“Ripe Fruit” – The 24th poem of “hidden face flower” - "Trái chín" – Bài thơ thứ 24 trong tập thơ “hoa giấu mặt” (explication - chú giải) - Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

“Ripe Fruit” – The 24th poem of “hidden face flower”


 

Inspired by Madhubani by Aparajita Barai, via Behance. pinterest.com

 

 

 

 

By Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

(From Calcutta, India)

 



 

Who bakes
In the trunk of a tree
By another flame

(Ripe Fruit – Mai Văn Phấn. Translated from Vietnamese by Pornpen Hantrakool)

 

Explication:

Baking is so important in  our everyday life. Heat transforms raw material of food for our consumption. Take finely ground whole wheat flour in a mixer. Add a little salt to it and mix it with the flour thoroughly. Next add clarified butter to the same and mix it with flour thoroughly. Now slowly add  a little water to the flour. Don’t add all the water at a time. The palms should be oiled a little so that the flour does not stick to the palms or fingers. Now flour and the water and the clarified butter should be mixed to a manageable dough with the hand. Now knead the dough so that it is pliable and stretchy. The dough should rest a while. Then it should be divided into balls. Each ball should be rolled on a rolling surface with a wooden roller so that each ball turns into a flat circle. The cooking surface should be heated in the meantime. Place the flattened dough on it and keep it for 30 seconds. Then flip it and heat the other side for 30 seconds. Now enjoy the baked product. This is how a kind of flour bread is prepared in India which constitutes the main food  of an Indian The bread thus made is very tasty and nutritious… We wouldnot live without food. And baking is the art of arts that prepares food for us so that we liveWe have studied  how they bake wheat flower to make a kind of bread in India rather in details. It shows how complicated and yet simple the art of baking is. Just as the food we consume is often made by way of baking so are the  foods  prepared through plants by way of baking as well. Indeed whatever food we consume is prepared through plants. Sometimes we consume directly what is prepared through plant such as  a guava or a pomello. Otherwise we take the food prepared througha plant as the raw material such as flour from wheat plants for the food we prepare for our consumption and there baking is rather a must. The baking in plants is also a complicated process. The baking in plants needs chlorophyll or green pigments found in the leaves of plants, natural sunlight or artificial light, carbon dioxide gases  from the air exhaled by men and animals, water and nutrients and minerals which the plants collect through roots from soil. Food is made through the plant by way of the process of photosynthesis with the help of light energy. Light energy helps to make sugar from carbon dioxide and water. Thus photosynthesis is the process in plants that convert light energy  to sugar energy. As it is obvious from our description the making of food in the plants for the sustenance of itself as well as for sustaining all life in the earth is quite complicated. The making of food in plants needs lot of hard work and proper understanding of the aforesaid complicated process. It is our mother who works hard in the kitchen and bakes food materials on the oven  for us to consume and live. The poet asks - who bakes in the plant? This is a question put forward by a sphinx and no Oedipus  has yet showed up  to answer it. Had there been no plants there would be no life on earth. We see the plants through which food is prepared. We see ovens as it were. But ovens do not cook Mother cooks food with the help of the ovens Similarly plants do not cook. Someone surely cooks using the plants. This is simple logic. But who cooks using the plants? Who? Who? Who? Because cooking cannot be done on its own. Different materials and diverse ingredients are needed for cooking and it needs intelligence to properly combine those materials and ingredients. The chefs are the greatest among men in the world and cooking is the greatest art that man can ever imagine of because it sustains life. Should we then imagine a dryad in every tree in chefs attire and be pagans worshipping trees. Yes trees must not be felled to raise built space. We must learn to worship trees. We must go to our less civilized brethren who live in the neighbourhood of Nature and forests to learn the true essence of civilization and  to worship trees. Again may be there is one supreme power which has created the Sun and which has created the earth and water at whose biddings the multitudinous dryads bake in the trees. There is no conclusive answer to the question - Who bakes in the trees. Mankind has been circumambulating the existence with the question since man  first appeared in the world. We have no answer to this question even today. It is often claimed that poetry reveals eternal truths. May be. But the poet Mai Văn Phấn reveals before us questions that man will ever be asking.

