Forme de Gazon (Rythme VII) - Hình đám cỏ (Nhịp VII) (poème - thơ) - Mai Văn Phấn. Raduit du Vietnamien par Bùi Thị Hoàng Anh et Jean-Michel Maulpoix

Mai Văn Phấn

Traduit du Vietnamien

par Bùi Thị Hoàng Anh et Jean-Michel Maulpoix

 


 


Bùi Thị Hoàng Anh

                                                                                                                          

 


Jean-Michel Maulpoix






Rythme VII

 


*

 

Tu m’éveilles avec une phrase habituelle

Il fait déjà jour!

 

Je jette l’oreiller et la couette à un autre matin

Une phrase sincère de tous les jours

Une tasse de thé aromatisée chasse la somnolence

Une marionnette depuis peu attachée tend le fil

 

Ouvrant la porte en inspirant profondément

Je démarre le scooter

Dont le bruit de moteur aujourd’hui est plus doux

 

Où as-tu donc tiré le fil pour accélérer tous les mouvements?

 

La cloche de vent s’agite même s’il n’y a pas de vent

Les fruits mûrs s’écorcent soigneusement sur l’assiette

Affolement: le froissement du martin-pêcheur dans son rêve

 

Je suis seul dans une impasse déserte

Saluant toutes les différences d’hier

 

Il fait déjà jour!

Je me remue

Et tu es en train de doubler.

 

*

 

La foule portant mon visage

Brusquement se précipite

Brusquement elle se tient debout et immobile

 

La lumière identifie le visage

Et la musique

 

Au moment où éclate le cratère

Le fusil est armé avant de tirer

La bête échappée tourne dans un autre chemin

 

Les reflets de la lune de nuit tombent dans une tasse d’eau qui miroite

Salut de multitude

 

Le gibbon femelle soulève elle-même son petit à la naissance

L’autre main s’accroche au dessus du gouffre profond

 

Le monde fait silence

Seul le son d’une flute

Et toi, ma douceur.

 

*

 

Divisé en plusieurs personnes dans la danse

Moi Moi et Moi...

Te regarde et jette par-dessous le chapeau

 

… les herbes toxiques poussant dans la terre sainte

… méprisent le lieu de leur naissance

… les ondes perturbées, je ne peux plus rien prévoir

 

Moi Moi et Moi...

Silencieuse, innocemment tu juges

 

… les pointes de couteaux bien aiguisés se faufilent

… lentement quelque chose d’invisible vole vers toi

… je sais que cela te touchera

 

Et encore…

… ne converge plus de lumière

(il y a quelqu’un qui sort de la coulisse en ramassant le chapeau).

 

*

 

Quand je suis solitaire, je pense:

être une moitié d’un fruit

une moitié d’un chant d’oiseau

une moitié d’une grotte profonde

une partie du bruit

une moitié d’un poisson

un coin d’une coque de navire

une moitié de silence reliée à une surface plane…

 

*

 

… je marche en touchant le pan rempli d’eau j’entends les rangées d’arbres s’appeler l’une l’autre en bruissant je ramasse la graine de vent roux et appuie fort sur la toile blanche pour esquisser ton portrait la couleur n’est toujours pas sèche je peins et j’efface aucune esquisse n’est obtenue je tourne dans toutes les directions je sens toujours le vent froid qui survient de côté…

 

*

 

Une tasse sur la table

Quand je suis fatigué, j’y vois la surface de l’eau

 

En appuyant légèrement sur le bord de la tasse elle se balance

Je me rappelle soudain que je suis anxieux dans une chambre étroite

Dehors, le brouhaha du soleil matinal

Le vent envahit plus loin un terrain désert

Et encore plus loin…

 

Encore plus loin…

Comme un Matroska russe

En l’ouvrant, on voit le plus petit

Plus petit, et encore plus petit…

 

Dans un jeu

 

Tu viens ouvrir la porte de ma chambre

Et vois un Matroska en train de lire un livre.

 

*

 

- Regarde en transperçant la nuit!

-............

- Que vois-tu?

-............

- Une robe de fin d’été 

-............

- Agite le tronc et les branches

-............

- Tes bras équilibrent le panorama

-............

- Ouvre les barrières épineuses

-............

- Tu ne vois pas l’étoile

-............

- Je tremble vaguement

-............

- Tu couvres ta poitrine d’une poignée de sable

-............

- Cristal lumière

-............

