Два крыла в полёте - Đôi cánh trong hành trình (сочинение - tiểu luận) - Елизаветы Коздоба – Elizaveta Kozdoba. Nguyễn Quốc Hùng dịch
ĐÔI CÁNH TRONG HÀNH TRÌNH
(Lời giới thiệu tập thơ "Два крыла - Đôi cánh")

Nhà thơ-Dịch giả Elizaveta Kozdoba

Dịch giả-nhà thơ Nguyễn Quốc Hùng
maivanphan.com: Nhà xuất bản “Нонпарелъ” tại thủ đô Matxcơva, Liên bang Nga vừa ấn hành tập thơ song ngữ Việt – Nga đầu tiên của tôi, mang tên “Два крыла - Đôi cánh” (quý bạn đọc yêu thích tiếng Nga có thể download theo đường link này!). Tập thơ do nhà thơ Elizaveta Kozdoba dịch sang tiếng Nga qua bản dịch nghĩa từ tiếng Việt của nhà Việt Nam học Svetlana Glazunova. Tập thơ gồm 29 bài thơ và 1 liên khúc, do họa sỹ Vladimir Arbekov thiết kế. Tôi xin gửi tới các dịch giả, họa sỹ và các biên tập viên Nhà xuất bản “Нонпарелъ” lời cảm ơn trân trọng! Qua tập thơ nhỏ này, tôi xin được bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới các Thầy-Cô giáo của Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội (nay là trường Đại học Hà Nội) và Trường Đại học Sư phạm (Belarus) mang tên nhà văn Macxim Gorky, nơi tôi và bạn bè đã từng học tập và biết ơn mãi mãi! Xin trân trọng gửi tới các bạn yêu thơ bài viết Mai Văn Phấn “Đôi cánh trong hành trình” / Май Ван Фан "Два крыла в полёте" của nhà thơ Elizaveta Kozdoba. Bản Việt ngữ do Nhà thơ-Dịch giả Nguyễn Quốc Hùng dịch.
Elizaveta Kozdoba*
Bản dịch của Nguyễn Quốc Hùng**
Việt Nam! Người Việt gọi Tổ quốc mình là đất nước của nhà thơ và
những áng thơ, không phải chỉ vì thiên nhiên đẹp như cổ tích, khơi nguồn cảm
hứng sáng tạo trong mỗi con người mà còn bởi tự thân quá trình sáng tác thơ -
một phần không thể tách rời của sự tự thể hiện dân tộc, là cơ sở của đời sống
Việt Nam được hình thành từ thời xa xưa, của truyền thống quý báu, là thành
phần của nghi thức và sinh hoạt.
Ngay từ những thế kỷ đầu tiên của kỷ nguyên chúng ta, Phật giáo đã
thâm nhập vào Việt Nam và trở thành cơ sở của tư duy dân tộc cùng với thờ cúng
tổ tiên theo truyền thống và vạn vật hữu linh, cũng như với Nho giáo và Đạo
giáo đến từ Trung Quốc từ thời điểm đó. Thiên hướng Phật giáo trong thi ca Việt Nam mạnh đến
mức tác giả của những tác phẩm thi ca đó không chỉ là những tu sĩ Phật giáo mà
còn là những đại diện của xã hội thế tục. Không chỉ những Phật tử về tín ngưỡng
và lối sống, mà còn cả những tín đồ của các tôn giáo khác cũng tuân theo truyền
thống thi ca Phật giáo. Có thể thấy dấu vết ảnh hưởng của Phật giáo trong các
tác phẩm của đại thi hào Việt Nam Nguyễn Du (1760 - 1820) từng thấm nhuần Khổng
giáo. Và Hàn Mạc Tử (1912 - 1940), nhà thơ lớn bậc nhất ở nửa đầu thế kỉ XX,
người vốn theo Công giáo.
