Forme de Gazon (Rythme I) - Hình đám cỏ (Nhịp I) (poème - thơ) - Mai Văn Phấn. Raduit du Vietnamien par Bùi Thị Hoàng Anh et Jean-Michel Maulpoix

Mai Văn Phấn

Traduit du Vietnamien

par Bùi Thị Hoàng Anh et Jean-Michel Maulpoix

 

 

 


Bùi Thị Hoàng Anh

                                                                                                                          

 


Jean-Michel Maulpoix

 




 

Forme de Gazon

 

 

Nous nous rassemblons en silence en entendant

le lotus blanc qui luit

en se levant dans le Cintamaya-panna*

M.V.P

 

 

 

 

Rythme I

 

 

*

 

Les pas du chamois cognent le sol

Le monde ne peut plus dormir désormais

 

L’hiver agite la rosée de la nuit

Les herbes, les arbres, le soleil frais

Les hautes montagnes

Les oiseaux s’envolent au-dessus du bloc de pierre rugueux

Sur le fleuve rapide et violent étincelle la parade nuptiale du poisson

 

Le soleil de l’autre côté du mur

Les feuillages des arbres, les nichées d’oiseaux, le souffle de l’aube.

 

*

 

Moi seul vois la rose de cette matinée

Les chants des oiseaux m’éveillent

Remerciant le chemin qui me conduit

Les nuages là haut

Les feuilles qui tombent

Même les choses qui ne sont pas encore visibles

 

Le quartier silencieux se tapit dans son souffle

La terre change de saison

La rangée de balustrades de l’autre côté de la fleur

Aux pétales soyeux et d’un rouge profond

La racine d’un très vieil arbre est aussi transparente

L’heure de la cérémonie d’Eucharistie sonne

 

Le petit matin change de chemise

L’éclat de la rose qui reflète ton visage

Hypnotise le voile de vent qui soudain le traverse.

 

*

 

Le chant d’oiseau me transperçant la tête

Entre dans mon corps quand je médite la Terre Pure

 

Le chasser pour que mon cœur soit calme

Et que je parvienne au vide en moi

 

Les chants d’oiseaux sombres

Clignotent sur chaque partie de mon corps

 

Croyant s’envoler avec la troupe d’oiseaux

Ma poitrine est oppressée de chants

 

Un oiseau quelconque est blessé

Toute la bordure de la forêt bat des ailes

 

Où es-tu?

 

Le son de ma voix coupe le vent impétueux

Et ma bouche obéit à la forme de l’appel.

 

*

 

Au matin je me réveille

La cloche de la nuit couvre la terre

 

Cherchant à l’élever plus haut

La nuit géante n’a plus de lieu pour l’accrocher

Je ne sais pas où est la paroi de la cloche

Qui se dilue

Qui glisse

 

Les points brûlent la bougie

Tu es confuse dans mon corps

 

En ouvrant les yeux, la couleur noire de la cloche

En les fermant, un encerclement de lumière

 

Tu es petit à petit loin de la cloche

Ding...

 

Dong...

Au milieu du ciel un chrysanthème.

 

*

 

Aller vers la fin du chemin

Là où commence l’orage

Se range le cœur pur

 

Seul le feuillage se purifie

Et les feuilles sèches en lambeaux le savent

 

Impatient d’attendre la pluie

Au bout du chemin je ne la vois pas encore

 

Le vent souffle déjà

 

- Les gouttes me baptisent?

- Non, sur le feuillage reste la pluie d’hier.

 

*

 

Le chat tombant de sommeil sous le soleil

Baille aux yeux mi-clos

La vie déborde de soucis

 

Je suis fatigué au bureau

Le projet a été fixé

Même en m’y efforçant je n’ai pas pu le terminer

 

Faudrait-il rejeter la faute sur le chat

Qui porte mon état d’âme imprécis sous le soleil?

 

Me réveillant subitement en me précipitant vers toi

Je deviens ce chat aux yeux mi-clos.

 

*

 

Le vent agite doucement les fleurs jaunes, la couleur que j’aime

Parfois je confonds les petits tournesols,

Les bruyères, les ambrettes, les fleurs de courge…

 

Je me hâte d’esquisser quelques fleurs

Le vent caresse les cheveux qui flottent en se froissant

 

Dessinant en plus un petit couple de garçon et fille à mi-hauteur du pétiole

Inséré parmi les visages, partageant une paire de sandales

Ne sachant pas sur quel côté le vent les pousse

 

Le pétale géant se balance au-dessous de la tête

Le vent confond doucement les deux personnes

Plus petites elles sont plus elles tremblent comme une tempête.

