Mai Văn Phấn kiến tạo những khoảnh khắc đời sống thường nhật thành vũ trụ - Mai Van Phan gör vardagens små stunder till universum (phê bình - recension) - Sebastian Lönnlöv
“Nhịp Mùa Thu”
Mai Văn Phấn kiến tạo
những khoảnh khắc đời sống thường nhật thành vũ trụ

Nhà phê bình VH Sebastian
Lönnlöv

Dịch giả Mimmi Diệu Hường Bergström
Facebook của Dịch giả
Mimmi Diệu Hường Bergström:
“Báo Svenska Dagbladet,
nhật báo lớn nhất của Thụy Điển vừa có bài viết về tập thơ “Höstens hastighet”
(Nhịp Mùa Thu) của Mai Văn Phấn đã phát hành rộng khắp
vương quốc Bắc Âu này từ cuối tháng 11 năm 2017. Tôi dịch bài viết sang tiếng
Việt thay lời chúc mừng gửi tới nhà thơ Mai Văn Phấn cũng như thơ đương đại Việt
Nam.”
Maivanphan.com:
Xin trân trọng cảm ơn Dịch giả Mimmi Diệu Hường
Bergström! Thân mến chúc chị cùng gia đình luôn an vui, hạnh phúc trong năm mới.
Mai Văn Phấn
Sebastian Lönnlöv
Mimmi
Diệu Hường Bergström dịch từ tiếng Thụy Điển
Đạo Phật và thuyết luân hồi là nhận thức
sâu sắc của người Việt và của nhà thơ Mai Văn Phấn. Có thể nói, lịch sử đau
thương, những biến cải trên đất nước ông cũng ở trong đó. Thơ ông chứa đựng những
khoảnh khắc thánh thiện của đời sống hàng ngày, đến nay, tuyển tập thơ đã được
xuất bản bằng tiếng Thụy điển.
(30 tháng 12 năm 2017)
Nhịp Mùa Thu
Tác giả: Mai Văn Phấn.
Thể loại: Thơ.
Nhà Xuất bản: Tranan.
ISBN: 9789188253217.
Dịch giả: Erik
Bergvist, Maja Thrane, 86 trang.
Trên trang bìa của tập
thơ là hình con ve sầu đang vươn về phía trước kiếm tìm, bên trong vỡ òa những
bài thơ tuyệt hay và khá bí ẩn. Tuyển tập thơ Mai Văn Phấn ra mắt lần đầu bằng
tiếng Thụy điển, nằm trong bộ sách thơ của các tác giả được trao giải Cikada.
Quỹ giải thưởng Văn học Cikada được thành lập năm 2004 để tưởng nhớ nhà thơ
Harry Martinson, trao cho các nhà thơ Đông Á, nơi cảm quan thơ ca của họ chỉ
ra tính bất khả xâm phạm của đời sống, ý tưởng phù hợp với thơ Mai Văn Phấn.
Theo lời nói đầu của hai dịch giả,
Mai Văn Phấn yêu thích thơ của Tomas Tranströmer (nhà thơ Thụy Điển – ND),
nhưng cũng có phong cách gần gũi với thơ của Bắc Đảo (Bei Dao, nhà thơ Trung Quốc
– ND), người nhận giải Cikada năm 2014. Cả ba nhà thơ đều có nét chung về lối ẩn
dụ bất ngờ và xáo loạn, cũng là cách họ phối ngẫu, đan xen giữa hiện thực và tưởng
tượng, chớp bắt những khoảnh khắc thánh thiện của đời sống thường nhật. Mai Văn
Phấn không lãng phí ngôn từ hình ảnh, những ẩn dụ của ông thường sâu sắc và chính
xác – một ví dụ khi miêu tả cặp tình nhân trong lúc ái ân:
Con sâu đo em đu lên người anh
Thì thầm gặm hết những xanh non
Những bài thơ dài trong
tuyển tập đặc trưng bởi những tình huống lô-gíc mơ mộng nhưng cũng nhường chỗ
cho khoảng không thư thiền về thời gian và cuộc sống. Sự lấp lánh toát lên từ
những hành vi giản đơn nhỏ lẻ, như cất chiếc túi sách du lịch, nhưng chính nó, có
thể là nguyên nhân gây hiểm họa đến tính mạng con người. Trong thơ ông lưu dấu
rõ nét Đạo Phật và sự luân hồi, có cả ánh sáng của Thiên-Chúa-Giáo, và những bí
ẩn vượt qua biên giới các tôn giáo khác.