Theo quan điểm của Thích Nhất Hạnh - nhà thơ và văn sỹ nổi tiếng
Việt Nam, một nhà thuyết pháp Phật Giáo, nhận thức thơ ca và nhận thức Phật
giáo rất gần nhau, vì nguyện vọng chung của họ là đi vào sâu trong mối quan hệ
siêu hình mà con người không thể tiếp cận được. Và chỉ có thể trở nên hiểu được
bằng tư duy, linh cảm, thiền sâu... Tư tưởng nhất thể của vạn vật, mọi cái giao
lưu và cùng tồn tại trong không gian và thời gian, cảm quan Phật giáo về thiên
nhiên và thế giới, nơi mọi vật thể và bản thể cùng chung ý nghĩa, như một biểu
tượng của thế giới duy nhất luôn biến đổi, nơi vạn hữu trong một, một vẫn ở
khắp mọi nơi, và cùng trong một. Đó là một ý tưởng của mọi ý tưởng cơ bản nhất
của Phật giáo.
Là một phần của tự nhiên và thế giới xung quanh, các nhà thơ thời trung
đại không thể thổi hồn hoặc nhân cách hóa, bởi họ cũng ngang bằng và không có
gì khác với thế giới xung quanh. Cá nhân được hòa tan trong tập thể, không trực
tiếp tạo ra sự chú ý đến mình. Từ đó mà thi ca cổ điển Việt Nam được gọi là “thiếu
bản ngã”.
Nhưng đến thời kỳ chủ nghĩa thực dân Pháp, khi người Việt Nam làm
quen với thi ca Pháp, bắt đầu từ dòng lãng mạn, và khi ảnh hưởng của Đạo Thiên Chúa
(Catholic) được củng cố, những nhà thơ Việt Nam, cũng giống như các nhà thơ Pháp
bắt đầu làm bật lên Con người từ thế giới xung quanh như là khởi đầu cho sự
kiến tạo nên nó. Giờ đây nhân vật của Tác phẩm - Con người được chuyển đến
trọng tâm của sự chú ý trong thi ca. Quá trình tự khẳng định của cá nhân, dựa
trên việc đưa con người thoát ra khỏi thiên nhiên, mở ra cho nhà thơ quan điểm
sáng tạo khác, cho phép nhìn thiên nhiên không phải từ bên trong mà từ bên
ngoài. Và mỗi tác giả nhìn thấy bức tranh thay đổi của thế giới theo cách của
mình và đưa vào đặc trưng của riêng mình trong sáng tạo.
Mai Văn Phấn sinh năm 1955 tại Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, giữa thiên
nhiên tuyệt đẹp của đồng bằng sông Hồng. Mỗi nhà thơ đều tin rằng họ được sinh
ra ở nơi thơ mộng nhất, nơi thiêng liêng nhất trên trái đất. Ninh Bình, là vùng
đất nổi tiếng từ cổ đại của văn hóa tộc người Việt, vùng đất của những truyền
thống quý báu và đầy ắp những sự kiện lịch sử.
Vào thế kỷ thứ X Ninh Bình là Thủ đô và đã chứng kiến bao thăng
trầm lịch sử đất nước. Nằm ở giao điểm của ba khu vực - Tây Bắc, đồng bằng sông
Hồng và phần bắc của miền Trung Việt Nam, Ninh Bình mang đặc trưng của vùng văn
hóa sôi động, bắt nguồn từ đặc trưng của nền văn minh sông Hồng.
Thiên Chúa giáo bắt đầu phổ biến tại Việt Nam vào thế kỷ thứ XVI -
XVII. Và vùng Kim Sơn đã trở thành trung tâm của Ki-tô giáo, nơi mà nhà thơ Mai
Văn Phấn đã sinh ra trong một gia đình xuất thân là nông dân. Đó là vùng đất có
cội nguồn bản địa sâu sắc, trí tuệ và tâm hồn phong phú thiêng liêng được nuôi
dưỡng bởi truyền thống cổ xưa. Thế giới quan Ki-tô giáo của nhà thơ được bổ
sung bằng nền tảng tín ngưỡng Phật giáo sau khi nhà thơ gặp người yêu của mình -
một người theo Đạo Phật và sau này trở thành vợ ông. Và hiện nay theo nhà thơ,
hai tín ngưỡng mà ông tôn kính - Đạo Thiên Chúa và Đạo Phật cùng hòa hợp trong
tâm hồn ông, tạo nên một bản sắc đặc biệt trong thế giới quan và hoạt động sáng
tạo.
