“The Pure Sky of an Early Morning” – The 36th poem of “hidden face flower”- "Ban mai thanh sạch" – Bài thơ thứ 36 trong “hoa giấu mặt” - (explication - chú giải) - Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

“The Pure Sky of an Early Morning” – The 36th poem of “hidden face flower”


 

Tiến sỹ Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

 

 

 

 

By Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

(From Calcutta, India)

 



 

A small cup of tea
Half a cup is drunk
Sunlight shines on sodden leaves
(The Pure Sky of an Early Morning - Mai Văn Phấn. Translated from Vietnamese by Pornpen Hantrakool)

 

Explication:

A true poet perhaps could find great things as trifles and trifles as great things. A poem on drinking tea could sound trifle with the western cultures. True that the East is East and the West is West. But both the East and the West agree over a cup of tea and it is the contribution of the Far East to the world. Drinking tea is a way of life in Vietnam. On every occasion tea is served. And with the people of Vietnam every time is perhaps tea time. Tea is served at the roadside stalls along with a dish of sunflower seeds. There are teahouses. The architecture of the tea houses are unique so that one knows a tea house by its architecture. And there are myriad kinds of tea served in Vietnam. During the 13th and 14 th century it was very polite to take tea. Scholars used to take tea to concentrate on the subject matter of deliberation. Drinking tea purifies the character and lifts up the morals- so did the elders believe. Vietnam if the writer of the present essay is correct has the oldest tea plant  that dates back to 1000 years. And  some scholars do claim that tea plants originated in Vietnam. Tea drinking is a tradition of the  Vietnamese people for over three thousand years. Chinese people have been drinking tea since 2500 BC perhaps. There was a king who unknowingly took some poison and fell sick. Then he took some tea and at once he was hale and hearty. The effect of the poison was done away with. So earlier tea was taken as a medicine. Later the Buddhist monks opted for tea so that they could be mindful in zazen. It was during the Tang dynasty that tea drinking became universal in China. This is not all. Tea became one of the major themes and motifs in Chinese literature. The cup that cheers but never inebriates - Hurrah! But the introduction of tea is mingled with different legends. Bhagavan Bodhidharma the first patriarch of Zen  it is said fell asleep while meditating. When he woke up he was so angry with his eyelids that he at once cut them off and lo! As soon as they fell on the ground a plant was there. Bhagavan Bodhidharma ate its leaves and was at once charged with fresh vitality. And it was Bhagavan Dogen who introduced tea in Japan.And there are many Zen tales around tea and tea cups.

 

This poem of Mai Văn Phấn seems to spring from the very cultural backdrop of the Far East that we have referred to…

 

Well it is morning. True a stork swoops upon its prey. A dirty  morning indeed. But at the same time a bird sips from the clouds abloom in the morning Sun. And morning tea is being served all over Vietnam in every family. And the poet observes a small cup of tea. The cup itself is the earth element and receptacle. The tea stands for the water element and the earth element. The teaplant springs from the earth. A cup brimming with tea is like a person overflowing with love. It is like a cloud heavy with water particles. But  nay. If the cup is full there will be no room for fresh knowledge and wi sdom. This alludes to a zen story. In fact the mind has to be emptied. When the furniture of thought provoked through the senses by the outer world is expelled there are revelations from within. The  bird  drinks from the cloud laden with water particles. Bard is a homonym of bird. So the poet is the bard and bird in one. He sips the tea slowly. And in course of time half of the cup becomes empty. The poet does not follow the zen guru literally. He does not drink the whole tea in the cup and empty the cup. He sips from the small cup and it becomes half empty. And there is the void. The void now mingles with the earth and the water. Unless the void is there no sound could show up. A cup with a half cup of tea And lo! Sun light fills the void. The sunlight could be the symbol of pure consciousness that rises with the waning of the consciousness of the outer world. And now earth air water and fire the four elements mingle. The cup becomes the microcosm of the universe. Since half of the cup is drunk the tea leaves are now distinctly visible. They are soaked in the water. The earth element is soaked in the water element.Now the sun shines upon them… Why does the Sun shine upon the tea leaves. Why does the Sun take care of the tea leaves. People could forecast the future looking at a tea cup and looking at the tea leaves  at the bottom of the cup. Descrying the tealeaves at the bottom of the cup the foreteller can comprehend the remote future. The Sun is the seer. One wonders what  the Sun reads about our future and about the future of the world. What does the Sun prophesy? There is no answer. The poet is here content to depict a situation. But the Sun seems to stand for happiness success and power. So let us rejoice at the sight of the Sun shining on the  soaked leaves of the tea.

 

Now looking at the title of the poem another level of the meaning of the poem becomes obvious. The sky is itself the cup. Darkness is the tea. Half of the tea is drunk.So it is  dawn  the hour when light and darkness meet. The Sun however shines on the soaked tealeaves or the Nature. A very  unique way of describing dawn. The poet Mai Văn Phấn is always fond of the moments  when opposites meet.

