Ấn hành sách phê bình & tiểu luận “Không gian khác” của Mai Văn Phấn - Publishment of book (Critiques – Essays) “Another Dimension” of Mai Văn Phấn
Ấn hành sách phê bình
& tiểu luận “Không gian khác” của Mai Văn Phấn
Publishment of book (Critiques – Essays) “Another
Dimension” of Mai Văn Phấn

maivanphan.com: Hôm nay, 19/6/2016, Nhà xuất bản Hội Nhà văn đã ấn hành cuốn sách phê
bình & tiểu luận đầu tiên của tôi, có tên “Không gian khác”. Tôi xin gửi tới
Biên tập viên – Nhà văn Tạ Duy Anh cùng các anh chị Nhà xuất bản Hội Nhà văn lời
cảm ơn trân trọng nhất! Cảm ơn Họa sỹ Lê Đức Lợi đã thiết kế bìa cho
cuốn sách! Để biết thêm nội dung cuốn sách, tôi xin gửi tới quý bạn đọc Lời
thưa của tôi cho “Không gian khác”.
Xin ghi chú: ảnh các nhà thơ in trên bìa trước của cuốn sách được họa sỹ
xếp ngẫu hứng, từ trên xuống, trái sang phải, theo thứ tự: Müesser Yeniay, Đỗ
Trọng Khơi, Gjeke Marinaj, Nguyễn Bình Phương, Nhã Thuyên, Dương Kiều Minh, Rati
Saxena, Nguyễn Đức Tùng, Inrasara, Nguyễn Quang Thiều, Thi Hoàng, Nguyễn Ngọc
Tư, Nguyễn Đình Di, Nguyễn Lương Ngọc, Trần Lê Sơn Ý, Đinh Thị Như Thúy, Khánh
Phương, Lê Ngân Hằng, Lê Vĩnh Tài, Metin Cengiz, Đỗ Doãn Phương, Trần Tiến
Dũng, Lê Anh Hoài.
Tôi sẽ dành 10 cuốn sách tặng những người đã kết bạn với tôi trên
facebook. Vậy những ai quan tâm tới “Không gian khác”, xin liên lạc với tôi qua
địa chỉ: maivanphan@gmail.com.
Nhà sách Đại Mai, địa chỉ: số 226 Bạch Đằng, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Số phone: 04.6296.9581 hoặc 0915.688.397.
Nhà sách 30 Hàn Thuyên, địa chỉ: Phường Phạm Đình Hổ, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Số phone: 04.38246272.
Nhà sách Văn Lang, địa chỉ: 40-42, Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh. Số phone: 08.38242157.
Nhà sách Thăng Long, địa chỉ: 2Bis, Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh. Số phone: 08.39102062.
maivanphan.com:
Today, 19 June 2016, Publishing House of The Vietnam Writers' Association has
published my first book (Critiques –
Essays) in Vietnamese, entitled “Another Dimension”. I would love to express my
sincerest thanks to editor – writer Tạ Duy Anh, along with the staff of
Publishing House of The Vietnam Writers' Association! Thank artist Lê Đức Lợi
for designing the cover of this book!
Note: Pictures of the
poets on the front cover of the book were arranged randomly by the artist, from
top to bottom, from left to right, according to the order: Müesser Yeniay, Đỗ
Trọng Khơi, Gjeke Marinaj, Nguyễn Bình Phương, Nhã Thuyên, Dương Kiều Minh,
Rati Saxena, Nguyễn Đức Tùng, Inrasara, Nguyễn Quang Thiều, Thi Hoàng, Nguyễn
Ngọc Tư, Nguyễn Đình Di, Nguyễn Lương Ngọc, Trần Lê Sơn Ý, Đinh Thị Như Thúy,
Khánh Phương, Lê Ngân Hằng, Lê Vĩnh Tài, Metin Cengiz, Đỗ Doãn Phương, Trần
Tiến Dũng, Lê Anh Hoài.
I will present 10 books
as gifts for my friends on facebook. Therefore, if you are interested in my
book “Another Dimension”, please contact with me through the address: maivanphan@gmail.com.
Bookstore Đại Mai, address: 226 Bạch Đằng, Hoàn Kiếm District, Hà
Nội City. Phone number:
04.6296.9581 or 15.688.397.
Bookstore 30 Hàn Thuyên, address: Phạm Đình Hổ Ward, Hai Bà Trưng District, Hà Nội City. Phone number: 04.38246272.
Bookstore Văn Lang, address: 40-42, Nguyễn Thị
Minh Khai, Đa Kao Ward, District 1, Hồ Chí Minh City. Phone number: 08.38242157.
Bookstore Thăng Long, address: 2 Bis, Nguyễn Thị
Minh Khai, Đa Kao Ward, District 1, Hồ Chí Minh City. Phone number: 08.39102062.