 

*

 

Les étoiles cachées derrière les rayons de soleil

La fenêtre de la maison

Le disque de nuage annonce la tempête

La lumière lointaine

 

Il suffit de penser ou dire ainsi pour chasser la fatigue

 

Paisible et tranquille

Une minute pour couper l’écoute

Et regarder la vie en aveugle et si calme

 

Très haut dans le ciel chaque bande de lucioles

L’étoile la plus proche dessine tes yeux

(On ne se souvient pas du visage quand on s’aime)

 

Le travail s’affaisse de nouveau, m’essouffle

 

Je reste face à la fente de la porte étroite

Regardant une ondulation de vague scintillant sur le fleuve qui coule violent et rapide.

 

M.V.P

 

 

_________________

* Selon le Bouddhisme, la sagesse est une notion fondamentale qui fait référence à une capacité cognitive ou un savoir-faire. Cintamaya-panna est une des trois façons d’atteindre à la sagesse transcendante que celui qui pratique une méditation doit y parvenir. Il s’agit de la sagesse obtenue par la réflexion, l'examen rationnel, l'analyse intellectuelle.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(Extrait du Recueil "A Ciel Ouvert")




 

 




Hình Đám Cỏ

 

 

 

 

Bên nhau lặng im nghe bông sen trắng

đang nhói sáng

vươn trong huệ tưởng

M.V.P

 

 

 

 

Nhịp I

 

 

*

 

Bước sơn dương gõ lên mặt đất

Thế giới từ nay không thể ngủ

 

Động rộn sương đêm

Cỏ cây, nắng mới

Núi cao

Chim chóc bay qua tảng đá xù xì

Sông cuộn xiết con cá động dục loé sáng mặt nước

 

Mặt trời bên kia bức tường

Vòm cây, tổ chim hơi thở ban mai

 

*

 

Bông hồng sớm nay mình anh thấy

Tiếng chim hót tỉnh giấc

Tạ ơn con đường dẫn anh đi

Mây trên cao

Lá cây rơi

Cả những gì chưa hiện hữu

 

Góc phố lặng yên nép vào hơi thở

Đất chuyển mùa

Hàng lan can bên kia bông hoa

Những cánh mịn đỏ thẫm 

Gốc cổ thụ cũng trong suốt

Giờ ban Lễ-Thánh-Thể rung chuông

 

Sớm mai thay áo mới

Ánh hồng nhung hắt lên khuôn mặt em

Thôi miên làn gió chợt qua

 

*

 

Tiếng chim qua đỉnh đầu

Vào cơ thể anh lúc đang tịnh độ

 

Xua đi cho lòng yên lặng

Sao về được tâm không

 

Tiếng chim âm u

Lập loè sáng từng phần cơ thể

 

Ngỡ bay cùng đàn chim

Ngực căng tức tiếng hót

 

Con chim nào mới bị thương

Cả bìa rừng đập cánh

 

Em ở đâu

 

Tiếng cắt gió vội vàng

Men khẩu hình anh theo tiếng gọi

 

*

 

Gần sáng thức dậy

Quả chuông đêm chụp xuống mặt đất

 

Loay hoay cố đẩy lên cao

Đêm khổng lồ không còn chỗ bám

Không biết thành quả chuông ở đâu

Tan loãng

Trơn trượt

 

Những huyệt đạo thắp ngọn nến 

Mơ hồ em qua cơ thể anh

 

Mở mắt màu chuông đen

Khép lại vòng vây ánh sáng

 

Em đang xa quả chuông

Boong...

 

Boong...

Giữa trời một bông hoa cúc

 

*

 

Đi về phía cuối đường

Nơi bắt đầu cơn giông

Dọn lòng thanh sạch

 

Chỉ vòm cây rũ bụi 

Và lá khô tơi tả mới biết

 

Nóng lòng đợi mưa

Cuối con đường chưa thấy

 

Gió đã nổi

 

- Những giọt nước rửa tội anh?

- Không, vòm lá đọng trận mưa hôm trước

 

*

 

Con mèo buồn ngủ dưới nắng

Ngáp lim dim

Đời sống ngập toan tính

 

Anh mỏi mệt nơi làm việc

Kế hoạch định sẵn

Cố cũng không xong

 

Có nên đổ tại con mèo

Mang tâm trạng anh lơ mơ dưới nắng

 

Choàng tỉnh vội lao đến em

Anh thành chú mèo lim dim đôi mắt

 

*

 

Gió lay nhẹ hoa vàng, màu hoa anh thích

Có lúc nhầm lẫn hoa dã quỳ

Hoa thạch thảo, hoa vông vang, hoa mướp...

