Duyên kì ngộ của vị ẩn sĩ và bông hoa giấu mặt - An affinity for the meeting in an unusual way between an anchorite and a hidden-faced flower (phê bình) - Phạm Văn Bình

Duyên kì ngộ của vị ẩn sĩ và bông hoa giấu mặt






Bìa 1 cuốn sách “Giải mã hoa giấu mặt”





maivanphan.com: Nhà xuất bản Hội Nhà văn VN vừa phát hành cuốn sách Giải mã hoa giấu mặt của Nhà thơ – Ts. Ramesh Chandra Mukhopadhyaya, do dịch giả Phạm Văn Bình dịch sang Việt ngữ. Chúng tôi trân trọng gửi tới Quý Bạn đọc Lời giới thiệu của dịch giả Phạm Văn Bình in trong cuốn sách này.

maivanphan.com: The publishing house of The Vietnam Writers' Association has just released the book Decoding the hidden face flower written by Doctor Ramesh Chandra Mukhopadhyaya, translated into Vietnamese by translator Phạm Văn Bình. We respectfully send to our dear readers translator Phạm Văn Bình's preface printed in this book.




Phạm Văn Bình





Cuốn sách
Giải mã hoa giấu mặt của Nhà thơ - Tiến sĩ Ramesh Chandra Mukhopadhyaya, giảng viên văn học người Ấn Độ, gồm bốn mươi bài luận bình về tập thơ 3 câu “hoa giấu mặt” của Nhà thơ Mai Văn Phấn. Tập thơ này do Nxb Hội Nhà văn VN xuất bản lần đầu, năm 2010. Đầu năm 2014, Nhà thơ - Giáo sư Pornpen Hantrakool (Thái Lan), người rất am tường ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam đã dịch tập thơ hoa giấu mặt sang tiếng Thái và tiếng Anh, với tiêu đề บุษบาซ่อนหน้า / hidden face flower, xuất bản tại Bangkok, Thái Lan, 2/2015. Tháng 3/2015, Nhà thơ - Giáo sư Pornpen Hantrakool đã mang 100 cuốn sách đến Việt Nam, gặp gỡ Tiến sĩ Ramesh Chandra Mukhopadhyaya và Nhà thơ Mai Văn Phấn tại Liên hoan thơ châu Á - Thái Bình Dương lần thứ hai tại Hà Nội. Tiến sĩ Ramesh đã chọn ngẫu nhiên 36 bài trong tập thơ đó để viết lời chú giải và viết thêm 4 tiểu luận. Mỗi tiểu luận bàn riêng về âm thanh, hương vị, vầng trăng, nhà thơ của “hoa giấu mặt”. Chúng tôi vẫn coi những tiểu luận đó là những bài chú giải theo từng góc nhìn của tập thơ.

Thơ 3 câu là một trong những vỉa tầng độc đáo của thơ Mai Văn Phấn. Nó có hình thức gần với thơ Haiku Nhật bản. Thơ Haiku truyền thống thường không mô tả cảm xúc và bắt buộc phải có kigo (季語, quí ngữ) nghĩa là một bài thơ Haiku phải có từ miêu tả một mùa nào đó trong năm. Thơ Haiku thường chỉ "gợi" chứ không "tả", và kết thúc thường không rõ ràng… Thơ 3 câu của Nhà thơ Mai Văn Phấn không tuân theo thủ pháp đó. Mỗi bài thơ 3 câu của ông, trước hết là một bài thơ hoàn chỉnh, ví như một “sinh linh” (chữ của ông dùng khi nói về thơ) và mang số phận riêng. Bạn đọc sẽ nhìn thấy từ sự “khởi duyên” của một bài thơ, rồi theo suốt hành trình của nó đến khi kết thúc. Ba câu thơ trong một bài thơ của ông tựa như 3 ngọn đèn, 3 tiếng động, 3 mảng màu… đủ “dữ liệu” cho bạn đọc liên tưởng, nhận biết không gian trước mặt. Thơ 3 câu của Nhà thơ Mai Văn Phấn là thơ tối giản, đa nghĩa, gần với nghệ thuật sắp đặt hiện đại. Đó là cách nhà thơ mã hóa những “bí mật của khoảnh khắc” (Lê Hồ Quang), tạo những phút “ngưng thần” (Nguyễn Thanh Tâm) để làm nên một diện mạo mới, độc đáo trong thơ Việt đương đại.

