Sáng tạo, tinh thần cho điểm đến - Nhà thơ Ko Hyeong Ryeol thực hiện PV / Creativity, the spirit for the destination - Interviewed by poet Ko Hyeong Ryeol

Sáng tạo, tinh thần cho điểm đến
(Nhà thơ Ko Hyeong Ryeol, Tổng biên tập tạp chí Thi Bình thực hiện)





Nhà thơ Ko Hyeong Ryeol và MVP, Seoul 12/2010



 

Báo Văn Nghệ trẻ:Nhận lời mời của Ban tổ chức Lễ hội Thơ ca và Văn học Hàn Quốc-Asean, với chủ đề “Creativity of Asian Poets, Asian Spirit for Becoming” (Sáng tạo của nhà thơ châu Á, tinh thần cho điểm đến), nhà thơ Nguyễn Quang Thiều và nhà thơ Mai Văn Phấn đã đến Hàn Quốc tham dự từ ngày mồng 2 đến 7/12/2010. Hai nhà thơ đã đọc thơ, tham luận và giao lưu với bạn đọc xứ "Kim Chi" tại 3 thành phố (Seoul, Ansan và Sokcho). Trước khi đến Hàn Quốc, Nhà thơ Mai Văn Phấn đã trả lời tạp chí Thi Bình (Poem and Comment Magazine). Sau đây là nội dung cuộc trò chuyện:

 

- Chào nhà thơ Mai Văn Phấn. Trước hết xin thay mặt Ban tổ chức cảm ơn ông và nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đã nhận lời tham dự Lễ hội Thơ ca và Văn học Hàn Quốc-Asean. Sau khi đọc kỹ các tác phẩm của ông, tôi có vài điều muốn hỏi liên quan tới tinh thần chủ đạo của Lễ hội. Điều này sẽ giúp chúng tôi hiểu rõ về ông hơn trước khi ông đến Hàn Quốc. Theo ông, nhân loại, trong đó có các nhà thơ đang đi về đâu? Nhà thơ, anh là ai trong thế giới đương đại này là chủ đề tất cả chúng ta đang quan tâm. Xin ông cho biết quan niệm riêng của ông về thơ ca?

 

- Mai Văn Phấn (MVP): Các nhà thơ nương theo thơ ca nhằm khai mở tiếng nói mới, hoặc tìm lại âm sắc thuở hoàn nguyên đã mất. Từ khi hình thành ngôn ngữ, tiếng nói loài người luôn bị biến dạng, vừa đào sâu vào bản chất sự vật, vừa làm chúng méo mó, dị hình trong vỏ bọc ngôn ngữ. Vậy phải chăng, thơ ca luôn tìm cách đặt tên lại sự vật, định hình lại thế giới, hơn là mục đích tải đạo, tuyên truyền, mô phỏng, diễn tả… Việc sáng tạo thi ca gần giống trạng thái bàng hoàng của một đứa trẻ lần đầu được nhìn thấy những hiện tượng kỳ lạ của thiên nhiên và khám phá những bí ẩn, phức tạp của con người. Một bình minh vừa rạng, con sâu trong nách lá, hay tiếng thở dài của một thiếu phụ… tất cả hiện lên trong thơ ca luôn tươi non, mới mẻ, như vừa được thấy lần đầu. Cùng một hiện tượng, sự vật đời sống, nhưng chúng hoàn toàn khác nhau trong cách nhìn của mỗi kẻ sáng tạo. Có bao nhiêu nhà thơ là bấy nhiêu con đường đến với thơ. Tầm vóc nhà thơ càng lớn dung chứa không gian thi ca càng rộng, càng riêng biệt, cũng như ảnh hưởng, áp lực lên cộng đồng càng mạnh. Nó như bóng cây lớn có thể làm râm mát thảo mộc ở gần. Nhà thơ là người được chọn (tạm gọi Thượng đế chọn), được “ơn gọi” như trong tinh thần của Jesus Christ, gặp được “nhân duyên” như quan niệm của Phật giáo. Là người được may mắn nhìn thấy một thế giới khác, mang hình hài nó, nhưng không phải nó. Gọi tên vẻ đẹp cụ thể nhưng khó nắm bất ấy chính là lý tưởng thi ca mà nhà thơ vươn tới. Vẻ đẹp này không phải lúc nào cũng hiển hiện truớc mắt nhà thơ, mà xuất hiện như một “cơ duyên”, hoặc đột khởi trong những biến động tinh thần con người. Nó thường được ra đời trong những cơn dư chấn, nên nhiều người đã lầm tưởng thơ ca chính là lòng phẫn nộ, nỗi tuyệt vọng, hay sự quá khích của hưng phấn. Tất cả đều nhầm lẫn và ngộ nhận. Mọi trạng thái tình cảm con người, như mừng, giận, yêu, ghét, buồn, vui, mong muốn… đều là cái cớ cho thơ hiển lộ chứ hoàn toàn không phải mục đích. Mục đích của thi ca là tạo lập một từ trường, để trong không gian đặc biệt ấy, tất cả từ đồ vật đến linh hồn đều được cất tiếng nói, được công bằng như nhau trong một trật tự mới. Những hình ảnh hiện lên trong không gian ấy là cánh cửa mở ra tương lai hoặc tìm về với quá khứ, hoặc tất cả cùng đồng hiện và đồng hành trong những thời khắc đặc biệt.