 

Anh vội vã ký hoạ vài bông

Gió mơn man tóc bay lật phật

 

Vẽ thêm đôi trai gái bé tí bằng nửa cuống hoa

Lồng khuôn mặt, chung nhau đôi dép

Không rõ gió đẩy họ về bên nào

 

Cánh hoa khổng lồ đung đưa trên đầu

Gió khẽ làm hai người lẫn vào nhau

Càng bé tí run lên như bão.

 

*

 

Những ngôi sao khuất sau ánh nắng

Cửa sổ ngôi nhà

Vầng mây tin bão

Ánh sáng xa

 

Chỉ cần nghĩ hoặc nói thế cũng vơi mỏi mệt

 

Vừa tĩnh lặng

Một phút tự triệt tiêu thính giác

Nhìn đời sống thư giãn mù loà

 

Trên cao tít từng bầy đom đóm

Ngôi sao gần hơn vẽ mắt em

(yêu nhau thường khi không nhớ mặt).

 

Công việc lại rũ tung, thở dốc

 

Nán lại bên khe cửa hẹp

Nhìn gợn sóng lấp lánh trên dòng sông chảy xiết.


M.V.P

 

(Rút từ tập thơ Bầu trời không mái che)





Tiểu sử Bùi Thị Hoàng Anh

 

Giảng viên tiếng Pháp tại khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Pháp, trường Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Quốc Gia Hà Nội. Say mê ngôn ngữ và văn hóa Pháp, hiện nay Bùi Thị Hoàng Anh đang làm nghiên cứu sinh tại khoa Ngôn ngữ, trường Đại học Paris VII, cộng hòa Pháp, với hướng nghiên cứu về các chỉ tố diễn ngôn trong các văn bản nói và viết bằng tiếng Việt và tiếng Pháp. Bùi Thị Hoàng Anh cũng quan tâm tới nghiên cứu về lĩnh vực Ngôn ngữ học xã hội và dịch thuật.

 

 

 

 

Biographie de Bui Thi Hoang Anh

 

Enseignante de français au Département de Langue et de Civilisation Françaises, Ecole Supérieure de Langues étrangères, Université Nationale de Hanoi. Passionnée par la langue et la culture françaises, actuellement, elle poursuit son doctorat en Linguistique à l’UFR de Linguistique, Université Paris Diderot (Paris VII), Paris, France. Son axe de recherche est centré sur l’étude des marqueurs discursifs du vietnamien et du français dans les corpus oraux et écrits. Elle s’intéresse également à la Sociolinguistique et la traduction.

 

 

 

 

Tiểu sử Jean-Michel Maulpoix

 

Jean-Michel Maulpoix là tác giả của hơn 20 công trình, chủ yếu là thơ văn xuôi, trong đó phải kể đến Une histoire de bleu (Câu chuyện về màu xanh); L’Ecrivain imaginaire (Nhà văn tưởng tượng); Domaine public Pas sur la neige (Bước chân trên tuyết). Bên cạnh đó, Jean-Michel Maulpoix cũng viết một số nghiên cứu phê bình về Henri Michaux, Jacques Réda, Paul Célan, René Char và một số tiểu luận khái quát về thơ như La poésie comme l’amour (Thơ ca như tình yêu); Du lyrisme (Thơ trữ tình). Sáng tác của Jean-Michel Maulpoix là sự pha trộn, là cuộc đối thoại không ngừng giữa văn xuôi và thơ, mà qua đó, nổi bật là chất “trữ tình phê phán”. Jean-Michel Maulpoix còn điều hành tạp chí Văn học hàng quý “Le nouveau Recueil” (Tuyển tập mới) và giảng dạy thơ hiện đại và đương đại tại Đại học Paris III, cộng hòa Pháp.

 

 

 

 

Biographie de Jean-Michel Maulpoix

 

Jean-Michel Maulpoix est l’auteur d’une vingtaine d’ouvrages, principalement en prose poétique, parmi lesquels Une histoire de bleu, L’Écrivain imaginaire, Domaine public et Pas sur la neige, publiés au Mercure de France. Il a également fait paraître des études critiques sur Henri Michaux, Jacques Réda, Paul Celan et René Char, ainsi que des essais généraux de poétique (La poésie comme l’amour, Du lyrisme...). Son oeuvre, où se mêlent, s’affrontent et dialoguent sans cesse prose et poésie, se réclame volontiers d’un “lyrisme critique“. Jean-Michel Maulpoix dirige par ailleurs la revue trimestrielle de littérature “Le Nouveau Recueil” et enseigne la poésie moderne et contemporaine à l’Université Paris III - Sorbonne nouvelle.

 

 

 

 







 

BÀI KHÁC

image advertisement
image advertisement
image advertisement




























Thiết kế bởi VNPT | Quản trị