"A glance" – The first poem of “hidden face flower” - "Cái nhìn" – Bài thơ đầu tiên trong tập thơ “hoa giấu mặt” (explication - chú giải) - Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

"A glance" – The first poem of “hidden face flower”




Cùng nhà thơ, tiến sỹ Ramesh Chandra Mukhopadhyaya, tại Hà Nội, 2/3/2015

 

 

 

By Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

(From Calcutta, India)

 

 

 

maivanphan.com: Nhà thơ, tiến sỹ Ramesh Chandra Mukhopadhyaya đến từ Calcutta, Ấn Độ, hiện đang dự Hội nghị Dịch thuật quốc tế và Liên hoan thơ châu Á-Thái Bình Dương lần thứ hai tại Hà Nội. Sau khi đọc tập thơ “hidden face flower – hoa giấu mặt” của tôi, do giáo sư, nhà thơ Pornpen Hantrakool dịch sang Anh và Thái ngữ, ông đã viết về bài thơ “A Glance - Cái nhìn”. Ông nói với giáo sư, nhà thơ Pornpen Hantrakool và tôi: khi trở về Ấn Độ, ông sẽ dành thời gian viết thêm những bài thơ khác trong tập. Xin trân trọng cảm ơn mối tâm giao của nhà thơ, tiến sỹ Ramesh Chandra Mukhopadhyaya qua bài viết này! Xin cảm ơn dịch giả Phạm Văn Bình đã dịch bài viết sang Việt ngữ!


Poet doctor Ramesh Chandra Mukhopadhyaya coming from Calcutta, India is now attending The 2nd International Translation and  Asia-Pacific Poetic Festival Conference in Hanoi. After reading my poetic collection “hidden face flower” translated into English and Thai by professor, poet Pornpen Hantrakool, he has written about the poem “A Glance - Cái nhìn”. He has said to professor, poet Pornpen Hantrakool and me that when returning to India, he will spend time in writing about other poems in this poetic collection. I respectfully thank for poet, doctor Ramesh Chandra Mukhopadhyaya’s good relation in this writing ! Thanks to translator Phạm Văn Bình who has translated it into Vietnamese


 


      

A small pond water beside a foothill

Reflects

A hill peak

(A glance - Mai Văn Phấn. Translated from Vietnamese by Pornpen Hantrakool)


Explication:


The book entitled “hoa giấu mặt” or “hidden face flower” has an image of a lotus with the upper portion of its green stem bent on the cover page. It might remind any reader of the Lotus Sutra, the lotus in a queer flower. It has its roots deep down into the muddy waters of reality. But it floats above the water. The lotus is the charmed world of art. And true art has its roots always into the rugged reality of our everyday life. The poet Mai Văn Phấn, however, seems to lay bare the hidden face of the flower. That is, the flower, in his opinion is the surface. One must see into the heart of the flower to retrieve hidden wealth.

 

In short, the lotus is not what it appears to be. The hidden face of the lotus has to be revealed. The very phrase puts forward a challenge before the readers. The lotus is not what it seems to be. What could it be like in that case? So charged with curiosity, the reader turns the page of the book. And on the first page he reads:

 

A small pond beside a foothill

Reflects

A hill’s peak

 

This is on the surface a fine word picture. We read it over and over again. The poem in its three lines always suggests fresh meanings. When a small pond beside a foothill reflects a hill’s peak, it is a lovely sight. But mark you; the hill’s peak that we find in the water is not identical with the foothill that stands beside the small pond. That is why the poem speaks of a hill’s peak reflected instead of the hill’s peak. The hill’s peak when it is not the foothill speaks of a hill that is nearer the clouds and the skies than the rugged earth of ours. The hill could be the abode of Gods and angels. The hill might mean mighty dragons like Lao Tse. The earth reaches the clouds through the manifestation of the hills like Lao Tse or Confucius. A hill’s peak with the indefinite article “a” speaks of any and every hill that touches the clouds. It is not the particular foothill beside the small pond. On another level, a small pond, however small and lowly it might be, could reflect in its waters the hill. When the common run of men like the present readers come by the great men, they cannot by reflect in the, the grandeur of imagination that excelsiors to the blue deep. Thus, good company has its impact on an individual.

 

However, on further reflection, one feels that a small pond can reflect a hill’s peak ony when its waters are clean and clear. The small pond might stand for Every man. But this every man must have a clean mind so that it can reflect the glory and grandeur that was a Buddha. This puts in our mind the verse composed by Shen Shui. He told us that the mirror of the mind must be dusted and kept clean so that it could reflect the hill. Maybe the small poem consisting of three little fyttes is as high and lofty as a hill. When it is reflected on the mind’s eye of a reader, it loses its identity as a particular poem. On the contrary, however, it charges the mind with the imagination of any lofty hill whatever. But from Freudian point of view, the hill could stand for male principle and the pond could stand for the female principle. Maybe the language itself is like a pond which could reflect lofty hills. Thus, the small poem made of three lines only suggests a plethora of meanings to the readers.



