“Making a Nest” – The 29th poem of “hidden face flower” - "Làm tổ" – Bài thơ thứ 29 trong “hoa giấu mặt” - (explication - chú giải) - Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

Making a Nest” – The 29th poem of “hidden face flower”


 

Thủ bút của Ts. Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

 

 

 

 

 

By Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

(From Calcutta, India)

 



 

A Flock of sparrows nest on the roof
I walk on tiptoes
Below the landlord’s descendants

(Making a Nest – Mai Văn Phấn. Translated from Vietnamese by Pornpen Hantrakool)

 

Explication:

The poem opens with a flock of sparrows nesting  on a roof. They are house sparrows. A sparrow is a small bird  no bigger than a tennis ball. The sparrows are small birds and they are social birds. Wherever they go they go in flocks, each flock consisting of eight or ten birds. No wonder that the poet catches sight of a flock of sparrows and we can infer that they are chirping and chattering to communicate among them. And the poet does not disturb them or intimidate them. Because the poet says that he walks on tiptoes  lest the birds are scared. The poet walks on tiptoes below the land lords descendants. The phrase land lords descendants is significant. Who are the landlords? Surely it is not man who is the landlord in whose built space the sparrows have built their nests. In fact private property is a myth. There cannot be any private property. The earth and its resources is the common inheritance of all. How come man appropriates the earth and its resources  in his self interest depriving the birds and beasts and snakes who have equal rights with man to earth and its resources? Was there any social contract between man and the rest of Nature including trees plants birds and beasts etcetera by which the right to earth was given up in favour of man? Nope. When the poet describes the birds as the true landlords of the place where they assemble he announces without any hesitation that property is theft. Unlike us the common run of men the poet tiptoes below the descendants of the lamdlords viz the birdlings in the nest lest they are disturbed. The message is clear. The ownership of the earth and its resources should be free for all. Nature should be restored to its right ful authority over earth. We should live in Nature with love and due regards for Nature. We should live here bent down with reverence as one lives in a temple or a monastery. On the contrary man has usurped land from Nature and claims that he owns the land. The first man who occupied a plot of land and announced that it was his own  started private property and inaugurated the civil society. When some men owned the land and the rest of the men were turned landless capitalism was born. Where should the landless work to get their daily bread? They must work in the land of the landlords and thus  exploitation of the landless began.Just as we should let the birds and beasts of Nature live as they want so should we be respectful to the poor and the have nots. The sparrows are fond of human habitation. They build their nests in the eaves and crevices of the houses built by men. They have been living  with us with men for at least last ten thousand years. But it is a pity that there has been a dramatic decrease in  the population of sparrows in last twenty four years. The poets respectful treatment of the sparrows  compels us to think seriously over the issue. Now a days we build houses in such a fashion that sparrows cannot nest there. But birds nests are good omens. Shakespeare in Macbeth observes that a bird has made in a castle its pendent bed and procreant cradle where they must breed and haunt. With Shakespeare this is a good omen. The air he observes is delicate. Sparrows are associated with Aphrodite. They stand for love and good fortune. But to repeat the sparrows and the birds cannot build their nests in modern houses. Pesticides used in agriculture have deprived them of their main food the seeds and the pests. Mobile phones are also to blame for the decrease in the population of the sparrows. In short we do not have any respect for these tiny creatures of Nature although the Bible says that Gods eye is on the sparrows as well. The poets reverent treatment of sparrows only remind us how irreverent we are to these  little things of Nature. The poet as we have observed walks softly lest the sparrows are disturbed. The sparrows are in a flock. So the poem in its suggestion indicates that the birds are plunged in communal chirping and the space is loud with their chirrups and the poet is all ears to that. We imagine that their chirpings will have no end in the enchanted house where the poet visits. It is absolutely legitimate to infer about the poet from the poem. We guess he is the type of the wise who loves all things both great and small.