Không gian mà bông hoa giấu mặt của Nhà thơ Mai Văn Phấn lan tỏa hương thơm chính là một khoảng trời thơ có ánh trăng vằng vặc giãi xuống một dòng sông quê, có tiếng dệt chiếu thanh bình vang lên từ một làng nghề ven sông, có tiếng thác đổ, vượn hú và tiếng côn trùng nỉ non nơi một vùng rừng núi, có tiếng chuyện trò ồn ào sôi nổi trong một ngôi nhà hẹp, có tiếng chim rơi xuống nước và tiếng cá quẫy đớp muỗi, có tiếng vỗ cánh của một đàn dơi bay qua chiếc lồng ánh sáng, có hương thơm của các loài hoa sen, hoa bưởi…, có mùi thơm của khói hương trầm trong một buổi cầu kinh niệm Phật, có hình ảnh một chú ngựa trời leo lên một cành cây, có hình ảnh một con nhện giăng lưới nằm mơ biến thành người trong một giấc mộng Nam Kha, có hình ảnh cánh đồng nham nhở sau vụ gặt và bình yên khi sắp vào mùa cấy, có màu bàng bạc của một đêm trăng, có màu ráng mỡ gà của một buổi hoàng hôn, màu hồng và trắng của hoa sen, hoa bưởi, màu xanh non của những búp lá vừa hé nở, màu xám chì của một cơn bão lớn, thậm chí có cả màu đen của đêm tối…

Khoảng trời thơ thấm đẫm chất thiền này đã làm cho vị “ẩn sĩ” Ramesh Chandra Mukhopadhyaya mê đắm bởi nó đồng điệu với tâm thế “ẩn sĩ” của ông. Nó chính là một mảnh thiên nhiên mà ông khao khát kiếm tìm. Tâm thế thiền của tập thơ “hoa giấu mặt” của Mai Văn Phấn và tâm thế “ẩn sĩ” của ông gần gũi nhau như hai nhánh cây của cùng một gốc. Đó chính là kì duyên để Nhà thơ - Tiến sĩ Ramesh Chandra Mukhopadhyaya viết nên cuốn sách độc đáo này. Ông đã dành cho thơ Mai Văn Phấn sự trân trọng đặc biệt và tình cảm chân thành nhất. Trong thư trao đổi với tôi ngày 5/10/2015 ông viết; “Tôi là một người Ấn và theo Hindu giáo. Thơ của Mai Văn Phấn theo tính cách đặc trưng của tiếng Việt đã khai mở một thế giới mới về tư tưởng và cảm xúc đối với tôi. Chúng không xa lạ với tri giác của người Ấn Độ, nhưng được tạo dựng theo một phong cách khác. Mỗi bài thơ của nhà thơ được viết bởi ba câu. Nó nhắc tôi nhớ đến chiếc đinh ba - vũ khí của vị chúa tể Shiva, là một vị thần tượng trưng cho hòa bình và thịnh vượng của người Hindu. Hòa bình và thịnh vượng không thể hàng lâm trừ khi những ảo tưởng của chúng ta đã được tiêu trừ. Những chiếc đinh ba sắc nhọn được làm bằng ngôn từ của Mai Văn Phấn tấn công những ảo tưởng trong tâm trí chúng ta, thâm nhập vào trái tim chúng ta, để mang đến một khái niệm hòa bình và niềm vui phát sinh từ một cách nhìn mới. Đó là lí do tại sao tôi cảm thấy rằng, Mai Văn Phấn là một nhà thơ của sự khác biệt. Tôi đã cố gắng giải mã chúng trong ngôn ngữ tiếng Anh để sự sung mãn trong thơ của ông được sẻ chia rộng rãi. Công tác dịch thuật đơn thuần các bài thơ của ông là không đủ. Chúng ta phải làm cho độc giả nhận thức được sự phong mãn mà các bài thơ này hàm chứa dành cho độc giả khiến cho họ bị chúng cuốn hút. Tôi ao ước những bài chú giải về các bài thơ của Mai Văn Phấn này được dịch sang tiếng Nga, tiếng Thái, tiếng Căm pu chia v.v. Nếu được Chúa Trời ban phúc thì tôi sẽ cố gắng viết bài tổng quan về các tác phẩm của Mai Văn Phấn mà tôi hiện có trong thời gian tới…”