 

 

 

 

Translated by Phạm Văn Bình

Bản dịch của Phạm Văn Bình





Tiến sỹ Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

 

 

 

 

"Trái chín" – Bài thơ thứ 24 trong tập thơ “hoa giấu mặt”

 

 

 

 

Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

(Từ Calcutta, Ấn Độ)

 

 

 

 

Ai nung
Trong thân cây
Ngọn lửa khác

(Trái chín -  Mai Văn Phấn. Pornpen Hantrakool dịch sang Anh ngữ)

 

Chú giải:

 

Việc nung (nướng) rất quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Nhiệt lượng biến đổi nguyên liệu thức ăn cho sự tiêu hóa của chúng ta. Cho bột mì được xay kĩ vào trong một máy trộn. Cho thêm một chút muối vào bột rồi trộn nó với bột thật kĩ. Tiếp theo là cho thêm ít bơ đã lọc vào bột rồi trộn nó với bột thật kĩ. Bây giờ hãy từ từ cho thêm một ít nước vào bột. Đừng cho tất cả lượng nước vào cùng một lúc. Lòng bàn tay phải được xoa một chút dầu để bột không dính vào nó hoặc các ngón tay. Giờ thì bột, nước và bơ đã lọc phải được trộn thành một khối bột nhão dễ cầm bằng tay. Ta hãy nhào khối bột này để cho nó dẻo và đàn hồi thật tốt. Khối bột nhào phải được để yên một lúc. Sau đó, nó phải được chia ra thành các viên tròn. Mỗi viên tròn phải được lăn trên một bề mặt nhẵn bằng một con lăn bằng gỗ để mỗi viên bột trở thành một miếng bột tròn và dẹt. Cùng lúc đó, bề mặt bếp nướng cũng phải được làm nóng lên. Ta đặt miếng bột tròn và dẹt lên đó trong vòng 30 giây. Sau đó lật nó lên và làm nóng mặt kia trong vòng 30 giây nữa. Giờ thì ta hãy thưởng thức sản phẩm bột nướng này. Đây là cách mà một loại bánh mì được chế biến ở Ấn Độ tạo thành thứ thức ăn chính của người Ấn. Bánh mì này vì vậy rất ngon và bổ dưỡng… Chúng ta không thể sống mà không có thức ăn. Và việc nướng bánh là nghệ thuật trong các nghệ thuật để chế biến thức ăn cho chúng ta khiến cho chúng ta sinh tồn được. Chúng ta đã nghiên cứu cách thức mà người ta nướng bột mì để làm ra một loại bánh mì ở Ấn Độ khá là chi tiết. Nó cho thấy nghệ thuật nướng bánh phức tạp và cũng đơn giản làm sao. Giống như là thứ thức ăn mà chúng ta đang ăn thường được chế biến bằng cách nướng, những thức ăn được tạo thành từ cây cối cũng có cách nướng như thế. Tất nhiên là bất kì thứ thức ăn nào chúng ta đang ăn cũng được tạo thành từ cây cối. Đôi khi chúng ta ăn trực tiếp những thức ăn được tạo thành từ cây cối như trái ổi hay là trái bưởi. Ngoài ra, chúng ta còn lấy thức ăn được tạo thành từ cây cối để làm nguyên liệu chẳng hạn như bột mì từ những cây lúa mì làm thức ăn mà chúng ta chế biến để ăn và công đoạn nướng là điều cần thiết. Công đoạn nướng trong cây cối cũng là một quá trình phức tạp. Công đoạn nướng trong cây cối cần chất diệp lục hay là chất nhuộm màu có màu xanh lá cây được tìm thấy trong lá cây, ánh sáng mặt trời tự nhiên hoặc ánh sáng nhân tạo, khí cácbon điôxít từ không khí được con người và động vật thải ra, nước và các chất dinh dưỡng cùng các chất khoáng mà cây cối hấp thu được từ đất nhờ bộ rễ. Thức ăn được tạo