Những trạng
huống trong thơ ông đôi khi biểu lộ sự u sầu, có lúc bàng hoàng khiếp sợ, hoặc lặng
lẽ ngơ ngác. Đặc biệt là những bài thơ ba câu – thực tế là thơ bốn câu, vì nó
được bắt đầu từ tiêu đề bài thơ; ở đây, chứa đựng những vần thái tĩnh lặng, khiến
ta liên tưởng đến thơ haiku của các đại thi hào Nhật bản như Basho (Matsuo
Bashō, 1644 – 1694, ND) hay Issa (Kobayashi Issa, 1763 – 1827, ND). Ở đây những khoảnh khắc vũ trụ và toàn cảnh
chân dung được phác vẽ bằng đường nét tối giản:
Năm chén trà
Bốn chiếc đĩa
Cha thường nhận chiếc chén thiếu
đĩa
Trong hoàn cảnh chính trị và ngôn luận ở Việt Nam, thơ của ông thường ám chỉ, hoặc nhiều khi thái độ
được biểu lộ trực tiếp trong những trạng thái cụ thể. Một bài thơ đầy ám ảnh với
cảm xúc mạnh mẽ, là nhà thơ mải đi pha trà mời khách, nhưng khi quay ra thì căn
phòng của mình đã trống vắng. Đó dường như đơn giản là một câu chuyện ma, nhưng
khi những hình ảnh mất tích mang tính ẩn dụ được khêu gợi ẩn hiện thì mùi của
xác chết đã bốc lên từ căn phòng trống rỗng kia. “Luồng tử khí cao chừng một
mét sáu mươi” của người khách – tức chiều cao trung bình của người Việt.
Và
trong tình huống khác, thơ Mai Văn Phấn còn biểu đạt sự chán nản, thất vọng
trong cơn mộng mị:
Sau lúc 0 giờ, nhà bên
một trí thức tỉnh dậy cười hềnh hệch
thú nhận những câu nói ban ngày là
chuyện đùa
Đùa dai thật!
Thời cuộc và lịch sử thường xuất
hiện trong cốt lõi các bài thơ: ghi nhớ và quên lãng. Đó là ngôi mộ của ký ức
được mở ra trong lồng ngực – một ngôi mộ của ai đó đang gõ vào nắp quan tài đòi
được giải thoát. Một gian phòng đầy trí nhớ, nhan nhản những hình nhân bị đóng
băng bởi thời gian. Giọng nói thì thầm từ quá khứ vang lên cho đến khi tan ra.
Ký ức kể chuyện những con chim hạc bị săn đuổi, bị ăn thịt trong chiến tranh,
và những đứa trẻ già nua trước tuổi. Ký ức con người dù đau đớn nhức nhối,
nhưng qua sự thú nhận, nó sẽ ngấm đọng sâu hơn:
Cội rễ giữ đất
Con đường bầu vú vương thơm
Nối khuôn mặt với bao hộp sọ
Trên tay chuyền một chuyền hai
Hiện còn
hiếm các dịch giả văn học có thể chuyển ngữ từ nguyên tác tiếng Việt sang tiếng
Thụy điển. Hai dịch giả Erik Bergvist và Maja Thrane dựa trên văn bản tiếng Anh
nhưng đã tham khảo kỹ lưỡng với tác giả và nhờ những chuyên gia biết tiếng Việt
đọc kỹ và hiệu đính. Nhờ có sự hỗ trợ nỗ lực này mà bạn yêu thơ Thụy điển có
thể đến được và thưởng thức thơ Mai Văn Phấn. Đặc biệt, vào thời điểm năm mới
bắt đầu, khi những câu hỏi đặt ra cho chúng ta về những điều cần ghi nhớ và
quên lãng.

Den vietnamesiske poeten Mai Van Phan,
född 1955, har sedan debuten 1992 hunnit ge ut så många som fjorton
diktsamlingar. 2017 tilldelades han Cikadapriset, instiftat till Harry
Martinsons minne. Foto: Maja Thrane/Tranan förlag
Nhà thơ Việt
Nam Mai Văn Phấn, sinh năm 1955, từ tác phẩm trình làng năm 1992 đến nay đã có
14 tuyển tập, Năm 2017 ông được trao giải thưởng Cikada của Quỹ Văn hóa thành lập
để tưởng nhớ nhà thơ Harry Martinson. Ảnh: Maja Thrane/Nhà Xuất bản Tranan.