Theo quan điểm của các nhà phê bình và của chính Mai Văn Phấn, sự
kết hợp của hai tôn giáo tạo nên một tôn giáo đặc biệt của nhà thơ, làm cho tác
phẩm của ông không giống như của các nhà thơ khác.
Sự hài hòa trong quan điểm triết học và thế giới quan đối với thế
giới xung quanh và con người - cách tiếp cận hoặc là Phật giáo hoặc là Thiên
chúa giáo đối với nhận thức thế giới không gây hoang mang hoặc chối bỏ, không
chấp nhận những hình ảnh và thể hiện, bởi độc giả thi ca thế giới từ lâu đã
quen với một định nghĩa của Pushkin về nhà thơ “…và thiên thần - là người bạn
của những nghịch lý”.
Tiếp tục truyền thống của thơ Phật giáo Việt Nam, tác giả đồng
thời vượt ra ngoài khuôn khổ thơ ca "không bản ngã". Ngược lại, nhân
vật trữ tình của Mai Văn Phấn liên tục cho tất cả đi qua lăng kính và cảm giác
của mình, nhưng "khi nhận ngọn lửa về mình", nhân vật nhanh chóng phát triển thành biểu tượng chung
“một trong muôn pháp và muôn pháp trong một". Sự khác biệt như vậy đánh
thức một tâm trí đang ngủ và mang lại sự tươi mát tự nhiên, giống như một làn
gió thoảng hoặc tiếng sóng vỗ…
Khi phản ánh triết học, tôn giáo phức tạp và nền tảng thi ca của
Mai Văn Phấn, các tác phẩm của ông đầy sức sống, tràn ngập trong mình màu sắc
tươi sáng của thiên nhiên, của quá trình lao động, những biểu hiện của một cuộc
sống năng động. Một hình thức thơ yêu thích - thể thơ tự do, và phải được sắp
đặt như tản văn, nhưng nét bất ngờ, chi tiết đồ họa, hình ảnh lãng mạn khác
thường, ngay lập tức góp phần làm sinh động bức tranh tổng thể và tất cả mọi
thứ xuất hiện trong màu sắc và âm thanh sống động.
Thiên nhiên và những biểu hiện đa dạng của nó chiếm vị trí trung
tâm trong thơ Mai Văn Phấn. Dù viết về điều gì - về Tổ quốc, tình yêu, bạn bè,
chiến tranh và hòa bình, tất cả đều được xây dựng trong trạng thái thiền định trên
nền của bức tranh thiên nhiên: bình minh và hoàng hôn, mặt trăng và các vì sao,
những cánh chim bay và bướm lượn, nhân bản của hoa cỏ và cây cối, muông thú và
các hiện tượng thiên nhiên.
Ví dụ:
“Nắng sớm và hơi nước…
Tôi sải bước
Tới nhà thờ Chúa Cứu Thế”
(“Tôi tin”)
“Kéo mặt nước
Lên đôi cánh sải rộng”
(“Con thiên nga bay đi”)
Và đây là bài thơ hoàn toàn bí ẩn với sự chuyển dịch trong thời
gian và không gian, một hiện tượng chỉ xảy ra trong giấc mơ hoặc tại những nơi
chứa sức mạnh huyền diệu như tam giác Bermuda:
Vẫn trấn tĩnh tiễn khách ra ngõ
“Pha xong ấm trà
Quay ra
Ông khách không còn ở đó
Gọi điện thoại
Người nhà bảo ông mất đã bảy năm
Nhầm lẫn
Nhà mình
Mọi sự đảo lộn
Không nhớ bức chân dung hạ xuống bao giờ
Đâu rồi chiếc đồng hồ chạy bằng dây cót?
Bộ ấm chén giả cổ ai cho?
Ghé sang hàng xóm
Thử hỏi mấy loại thực phẩm
Loại tăng giá
Loại còn giữ giá.
