“Moon night” – The 20th poem of “hidden face flower” - "Đêm trăng" – Bài thơ thứ 20 trong tập thơ “hoa giấu mặt” (explication - chú giải) - Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

“Moon night” – The 20th poem of “hidden face flower”


 

Tiến sỹ Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

 

 

 

 

By Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

(From Calcutta, India)

 

 

 

Putting hands on a pillow
Breathing silently and listening to a colony of bats
Flying through a cage of beaming light

(Moon night – Mai Văn Phấn. Translated from Vietnamese by Pornpen Hantrakool)

 

Explication:

After a whole days bone breaking labour the poet is left alone in the night, his hand placed on a pillow. The hand on the pillow might mean the poets reliance on the tender things of the existence. The poets breath becomes slower. The poet breathes silently. It is the breath that keeps us in touch with the world busy getting and spending. The madding crowds ignoble strife makes us breathe fast and loud. But when breath becomes slower our emotions  are soothered and our body becomes relaxed. And a time comes when breath is as it were silent. No doubt the poet with his hand on the pillow concentrates on his breath or else how can he observe that his breath becomes silent? With his breath silent the noise without and the noise within also die. His mind becomes silent. Once breath is silent and the noise of the mind quelled there is a sound within that is never heard on sea or land. It might be compared with the ultrasonic sound that the bats hear. Now the poet can hear a colony of bats flying through a cage of beaming light. Hearing is universal among the vertebrates. It connects the creatures with the vibrations that are the world. Hearing tells us much about the surrounding world and enriches us. Think of the murmuring leaves or gurgling brooks. Speech and music are however uniquely human. They are dependant on hearing only. The bats could be there without. The poet doesnot see them. The poet hears them. The bats could be there within as well. There are different kinds of bats. Quite a few of them  take fruits and the nectar of flowers. Some others eat the very insects that destroy our harvests trees and plants. They keep awake throughout the night and hide in the caves during the day. Thus they are the type of the wise who keep awake during the time which is night to the common run of men. With us common men a life  sans pleasures is the night. But the bats renounce pleasures in search of truth. In the light of the day differences show up and create the world of illusion. The differences are drowned in the one darkness of night enveloping the world. The darkness stands for the emptiness that sublates into it all the differences. Oedipus in Greek myth complained that Tieresias the fortune teller was blind. The blind Tiresias retorted that though he had no eyes ight he could see better than Oedipus who had  eyes. Although bats can see in the night they are commonly deemed to be blind. But they do see better because of their inner light. During the winter they go in colonies or packs or sanghas  to hibernate Bats are the only mammals who can fly for long. Although western cultures are not fond of bats bats stand for happiness in Chinese culture. Five bats together that is a colony of bats means five blessings in the light of Chinese wisdom. They are longevity. Wealth, health and composure, virtue and desire to die a natural death. The caves the bats inhabit are believed to be the gateways to beyond. The poet with breath slowed down relaxed in body and silent at heart can hear the colony of bats flying through the cage of beaming light.The sound of the flying could be the primordial sound Aum or the Word of the Bible which created the world. The birds are flying in a cage. The bird could be the soul and the cage could be the body. The bird could be an individual who is caged in the capitalist society  forged with the wires of custom  and brands. Well cages are a protection also. The reality and the infinitude cannot devour an individual if  he or she is pent up in a cage. A cage is there to indicate that there is a world beyond. But here is a colony of souls or individuals flying in a cage beaming with light. It is surely moon light. The moon  stands for the mind imagination wisdom soul and the like. When body becomes inert and the senses go to hibernate When no light from without could influence the mind the cage of the body becomes alight with the inner light or wisdom or the light of the soul. May be moon is not there in the physical world. What is day with the common men could be night with poets. And the poets can see the moon awake in their heart. May be he cannot see the  moon, But he feels that it is there. And he can hear the primordial sound raised by  the flight of a colony of souls in a cage beaming with light. It should be noted that the souls are flying after all in a cage. That is once the inner world is alight it reminds us that there are many more worlds beyond.

