細雨を夢中に見る - Mải nhìn mưa phùn (詩歌 - thơ chọn) - Mai Văn Phấn - マイ・ヴァン・フアン. Dịch sang tiếng Nhật: Lê Thị Bình - 和訳者:レー・テイビン. Biên tập: Morii Kae - 編集者:森井 香衣
Mai Văn Phấn - マイ・ヴァン・フアン
Dịch sang tiếng Nhật: Lê Thị Bình - 和訳者:レー・テイビン
Biên tập: Morii Kae - 編集者:森井 香衣

Nhà thơ Kae Morii
maivanphan.com: Nhà thơ - Dịch giả Lê Thị Bình vừa chọn dịch 10
bài thơ 3 câu và 5 bài thơ tự do của tôi từ bản tiếng Việt sang tiếng Nhật.
Chùm thơ đã được Nhà thơ Morii Kae (Nhật Bản) biên tập. Xin trân trọng cảm
ơn Nhà thơ - Dịch giả Lê Thị Bình và Nhà thơ Morii Kae đã dành thời gian và
tâm huyết chuyển ngữ chùm thơ của tôi!
Xin trân trọng giới thiệu với các bạn
yêu thơ am tường tiếng Nhật bản dịch này!
元旦の朝
子供の靴下を 拾う
やわらかい
熟れた果実のように
春の間中
強い風
桃の花びらを
地面に貼る
むつきの末
まだ春雨を見ない
桃の花びらが一枚、一枚、
ゆっくりと落ちる
細雨を夢中に見る
腰を曲げて
蝸牛と私は
スタートのラインにぶつかる
種を蒔く
熟した泥に蒔き入れ
十ステップぐらい歩くと
田圃には霧がいっぱいに立った
季節の初めの雨
庭に水が浸り
桃の花が流れ
走るように
季節の変わり目の夜
明けに近く
ぐっすり寝て知らない
夏の傍に横になったのを
的 まと
春の葉
落ちて
夏に当たる
陽光
鳩は
道案内のために飛び
大きな雲の峰を
日光のむらに踏む
しっかり捕って
動けない時まで
踏む
芳しいコム
秋がぐずぐずして来た
霞んで張る霧の中に若いコムの香り
その服装では きめが細かい肌
空に乾燥寒気を差し上げる
コムの突き臼の打ち調子、糯米の季節でにぎやかだ
竹の籠、篩いなど、そよそよとした籾殻
乾燥寒い日差しを柔らかくする、ザボンの実の香り
清潔な木蓮の花房
天地の中、雨後のレンコン
きっちりの腕輪を絶えず思い出し
青い蓮の葉であんたとのコムを包む
夏の平地線を十分に熟させた
交情の夜、静かな灯火
若いコムの香の中、濃い柿の実
*コム(Cốm) 北ベトナム、特にハノイの独特の食べ物。若くてまだ熟していない糯の籾を炒って、打って籾殻をきれいに取ってから軽く叩いてできた食べ物。緑色のおこわ。若くてまだ熟していないものを指す。
泉の内の石
静かに水をそのまま流れす
石を寒くする、泉の水が長い間ぱつぱつと流れ
春であるかな
山野の小道の花の蔓
鳥の声が響き降りて、さらさらと
木陰が揺られて、石はある時日差し、ある時 日陰になる
其の野生の花の色はどうして長く平安できるかな
石が目を閉めて、安然に水で任せる
何匹の灰色の脚のヅーク
木陰を上下に高く揺さぶられた
霧雨がめちゃくちゃに飛ぶ
一番深いところまで浸み込んで濡らした。
雲は雲のところに止まり
熟したグアヴアーの香りは林の中に取り入る
ヤマアラシは静かに針の毛を逆立てる
今や自分のところに
静かにいる方がいい。
イェン・ツー(安子)の花
山の頂で咲く
強い風の中で平然とし
雲が飛ぶ
700年前
チャン・ナン・トン皇帝・仏様
頭を下に向き、歩いて通る
僕と貴女は
頭を下に向き、歩いて通る
子供と人々も
頭を下に向き
歩いて通る
山の裾に降り
巡礼団に会う
手に竹の棒を取り
上に目を向いて
花の株をめらめらと焼ける
万里長城でのメモ
雲はその肩に重い岩を積む
砂で目は一面曇った
胸にも砂いっぱい呼吸した
上に向いてみると
しょぼしょぼした顔に会う
冷たい手、灰色の目、油だらけの声
真紅色の鋒火壇の屋根
首に掛けている、血付けの青竜刀の形
万里長城は 建設しかける?
上には 王様の命令を伝える宦官の声
詩を作りながら岩を担う者を見つけたら 口血を吐くように打つと
欽命!