- Dans l’ombre noire du fourneau géant

- Nous, à l’envi, remplissons nos deux mains de sable et les jetons dans l’obscurité.

 

*

 

Tu poses ta main sur moi

Une racine douce dans la terre humide

La surface d’une feuille naïve

 

M’apprend à épeler les objets:

             ce sont les bols et les baguettes

             le sol, les chaussures

             le soleil

             beaucoup de puits

 

… l’eau tombe goutte à goutte… l’eau monte … l’eau coule violemment…

 

Mon corps est une région d’escarpements et de cascades

Dont le cœur tourbillonné chante

 

Trempé dans l’eau, le soleil n’est plus chaud

Eclatent les mousses des ondes phosphorescentes

Qui flottent et suivent le courant d’eau.

 

 

(Extrait du Recueil "A Ciel Ouvert")








Tác phẩm nhiếp ảnh của Noell S. Oszvald 







Nhịp VI

 


*


Lay gọi anh bằng câu quen thuộc

Ngày đến rồi!

 

Tung gối chăn về bình minh khác

Chân phương câu nói hàng ngày

Ly trà thơm xóa cơn ngái ngủ

Con rối vừa buộc căng dây

 

Mở cửa, hít sâu

Khởi động xe máy

Tiếng động cơ hôm nay êm hơn

 

Em giật dây ở đâu tăng tốc mọi cử động

 

Chuông gió rung dẫu không có gió

Trái chín tự tróc vỏ gọn gàng trên đĩa

Tiếng quẫy nước hốt hoảng con bói cá ngủ mơ

 

Mình anh ngõ vắng

Vẫy tay chào mọi khác biệt hôm qua

 

Ngày đến rồi!

Anh cử động

Và em đang lồng tiếng

 

*

 

Đám đông mang khuôn mặt anh

Bất ngờ ào lên

Bất ngờ đứng sững

 

Ánh sáng đặc tả khuôn mặt

Và âm nhạc

 

Thời khắc bật miệng núi lửa

Nòng súng bẻ lên trước lúc bóp cò

Con thú thoát thân rẽ sang lối khác

 

Ánh trăng khuya rơi vào chén nước

Thoáng long lanh cứu rỗi bao người

 

Con vượn mẹ tự đỡ con trong giờ sinh nở

Tay kia đu trên thăm thẳm vực sâu

 

Thế giới lặng im

Chỉ lẻ loi tiếng sáo

Dịu hiền em

 

*

 

Phân thân màn múa

Anh Anh và Anh...

Nhìn Em ném xuống chiếc mũ

 

... cỏ độc ngoi miền thánh thiện

... miệt thị chốn sinh thành

... nhiễu sóng dự cảm thấu thị

 

Anh Anh và Anh...

Em im lặng hồn nhiên phán xét

 

... len tua tủa mũi dao sắc nhọn

... trì nặng bay về chậm chạp

... biết sẽ tới em

 

Còn nữa...

... đừng rọi thêm ánh sáng

(có ai từ cánh gà đi nhặt chiếc mũ)

 

*

 

Lúc cô đơn anh nghĩ:

là nửa trái cây

nửa tiếng chim hót

nửa hang sâu

một phần tiếng động

nửa con cá

một góc thân tàu

nửa lặng im nối vào mặt phẳng...

 

*

 

... bước đi chạm vạt nước đầy hàng cây tên gọi lao xao nhặt hạt heo may miết lên toan trắng phác hoạ hình em màu chẳng còn khô bôi lên lại xoá vẫn không hình hoạ xoay chiều nào vẫn thấy gió lạnh lùa về chênh chếch...

 

*

 

Chiếc cốc trên bàn

Lúc mỏi mệt anh nhìn mặt nước

 

Búng nhẹ vào thành cốc xao động

Chợt nhớ mình đang ưu tư trong căn phòng hẹp

Ngoài kia nắng sớm lao xao

Gió tràn qua một bãi trống xa hơn

Và xa nữa...

 

Xa nữa…

Như con Matroska của Nga

Mở tiếp thấy con nhỏ hơn

Nhỏ hơn, nhỏ nữa...

 

Trong một trò chơi

 

Em đến mở cửa phòng anh

Thấy con Matroska đang ngồi đọc sách

 

*

 

- Hãy nhìn xuyên đêm!

- ............

- Thấy gì không?

- ............

- Chiếc váy cuối hạ

- ............

- Lay động thân cành

- ............

- Cánh tay em cân đối cảnh vật

- ............

- Mở rào gai góc

- ............