"Höstens hastighet"
Mai Van Phan gör vardagens små stunder till universum
Sebastian Lönnlöv
Buddhism och reinkarnation är självklara
referenser för vietnamesiske Mai Van Phan. Likaså hemlandets politik och
smärtsamma historia. Nu ges hans poesi, fylld av vardagens upphöjda ögonblick,
ut på svenska.
(30 dec, 2017)
Höstens hastighet
Författare: Mai Van Phan
Genre: Poesi
Förlag: Tranan
ISBN: 9789188253217
Översättning: Erik Bergqvist, Maja Thrane, 86 sidor.
På omslaget till den här tunna volymen, sprängfylld med utsökt utmejslade dikter, sitter en
cikada som lyfter sina framben i en sökande gest. När en hel bok med Mai Van
Phans dikter för första gången ges ut på svenska är det nämligen i den
nystartade Cikadaserien, ägnad åt vinnare av Cikadapriset. Priset instiftades
till Harry Martinssons minne och ges sedan 2004 till en östasiatisk poet som ”i
sin diktning värnar om livets okränkbarhet”, en beskrivning som passar väl in
på Mai Van Phan.
Recension
En recension är en kritikers bedömning av ett konstnärligt verk.
Enligt översättarnas förord har Mai Van Phan influerats av Tomas
Tranströmer, men han ter sig också som en poetisk släkting till den tidigare
Cikadapristagaren Bei Dao. Gemensamt för alla tre är deras oväntade och
omvälvande metaforer, men också sättet på vilket de väver samman realism med
fantasi och fångar vardagens upphöjda ögonblick. Mai Van Phan slösar inte med
bildspråket, men hans metaforer är både exakta som drabbande – till exempel i
denna skildring av nyförälskat hångel:
Som en mätarlarv klängde du vid mig
viskade och tuggade i dig min grönska
De längre dikterna i urvalet präglas av absurda och drömlikt logiska situationer, men har
också rum för meditationer över tiden och livet. Det stora skiner igenom det
lilla och enkla handlingar, som att ställa undan sin resväska, laddas med något
ödesdigert. Buddhism och reinkarnation är självklara referenser, men också
kristen symbolik och en mystik som överskrider religionsgränserna.
Stämningen är ibland vemodig, andra gånger skräckslagen eller lugnt
förundrad. Särskilt i de haikuliknande treradingarna – som egentligen ofta har
fyra rader, eftersom de börjar redan i titeln – finns en stillsam ton som för
tankarna till klassiska haikudikter av mästare som Basho eller Issa. Här blir
stunderna till universum och hela porträtt tecknas med enda talande detalj:
Fem tekoppar, fyra
fat. Pappa använde den
ensamma koppen.
Den politiska situationen i Vietnam, där yttrandefriheten fortfarande är
starkt begränsad, är ofta antydd och ibland direkt uttalad. En särskilt stark
dikt handlar om hur diktjaget går ut för att brygga te åt sin besökare, men
kommer in till ett tomt rum. Det hela kan te sig som en enkel spökhistoria, men
bilden av politiskt motiverade försvinnanden klarnar när den dunst av lik som
slår upp från gästens tomma plats är "1,60 meter hög" – alltså den vietnamesiska
medellängden. Andra gånger är Mai Van Phan av politiken uppgivet krass:
I huset intill vaknar en politruk
skrattar rakt ut åt sitt
eget nonsens
att han orkar
Politik och historia är också starkt närvarande i dikternas främsta tema: minne och glömska. En
grav av minnen öppnas i bröstet – en grav där någon knackar på kistlocket och
vill komma ut. En sal av minnen, fylld med människor som har frusit fast i
själva tiden. Hela tiden hör de låga röster från det förgångna – och bara genom
att lyssna kan de tina upp. Minnena berättar om de tranor som fångades och åts
under kriget, om de barn som åldrades i förtid. De är smärtsamma, men genom att
erkännas kan de bli en stärkande kraft:
rötterna håller samman marken
en vag doft längs vägen
de döda blickar ut från de levandes
skratt en efter en
Litterära översättare med vietnamesiska som källspråk är en klar bristvara
i Sverige. Översättarna Erik Bergqvist och Maja Thrane har utgått från engelska
översättningar, men också samarbetat med poeten själv och låtit sina tolkningar
granskas av vietnamesiskkunniga. Tack vare deras ansträngningar kan svenska
poesiälskare ta del av Mai Van Phans poesi, som är särskilt angelägen nu när
ett nytt år ställer frågor om vad vi minns – och vad vi glömmer.
(Svenska Dagbladet)