Trong nhà
Trà vẫn nóng
Đẩy chén nước về phía ông khách đã ngồi.
Luồng tử khí cao chừng một mét sáu dựng đứng trước mặt
Chốc lại cúi gập.”
Tôi nghĩ rằng nhà văn huyền bí nhất của nước Nga Xô viết Mikhail
Bulgacov, nếu đọc được bài thơ này cũng sẽ ngả mũ, kính cẩn với tác giả của nó.
Mai Văn Phấn tự do dịch chuyển khuôn khổ không gian - thời gian
của các sự kiện, trong tất cả các thước đo và tất cả các dòng năng lượng. Sự bí
ẩn tự nhiên này của ông không lời giải và tất cả xâm nhập vào mọi chủ thể và
thậm chí ra ngoài khuôn khổ của nó và cuốn hút nhiều bạn đọc tại các nước khác
nhau trên thế giới. Chỉ cần nói rằng ông là nhà thơ cách tân ở Việt Nam. Thơ ông được dịch
ra 19 ngôn ngữ tại các nước khác nhau, đã xuất bản 24 tập thơ và nhiều lần được
tái bản.
Mai Văn Phấn có học vấn đa dạng. Trong nhiều năm ông thường xuyên
thu nạp triết học, lịch sử, văn hóa, tâm lý học, khoa học huyền bí phương Đông
như chiêm tinh học, phong thủy và những thể loại khác. Kinh nghiệm thâm nhập và
nghiên cứu từ ngữ của ông cũng rất đáng để quan tâm. Tính cách, tâm lý, văn hóa
và thiên nhiên Nga luôn cuốn hút ông. Vì vậy, Mai Văn Phấn đã vào học khoa
tiếng Nga trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội, tốt nghiệp năm 1981. Trong giai đoạn sinh viên nhà thơ đã đến Minsk, thủ đô Berarus, học tiếng Nga tại
trường Đại học Sư phạm mang tên A. M. Gorky. Còn trong năm 2014, khi có mặt tại
Xanh-Petecbua và Matxcơva, Mai Văn Phấn đã sáng tác chùm thơ kỷ niệm sự kiện
này.
“Đôi cánh”- Tập thơ đầu tiên của Mai Văn Phấn được xuất bản tại Nga, bằng hai
ngôn ngữ thân yêu của nhà thơ - tiếng Việt và tiếng Nga. Chúng ta hy vọng rằng,
đông đảo độc giả Nga của chúng ta sẽ đánh giá xứng đáng sáng tạo của một nhà
thơ Việt Nam đặc biệt, là chủ nhân của nhiều giải thưởng trong nước, tác giả có nhiều tác phẩm được sinh viên, nghiên cứu sinh của năm trường đại học
Việt Nam, cũng như các nhà nghiên cứu và phê bình văn học tại nhiều nước khác
nhau trên thế giới quan tâm nghiên cứu.
Bìa 4 tập thơ “Два крыла - Đôi cánh”
ДВА КРЫЛА В ПОЛЁТЕ
Елизавета Коздоба
Вьетнам! Свою родину вьетнамцы называют страной поэтов и поэзии не только из-за сказочной природы, вдохновляющей каждого на творчество, но и потому что сам процесс стихотворчества - неотъемлемая составная частьсамовыражения народа, основа вьетнамской жизни, сложившаяся с незапамятных времен прекрасная традиция, элемент их этикета и быта.
Еще в первые века нашей эры во Вьетнам проник буддизм,войдя в основу национального мышления наряду страдиционным культом предков и анимизмом, а также спришедшими из Китая конфуцианством и даосизмом. Буддийская направленность во вьетнамской поэзии была столь сильна, что авторами поэтических произведений становились не только буддийские монахи, но и представители светского общества. Буддийской поэтической традиции следовали не только буддисты, по вероисповеданию и образу жизни, но и приверженцы других религий. Так, следы буддийского влияния чувствуются в творчестве великого вьетнамского поэта Нгуен Зу, конфуцианца по убеждению (1766 - 1820 г.) и крупнейшего вьетнамского поэта первой половины ХХ века католика Хан Мак Ты (1912 - 1940 г.)
