“Time to Chant a Prayer” – The 12th poem of “hidden face flower” - "Giờ tụng niệm" – Bài thơ thứ 12 trong tập thơ “hoa giấu mặt” (explication - chú giải) - Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

Time to Chant a Prayer” – The 12th poem of “hidden face flower”

 

 

Tiến sỹ Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

 

 

By Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

(From Calcutta, India)

 

 

 

 

Twitter of a bird

An arousing fragrant incense

Reminding of a prayer for the soon to come new leaves

(Time to Chant a Prayer – Mai Văn Phấn. Translated from Vietnamese by Pornpen Hantrakool)

 

Explication:


Ambiguity is sine qua non with good poetry. Mai Văn Phấn's poems in their reticence suggest  numerous planes of thoughts and sensations in a flash. With him twitter of a bird is an arousing fragrant incense. Well to compare short high pitched calls of a bird with arousing incense is an instance of synaesthesia. A thing that appeals to the ear has been described in terms of a thing that appeals to the nose. Besides while twitter or chirps or chirrups are a sequence of discrete sounds fragrance comes to us as continuous. Thus with the poet there is no difference between sound and scent or between the discrete or the continuous… It might seem that the twitter of a bird is but an arousing fragrant incense or else an arousing fragrant incense is as it were the twitter of a bird. On another level the twitter of a bird evokes a fragrant incense or else a fragrant incense arouses or evokes a birds song. Seen from the Hindu point of view the same could mean that it is the primordial sound Om which signifies the skies that arouses fragrance  which is the attribute of the earth Incense is literally man made. It is burned to create a smell. A fragrant burning incense awakens or aro uses the bird or the bard and either of them or both sing. Or else the latters song awakens man  and sends him to burn incense.The chirpings of the bird might stand for the bell. The incense aburning  and the bell might remind the poet that it is the hour for prayer. But nay. The bird and the incense remind the poet of a prayer. In other words the prayer was lurking in the heart of the poet. The bird and the fragrance only make the prayer manifest or arouse the prayer that was dormant in the heart of the poet or evokes a prayer that was already in the heart of the poet. May be the present poem has been manifest under the spell of the birds song or Nature and incense or human effort. The birds song and the incense make the auspicious hour for prayer. What is a prayer? It is a solemn request for something or a earnest thanksgiving or an earnest hope or wish. The bird and the fragrance remind the poet of a prayer for the soon to come new leaves. Fresh leaves depict hope fertility and revival. Leaves of the tree of life  denote every kind of living thing in the existence… The prayer or earnest hope or thanksgiving is for a new birth in the offing. It speaks of regeneration of a nation or of humanity as a whole or of Nature… It speaks of Spring in the threshold. The poem could be read as a creation myth as well.
 

 

 

 

Translated by Phạm Văn Bình

Bản dịch của Phạm Văn Bình







Bìa tập thơ “hidden face flower - hoa giấu mặt” xuất bản ở Thái Lan




"
Giờ tụng niệm" – Bài thơ thứ 12 trong tập thơ “hoa giấu mặt”

 

 

Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

(Từ Calcutta, Ấn Độ)

 

 

 

 

 

Tiếng chim ríu rít

Khói hương

Chỉ nhớ cầu cho lá non

(Giờ tụng niệm -  Mai Văn Phấn. Pornpen Hantrakool dịch từ Việt ngữ)

 

Chú giải:

