“A High Mountain Summit” – The 13th poem of “hidden face flower” - "Đỉnh núi cao" – Bài thơ thứ 13 trong tập thơ “hoa giấu mặt” (explication - chú giải) - Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

A High Mountain Summit” – The 13th poem of “hidden face flower”

 

 


Tiến sỹ Ramesh Chandra Mukhopadhyaya


 

 

 

By Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

(From Calcutta, India)

 

 

 

 

A wind

Wherever it blows from

It  lifts up the sweet essence of the lotus flower in this place
(
A High Mountain Summit – Mai Văn Phấn. Translated from Vietnamese by Pornpen Hantrakool)

 

Explication:

 

The poem opens with  the phrase a wind. Well wind is a perceptible natural movement of air. It is a form of current of air blowing from a particular direction. In Vietnam it might be north easterly or south easterly or westerlies. But the poet says from whichever direction the wind comes the poet is aware of a wind. There could be many kinds of wind. There could be typhoons or stormy wind. There could be a breeze. No matter whether there is a breeze or a wild west wind or none there is always wind in  the air. There is no wind but there are winds. And this makes us aware of a wind among winds. We cannot see the wind. But we feel that it is there, when the poet says that there is a wind he excites our sense of touch. The wind carries the essence of the fragrance of lotus in a particular place. This is singularly interesting. Firstly it excites our sense of smell. Secondly the event of the fragrance laden wind flows from whence is indeterminate. If there were a lake laden with lotusflowers in the east or in the south of the place one could say that the wind comes from the east or the south and hence it is laden with the fragrance of the lotus. But no. It seems that there is no lake in any direction laden with lotus. So the wind might come from any direction whatever but it has the fragrance of lotus in a particular place. Yes the particular place is the second point to be noted. The fragrance of the lotus is perceptible in a particular place only. In the neighbouring places the wind drunk in the fragrance of lotus is not found. If a wind is there laden with lotus fragrance it will carry the fragrance in the neighbouring places as well through which it blows. But no the fragrance carried by the wind is only perceptible in a particular place. Thus the law of causality is exploded here. If the place is out there where a fragrant wind blows now and then  defying the laws of environ ment, the poet introduces us into a charmed place where  our ordinary sense perceptions are shocked with pleasant surprise  and where causality does not operate. And we wonder which prince or princess lives there. That could generate an experience of a fairy world. Or else the place is not out there.It is  on  a upraphysical plane. The place could be the creation of the mind. The place could belong to the landscape of imagination. It  is a high mountain summit where dizzy heights of imagination touch the skies of infinitude. In that context the wind could mean a wave of sudden thought coming from the infinite. And it is charged with the essence of the fragrance of the lotus flower. The lotus flower has its roots into mud - the earthiness of the earth. But its efflorescence  is above  the waters. Its eyes are ocussed on the Sun, With sunset lotus flowers shut their petals. Lotus flowers are unsymbols and remind one of the bodhichitta. Bodhichitta has neither north nor south. So it shows up all of a sudden in the heart of the poet. It puts forward an aesthetics. A poet is one whose heart  now and then overflows with the lotus fragrance of bodhichitta. 

 

 

 

Bản dịch của Phạm Văn Bình:





Bìa tập thơ “hidden face flower - hoa giấu mặt” xuất bản ở Thái Lan

 

 

 

 

"Đỉnh núi cao" – Bài thơ thứ 13 trong tập thơ “hoa giấu mặt”

 

 

Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

(Từ Calcutta, Ấn Độ)

 

 

 

 

Gió

Thổi từ đâu

Dâng hương sen nơi này

(Đỉnh núi cao -  Mai Văn Phấn. Pornpen Hantrakool dịch sang Anh ngữ)

 

Chú giải:

