“Two Seasons” – The 26th poem of “hidden face flower” - "Hai mùa" – Bài thơ thứ 26 trong “hoa giấu mặt” - (explication - chú giải) - Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

Two Seasons” – The 26th poem of “hidden face flower”


 

Tranh cổ Ấn Độ

 

 

 

 

 

By Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

(From Calcutta, India)

 



 

I stand between
A cicada’s chirp and
A chrysanthemum

(Two Seasons – Mai Văn Phấn. Translated from Vietnamese by Pornpen Hantrakool)

 

Explication:

The poet Mai Văn Phấn positions the readers between two conflicting perceptions and impels the readers thereby to probe deeper into the koans of existence. The poet stands between a cicadas chirp and a chrysanthemum. The cicadas chirp imples auditory perception. The chrysanthemum implies visual perception. While visual perception gives us the sense of space the auditory perception gives us the sense of time. Now a days it is posited that space and time go together they together constituting the fourth dimension. But Mai Văn Phấn asks what if there is an apparent conflict between space and time? Apparently sense perceptions take place somewhere beyond the sphere of consciousness. We have five senses in eyes ears smell tongue and touch. But when two sense perceptions are at war with one another our consciousness is impelled to rise up to the occasion. A fruit may look beautiful. But if its smell is repulsive consciousness is awake to the situation. It often vacillates - to eat the fruit or not to eat the fruit. That is how we can explain the vacillation of Macbeth who wavered from to do or not to do or vacillation of Hamlet who wavered from to be or not to be in Shakespeare. Each one of the five senses has its own object of love. And  the object of love of one sense might come in conflict with the object of love of another sense and the person who is decked with these different senses is at a loss what to do or what to make out of such a conflicting situation. Cicadas indicate summer. It is in summer that cicada males sing to invite their female counterparts. They sing together to invite their female counterparts. They can hibernate in the earth for years together and they can choose the time when they should be born. When they sing they sing in a group. Sometimes the sound of their songs wax and sometimes wane. But their song seems to have no ending because they can sing throughout the livelong day. They donot have any voice organ. They beat their bellies with their wings just as we beat drums. And there is droning sound may be reminiscent of the primordial sound Om. While towards the end of summer their songs continue the first autumnal flowers such as chrysanthemum wake up. The Bible says In the beginning there was the Word and God said Let there be Light and there was Light. Chrysanthemums stand for light ;they show up at the bidding of the cicada which stands for Word. True that Chrysanthemums are not specific to any season. But in Vietnam they show up mainly in September and they continue till the Tet festival. In Vietnam they gather chrysanthemum particularly during the lunar new year, "tảo mộ" and "cúng giỗ". "Tảo mộ" speaks of the last day of every lunar year. It is on this day that the people visit the graves of their ancestors and clean them and decorate them. "Cúng giỗ" is the anniversary of an ancestors death. It is during the "cúng giỗ" that the ancestors are worshipped. Chrysanthemums espied when cicadas sing might mean that the ancestors are hibernating, The poet does not see the cicadas but he can hear them. Similarly the poet cannot see the bodiless ancestors. But he can hear their inaudible somgs. This is not all. The cicadas stand for resurrection. Does not the poet Mai Văn Phấn position his readers between two seasons life and death? It is an unforgettable experience for any reader whatever.

 

 

 

Bản dịch của Phạm Văn Bình:






Thủ bút của Ts. Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

 

 

 

 

"Hai mùa" – Bài thơ thứ 26 trong “hoa giấu mặt”

 

 

 

 

Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

(Từ Calcutta, Ấn Độ)

 

 

 

 

Tôi đứng giữa
Tiếng ve
Bông cúc

(Hai mùa -  Mai Văn Phấn. Pornpen Hantrakool dịch sang Anh ngữ)

 

Chú giải:

