“At dawn” – The 17th poem of “hidden face flower” - "Bình minh" – Bài thơ thứ 17 trong tập thơ “hoa giấu mặt” (explication - chú giải) - Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

At dawn” – The 17th poem of “hidden face flower”


 

Thủ bút của Tiến sỹ Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

 

 

 

 

By Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

(From Calcutta, India)

 

 

 

 

A water spider

Is awakened

In the midst of a lotus flower

(At dawn – Mai Văn Phấn. Translated from Vietnamese by Pornpen Hantrakool)

 

Explication:

Dawn comes out from the tenebrous wombs of darkness and nothingness. It is the beginning of a new day. Expansion and contraction and expansion again is the order of the universe. Birth death and rebirth is the order of existence. Creation destruction and creation is the way of the world. And if night is deemed to be disappearance of the creation then dawn is deemed to be the hour before the gods awake-the hour in between night and day when nothingness fast disappears to make room for fresh creation. The very line where the opposites meet where night and day meet is the source of jouissance. It is at the hour of unspeakable delight that there is the efflorescence of lotus. There is nothing as beautiful as lotus in the pond-so goes a saying in a folk song of Vietnam. The pond could be the metaphor of the receptacle of existence or the creation. Lotus is the national flower of Vietnam. Just as the lotus has its roots in mud so Vietnam has raised its head from  years of bloodshed where the soil mingled with the blood of the patriotic Vietnamese people became muddy. Vietnam has raised its proud and beautiful crown from that muddy soil. Vietnam itself sprang from the waters of the Red Riverjust as the lotus rises from the waters. The world winning beauty of Vietnam both natural and cultural can be likened to the beauty of the lotus flower only. Springing from the mud under water the lotus rises above the surface of the waters to bloom in its world winning beauty. It shows how the individuals as well as  the nations now grovelling in the mud and blood of the world today might rise up above the sphere of sorrow enshrining in it the deity of peace and disseminating love and peace. Creation however means difference. Unless difference is born there cannot be any creation. There cannot be the lotus alone. Unless there is the other a thing cannot exist. When the poet finds the water spider he knows that the process of creation is there and one wonders whether the poet rejoices in the difference and in the creation. Here is a poet who simply revels in pencil sketches of what he observes and leaves the same for the readers to explicate. And of course  the readers can  peruse the same from different standpoints. Just as Nature is satisfied in creating the sights and sounds so is the poet satisfied creating imagery made of words. Just as Nature has no comment on what it creates  so  is the poet  reticent in his comments on what he  observes. Just as each spectator reads his own mind in Nature so does the reader reads his own mind in the poems of Mai Văn Phấn. The poet Mai Văn Phấn finds a water spider in a lotus. To find is to create. The poet creates a lotus and a water spider in the lotus. It is the difference between the water spider and the lotus that indicates creation. If the lotus stands for the beautiful and elegant the water spider might stand for the ugly and the ignoble. It is these opposites that make the creation possible. But if the beautiful has the ugly at its heart or if ugliness implies the existence of the beautiful neither  ugliness nor the beautiful could be the object of our love. If we ever love the dawn or creation we enjoy both the beautiful and the ugly both the  good and the evil. Differences must be there. But we must not love this or hate that. We must be as compassionate towards everything in the creation no matter whether so called good or evil  just as the poet is all things both beautiful and ugly. He prayeth best who loveth best all things both great and small. Vietnam might be likened to a lotus But there could be some people who are not as openhearted as the lotus that  welcomes the sun with petals unfurled. But no one should be deprived of our love and compassion. But this is not all. The lotus catches  unsuspecting  insects  for the spider to eat... Hence may we take the liberty to infer that  we are drawn to the beauties of the world only to be eaten away by death. On another level  the beautiful exists in the world to support the ugly. And  furthermore that thing or person is good who does not hate the ugly. On the contrary the beautiful and the good always heip others to survive be they good or ugly. The water spiders live in waters . But they are found to float on leaves and sticks. The lotus here lets the spider to rise above water and have a stay on the surface of waters. The Mississipian culture looks upon the grand mother spider as the teacher who taught us how to weave and spin. It was the spider which created the web of life. With the Mississipian culture a water spider is a symbol of creative spirit. And when one espies water spider in a lotus, one might interpret the  same as the creative spirit awakened in the lotus or the womb of the creation with the advent of dawn. A  beautiful portrayal of dawn indeed.