Tính đa nghĩa là điều tuyệt đối cần thiết trong những bài thơ hay. Thơ của Mai Văn Phấn với sự kiệm lời của mình mở ra tầng tầng ý nghĩ và cảm xúc chỉ trong một ánh chớp vụt hiện. Cùng với tiếng chim ríu rít của ông là một  làn khói hương ngạt ngào làm thức tỉnh tâm linh. Sự so sánh những tiếng hót có cung bậc cao bất chợt của một con chim với làn khói hương khiến tâm linh thức tỉnh kia là một thí dụ về cảm giác đôi. Một sự vật cần được cảm nhận bằng thính giác đã được miêu tả dưới dạng một sự vật cần được cảm nhận bằng khứu giác. Ngoài ra, trong khi chim đang hót líu lo hoặc kêu ríu rít là một chuỗi mùi hương - âm thanh biệt lập đến với chúng ta theo thể liên tiến. Thế là nhờ có nhà thơ, không có sự khác biệt nào giữa âm thanh và mùi vị hay giữa tính biệt lập và tính liên tục cả… Dường như tiếng ríu rít của một con chim chính là mùi của nén hương thơm đang đánh thức tâm linh nếu không thì mùi của nén hương thơm đang đánh thức tâm linh như thể nó chính là tiếng ríu rít của một con chim. Trong một tầng nghĩa khác, tiếng ríu rít của một con chim khơi dậy mùi của một nén hương thơm nếu không thì mùi của nén hương thơm đánh thức hay khơi dậy tiếng hót của một con chim. Nhìn từ quan điểm của người theo Ấn Độ giáo, điều này có thể mang hàm ý rằng đó là âm thanh nguyên thủy Om biểu thị cho Trời đánh thức mùi thơm là thuộc tính của Trái đất. Nén hương là thứ được con người tạo ra theo nghĩa đen. Nó được thắp lên để tạo ra mùi thơm. Một nén hương được thắp lên mang mùi thơm thôi thúc, giục giã hoặc con chim hoặc nhà thơ phải hát lên hay là thôi thúc, giục giã cả hai cùng cất lên tiếng hát. Nếu không thì bài ca của nhà thơ đánh thức con người và khiến cho họ thắp nén hương lên. Những tiếng ríu rít của con chim có thể đại diện cho tiếng chuông. Nén hương được thắp lên và tiếng chuông có thể nhắc cho nhà thơ nhớ rằng đã đến giờ cầu nguyện. Nhưng không. Con chim và nén hương nhắc nhở nhà thơ về chính lời cầu nguyện. Nói theo một cách khác, lời cầu nguyện đang ẩn náu trong lòng nhà thơ. Con chim và hương thơm chỉ làm cho lời cầu nguyện hiển lộ ra hoặc đánh thức lời cầu nguyện đang ngủ yên trong lòng nhà thơ hoặc triệu hoán lời cầu nguyện đã có sẵn trong lòng nhà thơ. Có thể bài thơ lúc này đã được hiển lộ dưới ma lực của tiếng chim hót - biểu tượng của Thiên nhiên và nén hương - biểu tượng nỗ lực của con người. Tiếng chim hót và nén hương khiến cho giờ cầu nguyện trở thành giờ lành. Còn lời cầu nguyện thì sao ? Đó là một nhu cầu thiêng liêng về một điều gì đó chẳng hạn như sự tạ ơn chân thành, hi vọng hay ước nguyện thiết tha. Con chim và hương thơm nhắc nhở nhà thơ về lời cầu nguyện để những chiếc lá non sớm được nảy ra. Những chiếc lá non ám chỉ khả năng sinh sôi nảy nở và tái sinh của hi vọng. Những chiếc lá của gốc Cây Đời này biểu thị vạn vật đang tồn tại… Lời cầu nguyện hay hi vọng thiết tha hoặc lời tạ ơn chân thành là dành cho một sự đản sinh mới sắp diễn ra. Nó nói về sự tái sinh của một dân tộc hay của cả loài người hoặc của Thiên nhiên… Nó nói về Mùa Xuân đang về trên ngưỡng cửa. Bài thơ cũng có thể được xem như là một câu chuyện thần thoại về sự sáng thế.


 

 

  


 Từ trái qua: Nhà thơ Pornpen Hantrakool, nhà thơ Mousumi Ghosh (Ấn độ), nhà thơ Trần Quang Quý, nhà thơ Lê Huy Mậu, tiến sỹ Ramesh Chandra Mukhopadhyaya, Hà Nội, 3/2015

 

 

 

 

 

 

 

BÀI KHÁC
1 2 

image advertisement
image advertisement
image advertisement




























Thiết kế bởi VNPT | Quản trị