 

- Trong tham luận gửi tới Ban tổ chức Lễ hội, ông có nêu khái niệm “sáng tạo là phủ định bản ngã, một cuộc vong thân”. Vậy xin ông nói rõ hơn về tính phủ định trong nghệ thuật thi ca?

 

- MVP: Sáng tạo của nhà thơ hoàn toàn khác với sáng tạo của một nghệ nhân hay người thợ thủ công. Bài thơ vừa viết, tôi quan niệm không thuộc về tôi nữa, mà thuộc về người đọc. Với bài thơ này, nhà thơ đã hoàn thành sứ mệnh, xin hãy coi như anh ta đã chết. Nhà thơ muốn tiếp tục tồn tại phải được tái sinh trong một bài thơ khác đang chờ đợi phía trước. Đó là cuộc lột xác khác, thêm một lần lên đường, một cú nhảy vượt thoát… Muốn thực hiện được hành trình tiếp theo, nhà thơ phải nhìn thấy lý tưởng thi ca, tức ánh sáng vừa mơ hồ vừa minh bạch đang soi rọi phía trước. Và nhà thơ tư duy và xúc cảm bằng ánh sáng đặc biệt đó. Do vậy, những hình ảnh tưởng chừng quá quen thuộc, từ bóng mây, bước chân, trảng cỏ… đến những đồ vật vẫn thường dùng, như bàn ghế, bát đũa, sách vở… khi tái hiện trong thơ nó được mang một tinh thần khác, tạo nên một thế giới khác.

 

- Trong bài trả lời phỏng vấn báo Hải Phòng cuối tuần, dịch đăng trên báo Poetry Kit của Anh Quốc ông có nói: “Bằng những quan niệm tiên tiến, đổi mới quyết liệt trong cách tiếp cận vấn đề, hòa đồng với hơi thở của đời sống đương đại, mỗi nhà thơ như vậy đều có trách nhiệm làm phong phú tính truyền thống”. Ông đồng thời cũng nhấn mạnh quan hệ giữa nội dung và hình thức. Vậy ông đã tìm được nội dung và hình thức mới cho mình chưa?

 

- MVP: Đổi mới thi pháp không phải như thay đổi mẫu mốt, hay thay bình cho rượu mà chính là "cuộc cách mạng" giữa nội dung và hình thức. Trong thi ca, hiện thực đời sống đ­ược viết đi viết lại nhiều lần như­ng vẫn giữ nguyên nội dung, thì đó mới là dạng chất liệu. Nội dung phải là chất liệu đã mang một hình thức đ­ược xác định và hình thức không bao giờ tồn tại độc lập với nội dung của chính nó. Hình thức được chuyển hóa thành nội dung, đó mới là đổi mới thực sự. Nội dung mới trong thơ tôi là những quan tâm mang tính thời đại và thời sự, như lý tưởng sống của thế hệ trẻ, vấn đề ý thức hệ, quan niệm về tự do, công bằng, dân chủ… Tôi đau đáu và trăn trở về đời sống khổ cực của những người dân nghèo đói, khao khát cho dân tộc tôi không thua kém bất kỳ dân tộc nào. Nội dung ấy phải được dung chứa trong hình thức mới của thơ. Hình thức mới ấy nằm trong nhịp điệu, tiết tấu nhanh trong chuyển động tốc độ của đời sống hiện đại. Cách diễn đạt dứt khoát, tối giản, liên kết rời và xa nhau tạo cho thơ một hơi thở mới, người phương Đông chúng ta quen gọi là “Khí”. Theo tôi, “Khí” làm nên cốt cách thi sĩ và phân biệt được các thế hệ thi ca.

