“To Beat a Gong” – The Fourth poem of “hidden face flower” - "Đánh chiêng" – Bài thơ thứ 4 trong tập thơ “Hoa giấu mặt” (explication - chú giải) - Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

To Beat a Gong” – The Fourth poem of “hidden face flower”

 

  

Tiến sỹ Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

 
 

 

By Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

(From Calcutta, India)

 

 
 

A gong stick

Wrapped up in an old shirt

A vibrating sound of human sweat

(To Beat a Gong – Mai Văn Phấn. Translated from Vietnamese by Pornpen Hantrakool)

 

Explication:


A poem often seeks to externalise the happenings in the being of the poet. To that end, it might use the props from the world without to describe the happenings in the world within. Earlier, we saw an yard besieged by twilight while flaps of the wings of unseen birds were being heard. The yard might have been the space within a person, and it was being besieged by the twilight may be when the heart was chanting a mantra. Here again, you find a gong stick. On the surface it is a stick that beats a drum. Commonly, they beat drums to ward off dangers. May be in the midst of a forest where hungry beasts and goblins might be at large. Then we come to the second line of the poem - Wrapped up in an old shirt. It might imply a person wrapped up in an old shirt holding a gongstick. On the other hand, it might be a gongstick wrapped up in an old shirt. The old shirt might stand for an old man. The old shirt might stand for Time itself. We see before our eyes a man holding the gongstick ready to beat the drum to ward off evils. Or else, the old man is ready to beat the drum of dharma to fight out  our desires or tanha. On another level, it is the Time that incessantly beats the drum - one minute two minutes three minutes… On the surface, man is wont to believe in continuity. The self is eternal. The world is eternal and so on. And the drum beats will shatter the myths. They point out that everything whatever in the world is discrete and rescue us from the myth of eternalism. On a third level, the gong stick might simulate our heart and there is the beating of the heart. Well, the heart beats wrapped up in an old shirt . Here is an old man who is aware that he is very much alive. The third line tells us about a vibrating sound of human sweat. On the first level, it might mean that an old man who works hard for his livelihood is beating a drum. True art seems to generate here in the hands of the toiling masses . Or else human sweat expresses itself in the sound of the drum. The beating of the drum, however, is performed at a Buddhist temple. It spreads the message of peace and non violence mouthed by Lord Buddha. Indeed, one could understand and spread the message of the Lord only when one learns the lessons of life through hard work and sweat.

 

 

 

 

Translated by Phạm Văn Bình

Bản dịch của Phạm Văn Bình:

 

 

 

 

"Đánh chiêng" – Bài thơ thứ 4 trong tập thơ “hoa giấu mặt”

 

 

 

 

Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

(Từ Calcutta, Ấn Độ)

 

 

 

 

Chiếc dùi 
Cuốn áo cũ
Tiếng ngân mồ hôi người

(Đánh chiêng – Mai Văn Phấn. Pornpen Hantrakool dịch từ Việt ngữ )

 

Chú giải:

Một bài thơ thường tìm cách thể hiện ra bên ngoài những điều xảy ra ở bên trong bản thể của nhà thơ. Vì mục đích này, nó có thể mượn dùng những phương tiện của thế giới chứ không miêu tả những điều xảy ra ở bên trong thế giới ấy. Trước đây, chúng ta đã thấy một cái sân bị bao vây bởi ánh hoàng hôn và nghe thấy tiếng vỗ cánh của một đàn chim mà không ai nhìn thấy. Cái sân đó có lẽ là không gian bên trong của một con người, và nó đang bị bao vây bởi hoàng hôn có thể vào lúc trái tim đang ngâm xướng một câu thần chú cầu khấn thần linh. Ở đây, bạn lại phát hiện một chiếc dùi chiêng. Về mặt câu chữ, đó là chiếc dùi để đánh một cái chiêng. Thông thường, người ta đánh chiêng để xua đi những hiểm họa. Có thể là khi ở giữa rừng sâu nơi mà những con thú đói và yêu tinh hiện ra từng đàn từng lũ. Thế rồi chúng ta đọc tiếp đến câu thơ thứ hai - Cuốn áo cũ. Câu thơ có thể ám chỉ một con người được bao bọc trong một chiếc áo cũ đang cầm một chiếc dùi chiêng. Mặt khác, nó có thể là chiếc dùi chiêng được bao bọc bên trong một chiếc áo cũ. Chiếc áo cũ có thể đại diện cho một người cao tuổi. Chiếc áo cũ cũng có thể đại diện cho chính bản thân Thời gian. Chúng ta nhìn thấy trước mắt mình một người đang cầm chiếc dùi chiêng và sẵn sàng đánh chiêng để xua đuổi tà ma. Nếu không thì, con người cao tuổi đó sẵn sàng đánh chiếc chiêng pháp thuật để xua đi những tham niệm trong mỗi chúng ta. Ở một tầng nghĩa khác, đó là Thời gian không ngừng đánh chiêng – một phút, hai phút rồi ba phút… Về mặt câu chữ, con người có thói quen tin vào tính liên tục. Cái tôi là vĩnh hằng. Thế giới là vĩnh hằng vân vân. Những tiếng chiêng kia sẽ phá vỡ những điều thần thoại. Chúng chỉ ra rằng mọi thứ trên thế giới này đều tồn tại riêng biệt và giải thoát chúng ta ra khỏi huyền thoại về tính vĩnh hằng. Ở một tầng nghĩa thứ ba, cái dùi chiêng có thể tái tạo ra trái tim của chúng ta và mang lại nhịp đập cho trái tim. Thế là, những tiếng đập của trái tim được bao bọc trong một chiếc áo cũ. Ở đây là một người cao tuổi nhận thức được rằng ông ta vẫn còn rất vượng khí. Câu thơ thứ ba kể cho chúng ta về tiếng ngân của những giọt mồ hôi người. Ở tầng nghĩa thứ nhất, nó có nghĩa là một con người cao tuổi làm lụng vất vả để kiếm sống bằng nghề đánh chiêng. Nghệ thuật đích thực dường như được sáng tạo ở đây bởi bàn tay của những tầng lớp dân chúng cần lao. Nếu không thì những giọt mồ hôi người tự thể hiện mình qua tiếng chiêng. Tuy nhiên, tiếng chiêng được đánh lên từ trong một ngôi chùa. Nó truyền đi một thông điệp về hòa bình và không bạo lực được cất lên từ miệng Đức Phật. Tất nhiên là, người ta có thể hiểu và truyền bức thông điệp đó của Đức Phật chỉ khi người ta học được những bài học cuộc sống thông qua sự lao động vất vả và những giọt mồ hôi.


 




Bìa tập thơ xuất bản ở Thái Lan








 

 

BÀI KHÁC
1 2 

image advertisement
image advertisement
image advertisement




























Thiết kế bởi VNPT | Quản trị