“The Moon Rises” – The 22th poem of “hidden face flower” - "Trăng lên" – Bài thơ thứ 22 trong tập thơ “hoa giấu mặt” - (explication - chú giải) - Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

The Moon Rises” – The 22th poem of “hidden face flower”


 

Tiến sỹ Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

 

 

 

 

By Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

(From Calcutta, India)

 



 

A narrow house
A lot of talking
A mantis, leaping upon the top of a tree

(The Moon Rises – Mai Văn Phấn. Translated from Vietnamese by Pornpen Hantrakool)

 

Explication:

The poem depicts a situation. There is a narrow house. Inside the house men and women ard children are engaged in conversation among them. There is a lot of talking. These men and women are listless of what is happening outside the house.

 

A mantis an insignificant insect however is leaping upon the top of  a tree.


But who notices the mantis? Surely it is the poet. That implies that among the people engaged in lot of talking the poet is one. But he is the type of the wise man who participates in the conversation within the narrow house and at the same time takes note of  what happens without the house. He does not fail to notice even  a small insect like mantis.The truly wise have a quick eye and they pay attention to both great and small. The poet Mai Văn Phấn here only shows. He has no personal comments on the surface. But what does the situation mean to a reader. Perhaps we are reminded of words words words. We human beings are heedless of what happens in the Nature. We are busy talking talking talking shut up in a house. We are absolutely forgetful of Nature and real world. So our conversations  do not lead us to seek truth. They are loud sounding nonsense and dull. But we are so proud and so much plunged in selflove that we continue talking without stopping a little to notice what is happening in the world without. In the world without a mantis a small insect indeed has climbed a tree. It is jumpimg on the top of the tree. Why? Because the  Moon rises. A mantis is a curious type of insect. Its forearms are folded together likening folded hands of a human engaged in prayer. Unlike the mantis man does not know what happens in Nature. Unlike the mantis man does not know  what the Moon is and what joy is there when the Moon rises. Poems are like dreams. While literature has a medium dreams have none. In any dream whatever the dreamer is always present. One wonders whether the poet is the mantis. One wonders whether the tree stands for the body... In Indian tantra a coiled energy called kulakundalini climbs the tree of the body till it reaches the head where it attains immortal bliss. The rising Moon could be likened to  the awakening of pure consciousness and bliss.The kulakundalini or the coiled energy or the self of the poet is here the insect that has climbed body and reached the head and that jumps in bliss. One may also read the tree as the tree of life. The poem leads us from bootless conversations pent up in the narrow house of the body  to the wider world of reality bathed in the moonlight of truth consciousness and bliss.

 

 

 

Translated by Phạm Văn Bình

Bản dịch của Phạm Văn Bình






ศาสตาจารย์ กวีนักแปล พรเพ็ญ ฮั่นตระกูล

Nhà thơ, dịch giả, giáo sư Pornpen Hantrakool

  

 

 


"
Trăng lên" – Bài thơ thứ 22 trong tập thơ “hoa giấu mặt”

 

 

 

 

Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

(Từ Calcutta, Ấn Độ)

 

 

 

 

Nhà hẹp

Mải chuyện

Con ngựa trời đu lên ngọn cây

(Trăng lên -  Mai Văn Phấn. Pornpen Hantrakool dịch sang Anh ngữ)

 

Chú giải:

Bài thơ miêu tả một tình huống. Có một ngôi nhà nhỏ hẹp. Bên trong ngôi nhà có đàn ông, đàn bà và trẻ con đang trò chuyện cùng nhau. Có nhiều chuyện để nói. Những người đàn ông, đàn bà không để tâm đến những gì đang xảy ra ở bên ngoài ngôi nhà.


Tuy nhiên có một chú ngựa trời - một loài côn trùng không được ai đếm xỉa đến  - đang đu lên ngọn cây.