Nhà thơ Mai Văn Phấn đặt người đọc vào giữa hai tri giác xung đột với nhau và bằng cách đó thúc đẩy người đọc phải nghiên cứu sâu hơn về giáo lí công án của tồn tại. Nhà thơ đứng giữa tiếng ve và bông cúc. Tiếng ve ám chỉ sự nhận thức về thính giác. Bông cúc ám chỉ sự nhận thức về thị giác. Trong khi sự nhận thức về thị giác cho chúng ta ý thức về không gian thì sự nhận thức về thính giác cho chúng ta ý thức về thời gian. Giờ đây người ta phải thừa nhận là không gian và thời gian đi cùng nhau để tạo nên chiều thứ tư. Nhưng Nhà thơ Mai Văn Phấn băn khoăn hỏi rằng liệu có một sự xung đột rõ ràng nào giữa không gian và thời gian không? Hiển nhiên là cảm nhận của các giác quan diễn ra ở một nơi nào đó đã vượt lên trên phạm trù của tri giác. Chúng ta có năm giác quan là thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác và xúc giác. Nhưng khi hai giác quan xung đột với nhau thì tri giác của chúng ta buộc phải vươn lên để kiếm tìm cơ hội. Một trái cây trông có vẻ rất đẹp. Nhưng nếu mùi của nó khó ngửi thì tri giác sẽ cảm nhận được tình huống đó. Điều này thường gây ra sự lưỡng lự – ăn hay không ăn trái cây đó. Đây là cách mà chúng ta có thể giải thích cho sự lưỡng lự của Macbeth, người đã trăn trở giữa hành động hay không hành động hoặc là sự lưỡng lự của Hamlet, người đã trăn trở giữa tồn tại hay không tồn tại trong các vở kịch của Shakespeare. Mỗi một giác quan trong năm giác quan trên có đối tượng yêu thích của riêng mình. Và đối tượng yêu thích của giác quan này có thể xung đột với đối tượng yêu thích của một giác quan khác khiến cho người có những giác quan khác nhau này không biết sẽ phải làm gì hoặc phải tạo ra điều gì từ một tình huống xung đột như thế. Con ve biểu thị cho mùa hè. Trong mùa hè, những con ve đực ca hát để quyến rũ bạn tình của mình. Chúng có thể cùng nhau ngủ vùi dưới đất hàng năm trời và chúng có thể chọn thời gian cho kì sinh sản. Khi chúng ca hát thì chúng hát trong cùng một nhóm. Tiếng ca của chúng khi thì lên bổng lúc lại xuống trầm. Nhưng bài ca của chúng dường như không bao giờ dứt vì chúng có thể hát suốt ngày. Chúng không có cơ quan phát âm nào cả. Chúng đập cánh vào bụng mình như chúng ta gõ trống vậy. Và chúng phát ra tiếng kêu o o khiến người ta nhớ đến âm nguyên thủy Om. Vào lúc cuối mùa hè, bài ca của chúng được nối tiếp bằng những loài hoa đầu thu chẳng hạn như sự bừng nở của hoa cúc. Kinh Thánh kể rằng vào lúc bắt đầu có Ngôn từ, Chúa Trời nói rằng Ánh sáng hãy hiện ra và thế là Ánh sáng xuất hiện. Hoa cúc đại diện cho Ánh sáng; chúng hiển lộ vào lúc ban hành mệnh lệnh cho ve sầu là loài đại diện của Ngôn từ. Thực ra, hoa cúc không đặc trưng cho mùa nào cả. Nhưng ở Việt Nam, chúng chủ yếu nở vào tháng Chín và chúng tiếp tục nở đến Tết nguyên đán. Ở Việt Nam, người ta hái hoa cúc đặc biệt vào ngày Tết nguyên đán, trong lễ tảo mộ và vào ngày cúng giỗ. Lễ tảo mộ diễn ra vào ngày cuối cùng của năm âm lịch. Vào ngày đó, mọi người đi viếng mộ tổ tiên, lau chùi và trang trí lại cho ngôi mộ. Cúng giỗ là lễ kỉ niệm ngày mất của tổ tiên. Trong ngày cúng giỗ, tổ tiên được tế bái. Hoa cúc được nhìn thấy khi ve sầu ca hát có thể mang ý nghĩa là tổ tiên đang an lành. Nhà thơ không nhìn thấy những con ve sầu nhưng nhà thơ có thể nghe thấy tiếng ca của chúng. Tương tự, nhà thơ không thể nhìn thấy linh hồn tổ tiên nhưng nhà thơ có thể nghe thấy những bài ca vô thanh của họ. Nhưng đó chưa phải là tất cả. Những con ve sầu còn đại diện cho sự phục sinh. Không phải Nhà thơ Mai Văn Phấn đã đặt bạn đọc của mình vào giữa hai mùa Sinh – Tử đó sao? Đây là một sự trải nghiệm không thể nào quên đối với bất kì bạn đọc nào.








Nghệ thuật truyền thống vùng tây bắc Ấn Độ










 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BÀI KHÁC
1 2 

image advertisement
image advertisement
image advertisement




























Thiết kế bởi VNPT | Quản trị