Nguyễn Chí Hoan
Nhà thơ-nhà phê bình văn học Nguyễn Chí Hoan
Người HN: Báo Người Hà Nội, số 15 ra ngày
4/4/2014, đã đăng bài phỏng vấn nhà thơ Mai Văn Phấn do nhà thơ-tiến
sỹ Gjeke Marinaj thực hiện, nhân tập thơ “Zanore në vesë” (Những nguyên âm trong sương sớm)
của MVP xuất bản ở Anbani. Theo thông tin từ Gjeke Marinaj, đầu tháng 6/2014,
ông sẽ đến Hà Nội nhân sự kiện tập thơ “Những hy vọng trong suốt” (Nxb. Hội Nhà
văn VN, 2014) của ông ra mắt bạn đọc Việt Nam. Báo Người Hà Nội trân trọng giới
thiệu tiểu luận (thay lời giới thiệu) của nhà thơ-nhà phê bình văn học Nguyễn Chí
Hoan rút từ tập thơ “Những hy vọng trong suốt” của Gjeke Marinaj.
.
THÂN THỂ CỦA THẨM MỸ THƠ
Nguyễn Chí Hoan
Những
bài thơ được chọn tập hợp trong tập thơ này - “Những hy vọng trong suốt” - phô
diễn nhiều gương mặt của xúc cảm và suy tư quanh ba mối quan tâm lớn: suy nghĩ
về thơ, suy nghĩ về Anbani và thế giới đương đại, cảm xúc về tình yêu trong
kích thước đôi lứa, kích thước thiên nhiên, cũng như kích thước cái đẹp nơi
tình đồng loại. Đồng thời thì ba chủ đề này thấm nhập qua lại lẫn nhau, hòa
trong một giọng điệu thơ rất độc đáo bởi sức mạnh cảm xúc, khí chất nam tính tự
do thẳng thắn, kết hợp với trí tưởng tượng thi ca sắc sảo, cái nhìn duy lý sống
động, trực diện vào sự thật.
Đây
là thơ của một thi sĩ Anbani đương thời, viết bằng tiếng Anh, từ một xứ sở
khổng lồ về thơ của thế giới là Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Tác giả, Tiến sĩ Gjeke
Marinaj, như ta biết, là một nhà nghiên cứu văn học hiện đang dạy ngành tiếng
Anh và truyền thông tại trường Richland College, bang Texas. Marinaj đã nói
trong một bài trả lời phỏng vấn: “Thơ ca
Mỹ không chút nào có thể xem như thơ ca của một dân tộc riêng rẽ, bởi nó đã tập
hợp vào bên trong các đường biên của nó những nhà thơ của khắp mọi nơi trên thế
giới. Ở đất nước này có hơn 500 hình thức thơ, được vun trồng bởi một số lượng
thi nhân rất đông đúc, đã khiến cho các thống kê nghiêm túc đều chịu không đưa
ra được con số chính xác. Dù sao mặc lòng, trong thơ ca, nước Mỹ vẫn là tâm
điểm của những điều kỳ dị và không ai có thể phân định hay bắt chước.” Tác
giả này đặt mình và thơ của mình trong một bối cảnh như thế. Và tập thơ này của
ông mang tới cho ta cả vẻ đẹp thơ ca cùng cái trải nghiệm đặc thù khi một tâm
hồn thơ vốn sinh thành ở một nơi chốn, trong một ngôn ngữ, mà đã rời khỏi xứ sở
đó, mang cả ngôn ngữ bản nguyên đó của mình để dịch chuyển giữa các đường biên
giới, đi rất xa và tiếp tục triển nở trong môi trường văn hóa hiện đại khác
biệt.
Một
trong những bài thơ rất ấn tượng ở đây là bài “LẶP LẠI ÁC MỘNG NGÀY” -
“RECURRING DAYMARE”:
“Tôi ngắm NewYork
Như hai
dải da
Bị lột
Từ trán
xuống chân
Tôi sực
tỉnh,
Mặt tôi
đen
Họng
tôi khô rát.
Từ sáng
đó
Tách cà
phê của tôi
bốc lên
hơi
Máu và
nước mắt.”
