Mười nghĩ ngắn về thơ Mai Văn Phấn (vừa đọc vừa nghĩ) - Nguyễn Thánh Ngã
Mười nghĩ ngắn về thơ Mai Văn Phấn (vừa đọc vừa nghĩ)

Nguyễn Thánh Ngã
1 - Tôi đọc thơ Mai Văn Phấn, việc đó không quan trọng. Chỉ gặp nhau ở "Muôn pháp là một, một đi về
đâu?". Hành tàng của anh là đây, chứ không phải ở một gương
mặt đẹp không một dòng chữ. Bởi vì Mai Văn Phấn đã là quá đủ cho "một chiếc bình lớn".
Tôi biết anh "đang về
giữa hạt sương trong".
2 - Oh! sai rồi, Mai Văn Phấn đã tự thú: "Ta xoải mình trở thành người khác, làm hạt giống giã từ
sân kho, bồ hóng gác bếp, giã từ thúng mủng, chum vò...lăn xuống đất đai" OK!
cũng vậy cả, Phật dạy qua sông bỏ thuyền là chỗ nầy đây. Cái đại dũng của kẻ
trí biết giã từ sân
kho...giã từ thúng mủng..." để nhập cuộc. Ta không hề quên kỷ
niệm, nhưng phải biết lớn lên!
3 - Mai Văn Phấn trở thành kẻ tự tại rồi:
"một họa sĩ mới để râu đến chơi ". Ai đến chơi hoặc không
đến chơi cũng được. Ở cái thời nghệ sĩ lung tung nầy hãy nhìn ngắm họ như một
họa sĩ mới để râu, vừa ngây ngô vừa tội nghiệp, vừa bình thường vừa im
lặng.
4 - Câu thơ này hằng đời người mới có:
"Những ngọn thác câm lặng đang đổ xuống rất mạnh". Tôi
không dám khen hay, mình là cái gì mà khen chê cho mệt. Nhưng câu thơ ám tôi và
tôi đang gánh chịu cùng anh ngọn thác ấy. Vâng! rất dữ dội để xé toang những
tầng xếp nếp cũ, gội rửa lớp biểu bì bám víu trong da thịt linh hồn.
5 - Đang có cuộc biến đổi khí hậu. Trong vụ "
nổ... nhỏ" những cánh chim “ hốt hoảng vụt bay rồi mất hút vào đám bụi
khổng lồ", " là tiếng nứt của tảng băng gặp không khí nóng”.
Tín hiệu tận thế những cảm xúc giả tạo trong anh để chỉ còn một Mai Văn Phấn
trong lễ giáng sinh trong vắt và hồn nhiên - một thế giới văn học không còn
những bọn bẩn thỉu.
6 - Và HÔM SAU. Tôi tự hỏi: " hôm sau là gì nhỉ ?"- Tự trả lời "
hôm sau là hôm sau của hôm trước". Mai Văn Phấn đã đến từ hôm sau để " mọi sự đảo lộn " trước.
Lời nầy không phải của tôi mà của Kafka : "Thượng
Đế không tới vào ngày cuối cùng mà tới vào ngày hôm sau ". Hôm
sau hôm sau của MVP...
7 - Anh trở thành nhà thơ của "
đảo lộn " để thấy rằng :"
con mèo tam thể được sinh ra từ mớ giẻ rách/ con cá bơi trong bể được gò hàn từ
vỏ lon beer ?/ chim họa mi hót trong lồng là chiếc ấm vỡ ?/ con chó dụi đầu vào
tay mình là cuộn báo cũ ?/ đàn kiến đang nhẫn nại tha mồi là đống mạt
cưa?
8 - Tờ khai sinh có dòng:
"bóng đêm chui dần vào bụng con quạ " chính là kẻ thấu
thị thời gian. Lê Đạt nói "
giới thơ trẻ phải " khai phá " và " lập nghiệp " của mình .
Thưa cụ, có MVP ! Kẻ được “chữ
bầu lên nhà thơ”!
9 - Nhà thơ là gì nhỉ ? Là, kẻ "kể
lại giấc mơ ". Không cần " Bất tri tam bách ...".
Ngay bây giờ nhà thơ có thể sinh lại thành đứa trẻ. Không cần tuyến tính. Anh
đã thấy nhà thơ là gì qua thông điệp giấc mơ, kẻ gánh lấy "nghiệp"
trần thế . May sao nghiệp ấy cũng được "vài trống canh "...
10 - Bài cuối cùng là một "giả
thiết". Giả thiết cho tôi không khen miệng lưỡi một tí: Bài
thơ là niềm cô độc giải thoát, trí tuệ đã biến thành hồ nước rộng. Và hành giả
(nhà thơ) là kẻ đạt đạo còn phải chịu nốt kiếp nạn bởi gió hóa hiện thành lưỡi
câu có ngạnh. Da thịt thơ âm ỉ triền miên lời của Nietzsche: "Thượng Đế đã chết"!
Saigon 23/9/2009
N.T.N
(Nguồn: vannghesongcuulong.org.vn/ thanhngadl.vnweblogs.com/)