Hanoi, March 1, 2015



 

Translated by Phạm văn Bình

Bản dịch của Phạm Văn Bình

 

 

"Cái nhìn" – Bài thơ đầu tiên trong tập thơ “hoa giấu mặt”




Bìa 1 tập thơ “HOA GIẤU MẶT - HIDDEN FACE FLOWER – บุษบาซ่อนหน้า"

 

 

 

Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

(Từ Calcutta, Ấn Độ)

 

 

Vũng nước nhỏ dưới chân núi
Soi

Tận đỉnh
(Cái nhìn - Mai Văn Phấn. Pornpen Hantrakool
dịch từ Việt ngữ)

Chú giải:

Tập thơ có tựa đề
 “hoa giấu mặt” hay là Hidden face flower”, có một hình ảnh bông hoa sen, với phần trên cuống hoa màu xanh lá cây cong xuống trên trang bìa. Nó có thể làm cho bất kì độc giả nào nhớ về Bông Sen trong Kinh Phật, một bông hoa sen kì lạ. Nó cắm rễ sâu xuống đáy bùn của hồ ao nhưng lại vươn nở trên mặt nước. Bông hoa sen này là thế giới nghệ thuật đầy phép màu. Và nghệ thuật đích thực luôn luôn bám rễ vào hiện thực thô nhám trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Tuy nhiên, nhà thơ Mai Văn Phấn dường như hé lộ ra gương mặt được giấu kín của bông hoa này. Theo suy nghĩ của nhà thơ, bông hoa chỉ là gương mặt. Ta phải nhìn vào bên trong trái tim của bông hoa để khám phá ra khối vàng ròng được ẩn giấu trong đó.


Nói tóm lại, bông hoa không phải là cái mà nó muốn thể hiện. Gương mặt được giấu kín của bông hoa đã được hé lộ. Tên tập thơ đưa ra một sự thách thức tới người đọc. Bông hoa không phải là cái mà nó có vẻ là như thế. Vậy nó có thể giống cái gì trong trường hợp này? Tràn đầy sự tò mò như thế, người đọc sẽ lật giở từng trang thơ. Và trên trang đầu tiên, người đọc sẽ đọc được :

 

Vũng nước nhỏ dưới chân núi

Soi

Tận đỉnh

 

Trên bề nổi, đây là một bức tranh bằng ngôn từ tinh tế. Chúng ta đọc đi đọc lại bài thơ này. Bài thơ gồm ba câu luôn luôn gợi ra những ý nghĩa tươi mới. Khi một vũng nước nhỏ dưới chân núi soi tận đỉnh thì đó là một cảnh tượng đáng yêu. Nhưng xin các bạn lưu ý, ngọn núi mà chúng ta thấy ở trong vũng nước không giống với ngọn núi đứng bên cạnh vũng nước. Đây là lí do tại sao bài thơ nói về một đỉnh núi được in bóng thay vì đỉnh núi trong hiện thực. Ngọn núi chứ không phải ngọn đồi là để nói về một ngọn núi gần với những đám mây và bầu trời hơn là mặt đất thô nhám của chúng ta. Ngọn núi đó có thể là nơi ngự trị của thần linh và thiên sứ. Ngọn núi đó có thể có nghĩa là những con rồng hùng mạnh như Lão Tử. Trái đất vươn tới mây trời thông qua hình hài những ngọn núi giống như là Lão tử hay Khổng tử vậy. Một ngọn núi với quán từ số ít “một” là nói về bất kì và mọi ngọn núi vươn tới mây trời. Nó không phải là ngọn đồi cá biệt bên cạnh vũng nước này. Ở một cấp độ khác, một vũng nước có thể tuy nhỏ và nông cũng có thể phản chiếu đỉnh núi trong lòng mình. Khi những con người bình thường giống như bạn đọc hiện nay ở gần những con người vĩ đại, họ không thể phản chiếu trong sự khoa trương của trí tưởng tượng những vĩ nhân đó lên đến tận mây xanh được. Vì vậy, một tập thể tốt có ảnh hưởng đến một cá nhân.

 

Tuy nhiên, khi nói thêm về sự phản chiếu, người ta sẽ cảm thấy rằng một vũng nước nhỏ có thể phản chiếu một đỉnh núi cao chỉ khi nước trong lòng nó trong và sạch. Vũng nước nhỏ có thể đại diện cho mọi người. Nhưng mọi người này phải có một cái tâm trong sáng để có thể phản chiếu sự vinh quang và vĩ đại như là một vị phật. Điều này gợi lên trong tâm trí chúng ta bài thơ do nhà thơ Thẩm Thủy sáng tác. Ông nói với chúng ta rằng tấm gương tâm hồn phải được lau chùi và giữ gìn sạch sẽ để cho nó có thể phản chiếu được đỉnh núi. Có thể bài thơ nhỏ này bao gồm ba câu thơ nhỏ cao vời vợi như là một ngọn núi. Khi nó được phản chiếu trong tâm của người đọc, nó mất đi hình dáng là một bài thơ cá biệt của mình. Tuy nhiên, ngược lại, nó mang đến cho tâm trí người đọc một sự tưởng tượng về bất kì đỉnh núi cao vời vợi nào. Nhưng từ quan điểm Frớt, ngọn núi có thể đại diện cho nguyên tố dương và vũng nước đại diện cho nguyên tố âm. Có thể ngôn ngữ tự nó giống như một vũng nước có thể phản chiếu những đỉnh núi cao. Vì vậy, bài thơ nhỏ gồm ba câu này chỉ đưa ra một trạng thái đa nghĩa đến với các bạn đọc.

 

Hà Nội, ngày 1 tháng 3 năm 2015

(Bài đã đăng 
https://groups.google.com/forum/#!forum/sefirah)






 Từ trái qua: Nhà thơ Pornpen Hantrakool, nhà thơ Mousumi Ghosh (Ấn độ), nhà thơ Trần Quang Quý, nhà thơ Lê Huy Mậu, tiến sỹ Ramesh Chandra Mukhopadhyaya 









BÀI KHÁC
1 2 

image advertisement
image advertisement
image advertisement




























Thiết kế bởi VNPT | Quản trị