 

 

 

 

Translated by Phạm Văn Bình

Bản dịch của Phạm Văn Bình






Nghệ thuật truyền thống vùng tây bắc Ấn Độ

 

 

 

 

"Ban mai thanh sạch" – Bài thơ thứ 36 trong “hoa giấu mặt”

 

 

 

 

Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

(Từ Calcutta, Ấn Độ)

 

 

 

 

Chén trà
Nhấp một nửa
Nắng trên tán lá còn ướt
(Ban mai thanh sạch - Mai Văn Phấn. Pornpen Hantrakool dịch sang Anh ngữ)

 

Chú giải:

Một nhà thơ chân chính có thể coi những điều lớn lao như là những điều nhỏ bé và những điều nhỏ bé như là những điều lớn lao. Một bài thơ về việc uống trà có thể nghe như một điều nhỏ bé với những nền văn hóa phương Tây. Đúng ra là phương Đông là phương Đông và phương Tây là phương Tây. Nhưng cả phương Đông lẫn phương Tây đều đón nhận một chén trà và đó là sự đóng góp của vùng Viễn Đông đối với thế giới. Uống trà là một lối sống ở Việt Nam. Trong mọi dịp, người ta đều dùng trà. Và với người dân Việt Nam, mọi thời gian có lẽ đều là thời gian của trà. Trà được bán ở các quán ven đường cùng với một món cắn chắt là hạt hướng dương. Có những trà thất. Kiến trúc của các trà thất độc đáo đến nỗi người ta biết ngay một trà thất bởi kiến trúc của nó. Và có cơ man các loại trà được bán ở Việt Nam. Trong thế kỉ 13 và thế kỉ 14, người ta uống trà với một phong cách rất nho nhã. Các học giả thường uống trà để tập trung suy nghĩ khi phải cân nhắc về những vấn đề trọng yếu. Việc uống trà thanh lọc phẩm hạnh và đề cao đạo đức – những bậc cao niên tin vào điều này. Việt Nam, nếu người viết bài tiểu luận này là đúng, có cây trà già nhất đã thọ tới một ngàn năm. Và một số học giả khẳng định là cây trà có nguồn gốc từ Việt Nam. Việc uống trà là một truyền thống của người dân Việt Nam trong hơn ba ngàn năm. Người Trung Hoa có lẽ đã uống trà từ năm 2500 trước Công nguyên. Có một vị vua vô tình uống phải chất độc nào đó và bị ốm. Lúc đó, ông uống một ít trà và ngay lập tức trở nên sinh long hoạt hổ. Tác động của chất độc đã bị loại trừ. Vì vậy, trước đây trà được uống như là một vị thuốc. Sau này, các vị sư uống trà để có thể tập trung tâm trí vào trạng thái thiền định. Chính trong thời Đường, việc uống trà trở thành phổ biến ở Trung Hoa. Không chỉ có thế. Trà trở thành một trong những đề tài và mô típ chủ yếu trong nền văn học Trung Hoa. Chén trà làm người ta phấn khích nhưng không bao giờ bị mê mẩn tâm thần – Thật tuyệt vời! Nhưng việc giới thiệu về trà bị hòa lẫn với những truyền thuyết khác. Đức Bồ Đề Đạt Ma Bhagavan, vị trưởng bối đầu tiên của Phái Thiền tu được kể là đã thiếp ngủ trong khi thiền định. Khi ngài thức dậy, ngài rất bực mình với hai mí mắt của mình đến nỗi ngài cắt bỏ chúng ngay lập tức và nhìn kìa! Ngay khi chúng rơi xuống đất, một thân cây đã mọc lên ở đó rồi. Đức Bồ Đề Đạt Ma Bhagavan ăn những chiếc lá của cái cây đó và lập tức ngài thấy mình tràn đầy nguồn sinh lực mới. Và chính Bhagavan Dogen đã du nhập trà vào Nhật Bản. Có nhiều câu chuyện của Phái thiền tu xung quanh cây trà và chén trà.

 

Bài thơ này của Nhà thơ Mai Văn Phấn dường như bắt nguồn từ chính nền tảng văn hóa của vùng Viễn Đông mà chúng ta vừa nói đến…

 

