“A Decline of an Evening” – The 14th poem of “hidden face flower” - "Chiều tà" – Bài thơ thứ 14 trong tập thơ “hoa giấu mặt” (explication - chú giải) - Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

A Decline of an Evening– The 14th poem of “hidden face flower”

 


Thủ bút của Tiến sỹ Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

 

 

 

 

By Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

(From Calcutta, India)

 

 

 

 

A maiden waded across a stream

The sun went up and down a few times

Then just set

(A Decline of an Evening – Mai Văn Phấn. Translated from Vietnamese by Pornpen Hantrakool)

 

Explication:


Evening is a crucial hour. The lotus blooms with the sunrise and droops with the advent of evening. A poet says that he will also accompany the drooping daffodils presently after the evening prayers. Another poet observes that the curfew tolls the knell of parting day. And in fact, whatever true and beautiful is said to manifest in the daytime when light reigns supreme. Light  stands for knowledge and truth and love. Evening on the surface seems to bid farewell to whatever true and bright. On another plane evening is the hour when two opposites meet. It can liken a confluence where two streams or rivers meet. When the opposites meet such as matter and antimatter shaking hands it would generate untold or infinite energy  and consequently the whole creation might be destroyed or might vanish into nothingness. The poem dwells on the decline or waning of the evening. The evening gradually looses its power. The title of the poem thus reminds us of a situation when the movement of time is perceptible. During the evening we know the time is running out fast… And of course the decline of evening reaches us to a moment when day and night mingle In the evening twilight generating a riot of colours. The barred clouds bloom the soft dying day. The twilight is the point of time where life and death meet. It could be like the fine border where the apparel meets the skin. And as Rolland Barthes observes it is here that one might find jouissance. Evening or the fast dying day could be the metaphor of a stream and the stream is very much a metaphor of time that waits for none. And we have a landscape where a stream is rushing only to remind us that the day is dying. And there appears a maiden who wades across that stream. Who could be the maiden? Who could be the person who dares cross time and space? The stream might mean the path of ceaseless sojourn of a person along the road of births and death that is birth, death, birth again and so on A stream might mean the path carved by the fruitions of the activities of a person in the present life as well as in the  ountless earlier lives. One wonders who could be the maiden that wades the stream of  armaphala and that of births and deaths.The maiden wades across a stream. And with that the sun goes up and down and up again and down again a few times. In fact while she walks through the water, the water is splashed up and down. With that the Sun reflected on the water goes up and down. This is as it were the last attempts of eros to survive. The Sun seems to take its last chances against the impending doom. Then the Sun just sets.In other words the maiden crosses the stream of sorrow and reaches the shore beyond the sphere of suffering. Thus on a level here is an instance of antipoetry. Traditional poetry lauds the Sun but on a second thought  the Sun illuminates the world of the contingents where nothing is permanent. And we humans are carried off by the ceaseless current of transitory things- the consumer goods in the shopping malls. The stream could be likened to a ceaseless flow of advertisement of consumer goods. And one wonders who could be the woman that can wade through this world of getting and spending, through the transitory images of advertisements exciting our senses and dulling our brains and reach a world beyond the market economy. Wading implies walking in the face of resistance. Desires and objects of desire which are illuminated with the Sun resists the daring steps of the maiden who wades through the water and finally reaches the other side of the stream. With her, the Sun sets suddenly and  she presently vanishes into darkness or the primordial nothingness – the thing in itself which functions as the substructure on which the superstructure of appearance is raised.

 

 

 

 

Translated by Phạm Văn Bình

Bản dịch của Phạm Văn Bình





Bìa tập thơ “hidden face flower - hoa giấu mặt” xuất bản ở Thái Lan






"Chiều tà" – Bài thơ thứ 14 trong tập thơ “hoa giấu mặt”

 

 

 

 

Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

(Từ Calcutta, Ấn Độ)

 

 

 

 

Thiếu nữ lội qua suối

Mặt trời nhấp nhô mấy lần

Mới lặn

(Chiều tà -  Mai Văn Phấn. Pornpen Hantrakool dịch sang Anh ngữ)

 

Chú giải:

Buổi tối là một quãng thời gian mang tính cốt tử. Hoa sen nở khi bình minh hé rạng và khép cánh vào lúc màn đêm buông xuống. Một nhà thơ nói rằng mình cũng sẽ bầu bạn cùng những bông thủy tiên hoa vàng vào lúc chúng khép cánh ngay sau khi đọc xong những lời nguyện cầu buổi tối. Một nhà thơ khác nhận xét rằng lệnh giới nghiêm rung lên hồi chuông báo tử cho một ngày sắp sửa trôi qua. Và trong thực tế, bất kì thứ gì chân thực và diễm lệ được nói ra để biểu thị thời gian ban ngày khi mà ánh sáng là vị chưởng khống giả tối cao. Ánh sáng đại diện cho kiến thức, chân lí và tình yêu. Buổi tối, ở tầng nghĩa nổi, dường như gửi lời chia tay tới những gì chân thực và rực rỡ. Ở một tầng nghĩa khác, buổi tối là giờ phút mà hai thái cực đối lập gặp nhau. Nó có thể so sánh với một nơi hợp lưu mà hai dòng suối hoặc hai dòng sông sẽ gặp nhau. Khi những thái cực đối lập gặp nhau như là vật chất và phản vật chất bắt tay nhau, chúng sẽ sinh ra một nguồn năng lượng không thể tưởng tượng nổi hoặc một nguồn năng lượng vô cùng vô tận và do đó toàn bộ sự sáng tạo có thể bị hủy hoại hoặc biến thành hư vô. Bài thơ dừng lại trên bờ vực diệt vong hoặc lụi tàn của buổi tối. Buổi tối từ từ mất đi sức mạnh của mình. Tựa đề của bài thơ do đó nhắc chúng ta nhớ về một cảnh huống khi mà sự chuyển động của thời gian có thể cảm nhận được. Trong buổi tối, chúng ta biết được thời gian đang trôi đi nhanh chóng… Và tất nhiên là sự suy tàn của buổi tối đưa chúng ta tới một khoảnh khắc, khi mà ngày và đêm hòa quyện vào nhau. Trong buổi tối, ánh sáng nhá nhem lúc trời chạng vạng gây ra một sự hỗn loạn về màu sắc. Những ráng mây lúc hoàng hôn hiển lộ một bóng ngày đang trút bỏ hơi tàn một cách nhẹ nhàng. Ánh sáng nhá nhem lúc trời chạng vạng là thời điểm để sự sống và cái chết gặp nhau. Nó có thể giống như một đường biên mỏng manh nơi mà áo quần tiếp xúc với da thịt. Và như là Rolland Barthes đã nhận xét, chính ở nơi đây, người ta có thể thấy được niềm hạnh lạc. Buổi tối hay là thời điểm khai tử nhanh của bóng ngày có thể là phép ẩn dụ về một dòng suối và dòng suối đó chính là một ẩn dụ về thời gian chẳng chờ đợi một người nào cả. Và, chúng ta thấy được một cảnh tượng nơi mà một dòng suối đang cuộn chảy chỉ để nhắc chúng ta nhớ rằng bóng ngày đang lụi tàn. Và kìa, bỗng xuất hiện một cô gái đang lội qua dòng suối đó. Cô gái đó có thể là ai vậy? Người dám lội qua thời gian và không gian kia có thể là ai? Dòng suối có thể ám chỉ chặng đường tạm dừng chân dằng dặc của một con người trên con đường ngập tràn những sự sinh nở và tử vong mà cứ hết sự sinh nở lại đến sự tử vong để rồi lại đến sự sinh nở cứ thế diễn sinh. Một dòng suối có thể ám chỉ một con đường được tạo bởi sự khai hoa kết trái từ những hoạt động của một con người trong cuộc sống hiện tại cũng như trong vô vàn cuộc sống trước đó. Người ta tự hỏi ai có thể là cô gái lội qua dòng suối armaphala và dòng suối ngập tràn những sự sinh nở và tử vong kia. Cô gái lội qua một dòng suối. Và vì thế mà mặt trời nhấp nhô rồi lại nhấp nhô thêm vài lần nữa. Thực ra thì trong khi cô gái lội xuống nước, nước bị bắn tóe lên rồi rơi xuống. Vì thế mà mặt trời được phản chiếu trên mặt nước cũng nhấp nhô theo. Điều này như thể là sự nỗ lực cuối cùng để kéo dài cuộc sống của vị thần ái tình. Mặt trời dường như nắm bắt những cơ hội cuối cùng của mình để chống lại cái án tử hình chung thẩm còn đang treo lơ lửng. Rồi thì mặt trời lặn xuống. Nói một cách khác, cô gái lội qua dòng suối của nỗi buồn và tới được bờ bên kia vượt lên trên cả nỗi khổ đau. Vì vậy, ở một tầng ngữ nghĩa, đây là một khoảnh khắc phản thi ca. Thơ ca truyền thống ca tụng mặt trời nhưng nghĩ cho kĩ, mặt trời chỉ chiếu sáng phiến thiên địa của những sự vô thường nơi mà không có gì là vĩnh hằng cả. Và chúng ta, những con người bị cuốn đi bởi dòng chảy bất tận của những thứ phù du – những loại hàng hóa tiêu dùng trong những dãy phố ngập tràn hàng quán. Dòng suối có thể được ví với một dòng chảy bất tận những tấm bảng quảng cáo về hàng hóa tiêu dùng. Và người ta tự hỏi ai có thể là người phụ nữ lội qua thế giới tiêu dùng này, qua những hình ảnh thoáng hiện về những tấm quảng cáo kích thích các giác quan của chúng ta, khiến cho trí não của chúng ta trở nên trì trệ và tới một thế giới vượt lên trên nền kinh tế thị trường. Việc lội suối ám chỉ việc tiến lên đối đầu với những trở lực. Những ham muốn và đối tượng của ham muốn được minh họa bằng hình ảnh mặt trời chống lại những bước chân táo bạo của cô gái lội dưới nước và cuối cùng đến được bờ bên kia của dòng suối. Với cô gái, mặt trời lặn xuống đột ngột và cô gái chẳng bao lâu tan biến vào bóng tối hay là cõi hư vô từ thuở hồng hoang – cái mà chính bản thân nó mang chức năng như là một cơ sở hạ tầng để cho cái kiến trúc thượng tầng mà mọi người đều có thể trông thấy được mọc lên.

 

 

 

 

 


 

Từ trái qua: Nhà thơ Trương Nam Hương, MVP, nhà thơ Mousumi Ghosh (Ấn độ), tiến sỹ Ramesh Chandra Mukhopadhyaya, nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn

 

 

 

 

BÀI KHÁC
1 2 

image advertisement
image advertisement
image advertisement




























Thiết kế bởi VNPT | Quản trị