 

 

 

 

Translated by Phạm Văn Bình

Bản dịch của Phạm Văn Bình






Dịch giả Phạm Văn Bình

 

 

 

 

"Đêm trăng" – Bài thơ thứ 20 trong tập thơ “hoa giấu mặt”

 

 

 

 

Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

(Từ Calcutta, Ấn Độ)

 

 

 

 

Đặt tay lên gối
Nín thở nghe lũ dơi
Len qua chiếc lồng ánh sáng
(Đêm trăng -  Mai Văn Phấn. Pornpen Hantrakool dịch sang Anh ngữ)

 

Chú giải:


Sau một ngày làm việc rã rời xương cốt, nhà thơ ngồi một mình trong đêm vắng, bàn tay của nhà thơ đặt lên chiếc gối. Bàn tay đặt lên chiếc gối có thể ngụ ý một sự nương tựa của nhà thơ vào những đồ vật mềm mại trong cuộc sống. Hơi thở của nhà thơ trở nên chậm rãi hơn. Nhà thơ thở một cách khẽ khàng. Đó là hơi thở giúp cho chúng ta giữ được mối quan hệ với cõi đời bận rộn vì những chuyện lợi danh này. Những đám người phát cuồng cãi vã nhau một cách ti tiện khiến cho chúng ta phải hào hển thở gấp. Nhưng khi hơi thở trở nên chậm rãi hơn, những cảm xúc của chúng ta được làm cho lắng dịu và cơ thể của chúng ta được thư giãn. Và đến lúc hơi thở dường như trở nên vô thanh vô tức. Không nghi ngờ gì nữa, nhà thơ với bàn tay đặt lên chiếc gối đã tập trung vào hơi thở của mình nếu không thì bằng cách nào mà nhà thơ có thể nhận biết được rằng hơi thở của mình đã trở nên vô thanh vô tức? Với hơi thở của nhà thơ trở nên vô thanh vô tức, tiếng hít vào và thở ra đã chẳng còn nghe thấy nữa. Bản tâm của nhà thơ đã trở nên tĩnh lặng. Một khi hơi thở trở nên vô thanh vô tức và tiếng huyên náo của bản tâm cũng bị dẹp yên, có một tiếng động bên trong bản thể không hề được nghe thấy ở ngoài biển khơi cũng như ở trên đất liền. Nó có thể được so sánh với sóng siêu âm mà chỉ loài dơi mới có khả năng nghe được. Lúc này nhà thơ có thể nghe thấy tiếng động của một đàn dơi bay qua một chiếc lồng ánh sáng. Khả năng nghe là chức năng phổ biến của những loài động vật có xương sống. Nó kết nối các loài vật với những chuyển động tạo nên thế giới này. Khả năng nghe tiết lộ cho chúng ta nhiều điều về thế giới xung quanh và làm cho cuộc sống của chúng ta trở nên phong phú hơn. Hãy nghĩ đến những tiếng lá xạc xào hay tiếng suối chảy róc rách. Tuy nhiên, ngôn ngữ và âm nhạc chỉ thuộc về con người. Chúng chỉ phụ thuộc vào thính giác. Đàn dơi có thể ở tại thế giới bên ngoài kia. Nhà thơ không trông thấy chúng. Nhà thơ chỉ nghe thấy chúng. Đàn dơi cũng có thể ở tại thế giới bên trong bản thể con người. Có nhiều loài dơi khác nhau. Rất ít loài dơi ăn trái cây và hút mật hoa. Một số loài dơi khác ăn những loài côn trùng phá hoại mùa màng và cây cối. Chúng thức suốt đêm và giấu mình trong các hang động vào ban ngày. Vì thế, chúng là giống loài thông minh thức tỉnh vào ban đêm ngược lại với những con người bình thường. Với chúng ta, những con người bình thường, một cuộc sống không có niềm vui chính là vào ban đêm. Nhưng loài dơi từ bỏ những niềm vui để kiếm tìm chân lí. Trong ánh sáng ban ngày, những điều khác biệt bộc lộ ra và tạo nên một cõi đời hư ảo. Những điều khác biệt bị chết chìm trong bóng tối của màn đêm bao phủ thế gian này. Bóng