Gjekë Marinaj sjell në gjuhën shqipe poetin e shquar vietnamez - Báo GAZETA VATRA
Gjekë Marinaj sjell
në gjuhën shqipe poetin e shquar vietnamez

“Zanore në Vesë”, poezi të zgjedhura nga Mai
Văn Phấn
Përkthyer në shqip nga Gjekë Marinaj
Sapo doli nga
shtypi libri i poetit të njohur vietnamez Mai Văn Phấn (Mai Van Fan). Poezitë e
tij janë sjellë në shqip nga përkthyesi Gjekë Marinaj. Librin gjendet në Festivalin e Librit dhe Artit që po zhvillohet ne Tiranë.
Në libër përfshihen 55 poezi të cilat paraprihen nga një hyrje bio-analitike
nga Marinaj dhe mbyllen me një intervistë me poetin Vietnamez, ekskluzive për
lexuesin shqiptar. Pyetjes se si ndjehet ai kur shikon poezitë të përkthyera në
gjuhë të ndryshme, mes tjerash edhe në gjuhën shqipe, Mai Văn Phấn i
përgjigjet:
“Edhe me mua ndodh e njëjta gjë si me poetët e tjerë; kur rritet numri i
lexuesve të poezisë ndjehem shumë i gëzuar edhe e kuptoj se sa e rëndësishme
është një kënaqësi e tillë për një krijues. Unë kam jetuar, krijuar dhe vuajtur
brenda vorbullës së krijimit. Kam pranuar dhe zgjedhur kuintesencën e prirjeve
letrare të botës me dashurinë dhe përgjegjësinë që i ka hije një qytetari
Vietnamez. Dhe kur krijimet e mia përkthehen në gjuhë të huaja, ndjej vetëbesim
që në të ardhmen ta afirmoj edhe më shumë karakterin vietnamez në poezinë
time.”
Siç dihet, Dr. Gjekë Marinaj vazhdon të shkruajë poezi, prozë dhe ese
akademike në anglisht, por vëmendje të madhe kohe dhe studimi i ka përkushtuar
edhe artit të përkthimit. Ai e sheh si një shërbim më të madh ndaj njerëzimit
të përkthejnë ndonjë kryevepër të panjohur sa e si duhet, se sa të botojnë
vetëm nga krijimtaria e vet.
Marinaj ka botuar disa libra me poezi, prozë dhe kritikë letrare. Deri tani ka
përkthyer pesë libra nga shqipja në anglisht dhe nga anglishtja në shqip, duke
përfshirë këtu edhe një antologji me poezi epike të eposit të veriut në
Anglisht (me Frederick Turner) dhe ka redaktuar disa libra në të dy gjuhët.
Disa komente nga poetë, shkrimtarë dhe botues për poezinë e Mai Văn Phấn:
Nga fillimi deri në fund të leximit të këtyre poezive, lexuesi gjendet në
prezencën e vetëdijes njerëzore në këmbim me substancën e natyrës. Në këtë
këmbim të thellë natyra njerëzore dhe “natyra ekstreme” janë të unifikuara në
një panoramë poetike të estetikës dhe intensitetit.
- Raymond P. Keen (Amerikë)
Kemi të bëjmë
me një vështrim të rrallë në botën e brendshme të poetit ku esenca natyrale,
shpirtërore dhe kulturore e peizazhit vietnamez fuqizon njëherësh mendimet dhe
poezitë e tij. Kjo është një pasuri domethënëse e çështjeve personale,
praktike, shpirtërore dhe emocionale. Kreativiteti i tij është i gjallë në
gjuhen dhe misterin e fjalëve. Këto poezi na tregojnë se të shkruarit është një
mënyrë e jetës për poetin Mai Văn Phấn.
- Katy Miller
(Angli)
Dritën e
kthimit të individualitetit tek uniteti i rilindjes së një ëndrre e gjejmë të
shpërndarë si në vizionin poetik ashtu edhe në thellësi të poezisë së poetit
Mai Văn Phấn. Magjia e natyrës hapet me sekretet e shpërndara përmes shqisës së
gjallë të poetit.