thành trong cây qua quá trình quang hợp với sự trợ giúp của quang năng. Quang năng giúp cho việc tạo thành đường từ khí cácbon điôxít và nước. Vì vậy, quá trình quang hợp là quá trình mà cây cối chuyển đổi quang năng thành năng lượng đường. Rõ ràng là, từ sự miêu tả của chúng ta, việc chế biến thức ăn trong cây cối cho chất dinh dưỡng của bản thân nó cũng như để duy trì sự sống trên trái đất là điều hết sức phức tạp. Việc chế biến thức ăn trong cây cối cần nhiều công việc vất vả và sự hiểu biết đúng đắn về quá trình phức tạp nói trên. Người mẹ của chúng ta cũng phải làm việc vất vả trong nhà bếp và nướng các nguyên liệu thức ăn trên bếp lò cho chúng ta ăn để sinh tồn. Nhà thơ hỏi – Ai nung (nướng) trong thân cây? Đây là một câu hỏi được đưa ra bởi một con nhân sư mà không có chàng Oedipus chỉ ra và trả lời cho câu hỏi đó. Nếu không có cây cối, sẽ không có sự sống trên Trái đất này. Chúng ta nhìn thấy cây cối mà thông qua đó thức ăn được tạo thành. Chúng ta nhìn thấy những chiếc bếp lò như là chúng đã và đang tồn tại. Nhưng những chiếc bếp lò không nấu thức ăn. Chính người mẹ nấu thức ăn với sự giúp đỡ của những chiếc bếp lò. Tương tự, cây cối không nấu thức ăn. Ai đó chắc chắn nấu thức ăn bằng cách sử dụng cây cối. Đây là một logic giản dị. Nhưng ai nấu thức ăn bằng cách sử dụng cây cối? Ai? Ai? Ai? Bởi vì việc nấu nướng không thể tự nó mà làm được. Các nguyên liệu khác nhau và các thành phần khác nhau được cần đến cho việc nấu nướng và cần có trí thông minh để phối hợp thích đáng các nguyên liệu và các thành phần đó. Các đầu bếp là những người vĩ đại nhất trong những người sống trên thế giới và việc nấu ăn là nghệ thuật vĩ đại nhất mà con người có thể tưởng tượng ra bởi vì nó duy trì sự sống. Nếu lúc đó chúng ta tưởng tượng ra một vị nữ thần cây trong mỗi thân cây mặc bộ đồ đầu bếp và những người dị giáo tôn thờ cây cối. Vâng, cây cối không bị chặt đốn để tạo ra một không gian bị xây kín bằng bê tông cốt thép. Chúng ta phải học cách tôn thờ cây cối. Chúng ta phải đến với những người anh em ít được khai hóa của mình đang sống gần với thiên nhiên và các cánh rừng để học bản chất đích thực của nền văn minh và để tôn thờ cây cối. Có thể có một nguồn sức mạnh siêu nhiên đã tạo ra Mặt trời, Trái đất và Nước mà theo những mệnh lệnh của nó, vô vàn những nữ thần cây nướng thức ăn ở trong các thân cây. Không có câu trả lời cuối cùng nào cho câu hỏi này – Ai nung (nướng) trong thân cây. Loài người đã đi vòng quanh cuộc sống với câu hỏi này kể từ khi con người lần đầu tiên xuất hiện trên thế giới. Thậm chí đến tận ngày hôm nay, chúng ta cũng không có câu trả lời cho câu hỏi này. Người ta thường đòi hỏi thi ca phải khám phá những chân lí vĩnh hằng. Có thể là như thế. Nhưng Nhà thơ Mai Văn Phấn đã khám phá trước chúng ta những câu hỏi mà Loài người sẽ còn hỏi mãi.

 

 






 

BÀI KHÁC
1 2 

image advertisement
image advertisement
image advertisement




























Thiết kế bởi VNPT | Quản trị