По мнению известного вьетнамского поэта и прозаика, проповедника буддизма Тхить Нят Хань поэтичекое и буддийское сознания очень близки в силу их обоюдного устремления в глубь таких метафизических взаимосвязей, которые недоступны человеку непосвященному. И которые становятся понятными только в резльтате углубленного размышления, озарения, медитации... Идея всеединства всего сущего, взаимопроникновения и взаимобытия в пространстве и времени, буддийское ощущение природы и мира, где каждый конкретный предмет и сущность имеют обобщенное значение, как символ единого вечного переменчивого мира, где всё содержится в одном, а одно находится везде и во всём, - это одна из самых основоподагающих идей буддизма.
Являясь частью окружающей природы и мира, средневековый поэт не мог ни одушевлять её, ниочеловечивать, ибо он был им равновелик, ничем от них неотличался. Индивидуум растворялся в коллективном, непосредственно не призывая обращать внимания на себя. Отсюда клссическая поэзия Вьетнама получила своё название “без я”.
Но вот уже в эпоху французской колонизации, когда вьетнамцы познакомились с французской поэзией, начиная сромантиков, и в стране усилилось влияние христианскойрелигии (католицизма), вьетнамские поэты, уподобляясь поэтам французским, стали выделять человека из окружающего мира, как его созидающее начало Теперь герой произведения - человек - переместился в центр поэтического внимания. Процесс самоутверждения личности, основанный на выделении человека из природы, открывал поэтам и иное творческое зрение, позволяя разглядывать природу не изнутри, а извне. И каждый автор увидел меняющуюся картину мира, по-своему, внося свои индивидуальные особенности в творчество.
Май Ван Фану посчастливилось родиться в 1955 году в Кимшоне, провинцции Ниньбинь, среди прекрасной природы в дельте Красной реки. Каждый поэт считает, что он появляется на свет в самом песенном краю на самой дорогой его сердцу земле - Родине… Ниньбинь - это край, известный еще с древнейших времен этнической вьетнамской культуры, край замечательных традиций и насыщенный событиями истории.
В Х веке Ниньбинь была столицей,знала взлёты и падения истории страны. Расположенная на перекрестке трех регионов - Северо - Запада, дельты Красной реки и севера Центральной части, Ниньбинь впитала характерные черты динамической культуры региона, происходящих от особенностей цивилизации дельты Красной реки.
В ХVI - ХVII веках во Вьетнаме распространялосьхристианство. И местным католическим центром стал район Кимшон, где и родился в семье потомственных крестьян поэт Май Ван Фан.
Эта земля с глубокими самобытными корнями, древними традициями напитала ум и душу своей духовной аурой, давтолчок к её философскому освоению и осмыслению. Христианское мировоззрение поэта пополнилось основами буддийской веры после его встречи с любимой девушкой-буддисткой, ставшей впоследствии его женой. И теперь, как отмечает поэт, в его почитании две веры - христианство ибуддизм, которые, примиряясь в его душе. создаюторигинальный колорит его мировосприятия и творческого воспроизведения.
Сочетание двух религий, которые создают особую религию поэта, делают, по мнению и самого Май Ван Фана и критиков, его творчество не похожим на творчество других поэтов.
Гармоничная эклектика в мировоззренческих взглядах на окружающий мир и человека - то буддийский, то христианский подход к мировосприятию не вызывает недоумения или резкого отторжения, невосприятия картин и образов, ведь мировой поэтический читатель давно привык еще к пушкинскому определению поэта - “... и гений - парадоксов друг”.