- Dương Kiều
Minh (poet vietnamez)
Nëse fjalët
do të ishin ambasadorë, Mai Văn Phấn ka ndërgjegjësimin dhe pasionin për
poezinë e sotme. Përveç talentit, pasionit, prejardhjes kulturore, njohurive
dhe qetësisë gjatë kompozimit, ai është dhe një poet i guximshëm. Ai kompozon
poezi si një artist në një litar të hollë, por gjithmonë i sigurt se do e
arrijë destinacionin e tij.
- Đình Kính
(Shkrimtar Vietnamez)
Në unitet,
poezia e poetit Mai Văn Phấn prek vetëdijen e lartë të humanizmit.
- Dr. Văn Giá
(Profesor Vietnamez)
Mai Văn Phấn
ecën përpara ashtu siç ecën përpara atdheu i tij. Ai bëhet pjesë e ndryshimit social. Siç është thënë, sa më e madhe goditja
e poetit aq më e madhe dhe më e veçantë është shpërndarja e atmosferës dhe e
efekteve të saj poetike. Ai skicon strukturën sociale dhe natyrore
sipas bindjeve të tij.
- Susan
Blanshard (Botuese në Angli)
Nhà thơ Anbani, Gjekë Marinaj truyền tải tâm hồn Việt
“Zanore në Vesë/ Những nguyên âm trong sương
sớm” là tập thơ được Tiến sỹ Gjekë Marinaj tuyển chọn và dịch sang Anbani ngữ.
Đây là cuốn sách của Mai Văn Phấn, nhà thơ Việt Nam. Bạn đọc Anbani đã bắt gặp cuốn sách tại Liên hoan Nghệ thuật được tổ chức tại thủ đô Tirana. Sách gồm 55
bài thơ, bắt đầu bằng lời giới thiệu tổng quan và sâu sắc của Gjekë Marinaj, và
khép lại bằng cuộc phỏng vấn với nhà thơ Việt Nam. Hiện cuốn sách đang được
phát hành rộng rãi ở Anbani. Khi Gjekë Marinaj hỏi các tác phẩm được dịch sang
tiếng nước ngoài có ý nghĩa như thế nào với một nhà thơ, Mai Văn Phấn trả lời: “Cũng
như các nhà thơ, khi có thêm nhiều người đọc thơ mình, tôi rất vui, nhận thấy
đó là niềm hạnh phúc lớn lao của một người cầm bút. Tôi đã sống, sáng tạo và cả
chịu đựng những dằn vặt đau khổ của sự sáng tạo... Tôi đã tiếp nhận, chọn lọc
tinh hoa của các khuynh hướng văn học trên thế giới bằng tình yêu và trách
nhiệm một công dân nước Việt. Và khi những tác phẩm của tôi được dịch sang
nhiều ngôn ngữ khác, tôi càng tự tin khẳng định bản sắc Việt trong thơ mình hơn
nữa trong tương lai.”
Được biết, Tiến sĩ Gjekë Marinaj không ngừng sáng tạo thơ ca, viết tiểu thuyết và tiểu luận bằng Anh ngữ và Anbani ngữ, đồng thời ông
luôn kiên tâm, dành nhiều thời gian cho nghiên cứu văn học và dịch thuật.
Ông đã nhận thức sâu sắc và nhận lấy trách nhiệm lớn lao trong việc chuyển ngữ
những tác phẩm của các tác giả nổi tiếng trên thế giới để giới thiệu với bạn đọc
trong nước (Anbani, ND). Gjekë Marinaj đã xuất bản một số tập thơ, tiểu thuyết và phê
bình văn học. Cho
đến nay, ông đã dịch nhiều cuốn sách từ Anh ngữ sang
Anbani ngữ, và hai cuốn từ Anbani ngữ sang Anh ngữ, trong đó có một tập anh
hùng ca dân gian Anbani (cộng tác với giáo sư Frederick Turner). Ông cũng đã
biên tập hơn mười cuốn sách cả hai ngôn ngữ.