Gắn
với địa danh NewYork, hình ảnh “hai dải da bị lột từ trán xuống chân” lập tức
gợi ta nhớ đến sự kiện bi thảm “911” với cảnh Tòa Tháp đôi Trung tâm Thương mại
Thế giới của thành phố này lần lượt sụp đổ, thẳng đứng, trong khói và lửa. Đó
là sự kiện có tính toàn cầu, nhưng trước hết hiển nhiên là một sự kiện thiết
thân trong tâm trí người Mỹ.
Dường như Marinaj không chỉ chia sẻ mà còn
hòa nhập trọn vẹn vào nỗi đau đớn của NewYork trong thảm họa đó. Nhân vật trữ
tình xưng “Tôi” trong bài thơ này đã có một ác mộng quái gở trong những giấc mơ
ngày: NewYork giống như một con người bị lột da sống. Song, còn đáng kể hơn, ác
mộng ban ngày đó trở nên một cảm giác thực thể sau khi “Tôi sực tỉnh,” khiến “Tôi” thấy mặt mình “đen” và họng khô
rát; rồi những buổi sáng kế tiếp, “Tôi” cảm nhận tách cà phê mình uống có “Máu và nước mắt.”
Bài thơ này kết cấu
giản dị, nhưng bộc lộ trọn vẹn sức mạnh đáng giá của trí tưởng tượng thơ ca nói
chung. Hình ảnh “NewYork như hai dải da bị lột từ trán xuống chân” là một hình
ảnh gây choáng. Nó bất ngờ như chính những hình ảnh phi lý ai cũng từng gặp
trong mơ. Và cũng thế, nó có cái vẻ hiện hữu và tự nhiên như ta cảm nhận đối
với những hình ảnh ta thấy khi đang mơ. Tạm gác lại cái nhìn quy chiếu về hình
ảnh này, ta thấy nó hình tượng hóa một ký ức đau đớn, đột ngột, và ẩn chứa lời
cảnh báo.
Hình
nhịp điệu của đoạn thơ này, trong nguyên bản, như sau:
I
|
Watched
|
New
|
York
|
As
|
Two
|
Strips
|
Of
Skin
|
Were
|
Peeled
|
From
|
Its
|
Forehead
|
Down
|
To
|
Its
|
Feet.
|
|
Ta có thể thấy một
kết cấu sắp đặt hầu như cụ thể hóa hình ảnh trong trình thuật. Nhưng dạng thức
thơ ca này, với những cặp vần chân nhịp nhàng của nó, không phải một sự minh
họa, mà là chuyển hình ảnh “ác mộng” thành hình ảnh thẩm mỹ: nó chuyển một sự
sợ hãi của tiềm thức/ hồi ức thành một suy tưởng tượng hình hóa. Như vậy đồng
thời là thơ ca tự khẳng định mình: người ta vẫn còn cảm xúc, còn suy ngẫm, chứ
không hoàn toàn bị bóp nghẹt trong nỗi đau và nỗi lo sợ, không sụp đổ từ một
tai họa dù khủng khiếp. Ý tưởng này gợi lên trong ẩn dụ hình ảnh cuối bài thơ:
Since
|
That
|
Morning
|
My
|
Coffee
|
Cup
|
Steams
|
Blood
|
And
|
Tears.
|
Trong một kiểu
nghịch hợp “oxymoron” hình tượng hóa “cà phê - máu & nước mắt”, đoạn thơ
này, như cả bài thơ, không bị u ám vì cảm thán, phơi lộ cái hiện sinh của “ác
mộng” trong đời thực. Và giọng điệu tỉnh táo đó không cần đến lý lẽ. Nó thoát
khỏi mọi thứ hội chứng tâm thần. Nó hàm ngụ sự đạt tới tình trạng cân bằng, với
lý tính. Và bài thơ này đã làm được những điều như thế chính bằng trí tưởng
tượng phi thường biểu hiện trong nó.
Môn mỹ học tinh tế như vậy của Marinaj ta sẽ gặp
trong tất cả các bài thơ ở tập này. Thơ hiện đại, như nghệ thuật hiện đại nói
chung, đối mặt với một thế giới vỡ mộng và xáo trộn về giá trị. “Đó là kỷ nguyên chăm chút những khát vọng đảo
điên!” (“It’s the age that
attends to deranged desires!”, trong bài “Tôi trở lại đây, hỡi Nàng Thơ”/ “I am
back, my Muse”) Nhưng có nhiều lựa chọn thẩm mỹ khác nhau trong cuộc đối mặt
với sự thật đó. Marinaj, trong bài thơ này, đưa một ẩn dụ rất thú vị về những
lựa chọn mà ông không theo:
“What
if I become earth’s prince of dust
and
to the eyes reveal the whole secret of pain…
to
the eyes that begin and end with the intoxication of shadows?”