Bài thơ mở đầu bằng một từ Gió. Vâng, gió là sự chuyển động tự nhiên của không khí mà ta có thể cảm nhận được. Nó là hình thái của một dòng không khí thổi từ một phương hướng cụ thể. Ở Việt Nam, nó có thể là gió Đông - Bắc hoặc gió Đông - Nam hoặc gió Tây. Nhưng nhà thơ nói cơn gió đó đến từ một hướng nào đó có nghĩa là nhà thơ biết về cơn gió đó. Có thể có nhiều loại gió. Có thể là gió lốc hoặc gió bão. Có thể là một làn gió nhẹ. Bất kể đó là một làn gió nhẹ hay một luồng gió Tây cuồng nộ hoặc chẳng có gì cả thì trong không khí vẫn luôn luôn có gió. Có khi trời không có gió mà cũng có khi trời có rất nhiều gió. Và điều đó làm cho chúng ta nhận biết được một cơn gió trong vô vàn những cơn gió. Chúng ta không thể nhìn thấy gió. Nhưng chúng ta cảm nhận được rằng nó đang tồn tại. Khi nhà thơ nói đến một cơn gió chính là nhà thơ đã khơi mở cơ quan xúc giác của chúng ta. Cơn gió mang theo hương thơm của hoa sen ở một nơi cụ thể. Đây là một điều thú vị khác thường. Trước hết nó khơi mở cơ quan khứu giác của chúng ta. Thứ nữa, hiện trạng làn gió mang chở hương thơm thổi từ một nơi nào đó không được xác định. Nếu có một mặt hồ với hoa sen nở đầy ở phía Đông hoặc ở phía Nam nơi đó thì người ta có thể nói rằng ngọn gió đến từ phía Đông hoặc từ phía Nam nơi đó và vì thế nó mang chở hương thơm của hoa sen. Nhưng không. Dường như không có mảnh hồ nào ở bất kì phương hướng nào có hoa sen nở cả. Vì vậy, ngọn gió có thể đến từ bất kì phương hướng nào nhưng nó lại có hương thơm của hoa sen ở một nơi cụ thể. Vâng, nơi cụ thể đó chính là điểm thứ hai cần được lưu ý. Hương hoa sen có thể được nhận biết chỉ ở một nơi cụ thể. Ở những nơi lân cận, người ta không thể tìm thấy ngọn gió bị say trong hương hoa sen. Nếu một ngọn gió ở đó mang chở hương hoa sen thì nó cũng sẽ mang chở hương hoa ở cả những vùng lân cận mà nó thổi qua. Nhưng không, mùi thơm của hương hoa được gió mang chở chỉ được nhận thức ở một nơi cụ thể. Vậy là định luật về tính nhân quả không tồn tại ở đây. Nếu nơi đó không phải là nơi có ngọn gió thơm thỉnh thoảng thổi qua bất chấp những định luật của môi trường, thì là nhà thơ giới thiệu cho chúng ta một nơi bị bùa chú mà những giác quan thông thường của chúng ta bị chấn động bởi sự ngạc nhiên thú vị và nơi mà tính nhân quả không hiển lộ. Chúng ta tự hỏi liệu có một chàng hoàng tử hay một nàng công chúa nào đó sống ở đấy không. Điều đó có thể tạo ra một sự trải nghiệm trong một thế giới thần tiên. Nếu không thì nơi đó không có ở đó. Nó ở trên một phiến thiên địa siêu vật chất. Nơi đó có thể là sự sáng tạo của tâm linh. Nơi đó có thể thuộc về vùng đất của trí tưởng tượng. Nó có thể là một đỉnh núi cao nơi mà những độ cao chóng mặt của trí tưởng tượng chạm tới những tầng trời vô cùng vô tận. Trong cảnh huống đó, ngọn gió có thể mang hàm ý một làn sóng tâm linh vụt lóe từ cõi vô cùng. Và nó được ướp đẫm hương thơm của những bông hoa sen. Hoa sen cắm rễ sâu trong bùn – biểu tượng về tính phàm tục của trái đất này. Nhưng nó nở hoa trên mặt nước. Những con mắt hoa của nó được tập trung vào mặt trời. Trong khoảng khắc hoàng hôn, những bông hoa sen khép cánh lại. Hoa sen mang tính biểu tượng và nhắc nhở cho người đời về tấm lòng bồ tát. Tấm lòng bồ tát không phân định phương Bắc hay phương Nam. Vì vậy, nó biểu lộ tính vô thường trong trái tim nhà thơ. Mĩ học nhờ nó mà thăng hoa. Nhà thơ là người có một trái tim đôi khi ngập tràn hương hoa sen của tấm lòng bồ tát.

 


 

 

 

 

BÀI KHÁC
1 2 

image advertisement
image advertisement
image advertisement




























Thiết kế bởi VNPT | Quản trị