 


 

Bản dịch của Phạm Văn Bình

Translated by Pham Van Binh







Tranh cổ Ấn Độ

 

 

 

 

"Làm tổ" – Bài thơ thứ 29 trong “hoa giấu mặt”

 

 

 

 

Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

(Từ Calcutta, Ấn Độ)

 

 

 

 

Lũ sẻ nâu trên mái
Tôi rón rén
Dưới các cô cậu chủ

(Làm tổ -  Mai Văn Phấn. Pornpen Hantrakool dịch sang Anh ngữ)

 

Chú giải:

Bài thơ mở đầu bằng một đàn chim sẻ đậu ở trên mái nhà. Chúng là những con chim sẻ nhà. Chim sẻ là một loài chim nhỏ không lớn hơn một quả bóng bàn. Chim sẻ tuy nhỏ nhưng là loài chim sống theo bầy đàn. Chúng tới nơi nào đều kéo đàn kéo lũ mà tới, mỗi đàn có từ tám đến mười con. Không nghi ngờ gì nữa, nhà thơ bắt gặp một đàn chim sẻ và chúng ta có thể suy đoán rằng chúng đang hót líu lo và kêu ríu rít để giao tiếp cùng nhau. Còn nhà thơ thì không quấy rầy hoặc dọa dẫm chúng. Bởi vì nhà thơ nói rằng mình đang đi rón rén để tránh làm cho lũ chim sợ hãi. Nhà thơ đi rón rén dưới những hậu duệ của những người chủ đất. Cụm từ những cô cậu chủ thật ý nghĩa. Những người chủ đất ở đây là thần thánh phương nào vậy? Rõ ràng đó không phải là người chủ đất mà ở trong một không gian được xây kín của người đó những con chim sẻ đã xây nên những chiếc tổ của mình. Thực ra tài sản cá nhân chỉ là một câu chuyện hoang đường. Không thể có bất kì tài sản cá nhân nào cả. Trái đất và các nguồn tài nguyên của nó là tài sản kế thừa của chung tất cả mọi loài. Bằng cách nào mà con người lại chiếm đoạt Trái đất và tài nguyên của nó cho lợi ích riêng tư của mình, tước đoạt đi cái quyền lợi ngang hàng với loài người của những loài chim, loài thú và những loài bò sát đối với Trái đất và những tài nguyên của nó? Liệu có bất kì sự đối lập nào về mặt xã hội giữa loài người và những giống loài còn lại của Thiên nhiên bao gồm cả cỏ cây chim thú v.v… mà nhờ đó quyền hạn đối với Trái đất được trao cho loài người hay không? Không hề có. Khi nhà thơ miêu tả đàn chim như là những người chủ đất chân chính ở nơi mà chúng quần tụ lại, nhà thơ tuyên bố mà không chút ngần ngại nào rằng tài sản đó là của trộm cắp. Không giống chúng ta, những phàm phu tục tử, nhà thơ rón rén đi phía dưới những hậu duệ của những người chủ đất, có nghĩa có những con chim đang ở trong tổ, vì nhà thơ sợ rằng chúng sẽ bị quấy rầy. Thông điệp đã rõ ràng. Sự sở hữu Trái đất và các nguồn tài nguyên của nó phải là dành cho tất cả mọi loài. Thiên nhiên phải được khôi phục quyền lực đầy đủ và chính đáng của nó ở mọi nơi trên phiến thiên địa này. Chúng ta phải sống trong một Thiên nhiên với tình yêu và sự kính trọng đúng mực đối với Thiên nhiên. Ở đây, chúng ta phải hạ thấp mình xuống trong sự tôn kính như người sống trong một ngôi đền thờ hay trong một tu viện. Ấy thế mà, con người đã chiếm đoạt đất đai từ Thiên nhiên và tuyên bố rằng chính mình là chủ sở hữu của phiến thiên địa này. Người đầu tiên chiếm hữu một mảnh đất và tuyên bố rằng chính mình bắt đầu thực hiện luật tài sản cá nhân của riêng mình và mở ra một xã hội dân sự. Khi có một số người sở hữu đất đai và những người còn lại trở thành những người