Sinh ra trong cái nôi của nền văn minh sông Hằng - nơi cội nguồn của đạo Phật và nhiều đạo giáo lớn khác - Nhà thơ, Tiến sĩ Ramesh Chandra Mukhopadhyaya mang tâm thái của một ẩn sĩ, ít quan tâm đến những điều tục lụy nơi trần thế mà thả hồn tìm kiếm vẻ đẹp vĩnh hằng ở thiên nhiên ẩn giấu trong từng lá cây, ngọn cỏ và những sinh linh nhỏ bé, tìm kiếm vẻ đẹp khơi mở và linh ẩn sau từng con chữ, trong từng chuyển động của những hình ảnh trong thơ.

Nhà thơ - Tiến sĩ Ramesh Chandra Mukhopadhyaya đã bình giải các bài thơ trong “hoa giấu mặt” bằng tài năng, sự uyên bác và kinh nghiệm sống của một học giả có cội nguồn văn hóa Ấn Độ nên đã tạo ra một nét riêng rất độc đáo cho cuốn sách này. Qua những bài chú giải, Tiến sĩ Ramesh cũng thể hiện sự uyên bác, sự hiểu biết sâu sắc về đất nước, con người, phong tục và lịch sử của Việt Nam. Một số bài thơ của Nhà thơ Mai Văn Phấn như duyên cớ, như cánh cửa để Tiến sĩ Ramesh khai mở những địa tầng văn hóa rất độc đáo và phong phú. Chúng tôi coi đây là sự giao thoa, cộng hưởng giữa hai nền văn hóa Ấn Độ và Việt Nam thông qua vẻ đẹp của thơ ca. Nhiều bài thơ 3 câu của Nhà thơ Mai Văn Phấn được Tiến sĩ Ramesh dẫn chứng, tường giải dưới ánh sáng của văn hóa Ấn Độ, một trong những cội nguồn của văn minh nhân loại, đã cho bạn đọc Việt Nam thêm nhiều liên tưởng khác lạ và bổ ích, khai mở thêm nhiều cung bậc cảm xúc và gợi mở cả những thi pháp mới lạ.

Có điều cần nói thêm về sự hình thành cuốn sách này. Trong thời gian gần một năm qua, hầu như cứ đến ngày cuối tuần, Tiến sĩ Ramesh Chandra Mukhopadhyaya lại viết chú giải về một bài thơ trong “hoa giấu mặt”. Trước tiên, ông công bố bài viết trên trang mạng Sefirah của Ấn Độ. Sau đó, ông chuyển nó cho Nhà thơ Mai Văn Phấn qua email. Nhà thơ Mai Văn Phấn chuyển bài viết lại cho tôi để nhờ tôi dịch sang Việt ngữ. Sau đó, ông cho đăng bài viết bằng song ngữ Việt-Anh trên website của mình. Các bài chú giải của Tiến sĩ Ramesh Chandra Mukhopadhyaya khi được công bố đều thu hút nhiều bạn đọc Việt Nam và nước ngoài, dẫn dụ và mang đến cho họ niềm mê say trước vẻ đẹp linh thiêng, đầy bí ẩn của thơ ca.


Tiến sĩ Ramesh Chandra Mukhopadhyaya là học giả nước ngoài chú giải tập “hoa giấu mặt” qua bản dịch tiếng Anh, do vậy không tránh khỏi những khoảng chênh so với nguyên tác tiếng Việt. Nhưng như chuyện “tái ông thất mã”, đôi chỗ nó lại mang đến cho người đọc những điều thú vị, tạo ra sự lạ lẫm như vẻ phong tình của các thiếu nữ dị tộc, mang lại một nét duyên thầm cho cuốn sách này.

Nhà thơ-Tiến sĩ Ramesh Chandra Mukhopadhyaya sinh năm 1947. Ông là một học giả nổi tiếng của Ấn Độ đã xuất bản nhiều cuốn sách thuộc các lĩnh vực khác nhau như văn học, tôn giáo, xã hội học, kinh tế, chính trị…

Thật hữu duyên và may mắn khi “bộ tứ” chúng tôi: Nhà thơ-Tiến sĩ Ramesh Chandra Mukhopadhyaya, Nhà thơ - Giáo sư Pornpen Hantrakool, Nhà thơ Mai Văn Phấn và tôi đã gặp nhau để làm nên một cuốn sách quí, độc đáo đang hiện hữu trên tay bạn đọc.