“Sẽ ra sao nếu tôi trở nên chúa tể của cát bụi trên đất
này
và
tận mắt nhìn ra trọn vẹn bí mật của thương đau...
tận
mắt rằng khởi đầu và kết thúc với cùng những cái bóng nghiêng ngả nhênh nhao?”
Ẩn dụ “chúa tể của
cát bụi” gợi lên khuynh hướng thẩm mỹ về cái xấu và cái ác, những khuyết tật và
bệnh tật của nhân bản. Sự thật đó cũng đã tìm thấy nhiều hình ảnh lớn lao trong
văn chương. Và nó đòi hỏi sức chịu đựng cái khoái cảm của tuyệt vọng trước khi
có thể đi sâu hơn tới những thông điệp tiềm tàng. Marinaj, một thi sĩ hiện đại,
không thể nói là không biết điều này. Bài thơ “Lặp lại ác mộng ngày” dẫn ở phần
trên cũng đã đưa ra một ẩn dụ về sự man rợ của xung năng chết chóc. Song, cái
lựa chọn căn bản của Marinaj, như trong bài thơ đang nói đến ở đây, là lựa chọn
cái đẹp của đời sống thường nhật, nơi mà niềm hy vọng là bầu không khí và là
nhịp điệu hít thở của con người:
“No.
Let me rather be a mountaineer’s
tobacco
coarsely cut
and
together, wrapped up in wads of love, go up in flames.
Perhaps our
smoke will make someone forget his boredom
for a minute…”
“Không.
Tốt hơn thì hãy để tôi làm thuốc
lá của người miền núi
thái rất thô
và cùng nhau, được nhồi được cuốn
trong tình yêu,
rồi mồi lửa.
Có lẽ khói bọn tôi sẽ khiến đôi
người bọn họ tiêu sầu
trong
phút giây...”
Hình
ảnh những sợi “thuốc lá của người miền núi” là một hình ảnh rất đẹp, tinh tế
một cách tự nhiên. Đó là một dấu chỉ, đầy chất nam tính phóng khoáng, về tâm
hồn quê hương trong thơ của Marinaj. Nước Anbani là một xứ mà núi và cao nguyên
chiếm 70% diện tích. Chất thơ lý trí một cách hồn nhiên, trong sáng một cách cao
thượng của Marinaj toát ra hương vị bầu không khí miền cao thanh khiết. Loạt
các bài thơ suy ngẫm và thương nhớ về Anbani có thể nói là thuộc vào số những
bài hay nhất trong tập này.
Cảm
xúc trong những bài thơ đó luôn biểu lộ với một bề dày đặc biệt. Như đoạn thơ
sau đây trong bài “Anbani”:
“Tonight
I will arise from slumber
wearing
the rousing mask of a dream.
I
entreat you, my Albania,
to do likewise -
You,
the breath that blew the life's breeze
through
painful chimes of love.
Let
us toy with the minutes
the
way the years toy with us.”
“Đêm
nay tôi sẽ dậy trong giấc ngủ
trên
mặt đeo ngời ngời mặt nạ một giấc mơ.
Tôi khẩn cầu người, Anbani của tôi, cũng sẽ dậy như thế-
Người,
luồng thở thổi đi làn hơi sự sống
qua
những phiến chuông đau đớn của niềm yêu.
Ta
hãy chơi giây phút như đồ chơi
theo
đúng cách những năm dài đem ta ra giỡn nghịch.”
Một
phức cảm được biểu thị qua ẩn dụ “những phiến chuông đau đớn của niềm yêu” và
dường như được giải thích trong hai câu cuối đoạn, thấm nhuần chất triết lý.
Hai câu này độc đáo hiếm thấy. Dưới giọng điệu hài hước đầy ngụ ý, cái ví von
thời gian-chơi-chúng ta (“chúng ta”, tức “tôi” và “Anbani của tôi”,) gợi ra những suy ngẫm tiềm tàng
về lịch sử, và về mối quan hệ giữa cá thể người với một lịch sử đặc định nào
đấy, của một cộng đồng dân tộc. Dường như “những phiến chuông đau đớn của niềm
yêu” rung lên trong một bối cảnh như vậy. Và hai tiếng “chơi” trong hai câu thơ
này hàm ngụ mối tương tác khó khăn đó.