tối đại diện cho sự trống rỗng loại trừ trong nó tất cả những điều khác biệt. Nhân vật Oedipus trong thần thoại Hi Lạp nói rằng nhà tiên tri Tieresias đã bị mù. Nhà tiên tri mù Tieresias trả miếng lại rằng mặc dù mình bị mù nhưng có thể nhìn rõ hơn là Oedipus – một người có đôi mắt sáng. Mặc dù loài dơi có thể nhìn rõ trong đêm, chúng thường bị cho là mù mắt. Nhưng chúng nhìn rõ hơn vì ánh sáng bên trong bản thể của chúng. Vào mùa đông, chúng tụ tập thành đàn thành lũ để ngủ đông. Loài dơi là loài động vật có vú duy nhất có thể bay lâu, bay xa. Mặc dù văn hóa phương Tây không ưa loài dơi, loài dơi vẫn tượng trưng cho niềm hạnh lạc trong văn hóa Trung hoa. Năm con dơi tụ lại cùng nhau trở thành một đàn dơi mang ý nghĩa ngũ phúc trong ánh sáng minh triết của người Trung hoa. Chúng hàm ý trường thọ, tài lộc, sức khỏe và sự điềm tĩnh, đức hạnh và sự khao khát được từ giã cõi đời trong một cái chết tự nhiên. Hang động mà loài dơi trú ngụ được tin là cánh cổng để bước sang thế giới bên kia. Nhà thơ với hơi thở được làm cho chậm rãi với sự thư giãn trong thân thể và tĩnh lặng trong trái tim có thể nghe thấy tiếng đàn dơi bay qua chiếc lồng ánh sáng. Âm thanh do đàn dơi bay tạo ra có thể là âm thanh nguyên thủy Aum hay là Từ ngữ của Kinh thánh sáng tạo nên thế giới này. Đàn dơi đang bay trong một chiếc lồng. Con dơi có thể là linh hồn và chiếc lồng có thể là thể xác. Con dơi có thể là một cá thể bị giam cầm trong xã hội tư bản được tạo dựng bởi những sợi dây thép của thói tục và nhãn mác. Ngoài ra, chiếc lồng cũng là một sự bảo vệ nữa. Hiện thực và tính vĩnh hằng không thể cắn nuốt một cá thể nếu cá thể đó bị nhốt trong một chiếc lồng. Một chiếc lồng ở đây là để chỉ báo rằng có một thế giới bên kia. Nhưng ở đây là một đám linh hồn hay là những cá thể đang bay trong chiếc lồng được ánh sáng chiếu rọi. Đó chắc chắn là ánh trăng. Mặt trăng đại diện cho bản tâm, trí tưởng tượng, sự thông thái, linh hồn và những gì tương tự. Khi thể xác trở nên trì trệ và các giác quan rơi vào trạng thái trơ lì, khi không có ánh sáng từ bên ngoài có thể ảnh hưởng đến bản tâm, chiếc lồng của thể xác cháy bùng lên bởi ánh sáng bên trong hoặc sự thông thái hay ánh sáng của tâm linh. Có thể mặt trăng không có ở đấy trong cái thế giới vật chất kia. Cái gọi là ngày với những người bình thường có thể là đêm đối với các nhà thơ. Và các nhà thơ có thể thấy được mặt trăng thức dậy trong trái tim của mình. Có thể nhà thơ không trông thấy mặt trăng. Nhưng nhà thơ cảm nhận được rằng nó đang ở đó. Và nhà thơ có thể nghe thấy âm thanh nguyên thủy tạo ra bởi một đám linh hồn đang bay trong một chiếc lồng được ánh sáng chiếu rọi. Cần lưu ý rằng những linh hồn đang bay rốt cuộc đều ở trong một chiếc lồng. Đó là khi thế giới nội tâm sáng lên, nó nhắc nhở chúng ta rằng còn có nhiều phiến thiên địa khác ngoài phiến thiên địa này.

 


 


Bìa tập thơ “hidden face flower - hoa giấu mặt” xuất bản ở Thái Lan

 

 

 

 

BÀI KHÁC
1 2 

image advertisement
image advertisement
image advertisement




























Thiết kế bởi VNPT | Quản trị