Hải Phòng, 20/9/2015

P.V.B






Bìa 4 cuốn sách “Giải mã hoa giấu mặt”

 




An affinity for the meeting in an unusual way between an anchorite and a hidden-faced flowe
r



Phạm Văn Bình




The book Decoding the hidden face flower written by Doctor Ramesh Chandra Mukhopadhyaya, an Indian literature lecturer, includes forty explications for the collection of three-line poems hidden face flower composed by Poet Mai Văn Phấn. This collection of poems was published in the first time in 2010. At the beginning of 2014, Poet - Professor Pornpen Hantrakool (Thai), who is very good at Vietnamese culture and language, translated the collection of poems hidden face flower into Thai and English under the title
บุษบาซ่อนหน้า / hidden face flower, published in Bangkok, Thailand in 2/2015. In 3/2015, Poet - Professor Pornpen Hantrakool brought 100 copies of it to Vietnam, and met Doctor Ramesh Chandra Mukhopadhyaya and Poet Mai Văn Phấn in The 2nd Asia-Pacific Poetry Festival in Hanoi. Doctor Ramesh casually selected 36 poems in the collection for his explications and wrote 4 more essays. Each essay separately mentions the sound, the fragrance, the moon, the poet in hidden face flower. We still consider these essays as explications from each viewpoint in the collection of poems.

The three-line poetic genre is one of the unique layers in Poet Mai Văn Phấn’s poetry. Its form is similar to the Haiku of Japan. The traditional Haiku often doesn’t describe emotions and has to contain kigo (季語, a word denoting seasons) i.e. a Haiku poem should contain a word denoting a certain season in the year. The Haiku often “suggests”, not “describes” and has an unclear end… Poet Mai Văn Phấn’s three-line poems don’t follow that way. Each of his three-line poems, first of all, is a complete poem like a “living creature” (the word he uses to mention the poetry) and has its own fate. Readers will see the “affinity start” of a poem and then follow its whole journey to the end. Three poetic lines in one of his poems are like three lamps, three sounds, three colour patches… forming enough “data” for readers to think about and recognise the space in front of them. Poet Mai Văn Phấn’s three-line poems are irreducible, polysemantic, close to the modern arrangement art. That is the way the poet encodes “the moment’s secrets” (Lê Hồ Quang), and creates the minutes of “spiritual agglutination” (Nguyễn Thanh Tâm) to form a new and unique physiognomy in the contemporary Vietnamese poetry.

The space where Poet Mai Văn Phấn’s hidden-faced flower is scattering its fragrance is a poetic sky with a bright moonlight illuminating a river in the countryside, with peaceful mat weaving sounds coming from a trade village by the river, with the sounds of a waterfall dropping, gibbons howling and insects uttering in melody in a mountainous region, with the sounds of a noisy and ebullient talk in a narrow house, with the sounds of a bird falling into water and a fish biting mosquitoes, with the wing flapping sound of a bat colony flying through a cage of light, with the fragrance of lotus flowers, pomelo blossoms…, with the incense aroma in a Buddhist praying service, with the image of a mantis climbing onto a twig, with the image of a spider spreading a net and finding itself becoming a human being in an illusory dream, with the image of a ricefield unkempt after a harvest and peaceful on the point of starting a transplanting period, with the overflowing colour of a moonlit night, with the chicken-fat colour of a sunset, with the pink and white colours of lotus flowers, pomelo blossoms, with the tender green of the newly opening buds, with the leaden grey of a big storm and even with the colour of a dark night…