 

- Ông từng nói “Rất nhiều những bóng dáng đang loay hoay nằm ì trong bản năng với vẻ mặt coi thường học vấn”. Vậy xin hãy giải thích thêm về “học vấn”?

 

- MVP: Quan niệm học vấn đối với một nhà thơ không đơn giản như phải có học hàm học vị. Nhà thơ phải tự trang bị cho mình  kiến thức tổng hợp ở mọi lĩnh vực. Nhà thơ, theo tôi phải là nhà văn hóa. Kiến thức văn hóa ấy lắng sâu vào nhà thơ một cách tự nhiên, và tới một hoàn cảnh “hữu duyên” nào đó, nó đột khởi dâng lên thành cảm xúc thi ca. Lúc ấy tứ của bài thơ vụt đến bất ngờ, tưởng như “của nhặt được”, nhưng thực ra nó đã được tích lũy vô tình ở đâu đó đã lâu. Một bóng cây lạ, ngôi nhà lá đơn sơ, một gương mặt… Tất cả tưởng như vô tình thoáng qua, nhưng vào một thời khắc đặc biệt, nó sẽ hiển hiện trong không gian thơ thật riêng biệt và lộng lẫy.

 

- Câu thơ “Ngọn đèn lặng phắc càng tỏ/ Càng tỏ” trong bài thơ Tắm đầu năm, theo tôi, dường như tiêu biểu cho phong cách thơ Mai Văn Phấn. Thơ hiện đại đang tìm kiếm sự vận động chống lại cuộc “giao tranh” giữa văn xuôi theo lối “thực dụng” và phong cách thơ bảo vệ tính vần điệu truyền thống. Ông có nghĩ rằng sự súc tích trong những bài thơ của ông ở một mức độ nào đó phù hợp với thi ca hiện đại?

 

- MVP: Về bài thơ Tắm đầu năm của tôi, nhà văn Bão Vũ đã viết: "là sự tắm ánh sáng trong nỗi cô đơn chơ vơ vào một đêm đầu năm chống chếnh. Ánh đèn xối vào những góc khuất của tâm hồn làm sạch những ngóc ngách. Sự vệ sinh tâm hồn vào đêm đầu năm là sự thanh toán với quá khứ xám ngắt, một sự sám hối. Cái ánh sáng ấy cũng bồng bềnh hoài thai, sắp sinh nở những điều rực rỡ mà ta đang kỳ vọng…". Trong hoàn cảnh này, tôi gọi một ai đó, một người bất kỳ, cũng không một tiếng vang, không một sự hưởng  ứng, nỗi cô đơn tột cùng. Ở đây chẳng có gì ngoài vầng sáng trong sạch và cao quý. Về khuynh hướng cách tân của tôi, là xóa nhòa ranh giới giữa văn xuôi và thơ. Tôi đã từng thử nghiệm thành công, viết nhiều bài có hình thức văn xuôi, quyến rũ bạn đọc vào một không gian thơ rộng lớn với những chuyển động khó đoán định. Thơ hiện đại ít chú trọng vào nhịp điệu, tu từ, đặc biệt tránh dùng mỹ từ. Nhưng, những câu văn xúc tích, giản dị được đặt trong một “từ trường thơ”, có sức thôi miên gấp nhiều lần những câu mang nhịp điệu quen thuộc. Những bài thơ của tôi viết theo cách này, lúc đầu bị bạn đọc phản đối, bởi họ đã quá quen với quan niệm truyền thống. Nhưng thời gian qua đi, những giá trị thơ đích thực vẫn còn đó. Những giá trị nghệ thuật mới mẻ, thậm chí xa lạ hôm nay sẽ dần chinh phục được bạn đọc và nó sẽ trầm tích thành “truyền thống”. Tôi biết sở thích của số đông bạn đọc, nhưng không bao giờ để những sở thích đó mê dụ mình.

 

- Cảm ơn ông!

