“A New Day” – The 23th poem of “hidden face flower” - "Ngày mới" – Bài thơ thứ 23 trong tập thơ “hoa giấu mặt” - (explication - chú giải) - Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

“A New Day” – The 23th poem of “hidden face flower”


 

Tiến sỹ Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

 

 

 

 

By Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

(From Calcutta, India)

 



 

The light of dawn breaking
An open young beak of a little bird
Sipping some bright clouds
(A New Day – Mai Văn Phấn. Translated from Vietnamese by Pornpen Hantrakool)

 

Explication:

The poem opens with the light of dawn breaking. It is breaking dawn. Breaking dawn is that time quantum and point quantum when the first light of the sun reaches the skies. The Sun is yet to show up. In other words breaking dawn is the hour between the first light of the Sun reaching the skies and the Sun rise. Daybreak is the hour before gods awake. To break here does not mean to separate. To break here is to burst forth or to come into being. The Bible as well as the Hebraic religion announces that God head is revealed with the daybreak. Similar instances could be put forward from different religions and cultures. The Vedas have beautiful hymns addressed to Usha or dawn. Dawn breaks out from darkness as cows  break out from their enclosed pen. Dawn drives back black abyss and rains upon the liberated earth the priceless wealth of light and pure consciousness. In fact daybreak or dawn is a momentous moment when the opposites meet. It is at this line in between the opposites that one could find jouissance. It is the hour when Venus shines as the morning star and the lotus opes its eyes softly and Vietnam rejoices at the sight. Darkness dispelled, pure consciousness is diffused throughout the skies and there is a rain of light upon the earth. There are clouds of dense consciousness scattered all over the blue deep alight with consciousness. This is an an impressionist word painting that has been imported from heaven as it were. No wonder excited by the rain of consciousness a small bird has excelsiored  to the dizzy heights where the clouds float and the poet finds it with its beaks parted mouth open as much as possible. The little bird is the symbol of infinite thirst. The word painting in front of us entitled New Day depicts infinite thirst drinking in infinite manna. Is not the bird the soul of the poet himself drinking  in the Niagra  of light falling from pure consciousness. The poet or the bird is seated on the clouds conjured by the poets meditation. He wants to drink the purer nectar unpolluted by the fall outs from the earth. He cannot wait. He goes up to the clouds to quench his thirst. In Indian mythology there is a kind of cuckoo which has pied crest and which  is known as chataka. The cha taka cannot take water from the earth. It can only drink rainwater when it drops from the skies. No better portrayal of a chataka is found in the whole range of Sanskrit literature than what Mai Văn Phấn does here. One thing the readers must admit. However small the bird might be  drunk in the nectar from heaven the bird (bard) showers upon mankind wonderful word pictures charged with light and pure consciousness.

 

 

Translated by Phạm Văn Bình

Bản dịch của Phạm Văn Bình






Tranh cổ Ấn Độ - www.artnindia.com

 

 

 

 

"Ngày mới" – Bài thơ thứ 23 trong tập thơ “hoa giấu mặt”

 

 

 

 

Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

(Từ Calcutta, Ấn Độ)

 

 

 

 

Hừng đông

Miệng chim non

Hớp những đám mây

(Ngày mới - Mai Văn Phấn. Pornpen Hantrakool dịch sang Anh ngữ)

 

Chú giải:

Bài thơ mở ra với một ánh hừng đông. Đó là cảnh bầu trời rạng sáng. Hừng đông là lượng tử thời gian và lượng tử điểm khi tia sáng đầu tiên của Mặt trời chạm tới bầu trời. Mặt trời vẫn chưa xuất hiện. Nói một cách khác, hừng đông là thời khắc giao thoa giữa tia sáng đầu tiên của Mặt trời chạm tới bầu trời và sự xuất hiện của Mặt trời. Hừng đông là giờ phút mà các vị thần linh thức dậy. Sự hé rạng ở đây không có nghĩa là chia tách. Sự hé rạng ở đây là bung mở hoặc đản sinh. Kinh thánh cũng như Tôn giáo Hê-brơ cáo tri rằng cái đầu cao quí của Chúa Trời hiển lộ cùng với sự hé rạng của bầu trời lúc hừng đông. Những thí dụ tương tự có thể được lấy ra từ những tôn giáo và những nền văn hóa khác nhau. Kinh Vệ Đà có bài tụng ca tuyệt đẹp về Usha hay còn gọi là hừng đông. Bình minh hé rạng từ cõi u minh giống như những con bò xổng ra từ một cái chuồng đóng kín. Bình minh xua đi địa ngục hắc ám và phóng thích xuống mặt đất phóng khoáng thứ tài sản vô giá là ánh sáng và sự minh ngộ. Thực tế, hừng đông hay bình minh là một thời điểm quan trọng khi những thái cực đối lập gặp nhau. Đó là tại đường ranh giới giữa những thái cực đối lập, người ta có thể tìm thấy được niềm hạnh lạc. Đó là giờ phút mà thiên thể Sao Kim sáng lên mang tên gọi là Sao Mai và hoa sen khẽ khàng mở ra những con mắt của mình cùng với Việt Nam hân hoan trước cảnh tượng này. Bóng tối bị xua tan, sự minh ngộ lan truyền khắp bầu trời và có một cơn mưa ánh sáng gội rửa Trái đất. Có những đám mây của sự không minh được rải rắc khắp thiên không ngập tràn ánh sáng của sự minh ngộ. Đây là một bức tranh bằng ngôn từ theo trường phái ấn tượng đã được thụ sủng từ Thiên đình đúng như nó đã từng xảy ra. Không có điều ngạc nhiên nào được khơi dậy bởi cơn mưa của sự minh ngộ khi mà một con chim nhỏ đã bay vút lên tới một tầm cao đến chóng mặt nơi có những đám mây bồng bềnh trôi và nhà thơ trông thấy nó với chiếc mỏ rộng mở. Chú chim nhỏ là biểu tượng của sự khát khao vô hạn. Bức tranh bằng ngôn từ này ở trước mặt chúng ta có tên là Ngày Mới miêu tả sự khát khao vô hạn được uống trong nguồn thánh thủy vô cùng vô tận. Con chim không phải là linh hồn của chính nhà thơ đang uống tại thác Niagra mang cội nguồn ánh sáng tuôn trào từ sự minh ngộ đó sao? Nhà thơ hay là chú chim đang ở trong những đám mây được tạo ra bởi sự suy tưởng của chính nhà thơ. Nhà thơ muốn được uống thứ tiên tửu tinh khiết hơn không bị ô nhiễm bởi bụi phóng xạ từ Trái đất. Nhà thơ không thể chờ đợi. Nhà thơ bay thẳng lên tận chín tầng trời để dập đi cơn khát của mình. Trong thần thoại Ấn Độ, có một loài chim cu mang chiếc mào đa sắc và được biết đến với cái tên là chataka. Loài chim mang cái tên chataka này không thể lấy được nước từ Trái đất. Nó chỉ có thể uống nước mưa khi hạ xuống từ bầu trời. Không có sự miêu tả nào tốt hơn về một con chim chataka được tìm thấy trong toàn bộ nền văn học tiếng Phạn như con chim mà Nhà thơ Mai Văn Phấn sáng tạo ra ở đây. Có một điều mà người đọc phải thừa nhận. Tuy nhỏ bé, con chim có thể uống thứ tiên tửu từ trên Thiên đình, con chim (nhà thơ) ban ân sủng cho loài người bằng những bức tranh ngôn từ kì diệu cùng với ánh sáng và sự minh ngộ.







 

 

 

 

 

 

 

 

BÀI KHÁC
1 2 

image advertisement
image advertisement
image advertisement




























Thiết kế bởi VNPT | Quản trị