腰を曲げて日光を押し
足を疲れて風を押し
大きい風の中でみずみずしく美しい花に
もし近くなるさえできればいい
皇帝に上奏する、。。。様に申し上げる・同志への報告申し上げる ・・・
卑職(卑人)・草民・私は
本分(任務、責任)を完成する(完遂する)
ここは高い空の頂であるか
あるいは 深い川の底であるか
ただ背中には鞭跡がひりひりとした火傷が分かる
ひりひりと痛い火傷)
灰色の岩の上に落ちた旅行客の汗は
芙蓉の花に咲く
自分の家から
共に無意識で、故意で
親しく付き合う
心配を放して、食卓に一緒に座る
遠い田圃からの野菜を取り
土の釜の中で熟に煮た魚が釣り針に掛かった
お前はシーズンのものを集め
秋のザボンの花房
春のスモモの実
自分は気の元、深い川の底、土地の胸である、
暖かいところを選んで、ベッド、戸棚を据え付ける
広々としいところにテーブルと椅子を据え付ける
藁の刈り株の足跡、
深い井戸、河川、池沼をを大変熟愛する。
長く部屋の中にいないで
田圃や川の岸に行って見、
あそこには青い野菜、跳ね回る魚がある。
芳しいパイナップルの片や甘いオレンジの袋を噛む
茶色の土に一滴づつが落ちる
Sáng mồng một
Nhặt được chiếc tất trẻ con
Mềm
Như trái chín
Giữa xuân
Gió mạnh
Dán cánh hoa đào
Vào mặt đất
Cuối tháng giêng
Chưa thấy mưa xuân
Từng cánh hoa đào
Rơi chậm
Mải nhìn mưa phùn
Cúi xuống
Con ốc sên và tôi
Chạm vạch xuất phát
Gieo giống
Vào bùn ngấu
Mới đi được mươi bước
Cánh đồng đã mọc đầy sương mù
Mưa đầu mùa
Nước ngập vườn
Bông hoa đào trôi
Như chạy
Đêm giao mùa
Gần sáng
Ngủ say không biết
Nằm cạnh mùa hè
Đích
Chiếc lá mùa xuân
Rơi
Trúng mùa hè
Nắng mới
Con bồ câu
Bay dẫn đường
Đám mây lớn
Giẫm lên vạt nắng
Giữ chặt
Cho tới khi
Nó không còn cử động
Cốm hương
Thu về e ấp
Cốm non
lãng đãng sương giăng
Khăn áo ấy
mịn màng da thịt
Dâng heo
may lên trời
Nhịp cốm
giã rộn mùa thóc nếp
Thúng mủng
dần sàng vỏ trấu hây hây
Trái bưởi
thơm dịu nắng hanh
Thanh khiết chùm hoa mộc
Giữa đất
trời ngó sen sau mưa
Da diết nhớ từng vòng cuộn xiết
Lá sen
xanh ủ cốm em anh
Chín nẫu
chân mây mùa hạ
Đêm ái ân
lặng phắc ngọn đèn
Trái hồng
đượm trong hương cốm nõn.
Đá trong lòng suối
Lặng yên
cho nước chảy
Xối xả
lâu lạnh toát mình đá
Mùa Xuân
đấy sao?
Dây hoa
leo đường mòn
Tiếng chim dội xuống róc rách
Bóng cây
xao động tảng đá lúc râm lúc nắng
Sắc hoa dại
kia sao bình yên mãi được
Đá nhắm mắt
an nhiên nước cuốn
Mấy con
voọc chà vá chân xám
Lại làm
bóng cây dâng cao dập dềnh
Mưa bụi
bay lung tung
Thấm ướt
nơi sâu kín nhất
Mây dừng
nơi mây
Mùi ổi
chín thơm len lỏi trong rừng
Một con
nhím xù lông bất động
Hơn hết lúc này
Ai hãy ở
yên chỗ đó.
Bông hoa Yên
Tử
Nở trên đỉnh núi
Thản nhiên trong gió mạnh
Mây bay
Bảy trăm năm trước
Đức - Phật - Hoàng Trần Nhân Tông
Cúi đầu đi qua
Em và tôi
Đang cúi đầu đi qua
Các con và mọi người
Cùng cúi đầu
Đi qua
Xuống chân núi
Gặp đoàn hành hương
Tay gậy trúc
Mắt ngước lên
Thiêu đốt gốc hoa ngùn ngụt.
Ghi ở Vạn lý Trường Thành
Mây xếp lên vai từng tảng đá nặng
nhòe mắt cát
thở đầy ngực cát
Vạn lý Trường Thành còn xây dở?
Trên không tiếng hoạn quan truyền chỉ
Bắt được kẻ nào vừa vác đá vừa
làm thơ
đánh hộc máu mồm
Khâm thử!