 

(Nguồn: Báo Văn Nghệ Trẻ số 1-2/2011)

 

  

 

 

양시소초대석] 고형렬 시인 < 양시소초대석 < 문화예술 < 뉴스 < 기사본문 - 양평시민의소리
Poet Ko Hyeong Ryeol



 

Creativity, the spirit for the destination

(Interviewed by poet Ko Hyeong Ryeol, Editor-in-chief of Poem and Comment Magazine, S. Korea)


1. Hello, poet Mai Van Phan. First of all, I would like, on behalf of the Organization Board, to thank you and poet Nguyen Quang Thieu for your reception of our invitation to attend the Festival of South Korea – ASEAN’s Verses and Literature. After reading carefully your works, I would like to ask you some questions relating to the decisive spirit of the Festival :Creativity of Asian Poets, Asian Spirit for Becoming”. This thing will help us understand you more clearly before you came to South Korea. The question : Where mankind including poets are going ? Poet, who are you in this contemporary world is a subject cared about by all of us. Therefore, please, kindly tell us about your own opinion about verses.

 

- MVP: The poets hike after verses to open a new voice, or seek again the lost original timbre. Since the time of language formation, the human voice has always been deformed both digging deeply into the substance nature.. and deforming them in the language cover. Therefore, beside the purpose of carrying the Way of Nature, propagating, imitating, describing ect, it also seeks the way to rename the things and to form the world again, doesn’t it ? The poetic creation is nearly like the amazement state of a child who, in the first time, sees the strange phenomena of nature and finds out the human mysteries and complications. An early dawn, a worm in the space between leaves or a young woman’s sigh ect all appear in verses in a tender and fresh state as if in the first look. For the same phenomena and objects in life, in each poet’s eyes, they are quite different from one another. There are so many poets, there will be so many roads to poetry. The greater a poet’s stature is, the larger and more specific his poetic space volume will be; and the higher his pressure applied on the community will be, too. It is like a great tree’s shade which can shelter the nearby plants. The poet is a selected person (temporarily called as a God-selected person), who is “granted a favour”in the spirit of Jesus Christ, or meets a “good fortune” in Buddhism. He is a person having a good luck to see another world, bearing its shape, but not being it. Naming that beauty which is concrete but not easily reached for is really the poetic ideal for which the poet should reach. This beauty doesn’t appear vividly at any time in front of the poet but it appears as a “karma”, or a surprise uprising in the human spiritual changes. It often comes into the world in the historical changes, after-changes and disorders so many people misunderstand that poetry is wrath, despair or extremeness of excitement. All are wrong and mistaking something for something else. All the human states such as joy, anger, love, hatred, sorrow, cheer, desire ect are the reason for poetry, not for its purpose at all. The poetry purpose is to form a magnetic field so that in that special space, all the things from the objects  to the souls have the right to utter their voices and are equal to one another in a new order. The images appearing in that space is the door opening the future or returning to the past, or they all appear and accompany one another in the special time.

 

2. In your speech sent to the Festival’s Organization Board, you mentioned the concept Creation Was A Process of Escape from Personality”. Therefore, please, tell us more clearly about the negativity in the poetic art.

 

- MVP: A poet’s creation is fully different from the creation of an artisan or a craftman. In my mind, a poem having been composed by me no longer belongs to me but it belongs to others, to crowds. With this poem, the poet has completed his mission and he should be considered as a deceased person. If the poet wants to exist in continuity, he should be regenerated in another poem waiting for him on the horizon. It is another sloughing, one more time for departure, a jump of escape ect. To perform the next journey, the poet should see the poetic ideal, i.e. the light both unreal and clear illuminating ahead. And the poet thinks and feels with that special light. Therefore, the images which seem to be too familiar, from the clouds, steps, grass-plots ect to the objects still used by us such as the tables and chairs, the bowls and chopsticks, the books and notebooks ect when reappearing in poetry bear another spirit and creat another world.

 

3. In the reply to the interview performed by Hai Phong Weekend Newspaper in January 2000, you said By advanced concepts, drastic renovation in the way of approaching problems, to mix with the breath of contemporary life, each poet of that kind would have the responsibility to enrich the traditional character”. At the same time you also emphasized the relation between the content and the form. Have you found a new content and a new form for yourself,  then ?