- Không thấy ngôi sao

- ............

- Run mơ hồ

- ............

- Ủ nắm cát trên ngực!

- ............

- Pha lê ánh sáng

- ............

- Bóng đen lò luyện khổng lồ

- Thi nhau vốc cát ném vào đêm tối

 

*

 

Đặt tay lên anh

Rễ mềm trong đất ẩm

Mặt lá ngây thơ

 

Dậy anh cách đánh vần đồ vật:

đây bát đũa

nền nhà, giày dép

             mặt trời

rất nhiều tiếng nước

 

... nước tí tách... nước dâng... nước xiết...

 

Cơ thể anh miền ghềnh thác

Tâm xoáy reo vang

 

Ngâm trong nước mặt trời không còn nóng

Vỡ oà bọt sóng lân tinh

Nổi nênh trôi theo dòng nước.


M.V.P

 

(Rút từ tập thơ Bầu trời không mái che)





Tiểu sử Bùi Thị Hoàng Anh

 

Giảng viên tiếng Pháp tại khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Pháp, trường Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Quốc Gia Hà Nội. Say mê ngôn ngữ và văn hóa Pháp, hiện nay Bùi Thị Hoàng Anh đang làm nghiên cứu sinh tại khoa Ngôn ngữ, trường Đại học Paris VII, cộng hòa Pháp, với hướng nghiên cứu về các chỉ tố diễn ngôn trong các văn bản nói và viết bằng tiếng Việt và tiếng Pháp. Bùi Thị Hoàng Anh cũng quan tâm tới nghiên cứu về lĩnh vực Ngôn ngữ học xã hội và dịch thuật.

 

 

 

 

Biographie de Bui Thi Hoang Anh

 

Enseignante de français au Département de Langue et de Civilisation Françaises, Ecole Supérieure de Langues étrangères, Université Nationale de Hanoi. Passionnée par la langue et la culture françaises, actuellement, elle poursuit son doctorat en Linguistique à l’UFR de Linguistique, Université Paris Diderot (Paris VII), Paris, France. Son axe de recherche est centré sur l’étude des marqueurs discursifs du vietnamien et du français dans les corpus oraux et écrits. Elle s’intéresse également à la Sociolinguistique et la traduction.

 

 

 

 

Tiểu sử Jean-Michel Maulpoix

 

Jean-Michel Maulpoix là tác giả của hơn 20 công trình, chủ yếu là thơ văn xuôi, trong đó phải kể đến Une histoire de bleu (Câu chuyện về màu xanh); L’Ecrivain imaginaire (Nhà văn tưởng tượng); Domaine public Pas sur la neige (Bước chân trên tuyết). Bên cạnh đó, Jean-Michel Maulpoix cũng viết một số nghiên cứu phê bình về Henri Michaux, Jacques Réda, Paul Célan, René Char và một số tiểu luận khái quát về thơ như La poésie comme l’amour (Thơ ca như tình yêu); Du lyrisme (Thơ trữ tình). Sáng tác của Jean-Michel Maulpoix là sự pha trộn, là cuộc đối thoại không ngừng giữa văn xuôi và thơ, mà qua đó, nổi bật là chất “trữ tình phê phán”. Jean-Michel Maulpoix còn điều hành tạp chí Văn học hàng quý “Le nouveau Recueil” (Tuyển tập mới) và giảng dạy thơ hiện đại và đương đại tại Đại học Paris III, cộng hòa Pháp.

 

 

 

 

Biographie de Jean-Michel Maulpoix

 

Jean-Michel Maulpoix est l’auteur d’une vingtaine d’ouvrages, principalement en prose poétique, parmi lesquels Une histoire de bleu, L’Écrivain imaginaire, Domaine public et Pas sur la neige, publiés au Mercure de France. Il a également fait paraître des études critiques sur Henri Michaux, Jacques Réda, Paul Celan et René Char, ainsi que des essais généraux de poétique (La poésie comme l’amour, Du lyrisme...). Son oeuvre, où se mêlent, s’affrontent et dialoguent sans cesse prose et poésie, se réclame volontiers d’un “lyrisme critique“. Jean-Michel Maulpoix dirige par ailleurs la revue trimestrielle de littérature “Le Nouveau Recueil” et enseigne la poésie moderne et contemporaine à l’Université Paris III - Sorbonne nouvelle.

 

 

 

 







 

BÀI KHÁC

image advertisement
image advertisement
image advertisement




























Thiết kế bởi VNPT | Quản trị