Cũng
vậy, hai ngữ đoạn ta-chơi-thời gian và thời gian-chơi-ta hàm ngụ một ứng xử chủ động, quả quyết. Tính thẩm mỹ của đoạn thơ này
thật tuyệt vời, tỏa sáng như chính lời thơ - “trên mặt đeo ngời ngời mặt nạ một
giấc mơ”. Mỹ học này, như phản ánh qua ví von của hai chữ “chơi”, giễu cợt đồng
thời tránh khỏi những ám ảnh ý hệ và thời thế, mà không xa rời đời sống.
“For
we are so much alike inside,
In
us reside the citizens of the future,
dwellings
without barred windows,
children's
cries, mothers' tired laughter.”
“Vì
bên trong chúng ta đâu có khác gì nhau
Trong
chúng ta cư trú những công dân của tương lai,
họ
ở đó ung dung chẳng chấn song trên cửa sổ
tiếng khóc trẻ con, tiếng những bà mẹ cười khi mệt mỏi.”
Một
điều rất đáng lưu ý, là tính thuần túy trong sáng của thẩm mỹ thi ca của
Marinaj, bộc lộ qua diễn đạt giản dị và trong chất xúc cảm cảm nhận được rõ
ràng ở từng câu thơ. Tính trong sáng trước hết do bởi tính độc đáo ở nhãn quan
phát hiện cái đẹp muôn vẻ trong đời sống. Nhãn quan đó khiến những sáng tạo
trong biểu đạt cảm xúc của những bài thơ này không bị gò bó bởi các thứ lề thói
sáo mòn của đạo đức thực tiễn hay đạo đức giáo điều.
[Nói
cách khác, tính chân thực và cảm giác sự thật ở thơ ca này thêm một lần nhắc ta
vượt qua những cái bẫy của tính háo danh, đạo đức giả, hay thói dạy đời. Tính
chân thực, trong một “kỷ nguyên chăm chút những khát vọng đảo điên!” - như
Marinaj nhìn nhận - dã trở nên nhiều khi là đối lập với cái gọi là đạo đức, cái
“đạo đức” đã bị quyền lực thao túng.]
Hiển
nhiên, sự tự do phóng khoáng của tiếng thơ này mang tinh thần đạo đức bẩm sinh,
đúng như thơ ca vốn có một vai trò khám phá cái đạo đức chiều sâu và cái đạo
đức đang vận động.
Sở
dĩ phải nhắc đến các kích thước đạo đức ở đây, là vì thơ Marinaj trong tập này
luôn luôn mang đến một cảm thức tự do rất rộng rãi. Con người tự do, nhất là một
nhà thơ tự do, có thể nói gì về những ràng buộc sâu xa thuộc về cội rễ nhân
bản? - Đây là một hình ảnh độc đáo nữa:
“How many other children have you
driven into exile
since then…
You, my gray-stone cradle, my
summer magic.
What has been scorched within my
body from longing
for you,
I do not know:
My shoes, headed your way, are
leaving ashen footprints
on the road”
“Đã bao nhiêu đứa trẻ người gửi vào lưu đày từ buổi đó...
Người,
vành nôi đá xám của tôi, của tôi phép lạ mùa hè.
Những
gì đã bị thiêu rụi trong tôi trong nỗi nhớ về người,
tôi đâu biết:
Đôi dép dưới chân tôi, lần theo dấu người, vẫn đang in
trên đường những vết bước tàn tro” (trong bài “NGƯỜI SẼ CẢM NHẬN BƯỚC CHÂN TÔI HẪNG HỤT Gửi xứ sở bản nguyên của tôi”).
Chắc chắn đoạn thơ trên đã mang đến một trong những hình
ảnh thi vị và lay động nhất trong thơ ca về tình quê hương đất nước. Tuy nhiên,
bao trùm trước hết, đoạn thơ này gợi cho ta cái ngụ ý, cái cảm giác ngầm ẩn về
một bóng ma lịch sử, giống như ở đoạn thơ trích từ bài “Albania” trong phần trên. Có một
tương phản gây bối rối, một tương tác khó khăn, giữa những gì hàm ngụ trong câu
thơ thứ nhất - “Đã bao nhiêu đứa trẻ
người gửi vào lưu đày từ buổi đó...” - với hình ảnh tượng hình hóa trong hai
câu thơ thứ ba và thứ tư - nỗi nhớ “về người” luôn thiêu đốt tâm can “tôi”, đến
mức dường như mỗi bước “tôi” đi đều rơi ra “vết tàn tro” của cái tâm can
bị đốt cháy.