 

- MVP: Renovating the prosody is not like a change of the fashion or a change of a new pot for the wine but a “revolution” between the content and the form. In poetry, the life reality is reflected again and again but its content is still kept intact, it is just the form of material. The content should be a material having borne a determined form which never exists independent of its content. That the form is changed into the content is a real renovation. The new content in my verses is the interests bearing the era and current affair character such as the young generation’s life ideal, the ideology issue, the opinion of freedom, justice, democracy etc. I am always on tenterhooks and worried about the miserable life of the poor people with a thirst for my nation not less than any nation else. That content should be contained in the new form of poetry. That new form lies in the rapid rhythm and tempo in the speedy movement of the modern life. The clear-cut, irreducible expression, the relations loose and far from one another have transfused a new breath to poetry which is often called “Energy flow(*)” by our Orient people. In my mind, “Energy flow” forms the poet’s personality and can tell the difference among the poetic generations.

 

4. You have once said “ A lot of figures are lying quiet in their instinct with a look of knowledge disdain. Please, give an additional explanation to “knowledge”, then?

 

- MVP: As to a poet, the conception of knowledge is not so simple that one should have an academic title or an academic degree. The poet should equip himself with a comprehensive knowledge in every field. In my mind, a poet should be a culturist. The cultural knowledge should settle down in the poet naturally and up to a certain situation of “good fortune”, it will rise up unexpectedly into poetic emotions. Then the poem’s idea appears suddenly as if it were a “godsend”, but in fact, it has been accumulated unintentionally somewhere for a long time. A strange tree shade, a simple thatch hut, a face ect. All of them seem to appear unintentionally at a wink, but in a special time, it will appear in a poetic space which is utterly sole and splendid.

 

5. The line of verse the still lamp became all the more brighter in the poem New Year Bath”, in my mind, seems typical for Mai Van Phan’s poetic style. The modern verses are seeking the movement against the “fire exchange” between the prose in the “capitalist” manner and the poetic style protecting the traditional rhyming character. Do you think the concision in your verses, at a certain level, is suitable for the modern poetry?

 

- MVP: As to my poem New Year Bath”, writer Bao Vu has written : It is a light bath in an abandoned loneliness in a blank night at the beginning of a year. The lamplight illuminated all the hidden corners in the soul to clean them. The soul hygiene in a new year’s night is a liquidation to the dark grey past, a penance. That light is also bobing in its pregnancy, and on the point of giving birth to the brilliant things expected by us...the still lamp became all the more brighter”. In this situation, I called someone, whoever he was but I got no echo at all, no reply except an utmost loneliness. There is nothing except the pure and noble halo light. It is quite right as you said : The modern poetry is seeking a movement against the “fire exchange” between the prose in the “capitalist” manner and the poetic style protecting the traditional rhyming character. My innovation tendency is to efface the boundary between prose and poetry. I have once had successful experiments by writing many poems in the prose form but attract the readers into a large and very prosperous poetric space. The modern poetry rarely attaches special importance to the rhythm, rhetoric, especially avoiding the rhetorical words. But, the concise and simple sentences placed in a “poetic magnetic field” have a hypnotization power much greater than the lines of verse bearing the familiar rhythm. My poems composed in this manner at first were strongly opposed by the readers due to their familiarity to the traditional conception. But when the time has flown away, the genuine poetic values are still existing there. The poetic values which are new, even strange today will gradually conquer the readers and they will settle down to become “tradition”. I thoroughly know the majority of readers’ taste but never have an intention of composing verses to “caress” that taste. My poetry is my own house, at first, for the people who want to enter it, please, knock at the door and abide by certain ceremonies.

 

 

Translated by Pham Van Binh

 

 

_________

(*) Energy flow: Qi (氣” - Chi): Ch'i (also spelled Chi or Qi) is a fundamental concept in Chinese philosophy and culture. Found in Chinese traditional religion but especially Taoism, Ch'i literally means "air" or "breath," but as a concept it refers to the energy flow or life force that is said to pervade all things. One author explains it this way: "Qi is the basic material of all that exists. It animates life and furnishes functional power of events. Qi is the root of the human body; its quality and movement determine human health.

 

 

 

 

新 문학기행 <60> 시인 고형렬과 속초 : 국제신문

Poet Ko Hyeong Ryeol

 

 

 

 

 





BÀI KHÁC
1 2 3 





























Thiết kế bởi VNPT | Quản trị