Ngước lên gặp một khuôn mặt
bì bì
tay lạnh, mắt chì, giọng mỡ
Mái Phong hỏa đài* màu huyết dụ
hình thanh long đao dính máu đang
kề cổ
Còng lưng đẩy nắng đi
Chồn chân đẩy gió đi
Miễn sao gần được bông hoa
đang mởn mơ trong gió lớn.
Tâu Hoàng thượng/ thưa ngài/ báo
cáo đồng chí....
Bỉ chức/ thảo dân/ em…
sẽ làm trọn bổn phận
Đây là đỉnh trời
hay đáy vực sâu
chỉ thấy trên lưng lằn roi bỏng
rát
Mồ hôi du khách trên đá xám
nở thành hoa phù dung.
_________
* Phong hỏa đài: Điếm canh trên Vạn lý Trường Thành.
Từ nhà mình
Em gom
mùa nào thức ấy
chùm hoa
bưởi mùa thu
trái mận
mùa xuân
Mình là mạch
khí, vực sâu, ngực đất
chọn nơi ấm
áp kê giường tủ
nơi
thoáng đãng đặt bàn ghế
Cùng cố
ý, vô tình đi lại
buông âu
lo ngồi vào bàn ăn
gắp cọng
rau từ cánh đồng xa tít
con cá cắn
câu trong niêu đất kho nhừ
Thương lắm
dấu chân gốc rạ
giếng sâu, sông ngòi, ao chuôm
Đừng ngồi
trong phòng lâu quá
ra cánh đồng,
ra bờ sông
nơi rau
xanh, cá quẫy
Cắn miếng dứa thơm, múi cam ngọt
từng giọt
rớt xuống đất nâu.
M.V.P
TIỂU SỬ NHÀ THƠ – DỊCH
GIẢ LÊ THỊ BÌNH
Nhà thơ – Dịch giả Lê Thị Bình, sinh 1949, tại
Thường Tín - Hà Nội. Bà tốt nghiệp khoa tiếng Nhật - Đại học Ngoại ngữ Bình Nhưỡng
CHDCND Triều Tiên (1967-1972). Từ 11/1972 bà công tác tại Vụ Hợp tác quốc tế Bộ
Thủy sản. Từ 1988 công tác tại công ty XNK thủy sản Hà Nội (SEAPRODEX HN). Từ
1993 làm cho một số văn phòng đại diện của Nhật tại Hà Nội và tham gia giảng dạy
tiếng Nhật. Biên dịch một số cuốn sách phục vụ cho ngành thủy sản, đặc biệt đã
dịch cuốn “Ebinosubete”của tác giả Ishii Kinnosuke Nhật Bản lấy tên sách là “Con
tôm trên thị trường” (NXB nông nghiệp - 1986). Dịch chung với tiến sĩ Hồ
Hoàng Hoa cuốn “Chijimishikou no nihonjin” của tác giả Lê O Young- “Người
Nhật Bản với chí hướng thu nhỏ” (NXB Chính trị Quốc Gia-2000), Tham gia biên soạn cuốn “Văn hóa Nhật những chặng dường
phát triển” (Phần văn hóa thời Edo- NXB KHXH Hà Nội-2001), Đồng dịch giả
ra tiếng Việt cuốn “Ngoại giao Nhật Bản- Sự lựa chọn của Nhật Bản trong thời đại toàn cầu
hóa” của tác giả Irie Akira (NXB Tri Thức năm 2012). Đồng dịch giả ra
tiếng Việt cuốn “Ngoại giao Nhật Bản - Từ Minh Trị Duy Tân đến hiện đại” của
tác giả Irie Akira (NXB Tri Thức năm 2013). Dịch tập thơ “Trăng Bùa” của nhà thơ
Đinh Nhật Hạnh ra tiếng Nhật (NXB văn học năm 2014)… Biên soạn giáo trình dạy
tiếng Nhật phục vụ công tác XKLĐ... Được giải 3 phần thơ tiếng Nhật trong cuộc
thi “sáng tác thơ Haiku Việt - Nhật” lần thứ nhất do TLS quán NB tại TP.HCM và
báo Tuổi trẻ tổ chức năm 2007. Từ 2007 đến nay. Bà tham gia CLB Haiku Việt Hà Nội,
CLB Văn hóa Viêt - Nhật của Hội hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản Việt Nam. Phụ
trách bộ phận biên dịch và lý luận thơ văn. Bà sáng tác thơ Haiku tiếng Việt,
tiếng Nhật và dịch các tài liệu giới thiệu về thơ Haiku của Nhật Bản in trong
các Nội san của CLB và in trong Tạp chí văn học nước ngoài của Hội nhà văn VN…

Lễ hội búp bê ở Nhật bản