 

Nhưng có người nào đó đã để ý đến chú ngựa trời kia thế? Chắc chắn đó là nhà thơ. Điều này ám chỉ rằng nhà thơ là một trong số những người đang tham dự vào cuộc chuyện trò. Nhưng nhà thơ là loại người khôn ngoan tuy tham dự vào câu chuyện trong ngôi nhà nhỏ hẹp nhưng vẫn để ý đến những gì xảy ra bên ngoài ngôi nhà. Nhà thơ không quên để ý đến một con côn trùng nhỏ bé như chú ngựa trời kia. Người khôn ngoan thực sự thì có đôi mắt sắc sảo và để ý đến cả những điều lớn lao lẫn những điều nhỏ bé. Nhà thơ Mai Văn Phấn ở đây đã cho ta thấy điều đó. Nhà thơ không đưa ra lời nhận xét nào về hiện trạng. Nhưng tình huống này ám chỉ điều gì với người đọc? Có lẽ chúng ta chỉ được nhắc nhở về ngôn từ, ngôn từ, rồi lại ngôn từ. Chúng ta, những con người lơ là với những gì diễn ra ở ngoài thiên nhiên. Chúng ta bận chuyện trò rồi lại chuyện trò trong ngôi nhà cửa đóng then cài. Chúng ta hoàn toàn lãng quên thiên nhiên và cõi đời thực. Vì vậy, những câu chuyện của chúng ta không đưa chúng ta tới việc kiếm tìm chân lí. Những câu chuyện đó chỉ là thứ thùng rỗng kêu to. Nhưng chúng ta lại lấy đó làm điều hãnh diện và lao đầu vào sự tự yêu mình đến mức chúng ta cứ nói chuyện mà không biết ngừng lại một chút để nhận thức những sự việc đang xảy ra ở thế giới bên ngoài. Trong thế giới bên ngoài kia có chú ngựa trời là một loài côn trùng bé nhỏ đã trèo lên một thân cây. Chú đang đu mình lên ngọn cây đó. Sao lại thế nhỉ? Đó là vì mặt trăng đã lên. Ngựa trời là một loài côn trùng ham hiểu biết. Đôi càng trước của nó gập lại giống như đôi bàn tay người gập lại khi khấn cầu. Không giống chú ngựa trời, con người không nhận thức được điều gì đang xảy ra ngoài thiên nhiên. Không giống chú ngựa trời, con người không biết mặt trăng là cái gì và niềm vui là thứ gì khi trăng lên. Những bài thơ giống như là những giấc mơ. Khi văn chương có được một phương tiện truyền tải thì những giấc mơ lại không có được bất kì phương tiện truyền tải nào cả. Trong bất kì một giấc mơ nào, người nằm mơ luôn luôn hiện diện. Người ta tự hỏi liệu nhà thơ có phải là chú ngựa trời kia không. Người ta tự hỏi liệu cái cây kia có đại diện cho thân thể hay không… Trong vị thần Tam bành của người Ấn, một năng lượng được dồn nén lại gọi là kulakundalini trèo lên cái cây thân thể cho đến khi nó tới được đỉnh đầu nơi mà nó đạt tới sự tột cùng của niềm hạnh lạc vĩnh hằng. Mặt trăng đang lên có thể được ví với trạng thái không minh và niềm hạnh lạc. Kulakundalini hay còn gọi là năng lượng dồn nén hay là bản thể của nhà thơ ở đây là con côn trùng đã trèo lên cái cây thân thể, tới được đỉnh đầu và đu lên đó trong niềm hạnh lạc. Người ta cũng có thể nhận thức được cái cây đó như là cái cây sinh mệnh. Bài thơ đưa chúng ta từ chỗ những câu chuyện vô bổ bị nhốt kín trong ngôi nhà chật hẹp của thân thể đến với thế giới rộng lớn hơn của thực tại bên ngoài được tắm mình trong ánh trăng của sự nhận thức chân lí và niềm hạnh lạc.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BÀI KHÁC
1 2 

image advertisement
image advertisement
image advertisement




























Thiết kế bởi VNPT | Quản trị