Bước
chân và dấu chân, như một loại hình ảnh ẩn dụ vừa gợi lên hành động vừa biểu lộ
trạng thái tâm hồn, là một đại diện đặc thù về thẩm mỹ trong những bài thơ này
của Marinaj - nhãn quan thẩm mỹ đặt thân thể người ở-trong-và-trung-tâm không
gian thẩm mỹ.
“As
I walk, I see my footprints rise up
like
rotten leaves
in
the air filled with messages of pain.”
“Khi
bước đi, tôi thấy dấu chân tôi tung lên
như
lá mục
trong
bầu khí đầy tràn những thông điệp đớn đau.”
Ông
nói đến “tâm hồn” như “cánh đồng”, “các dẻ sườn” (của “tôi”, của “cha”) như
những bậc thang hay mũi giáo - “Tỉnh táo, trong lúc thần kinh đứt gãy đớn
đau... người đã rèn các dẻ sườn thành những mũi thương chết chóc chống bản
ngã.”/ “Wide awake, in the aching fissures of the nerves… you have wrought the
ribs into lethal lances against the self.”
Và các bài hay đoạn thơ trích
trên đây chỉ là một vài thí dụ dễ thấy hơn cả trong tập thơ.
Cái
nhìn nghệ thuật coi thân thể người như không gian thẩm mỹ chủ yếu - truyền
thống thẩm mỹ đó trong thơ chưa hẳn là quen với chúng ta ở đây. Những bài thơ
này của Gjeke Marinaj đã phô diễn một cách độc đáo, đa dạng nhãn quan thẩm mỹ
đó.
Ta
đã thấy hiệu quả của nó qua một vài thí dụ được chọn ngẫu nhiên từ tập thơ này;
và người đọc hẳn sẽ thấy còn rõ ràng và phong phú hơn những hiệu quả như thế ở
các bài thơ trong tập.
Thân
thể con người và những liên quan gần gũi của thân thể vốn vẫn là trường môi
giới truyền cảm hàng đầu. Từ một góc nhìn khác, nó thật sự đặt con người vào
bên trong nội tâm của chính mình. Bởi nhãn quan thẩm mỹ, ở đây, trong thơ ca,
không hề giản đơn hay chỉ giới hạn trong những sự tìm tòi cái đẹp, mà nhãn quan
ấy là con mắt hội tụ toàn bộ ánh sáng tâm hồn của nhà thơ.
Và
tâm hồn của nhà thơ, như tâm hồn của Gjeke Marinaj trải ra qua những bài thơ
này, thì có lẽ tốt hơn nên được hình dung như hình ảnh Marinaj đem đến chúng ta
về tuyết (trong bài “TUYẾT”/ ”SNOW”):
“While
the others, oh, the others!
They marvel at how the snow descends
without a
whisper of warning!
They wonder at how gravity can draw down
such lightness
But doesn't find the strength to free it
from the
weight of grief
That long ago once burdened
Their innocent souls!”
“Trong lúc bao người khác, ôi dà, bao người
khác!
Bọn họ ngạc nhiên làm sao tuyết xuống
mà không một tiếng rít gió báo động!
Bọn họ băn khoăn làm sao trọng trường kéo
xuống được
cái nhẹ mức này
Mà không thấy lực mạnh giúp nó thoát ra
khỏi trọng lượng của nỗi khổ sầu
Nỗi khổ xa xưa từng đeo gánh nặng
Gánh những linh hồn bọn họ thơ ngây!”
Đó có lẽ là một lý do vì sao những bài thơ
này được ví như “Những hy vọng trong suốt”. Dường như sự trong suốt này che đậy
một cách tinh tế cái thế giới này. Sự trong suốt như một lời mời gọi khám phá.
N.C.H

Bìa tập thơ “Những hy vọng trong suốt”
do Họa sỹ Văn Sáng thiết kế
(Báo Người Hà Nội, ra ngày 17/5//2014)