This sky full of Zen nature has infatuated the “anchorite” because it is in the same situation with his “anchorite” state of mind. It is a very segment of Nauture which he has been thirstily looking for. The Zen nature in Mai Văn Phấn’s collection of poems hidden face flower and his “anchorite” state of mind are very close to each other as if they were two branches of the same tree. It is a very uncanny affinity for Poet - Doctor Ramesh Chandra Mukhopadhyaya to write this unique book. He has given Mai Văn Phấn’s poetry a special respect and the most sincere sentiment. In the letter sent to me on 5/10/2015, he wrote: “I am an Indian and a Hindu by faith. The poetry of Mai Văn Phấn which is characteristically Vietnamese has opened a fresh world of thoughts and feelings for me. They are not alien to Indian sensibilities, but they are decked in a different style. Each one of his poems is made of three lines. It reminds me of a trident the weapon of Lord Shiva a Hindu God of peace and prosperity. Peace and prosperity cannot come unless our delusions are done away with... Mai Văn Phấn’s sharp tridents made of words attack the delusion of our mind and enters into our hearts giving a concept of peace and pleasure that springs from a fresh outlook. That is why I feel that Mai Văn Phấn is a poet with difference. I have tried to decode them in English so that the wealth of his poetry is widely shared. The mere translation of his poems is not enough. We must make the readers aware of what wealth these poems have for the readers so that they are drawn to the text. I wish these explications of Mai Văn Phấn’s poems were translated into Russian and Thai language and Cambodian language and so on... God willing I will try to have a birds eye view of Mai Van Phans works that I possess with me in times to come…”

Coming from the cradle of The Ganga civilization - the source of Buddhism and many other great religions - Poet, Doctor Ramesh Chandra Mukhopadhyaya is a person bearing a frame of mind as an anchorite, not taking much interest in the worldly things of this world but he releases his soul searching the eternal beauties in Nauture hidden in each leaf, each grass blade and each petty living creature as well as the beauties opened and hidden behind each word, in each movement of the poetic images.

Poet - Doctor Ramesh Chandra Mukhopadhyaya has explicated the poems in hidden face flower with the talent, wide knowledge and living experience of a scholar having an Idian culture source so he has created a specific and very unique feature for this book. Through the explications, Doctor Ramesh has also shown his wide knowledge and profound understanding of the land, people, customs and history of Vietnam. Some poems of Poet Mai Văn Phấn are like the motives and doors for Doctor Ramesh to open the very unique and plentiful cultural layers. We consider it as the interference and resounance between Vietnamese and Indian cultures via the poetry’s beauty. Many three-line poems of Poet Mai Văn Phấn taken as proofs and explicated in the light of the Indian culture, one of the mankind’s civilization sources, have given the Vietnamese readers many strange and useful idea connections, opening many tones of emotion and also suggesting unheard-of prosodies.

There is one more thing to talk about the formation of this book. For the whole recent time of nearly one year, almost whenever the week-end came, Doctor Ramesh Chandra Mukhopadhyaya wrote an explication for one poem in hidden face flower.

First of all, he posted it in the Indian website Sefirah and then passed it to Poet Mai Văn Phấn via Email. Then Poet Mai Văn Phấn sent it to me and asked me to translate it into Vietnamese. After that, he posted the explication both in English and Vietnamese in his website. The explications written by Doctor Ramesh Chandra Mukhopadhyaya when announced all attracted many Vietnamese and foreign readers, alluring and bringing to them a passion towards the sacred and mysterious beauty of poetry.

Doctor Ramesh Chandra Mukhopadhyaya is a foreign scholar explicating hidden face flower via the English version, therefore he can’t avoid the differences from the Vietnamese original. But like the classic reference “The old man at the border area lost his horse”, sometimes they bring to the readers pleasures, creating strangeness like the amorous look of the alien ethnic groups’ young girls, bringing a discrete charm to this book.

Poet - Doctor Ramesh Chandra Mukhopadhyaya was born in 1947. He is a well-known scholar in India having many books published in various fields such as literature, religion, sociology, economics, politics.

It is really destined by fate and lucky when our “foursome”: Poet-Doctor Ramesh Chandra Mukhopadhyaya, Poet - Professor Pornpen Hantrakool, Poet Mai Văn Phấn and I have met one another to compose a precious and unique book which is in our readers’ hand now.

Hải Phòng, 20 September 2015

P.V.B






Bìa 1 & 4 cuốn sách “Giải mã hoa giấu mặt”. 
Thiết kế: Họa sỹ Lê Đức Lợi













BÀI KHÁC
1 2 

image advertisement
image advertisement
image advertisement




























Thiết kế bởi VNPT | Quản trị