không có đất đai thì có nghĩa là chủ nghĩa tư bản đã ra đời. Những người không có đất đai sẽ phải kiếm miếng cơm hàng ngày ở nơi nào đây? Họ sẽ phải làm việc trên đất đai của những người chủ đất và thế là sự bóc lột những người không có đất đai sẽ bắt đầu. Khi mà chúng ta để cho các loài chim chóc và muông thú của Thiên nhiên được sinh sống theo ý mình thì chúng ta cũng phải tôn trọng những con người nghèo khổ và những kẻ khốn cùng. Những con chim sẻ yêu thích nơi cư trú của con người. Chúng xây tổ của mình trên các mái hiên và khe nứt của những ngôi nhà được con người xây dựng nên. Chúng sống chung với chúng ta, với loài người, ít nhất đã hàng chục ngàn năm rồi. Nhưng điều đáng buồn là đã có một sự suy giảm tồi tệ về số lượng loài chim sẻ trong hai mươi bốn năm qua. Việc nhà thơ đối xử trân trọng với những con chim sẻ buộc chúng ta phải suy nghĩ nghiêm túc về vấn đề này. Hiện nay, chúng ta đang xây dựng nhà cửa theo một cách thức mà loài chim sẻ không xây được tổ của mình ở đó. Nhưng những tổ chim mang lại điềm lành. Shakespeare trong vở kịch Macbeth đã nhận xét rằng một con chim đã xây dựng bên trong một tòa lâu đài chiếc giường treo và chiếc nôi sinh sản của nó là nơi mà người ta phải lui tới và chăm sóc nó. Với Shakespeare, đó là một điềm lành. Bầu không khí mà ông cảm nhận được là sự thanh tịnh. Loài chim sẻ gắn bó với vị nữ thần Aphrodite. Chúng đại diện cho tình yêu và vận hạnh. Nhưng cần phải nhắc lại rằng loài chim sẻ và những loài chim khác không xây được tổ trong những ngôi nhà hiện đại. Những loại thuốc trừ sâu được dùng trong nông nghiệp đã tước đoạt thức ăn chính của chúng là những hạt cây và những con côn trùng. Những chiếc điện thoại di động cũng là điều đáng trách vì đã làm suy giảm số lượng loài chim sẻ. Nói tóm lại, chúng ta không có bất kì sự tôn trọng nào đối với những sinh linh nhỏ bé này của Thiên nhiên, mặc dù Kinh thánh nói rằng con mắt của các vị thần cũng ở trên cơ thể loài chim sẻ. Cách đối xử tôn kính của nhà thơ với loài chim sẻ nhắc ta nhớ rằng chúng ta đã thiếu tôn kính như thế nào đối với những sinh linh nhỏ bé này của Thiên nhiên. Nhà thơ cũng như chúng ta đã thấy được những bước chân khẽ khàng để tránh cho lũ chim sẻ khỏi bị quấy rầy. Những con chim sẻ ở trong cùng một đàn. Vì vậy, bài thơ trong sự gợi mở của mình đã chỉ ra rằng lũ chim đang lao vào một cuộc tranh đua hót líu lo trong bầy đàn và không gian đang tràn ngập những tiếng hót líu lo của chúng, còn nhà thơ thì đang chú tâm lắng nghe những tiếng chim ríu rít đó. Chúng ta hãy tưởng tượng rằng những tiếng chim ríu rít đó sẽ không bao giờ chấm dứt trong ngôi nhà bị bỏ bùa mê kia nơi mà nhà thơ đã tới thăm. Thật vô cùng hợp lí khi suy đoán về nhà thơ qua bài thơ này. Chúng ta tin rằng nhà thơ là một người thông tuệ, yêu thương hết thảy mọi giống loài dù cao cả hay là nhỏ bé.



 

 

 

Nghệ thuật truyền thống vùng tây bắc Ấn Độ







 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BÀI KHÁC
1 2 

image advertisement
image advertisement
image advertisement




























Thiết kế bởi VNPT | Quản trị