quickly acquire new trends in other art fields such as music, movies,
theatre, painting, architecture, fashion etc. With the plentiful and modern
knowledge, they are an important part of the art assessment.
4 - In order
for the civilized values to exist and be affirmed, what have you been doing to
promote that process?
- MVP: Formerly, I renovated my
prosody in the extreme spirit, often pursuing to the end the ideas that I had
understood, shown by my own language system. It was not wrong but very few
people understood and shared it. In the recent years, I have set up the
multi-direction space and time, thinking of isolated images or placed far from
one another in strong emotions, but I have willfully reached to the maximal
simplicity, purity and holiness. I have also tried to acculturate the poetic
language with the daily-life language for my poetry to reach the more realistic
value. Together with my creation, I have written poetic assays and literary
reviews. I have explained and justified for the works of some poets having the
innovation tendency in my generation by the method of comparison with the
prosody of the contemporary new poets’ generation.
5 - Yet,
merely a decade later, you won the prestigious "Vietnam Writers’
Association” Award. What kind of adjustments have you made to your works during
the 2000 - 2010 period to change your critic's perception to the other extreme,
recognizing you as a award-winning poet?
- MVP: Because you mentioned it, I
would like to add more that The Vietnam Writers’ Association’s Award is one of
the important affirmations in the general public opinion on the progress in the
Vietnamese literature life. The literature in general and the Vietnamese in
particular have drastically renewed and renovated in the recent decade and
many tendencies of creation and literary review. The changes of the aesthetic
conception have drastically and silently happened in each creative individual
and each reader. It can be called as a sloughing of the contemporary Vietnamese
poetry, though still in the birth’s writhe. As to me, the departure point and
destination of each period should be planned with the self-confidence and
patience. I always believe that the lines of verse gestated by a fierce
emotion, upon the birth will bear an appearance, a soul and exist as a sacred
human life. Each complete work has its own destiny. Sooner or later, it will
appear and nothing can hide or destroy it.
6 - What are
some of the parameters that the Vietnamese literary critics follow when judging
various works of contemporary literature and how objective are they?
- MVP: Upon the trends and tendencies of modernism, post-modernism, new form,
new-classicism etc in the Western literature were studied and popularized in
Vietnam, a few literary critics, scholars in the research institute, professors
in some universities had a way to approach and assess works in a scientific,
democratic and impartial spirit. They have found new values and recognized
them. This is a great encouragement to the poets like me. But the majority of
readers including literary critics, still in their former habits, use their
former experience and knowledge as the assessment instrument. They are very
allergic to the works created in other tendencies, opposite to what they have known.
They don’t know that they have lost their objectiveness, either when they read
others’ works. Therefore, many literary discussions, sometimes useless, have
frequently happened, leading to the standard disorder situation in the literary
review.
7 - Your
work has been translated into several languages, including Albanian, English,
French, Indonesian, Korean, Swedish, and Thai. What does it mean to you to be
translated into other languages in Vietnam?
- MVP: As the same as other poets,
when more people read my verses, I am very happy and realize that it is a great
happiness of a writer. I have lived, created and also suffered from the painful
torment in the creation etc. I have received, selected the quintessence of the
literature tendencies on the world with the love and responsibility of a
Vietnamese citizen. And when my works are translated into many other languages,
I have more self-confidence to affirm the Vietnamese character in my verses in
the future.
8 - You've
just talked about the Vietnamese character in poetry. So have you ever thought
about Vietnamese poetry creating its own trend, a worldwide effect, just like
the trend of western modernism that you were affected by? If yes, then what is
your detailed plan?
- MVP: It is a problem, a challenge. I believe that the issue you have
mentioned is also a thirst of many poets in other nations. Vietnam owns a
special culture. But, many chaos in history and violent wars in the latest time
have caused the Vietnamese poets to use their verses as a kind of weapon
against the aggressors. That fact is the Vietnamese poetry’s specific
characteristics. The poetry value is always connected to the tears and blood of
those who have died for Freedom, Justice and Peace. It is quite not easy for
the next young generation to escape from the shadow of the poet generation
going in advance in the war. Right now, some poets have come to the creation
tendency of the Western literature as a “fence climb”. But the result shows
that, some appearing works just stop at the level of receiving the influence of
the Western literature or imitating it. The world poetry can be compared with a
tower. If we don’t receive, inherit and surpass the world’s tendencies, it will
be difficult for our poetry to have a chance of appearance though at the low
floor of that tower. I just think that, if the Vietnamese poets spare no
efforts for creation to cause the world to know about the Vietnamese poetry and
recognize it as a special poetry, their effort is a great success already.
9 - Poets by nature sometimes undertake unrealistic missions for the betterment
of the humanity as a whole. What is your mission as a poet and have you done
enough to accomplish your goal?
- MVP: I think that poetry at first
should create Beauty and its final goal is to direct mankind to loftiness and
holiness. When composing, I let the light of humanity and purity from my heart
pervade the whole space that I am controlling. I desire that that light will be
maintained in my verses, creating a specific attraction to entice, wake up the
human nature, love, humane heart of everyone everywhere in the world.
10 - You are
a citizen of a proud country that throughout history has found a way to survive
and win against any armed forces who attempted to either occupy your land
or change the way of life of the Vietnamese people. And no one can ignore the
power of poetry, used as an important tool in organizing the Vietnamese people
during their times of trial. Given the magnitude of all that history, can you
share with us what is it like to be a prominent poet in Vietnam today?
- MVP: Poetry has made an important contribution to my nation’s spiritual
strength in its anti-foreign aggression and national defense cause. The first
Independence Declaration of Vietnam considered as a Deity poem of four lines
was composed by Famous General Ly Thuong Kiet(*) (1019–1105) nearly ten centuries ago. One can say that Poetry in the
national foundation and defense war periods has made a contribution to the
establishment of the national defense great wall. Upon the war termination, the
poets not only write about the simply issues in life, deeply sympathizing with
the people’s misery and pains, showing the aspirations of freedom, justice and
mercy etc but also, with their nation’s language, should discover the utmost of
individuals to create a great mankind in their creation. A true poet will be
like that. Vietnam has once had Great poet Nguyen Du(**) (1766 - 1820) recognized and honored as the
world cultural celebrity. He was a great poet who knew how to bend down in
front of the misfortunes of the humble human life. It is the model of an
outstanding poet for the poets of the present time.
11 - Let's
end this interview with a magic notion: If for a brief moment you were given
the opportunity to make the entire world see Vietnam through your eyes, would
you still direct our attention to your poetry or perhaps you would offer us a
glimpse into your countries' beautiful landscape?
- MVP: If I had a brief moment as you
said, I would spare no strength and energy to write a short poem with the hope
that the whole world would read it and see the noble and pure beauty in the
Vietnamese soul spread from the wonderful landscapes in my country.
Translated
by Pham Van Binh