 

 

 

 

Translated by Phạm Văn Bình

Bản dịch của Phạm Văn Bình





Tiến sỹ Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

 

 

 

 

"Bình minh" – Bài thơ thứ 17 trong tập thơ “hoa giấu mặt”

 

 

 

 

Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

(Từ Calcutta, Ấn Độ)

 

 

 

 

Đánh thức

Con nhện nước

Giữa hoa sen

(Bình minh -  Mai Văn Phấn. Pornpen Hantrakool dịch sang Anh ngữ)

 

Chú giải:


Bình minh hiện ra từ trong cõi thâm u của bóng tối và hư vô. Đó là giờ phút bắt đầu của một ngày mới. Sự nở ra, co vào rồi lại nở ra là trật tự của vũ trụ. Sự đản sinh, tử vong rồi lại đản sinh là trật tự của sự tồn tại. Sáng tạo, hủy diệt rồi lại sáng tạo là con đường đi của thế giới này. Nếu như ban đêm được coi là sự biến mất của sáng tạo thì bình minh được coi là thời gian trước khi các vị thần thức dậy – cái giờ phút giữa ngày và đêm khi sự hư vô nhanh chóng biến đi để dọn đường cho một sự sáng tạo mới được đản sinh. Cái ranh giới mỏng manh nơi mà ngày và đêm giao nhau chính là cội nguồn của niềm hạnh lạc. Nó ở vào cái thời khắc của niềm vui không thể nói thành lời rằng có sự bừng nở của một bông hoa sen. Trong đầm gì đẹp bằng sen - một câu ca dao Việt Nam đã từng nói như thế. Đầm nước có thể là hình ảnh ẩn dụ hàm chứa sự tồn tại hay là sự sáng tạo. Hoa sen là quốc hoa của Việt Nam. Bởi vì hoa sen cắm rễ trong bùn như đất nước Việt Nam vươn mình thoát ra khỏi những năm dài đổ máu ở một nơi đất hòa với máu của những người Việt Nam yêu nước mà biến thành bùn. Việt Nam đã giương cao vòng nguyệt quế tự hào và đẹp đẽ của mình từ mảnh đất bùn lầy đó. Việt Nam tự mình vươn lên từ nơi sóng nước sông Hồng như là hoa sen vươn mình lên khỏi mặt nước của khu đầm. Vẻ đẹp chinh phục cả thế giới này của Việt Nam về thiên nhiên lẫn văn hóa có thể ví như vẻ đẹp của hoa sen. Ngoi lên từ trong bùn lầy nằm sâu dưới nước, hoa sen vươn khỏi mặt nước để nở rộ khoe ra vẻ đẹp hút hồn cả thế giới của mình. Nó biểu lộ cách thức mà những con người cũng như các dân tộc hiện đang sống tủi nhục trong bùn đen và máu đỏ của thế giới hôm nay có thể vươn mình vượt lên những nỗi buồn đau với khát vọng hòa bình trong tim và gieo rắc những hạt giống tình yêu và sự thanh bình. Tuy nhiên, sự sáng tạo mang hàm ý về sự khác biệt. Trừ khi sự khác biệt được sinh ra không thể mang đến bất kì sự sáng tạo nào. Không thể có bông hoa sen nào lẻ loi một mình cả. Nếu không có bông hoa sen khác thì đó một điều không tồn tại. Khi nhà thơ phát hiện ra con nhện nước, nhà thơ hiểu rằng quá trình sáng tạo là ở đó và người ta tự hỏi liệu nhà thơ có vui mừng trong sự khác biệt và trong sự sáng tạo không. Đây là một nhà thơ say mê với bức phác thảo bằng bút chì về cảnh tượng mà nhà thơ quan sát được và để mặc nó cho người đọc tự nghĩ lời chú giải. Và tất nhiên là người đọc có thể xem xét kĩ bức phác thảo đó từ những góc độ khác nhau. Giống như là Thiên nhiên hài lòng khi sáng tạo ra hình ảnh và âm thanh, nhà thơ cũng hài lòng khi sáng tạo ra thi ảnh bằng những ngôn từ. Giống như là Thiên nhiên không hề bình luận gì về những điều mà nó sáng tạo ra, nhà