Vâng, đó là vào buổi sáng. Đúng vậy, một con cò lao xuống con mồi của mình. Rõ ràng là một buổi sáng nhơ bẩn. Nhưng cùng lúc đó, một con chim hớp từng ngụm nước từ những đám mây đang bừng nở trong ánh mặt trời buổi sáng. Và món trà buổi sáng đang được dọn ra ở mọi gia đình trên khắp đất nước Việt Nam. Còn nhà thơ thì quan sát một chén trà nhỏ. Bản thân chiếc chén là nguyên tố Đất và là đồ đựng. Trà đại diện cho nguyên tố Nước và nguyên tố Đất. Cây trà mọc lên từ Đất. Một chén đựng đầy trà giống như là một người đang tràn trề tình yêu. Nó giống như một đám mây trĩu nặng những hạt nước vậy. Nhưng không. Nếu chiếc chén đầy trà thì sẽ không còn chỗ cho những kiến thức và trí tuệ mới. Điều này mang hàm ý về một câu chuyện của phái Thiền tu. Trong thực tế, thức hải phải trống rỗng. Khi nguồn kiến thức của tư tưởng  bị kích thích thông qua các giác quan bởi thế giới bên ngoài được phóng thích thì có những điều được phát hiện từ thế giới bên trong. Con chim uống nước từ đám mây trĩu nặng những hạt nước. Nhà thơ là người trùng tên với loài chim. Vì vậy, nhà thơ với con chim là một. Nhà thơ uống trà một cách từ tốn. Và trong thời gian đó, một nửa chén trà đã cạn. Nhà thơ không bắt chước vị trưởng bối của Phái Thiền tu theo từng câu từng chữ. Nhà thơ không uống hết phần trà trong chén và làm cho cái chén trống không. Nhà thơ hớp từng ngụm từ chiếc chén nhỏ bé và nó cạn một nửa. Và có một khoảng trống. Khoảng trống đó hiện giờ tan hòa với Đất và Nước. Nếu không có khoảng trống đó, sẽ không có âm thanh nào được phát ra. Một chiếc chén với một nửa phần trà trong chén. Và nhìn kìa ! Ánh mặt trời đã tràn đầy khoảng trống đó. Ánh mặt trời có thể là biểu tượng của sự minh ngộ trỗi dậy cùng với sự lụi tàn của sự nhận thức về thế giới bên ngoài. Và giờ đây, đất, không khí, nước và lửa là bốn nguyên tố đã dung hợp lại với nhau. Chiếc chén trở thành một tiểu vũ trụ. Vì nửa chén trà đã được uống, những chiếc lá trà lúc này được nhìn thấy rõ ràng. Chúng bị nhúng trong nước. Nguyên tố Đất bị nhúng trong nguyên tố Nước. Bây giờ mặt trời chiếu lên chúng… Tại sao mặt trời chiếu lên những chiếc lá trà vậy? Tại sao mặt trời quan tâm chăm sóc những chiếc lá trà vậy? Con người có thể dự báo tương lai bằng cách nhìn vào một chén trà và nhìn những chiếc lá trà ở đáy chén. Nhìn những chiếc lá trà ở đáy chén, thầy tướng số có thể thức ngộ được tương lai xa xôi. Mặt trời là nhà tiên tri. Người ta tự hỏi rằng mặt trời đọc được điều gì về tương lai của chúng ta và tương lai của thế giới này. Mặt trời tiên đoán được điều gì? Không có câu trả lời. Nhà thơ ở đây hài lòng miêu tả một trạng huống. Nhưng mặt trời dường như đại diện cho niềm hạnh lạc, sự thành đạt và quyền năng. Vậy chúng ta hãy vui mừng với cảnh tượng mặt trời chiếu rọi lên những chiếc lá trà thấm nước.

 

Lúc này, nhìn vào tựa đề bài thơ, một tầng nghĩa khác của nó cũng trở nên rõ ràng. Bản thân bầu trời là chiếc chén. Bóng tối là trà. Một nửa chén trà đã được uống. Vì vậy, bình minh là giờ phút mà ánh sáng và bóng tối giao hội. Tuy nhiên, mặt trời chiếu lên những chiếc lá trà bị thấm nước hay chính là Thiên nhiên. Một cách miêu tả thật độc đáo về bình minh. Nhà thơ Mai Văn Phấn luôn luôn yêu thích những thời khắc mà những điều đối lập giao hội với nhau.





Biography of Dr. Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

 

Address: 6/ 1 Amrita Lal Nath lane P.0. Belur Math Dist Howrah West Bengal India Pin code711202. Date of Birth 11 02 1947. Education  M.A [ triple]  M Phil   Ph D  Sutrapitaka tirtha  plus degree in homeopathy. He remains a retired teacher of B.B. College, Asansol, India. He has published books in different academic fields including religion, sociology, literature, economics, politics and so on. Most of his books have been written in vernacular i.e. Bengali. Was awarded gold medal by the University of Calcutta for studies in modern Bengali drama.

 

 

 

 

Tiểu sử Tiến sĩ Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

 

Địa chỉ : 6/ 1 đường Amrita Lal Nath hòm thư Belur Math Dist Howrah Tây Bengal Ấn Độ mã số 711202. Ngày sinh : 11 02 1947. Thạc sĩ văn chương, thạc sĩ triết học, tiến sĩ triết học  [bộ ba] cùng với Bằng y học về phép chữa vi lượng đồng cân. Ông còn là một giảng viên đã nghỉ hưu của Trường đại học B.B, Asansol, Ấn Độ. Ông đã có những cuốn sách được xuất bản về nhiều lĩnh vực học thuật bao gồm tôn giáo, xã hội học, văn học, kinh tế, chính trị v.v. Hầu hết sách của ông đã được viết bằng tiếng bản địa là tiếng Bengal. Ông đã được tặng thưởng huy chương vàng của Trường đại học Calcutta về các nghiên cứu nghệ thuật sân khấu Bengal hiện đại.

 

 

 

 

Bìa tập thơ “hidden face flower - hoa giấu mặt” xuất bản ở Thái Lan

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BÀI KHÁC
1 2 

image advertisement
image advertisement
image advertisement




























Thiết kế bởi VNPT | Quản trị