Mai Văn Phấn - Từ “Thuốc đắng” đến giải Cikada. Phong Lan - Ur Thời Nay (Dagens tid), Nhân Dân (Folket) tidning - Phong Lan. Mai Văn Phấn - Från ”Beskt piller” till Cikadapriset

Mai Văn Phấn – Từ “Thuốc đắng” đến giải Cikada

 

 

 

 

Nhà văn Phong Lan

 

 

 

 

Phong Lan
Tobias Theander dịch sang tiếng Thụy Điển

 

 

Tính từ khi bài thơ “Thuốc đắng” được trao giải thưởng Văn nghệ Nguyễn Bỉnh Khiêm lần thứ nhất (năm 1991), đã hơn 20 năm Mai Văn Phấn miệt mài lao động nghệ thuật ngôn từ. Mới đây ông trở thành nhà thơ thứ mười trên thế giới được trao Giải Cikada.

Trong số những ứng viên nhận giải thưởng Cikada năm 2017, dường như Mai Văn Phấn “bỏ xa” các nhà thơ khác với nhiều con số ấn tượng: ông đã xuất bản hơn 20 tập thơ trong nước và được chọn dịch ra 24 ngôn ngữ trên thế giới. Ngoài những ngôn ngữ phổ biến như: tiếng Anh, Pháp, Nga, Tây Ban Nha, Đức, Trung Quốc, Nhật, Ả-Rập..., thơ ông còn được dịch sang những ngôn ngữ ít người biết như: Anbani, Kazakh, Rumani... Đồng thời, thơ Mai Văn Phấn thường xuyên xuất hiện trên các báo, tạp chí văn học nước ngoài và có tập thơ lọt vào top 100 tập thơ bán chạy nhất của Amazon trong suốt thời gian dài.

 

Giải thưởng và những chuyến thơ “xuất ngoại”

 

Đầu tháng 4-2017, nhà thơ Mai Văn Phấn nhận được thư thông báo từ nhà thơ, tiến sỹ Lars Vargo - Chủ tịch hội đồng giám khảo giải Cikada với những lời lẽ lịch thiệp: “Rất vinh dự khi được biết rằng ban giám khảo giải Cikada đã quyết định trao giải Cikada năm nay cho ông. Chúng tôi dự định trao giải vào tháng 11, nếu ông đồng ý và chấp nhận giải thưởng. Ban giám khảo sẽ sớm gửi thông tin cho báo chí thông qua thông cáo báo chí, nhưng chúng tôi nghĩ rằng sẽ tốt hơn nếu ông biết trước.” Và chỉ khi nhà thơ Việt Nam có thư hồi đáp đồng ý nhận giải thưởng thì thông cáo báo chí mới được công bố rộng rãi. Cách làm việc cẩn trọng của hội đồng thể hiện sự tôn trọng tuyệt đối dành cho nhà thơ được trao giải thưởng danh tiếng này.

 

Cikada là một giải thưởng văn học được sáng lập năm 2004 nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của nhà thơ đoạt giải Nobel Văn học người Thụy Điển năm 1974, Harry Martinson. Giải chủ yếu trao cho các nhà thơ thuộc khu vực Đông Á, nơi "cảm quan thơ ca chỉ ra tính bất khả xâm phạm của đời sống", nhiều tác giả người Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc đã nhận được giải này. Mai Văn Phấn là nhà thơ thứ mười và ông cũng là nhà thơ thứ hai của Việt Nam được trao giải Cikada (sau nhà thơ Ý Nhi, năm 2015). Điều đặc biệt là năm nay giải thưởng sẽ được trao tại Việt Nam vào tháng 11, giải trị giá 20.000 Krona Thụy Điển (SEK) – tương đương khoảng 50 triệu đồng, và một tác phẩm gốm nghệ thuật do nghệ nhân gốm người Thụy Điển Gunilla Sundström thiết kế.