thơ cũng không dễ dàng bộc lộ những lời bình luận của mình về những điều mà nhà thơ quan sát được. Giống như là mỗi con người đọc được tâm trạng của riêng mình trong Thiên nhiên, người đọc cũng đọc được tâm trạng của mình trong những bài thơ của nhà thơ Mai Văn Phấn. Nhà thơ Mai Văn Phấn phát hiện ra một con nhện trong bông hoa sen. Sự phát hiện chính là sự sáng tạo. Nhà thơ sáng tạo ra một bông hoa sen và một con nhện nước trong bông hoa sen đó. Đó là sự khác biệt giữa con nhện nước và bông hoa sen – một điều minh chứng cho sự sáng tạo. Nếu bông hoa sen đại diện cho cái đẹp và sự thanh nhã, con nhện nước có thể đại diện cho cái xấu xa và sự đê tiện. Chính sự đối lập này làm cho sự sáng tạo trở thành có thể. Nhưng nếu cái đẹp mang trong tim mình cái xấu hoặc cái xấu chỉ báo sự tồn tại của cái đẹp thì chẳng có cái xấu hay cái đẹp nào có thể là đối tượng của tình yêu trong lòng chúng ta cả. Nếu chúng ta đã từng yêu bình minh hay sự sáng tạo, chúng ta lĩnh hội cả cái đẹp đẽ lẫn cái xấu xí, cả cái tốt đẹp lẫn cái xấu xa. Những điều khác biệt phải có ở đó. Nhưng chúng ta không được yêu cái này hay ghét cái kia. Chúng ta phải có lòng trắc ẩn với mọi điều trong sự sáng tạo dù cho chúng được gọi là tốt đẹp hay xấu xa cũng như nhà thơ đối xử với tất cả những thứ đẹp đẽ lẫn những thứ xấu xí. Người nguyện cầu chân thành nhất là người yêu chân thành nhất cả những điều lớn lao lẫn những điều nhỏ bé. Đất nước Việt Nam có thể giống như một bông hoa sen. Nhưng có thể có một số người không mở lòng giống như bông hoa sen đón chào mặt trời bằng những cánh hoa nở rộ. Nhưng không ai phải thiếu thốn tình yêu và tình thương của chúng ta cả. Nhưng không chỉ có thế. Hoa sen giăng bắt những con côn trùng khờ khạo cho con nhện nước ăn. Vì thế có thể chúng ta lấy sự tự do để suy luận rằng chúng ta bị thu hút về phía cái đẹp của thế giới này để rồi trở làm mồi ăn của Thần chết. Ở một tầng nghĩa khác, cái đẹp tồn tại trên thế giới này là để trợ giúp cho cái xấu. Và còn nữa, những vật hay người được coi là tốt không ghét bỏ những vật hay người bị coi là xấu. Ngược lại cái đẹp và cái tốt luôn luôn giúp những người và vật khác tồn tại dù họ tốt đẹp hay xấu xa. Những con nhện nước sống ở trong nước. Nhưng chúng được phát hiện đang ở trên những chiếc lá và gắn bó với nơi đó. Bông hoa sen ở đây là để giúp cho con nhện nổi lên trên mặt nước và đứng vững chân trên mặt nước. Nền văn hóa vùng Mississipi coi những con nhện cái già như là những người thầy dạy chúng ta cách dệt vải và xe sợi. Đó là vì loài nhện sáng tạo ra tấm lưới sinh mạng. Với nền văn hóa vùng Mississipi, một con nhện nước là biểu tượng của tinh thần sáng tạo. Và khi người ta trông thấy một con nhện nước ở trong một bông hoa sen, người ta có thể hiểu điều đó như là tinh thần sáng tạo được thức tỉnh trong bông hoa sen hoặc trong chốn thâm u của sự sáng tạo với một bình minh đang đến. Bài thơ thật là một bức chân dung đẹp về cảnh bình minh.










 

 

 

 

 

BÀI KHÁC
1 2 

image advertisement
image advertisement
image advertisement




























Thiết kế bởi VNPT | Quản trị