Lời
thưa
Mai Văn Phấn
Sáng tạo nghệ thuật, đặc
biệt thơ ca, luôn là quá trình thay đổi, vận động của chủ thể sáng tạo để tìm
đến những giá trị nghệ thuật mới, khác với trước đó. Hàm nghĩa của sáng tạo,
theo tôi, đồng đẳng với đổi mới, cách tân, và, đối nghịch với sự ổn định, đông
cứng, trơ mòn cảm xúc... Xuất phát từ nhãn quan thẩm mỹ và quan niệm sáng tác
của bản thân, tôi đặt tên cuốn sách nhỏ của mình là “Không gian khác”. Ở đây, tôi tập trung nghiên cứu một số gương mặt
thơ cách tân tiêu biểu xuất hiện từ 1975 đến nay, được gọi là thế hệ Đổi mới.
Sự khác biệt căn bản
giữa thế hệ thơ Đổi mới với thế hệ trước đó, theo tôi, chính là cách thiết lập
không gian và kết nối điểm nhìn. Đó là quá trình thay đổi hệ hình thẩm mỹ. Từ
quan niệm hiện thực trong thơ chỉ là sự sao chụp thuần tuý đến trình hiện siêu
hiện thực trong không gian và thời gian đa chiều. Từ cách tạo hình ảnh trong
“hình học phẳng” chuyển sang “hình học không gian”. Hoặc sự dịch chuyển từ đơn
tuyến sang đa tuyến, đa điểm nhìn… Không gian thơ khác biệt này đã làm phong
phú thi pháp thơ Việt Nam đương đại từ ngôn ngữ biểu đạt, âm điệu, nhịp điệu,
đến tạo dựng hình ảnh, cảm xúc… Để minh chứng, tôi chọn hai mươi tác giả thơ
Việt Nam, thuộc các thế hệ, chủ yếu 5X, 6X xuất hiện cận kề sau cuộc chiến, và
tiếp theo, 7X, 8X, những tác giả đã tạo ra làn sóng cách tân thứ hai sau 1975
tại Việt Nam. Trong hai mươi tác giả, có hai nhà thơ thuộc thế hệ 4X. Trong đó,
đặc biệt là nhà thơ Thi Hoàng - một trong rất ít những tác giả đã có những cách
tân thi pháp bứt khỏi thế hệ ông, trở thành gạch nối với thế hệ thơ Đổi mới.
Ngoài ra, tôi lựa chọn khảo sát, phân tích thêm bốn nhà thơ nước ngoài, gồm:
Gjekë Marinaj (Hoa Kỳ gốc Anbani), Rati Saxena (Ấn Độ), Metin Cengiz và Müesser
Yeniay (Thổ Nhĩ Kỳ). Họ là những tác giả tiêu biểu cho các khuynh hướng thơ
hiện đại trên thế giới hiện nay. Phần cuối của cuốn sách gồm năm tiểu luận bàn
thêm về quan niệm thơ, đánh giá tổng quan quá trình cách tân thơ Việt sau 1975
và đổi mới tiếp cận văn bản thơ. Tất cả đều hướng đến mục đích làm rõ quan
niệm: sáng tạo thơ là tìm đến những không gian mới/ khác biệt. Tuy nhiên để
hoàn thành cuốn sách này, tôi cũng gặp một số khó khăn và hạn chế trong việc
tập hợp nguồn tư liệu, khai thác thông tin tổng quan về chuyển động của thơ,
v.v.. Do vậy, cuốn sách có thể không tránh khỏi phiến diện và bỏ sót một vài
gương mặt cách tân tiêu biểu.
Cuối cùng, điều tôi muốn
chia sẻ là, những bài viết này đều xuất phát từ quan niệm và cảm nhận của một
người sáng tác. Với thơ của mỗi tác giả, tôi đều tìm thấy một ánh sáng riêng
biệt trong đó. Do vậy, thay vì dùng thi pháp, thủ pháp của các trào lưu, khuynh
hướng để so sánh và phân tích các hiện tượng thơ, tôi thường nương theo và
“truy đuổi” đến cùng thứ “ánh sáng” mà mình đã nhìn thấy trong tác phẩm để phục
dựng và lý giải không gian thơ của họ. Cách viết này nếu có gì khiếm khuyết,
còn cảm tính hay cực đoan, tôi mong nhận được sự chỉ giáo, góp ý của các nhà
nghiên cứu, phê bình văn học, các nhà thơ và quý bạn đọc để rút kinh nghiệm và
hoàn thiện hơn trong những bài viết tiếp theo.
Xin chân thành cảm ơn
quý bạn đọc đã quan tâm!
Hải Phòng, 5/2016
M.V.P