Sau đây là một số ý kiến của các nhà thơ,
nhà văn và nhà xuất bản nhận xét về thơ Mai Văn Phấn:
“Ngay
từ đầu và xuyên suốt các bài thơ, người đọc chứng kiến ý thức con người không
thể tách rời khỏi chất liệu nguyên sơ của thiên nhiên. Trong cuộc trao đổi thâm
sâu này, bản thể con người và "thiên nhiên ngoại giới" được thống
nhất trong một thi cảnh rộng mở của cái đẹp và sự rung cảm mãnh liệt.”
- Raymond P. Keen (Hoa Kỳ)
“Một cái nhìn hiếm hoi vào thế giới bên trong của nhà thơ và lý
giải cách thức làm thế nào những thuộc tính của thiên nhiên, tinh thần và văn
hóa của cảnh thổ Việt Nam trao truyền quyền năng cho tư duy của nhà thơ để
những dòng thơ xuất hiện. Có nhiều cái nhìn sâu sắc về những vấn đề ở cả hai
mặt. Cá nhân - thực tế, tinh thần - tình cảm. Sáng tạo là sống trong mầu nhiệm
và ngôn ngữ. Những bài thơ này cho thấy chân lý sống của Mai Văn Phấn.”
- Katy Miller (Anh quốc)
“Cái ánh sáng của cuộc trở về cái nhất thể trong cái toàn thể bằng
vào giấc mơ tái sinh đã tỏa lan vào cái nhìn của nhà thơ trong những bài thơ
của Mai Văn Phấn. Cái diệu lý của thiên nhiên được bật mở với những bí mật
truyền dẫn qua giác quan thứ sáu của nhà thơ.”
- Dương Kiều Minh (Nhà thơ Việt Nam)
“Nếu gọi chữ là sứ giả của nhà thơ, là người phát ngôn của nhà
thơ, thì lấp ló sau những con chữ nhọc nhằn, biến ảo và dụng công của Mai Văn
Phấn, chính là tâm thế, trách nhiệm và niềm đam mê của nhà thơ trong lộ trình
thơ hiện nay. Khi đánh giá Mai Văn Phấn, chúng tôi cho rằng ngoài sự tài hoa,
đam mê, phông văn hóa, tri thức, sự kiên trì nhẫn nại trong sáng tạo, anh còn
là nhà thơ dũng cảm và giàu bản lĩnh. Anh làm thơ như nghệ sỹ tự tin đi trên
sợi dây mảnh, dù bên dưới là vực sâu hiểm trở, nhưng vẫn luôn tự tin rằng mình
sẽ đến được đích.”
- Đình Kính (Nhà văn Việt Nam)
“Trong tính toàn thể, nhất quán, thơ Mai Văn Phấn đã cất lên những
niềm hy vọng mãnh liệt và cảm động của con người.”
- Văn Giá (Phó giáo sư, Tiến sỹ Việt Nam)
“Ngôn ngữ thơ Mai Văn Phấn luôn hướng về tương lai, như đất nước
của ông đang chuyển động về phía trước. Nhà thơ trở thành một phần của sự
chuyển biến trong xã hội. Người ta thường nói, một nhà thơ càng có ảnh hưởng
lớn, khí quyển thơ càng độc đáo và lan tỏa thì càng tạo ra nhiều ảnh hưởng tích
cực tới xã hội. Nhà thơ kiến tạo xã hội và thiên nhiên theo cách riêng của
mình.”
- Susan Blanshard (Nhà thơ, Đại diện Nxb. của Anh quốc)
Dismondy Phạm dịch từ Anbani ngữ
(Nguồn: Báo GAZETA VATRA, Anbani. http://gazetavatra.com)