Продолжая традиции вьетнамской буддийской поэзии, автор вместе с тем выходит за рамки поэзии “без я”. Наоборот, лирический герой Май Ван Фана постоянно пропускает всё через свое видение и чувствование, но “взяв огонь на себя”, он тут же врастает в символику всеобщего “один во всём и все в одном”. Такие перепады пробуждают спящий ум и вносят природную свежесть, похожую на дуновение ветра или плеск воды…
Отражая сложную философскую, религиозную ипоэтическую платформы Май Ван Фана, его творчество - жизнеутверждающе, наполнено свежими яркими красками природы, процессов труда, проявлений активной жизни. Излюбленная стихотворная форма - свободный стих, и должен бы располагать к прозе, но неожиданный штрих, графическая деталь, романтичный парадоксальный образ сразу вносят живинку в общую картину и всё появляется в живых тонах и красках.
Центральное место в поэзии Май Ван Фана занимает природа, её многообразное проявление. О чем бы ни писал поэт - о родине, любви, друзьях, войне и мире…, всёвыстраивается в медитативном ключе на фоне картин природы: рассвета и заката, луны и звёзд, полета птиц и мотыльков, очеловечивании цветов и деревьев, животных и явлений природы.
К примеру:
“Утреннее солнце и пар от воды…
Я иду широким шагом
К Спасо-Преображенскому собору”
(“Я верую”)
“Всю поверхность воды потянул на себя
Вверх за парой взлетающих крыльев.”
(“Лебедь улетел”)
А вот такое совершенно мистическое стихотворение сосмещением во времени и пространстве, явление, какое бывает только во сне или в магических местах силы типа Бермудского треугольника:
Сохраняя спокойствие, провожаю гостя за ворота
“Заварив чай в чайнике,
Вернулся,
А гостя уже нет.
Звоню по телефону -
Его домашние сообщают,
что вот уже семь лет, как он умер.
Умопомрачение...
В моем доме
Полный переполох:
Не помню, когда сняли
Со стены портрет,
Где заводные механические часы
Чайный сервиз... кто дал его,
выдав за старинный?
К соседям заглянул,
Спросил о ценах на продукты -
Какие-то подорожали,
Другие - в прежней цене
А в доме чай стоит, ещё горячий
Подвинул чашку, где сидел мой гость.
Струя смертоносного пара
взвилась перед глазами на высоту
полутора метров и более...
Спустя мгновенье опустилась вниз.”
Полагаю, что самый мистический русский советский писатель Михаил Булгаков, прочитав это стихотворение, снял бы шляпу и почтительно раскланялся с автором.
Май Ван Фан свободно смещает пространственно - временные рамки событий, будучи своим во всех измерениях и во всех энергопотоках. Эта его естественная загадочность без разгадок и всепроникаемость во все сущее и даже за его рамки и притягивает многочисленных читателей в разных странах мира. Достаточно сказать, что он - самый инновационный поэт Вьетнама, переведённый в разных странах на 19 языков мира, выпустил и не единожды переиздал 24 поэтических сборника.
Май Ван Фан разносторонне образован. В течение многих лет он постоянно осваивает философию, историю, культурологию, психологию, эзотерические восточные учения, такие как астрология, фэн-шуй и другие. Небезынтересен и его
опыт проникновения и в изучение Слова. Поэта всегда привлекала российская ментальность, культура и природа. И потому, поступив на факультет русского языка в Ханойском интситуте иностранных языков, Май Ван Фан успешно закончил его в 1981 году. В период студенчества поэт изучал в столице Белоруссии Минске русский языки в педагогическом институте имени А. М. Горького. А в 2014 году, побывав в Санкт-Петербурге и Москве, Май Ван Фай создал поэтические циклы, посвящённые этому событию.
“Два крыла” - первая поэтическая книга Май Ван Фана,
издаваемая в Росии, на двух любимых языказ поэта - вьетнамском и русском.
Надеемся, что наш многочисленный российский читатель оценит по достоинству
творчество уникального вьетнамского поэта, лауреата многочисленных
отечественных и международных литературных премий, чье творчество с интересом
изучают студенты и аспиранты пяти университетов Вьетнама, а также
литературоведы и критики в разных странах мира.
