“To Be Aware” – The 18th poem of “hidden face flower” - "Tỉnh" – Bài thơ thứ 18 trong tập thơ “hoa giấu mặt” (explication - chú giải) - Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

“To Be Aware” – The 18th poem of “hidden face flower”


 

Tiến sỹ Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

 

 

 

 

By Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

(From Calcutta, India)

 

 

 

 

Moonlight on a tree
Scattered away
What little else remained to be gathered
(To Be Aware – Mai Văn Phấn. Translated from Vietnamese by Pornpen Hantrakool)

 

Explication:

It is night. It is night all over the existence and the globe. We are shattered from within driven by our multiplying desires. The world is jealousy lorn and wartorn. It is night indeed. And the true votary of peace and truth keeps awake in the night only. He is not carried off by the darkness of consumerism to dreams of material pleasures. Not deluded by dreams the poet keeps awake. The poet restrains his senses and goes out in the night. In search of moon light he goes out and braves the evil spirits that gambol in the night. Because it is in the night that mind not contaminated by  the longing for this mans talents and that mans riches shines as the Moon in the skies. Unlike others who crave the articles  displayed in the shopping malls for sensual pleasure the poet seeks something that bestows eternal life and deathless love for all things great and and small in the existence. The shopping malls are the night mares. Night mares take place in the night; but the spectators of the night mares are oblivious of the night and darkness enveloping the world. Because being asleep they awake in an unreal world alight with artificial light. They are not aware of anything  like moonlight that promises peace and love and eternal life.  But the poet not led astray by desires and not driven to  dreams is wide awake in what is night to common run of men. He goes out in  quest of the moonlight in the middle of the night. While we the common run of men are in search of pleasures and objects of pleasures in the shopping malls made of the stuff of false dreams the poet is wide awake. Because he knows that when the world is flooded with the darkness of sorrow and ignorance truth and knowledge shines in its lunar glory cool and mellow. In the Upanishads-ancient Indian philosophical treatises there is a woman character in Maiteyee. When she is offered material wealth she exclaims what should she do with material pleasures. That which does not give nectar or deathless love and perennial  joy and liberation for every one under the Moon is of no use to her. According to Indian mythology nectar is stored in the Moon. The poet also like Maitreyee is aware of the fact that material pleasures are mere tinsels appearing like diamonds.He renounces them in quest of Moonlight. Nothing less than peace love pure consciousness and infinitude can satisfy the poet. But when  the poet is outdoor in quest of moonlight he finds that it is the tall trees that scattered away the same.Moonlight obstructed by the web densely woven with the leaves of the tall trees is not filtered on the ground But what else the poet can ask for except moonlight. Here is an aesthetics. A poet is one who goes out at the hour which is called by the worldly men Night to retrieve moonlight. True the poet finds it scattered. But one wonders whether Moon has espied the poets longing for moonlight or not. Because Moon is always a witness to all human efforts to achieve love and knowledge. We find the Moon as the witness to love. Was not the Moon only witness to the love vows taken by Kiều and Kim Trọng?

 

The Moon shines brightly from above

And we speak to each other love

Our deeper passions will bind us to gether

Like finest silk threads

For all time to come

This is what we pledge

(The Tale of Kieu – Nguyễn Du)

Queen Moon from the empyrean heights has surely witnessed the pledge of the poet Mai Văn Phấn that nothing less than moonlight can satisfy his longings in life.

 

 

 

 

Translated by Phạm Văn Bình

Bản dịch của Phạm Văn Bình






Dịch giả Phạm Văn Bình

 

 

 

 

"Tỉnh" - Bài thơ thứ 18 trong tập thơ “hoa giấu mặt”

 

 

 

 

Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

(Từ Calcutta, Ấn Độ)

 

 

 

 

Ánh trăng trên cây

Đã vỡ

Gom chút gì còn lại

(Tỉnh -  Mai Văn Phấn. Pornpen Hantrakool dịch sang Anh ngữ)

 

Chú giải:

Lúc này là ban đêm. Một màn đêm bao trùm toàn bộ vạn vật và đất trời. Chúng ta bị tan vỡ từ bên trong bản thể bởi những tham vọng đang được nhân lên của mình. Thế giới bị cô đơn và rã rời vì lòng đố kị. Đó quả thực là đêm đen. Và chỉ có người tôn thờ chân chính hòa bình, chân lí mới giữ cho mình thức tỉnh giữa trời đêm. Người đó không bị cuốn đi bởi bóng tối của sự bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vào những cơn mơ chứa đầy những niềm vui vật chất. Không bị lừa dối bởi những giấc mơ, nhà thơ giữ cho mình tỉnh thức. Nhà thơ kìm nén các cảm xúc của mình và đi ra ngoài giữa trời đêm. Trong khi kiếm tìm ánh sáng của vầng trăng, nhà thơ bước ra khỏi nhà và bất chấp những u linh ác quỉ đang nô giỡn giữa đêm đen. Bởi vì chính trong đêm đen, bản tâm con người ta không bị ô uế bởi sự khát thèm tài năng của người này và tiền tài của người kia cứ lấp lánh sáng như vầng trăng trên bầu trời vậy. Không giống những người khác khao khát những món hàng được trưng bày trong những khu phố buôn bán vì niềm vui vật chất, nhà thơ tìm kiếm một thứ gì đó dành cho sự sống vĩnh hằng và tình yêu bất tử đối với tất cả mọi sinh mệnh dù lớn lao hay nhỏ bé trong cuộc sống. Những khu phố buôn bán kia chính là những cơn ác mộng. Những cơn ác mộng hiện hình trong đêm tối, nhưng những người gặp phải những cơn ác mộng đó đã lãng quên màn đêm và sự tăm tối đang bao phủ thế giới này. Bởi vì khi đang ngủ, họ tỉnh giấc trong một thế giới không có thật được chiếu sáng bằng một thứ ánh sáng nhân tạo. Họ không thấy được bất kì thứ gì giống như ánh trăng hứa hẹn về sự yên bình, tình yêu và cuộc sống vĩnh hằng. Nhưng nhà thơ, không bị những ham muốn dẫn dắt vào con đường sai lạc và không bị xô đẩy vào những cơn mộng mị, nhận thức rất rõ đêm đen là gì đối với những con người bình thường. Trong khi chúng ta, những con người bình thường, đang trong sự kiếm tìm những niềm vui và là đối tượng của những niềm vui trong những khu phố buôn bán được tạo thành từ những chất liệu của những cơn mơ hư ảo thì nhà thơ vẫn rất tỉnh táo. Bởi vì nhà thơ biết rằng khi thế giới này bị đắm chìm trong bóng đêm của sự buồn đau và ngu dốt thì chân lí và học vấn vẫn sáng lấp lánh trong vẻ đẹp lộng lẫy của vầng trăng mát lành và dịu ngọt. Trong tác phẩm Upanishads - Những luận thuyết triết học cổ điển của Ấn Độ -  có một nhân vật phụ nữ tên là Maiteyee. Khi nàng được ban tặng của cải vật chất, nàng đã kêu lên là nàng phải làm gì với những niềm vui vật chất. Những thứ đó không mang lại một thứ rượu tiên hay một tình yêu bất tử, một niềm vui vĩnh hằng và sự giải phóng cho mọi người dưới ánh trăng thì chẳng có ích gì cho nàng cả. Theo thần thoại Ấn Độ, rượu tiên được cất giữ ở trên Mặt trăng. Nhà thơ cũng giống như nàng Maitreyee hiểu được một sự thực rằng niềm vui vật chất chỉ đơn thuần là vẻ hào nhoáng bề ngoài hiển lộ như kim cương vậy. Nhà thơ từ bỏ chúng trong sự kiếm tìm ánh trăng của mình. Không gì có thể làm cho nhà thơ hài lòng bằng sự thanh bình, tình yêu, sự minh ngộ thuần khiết và tính vĩnh hằng. Nhưng khi nhà thơ ra ngoài thiên nhiên tìm kiếm ánh trăng thì nhà thơ phát hiện ra rằng chính những thân cây cao đã làm cho ánh trăng tan vỡ mất rồi. Ánh trăng bị ngăn trở bởi tấm lưới được đan dệt dày đặc bằng những chiếc lá của những thân cây cao kia không lọt xuống mặt đất được. Nhưng nhà thơ có thể khát cầu điều gì nữa ngoài ánh trăng? Ở đây có một phạm trù mĩ học. Nhà thơ là người đi ra ngoài vào cái giờ được những con người dưới thế gian gọi là Đêm để tìm kiếm Ánh trăng. Thực tế là nhà thơ phát hiện ra nó đã bị tan vỡ. Nhưng người ta tự hỏi liệu mặt trăng có nhận ra rằng các nhà thơ đang mong chờ ánh trăng hay không. Bởi vì mặt trăng luôn luôn là một chứng nhân trước tất cả những nỗ lực của con người để đạt được tình yêu và học vấn. Chúng ta thấy được mặt trăng là chứng nhân của tình yêu. Chẳng phải mặt trăng là chứng nhân duy nhất về những lời thề nguyền yêu đương giữa nàng Kiều và chàng Kim Trọng đó sao?

 

Vầng trăng vằng vặc giữa trời,

Đinh ninh hai mặt một lời song song.

Tóc tơ căn vặn tấc lòng,

Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương.

(Truyện Kiều - Nguyễn Du)


Nữ hoàng Mặt trăng từ trên thiên đình đã chứng kiến vật làm tin của nhà thơ Mai Văn Phấn rằng không gì có thể sánh bằng ánh trăng để thỏa mãn được những mong chờ của nhà thơ trong cuộc đời này.

 

 

 

 

Bìa tập thơ “Hidden Face Flower - hoa giấu mặt” xuất bản ở Thái Lan

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BÀI KHÁC
1 2 

image advertisement
image advertisement
image advertisement




























Thiết kế bởi VNPT | Quản trị