(*) Елизавета Захаровна Коздоба – поэт, прозаик, переводчик, публицист. Родилась в городе Долинское Кировоградской области. Отец Захар Иванович Коздоба был агрономом, мать Домникия Тимофеевна Коздоба – актрисой. После окончания средней школы в городе Кирово - граде (УССР) Е.З. Коздоба изучала языки на отделении структурной и прикладной лингвистики в Киевском государственном университете имени Т.Г. Шевченко. Обучаясь в аспирантуре в Московском государственном университете имени М.В. Ломоносова, была корре - спондентом и ответственным секретарём “Информа - ционного бюллетеня” Союза писателей СССР. Много путешествовала, занимаясь творческой журналистской и итературной деятельностью. Её статьи и поэтические произведения печатались в отечественных и зарубежных СМИ. Выпустила 6 поэтических сборников. Е.З. Коздоба – лауреат литературных премий имени К. Симонова и В. Пикуля. Её стихотворения переведены на украинский, турецкий, польский, болгарский, испан - ский, английский и другие языки. В последнее время ав - тор сотрудничает с международным журналом “Золотая площадь”, совместно с испанскими и русскими поэтами выпускает испанско-российскую двуязычную антологию “Валенсия – Москва”, является вице-президентом реги - ональной общественной организации “Женский клуб “МОСКВИЧКИ” и носит почётное звание “Заслуженный работник культуры России”.
Elizaveta Zakharovna Kozdoba - nhà thơ, nhà văn, dịch giả, nhà chính luận. Bà sinh
tại thành phố Dalinskove tỉnh Kizovograd. Cha bà là Zakhar Ivanovich Kozdoba,
kỹ sư nông học, mẹ là nữ nghệ sĩ Domnikya
Timofrevna Kozdoba. Sau khi tốt nghiệp trường phổ thông ở thành phố Kirovograd
(Cộng hòa U-crai-na, Liên Xô cũ). E.Z. Kozdoba nghiên cứu các ngôn ngữ ở hệ
ngôn ngữ học cấu trúc và ứng dụng tại trường Đại học Tổng hợp quốc gia Kiev
mang tên T.G. Shevchenko. Học nghiên cứu sinh tại Đại học quốc gia Matxcơva
mang tên M.V. Lomonosov. Phóng viên và thư ký đại diện tờ báo “ Bản tin” của
Hội Nhà văn Liên Xô (cũ). Đã tham quan nhiều nơi trên thế giới, tham gia các
hoạt động sáng tạo báo chí và văn học. Bài viết và tác phẩm của E.Z. Kozdoba từng
đăng ở báo chí trong nước và nước ngoài. Đã xuất bản 6 tập thơ. Từng đoạt các
giải thưởng mang tên K. Simonov và V. Pikul. Thơ E.Z. Kozdoba đã được dịch sang
tiếng U-crai-na, Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan, Bun-ga-ri, Tây Ban Nha, Anh và các ngôn
ngữ khác. Gần đây, tác giả đã hợp tác với tạp chí quốc tế “Quảng trường vàng”
và cùng nhóm nhà thơ Tây Ban Nha và Nga xuất bản truyện thơ song ngữ Tây Ban
Nha - Nga “Valenxia - Matxcova”. Bà là phó chủ tịch tổ chức xã hội - Câu lạc bộ phụ nữ mang tên “Phụ nữ Matxcơva”. Được vinh
danh: “Nhà hoạt động văn hóa công huân Nga”.
(**) Dịch giả, nhà thơ Nguyễn Quốc Hùng sinh 1969, tại Nhân Chính - Từ Liêm - Hà Nội. Hiện đang sống tại Matxcơva - LB Nga. Học tại Đại học Hóa tinh vi Matxcova 1988 – 1994. Bảo vệ luận án tiến sỹ kinh tế tại Viện kinh tế - Viện Hàn lâm khoa học LB Nga 1997. Cộng tác viên Viện nghiên cứu Châu Âu - Viện KHXH Việt Nam. Hiện là Đại diện báo Đời sống và Pháp luật - Hội luật gia Việt Nam tại LB Nga… (Theo Tuyển thơ Nối hai đầu thế kỷ, Nxb. Hội Nhà văn 2014).

Gấp mép bìa 1

Gấp mép bìa 4