 

Nhà thơ, tiến sỹ Lars Vargo cảm nhận: “Thơ Mai Văn Phấn vừa âm thầm vừa bén nhạy. Phía sau các vần thơ là vần điệu nhạc tính Á châu truyền thống, đồng thời không tách rời khỏi tính hiện đại, đôi khi ngay cả đời sống thường nhật đầy trắc ẩn đang diễn ra tại một nước đang phát triển nhanh chóng về kinh tế và hiện thực chính trị. Thơ Mai Văn Phấn không mang tính chính trị ở chỗ, nó không tìm khoảng trống để nhà thơ có thể phê phán thế thái nhân tình đã được thiết lập. Nhưng nó lại mang tính chính trị qua cách tác giả chỉ ra những điều thiết thực cho con người: không nên giẫm đạp lên đồng loại, hay môi trường và thiên nhiên thiết yếu bên cạnh chúng ta... Ông đã tạo ra một chủng loại thơ tương đương với “thức ăn chậm”.

 

So với các nhà thơ Việt Nam đương đại, Mai Văn Phấn luôn dẫn đầu về số lượng thơ được “xuất ngoại”, mà chỉ trong vòng 7 năm trở lại đây. Đến đầu năm 2010, cũng nhờ một cơ duyên đặc biệt, nhà thơ Mai Văn Phấn gặp dịch giả - nhà thơ Trần Nghi Hoàng, người đã sống và viết ở Hoa Kỳ hơn 30 năm. Dịch giả Trần Nghi Hoàng đã dành thời gian chuyển ngữ bài thơ dài “Cửa mẫu” sang tiếng Anh và đưa cho nhà thơ Frederick Turner – một người bạn thân của ông hiệu đính. Tiếp đó dịch giả đã dịch toàn bộ tập thơ "Bầu trời không mái che" (tập thơ đạt giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2010) và được xuất bản song ngữ Việt – Anh với nhan đề: "Bầu trời không mái che - Firmament without roof cover". Tháng 7/2012, Mai Văn Phấn được Nxb Page Addie Press của Anh ký hợp đồng xuất bản phần Anh ngữ tập thơ này. Mới đây, Nhà xuất bản Mundus Artium Press (Hoa Kỳ) vừa ấn hành tập thơ “3 câu” dịch sang tiếng Anh, chọn 648 bài từ tập “Thả” gồm 1.017 bài với cái tên “Echoes from the Spiral Galaxy” (Âm vọng từ thiên hà hình xoắn). Nxb Mundus Artium Press độc quyền phát hành tập thơ này tại Hoa Kỳ, đồng thời trên mạng phát hành sách của Amazon với giá gần 20 đô-la Mỹ.

 

Thơ – tự nhiên như hơi thở

 

Tính từ khi bài thơ “Thuốc đắng” được trao giải thưởng Văn nghệ Nguyễn Bỉnh Khiêm lần thứ nhất (năm 1991), đã hơn 20 năm Mai Văn Phấn miệt mài lao động nghệ thuật ngôn từ. Ông luôn mang đến cho bạn đọc những bất ngờ bởi sự quyết liệt phủ nhận chính mình ở tập thơ ngay trước đó. Đọc mỗi tập thơ là độc giả được bước một không gian khác, hít thở một bầu không khí khác, thả trôi mình vào những miền suy tưởng khác với những điều đã từng biết, từng cảm nhận ở thơ Mai Văn Phấn. Thơ ông có thể giản dị và trữ tình khi viết: “...Ước nguyện duy nhất lúc này/ Cầm tay người đàn bà con yêu/ Được gặp Đức Phật.” (Buổi sáng lên Yên Tử) hay triết lí sâu xa như: “Bầy cá con/ Quanh lưỡi câu lớn/ Tung tăng” (Chuyện đùa).

 

Những tập gần đây nhất, Mai Văn Phấn tạo ra được một bầu khí quyển thanh khiết, ở đó, vạn vật đều bình đẳng với nhau trong từng hơi thở. Đạt tới sự tự nhiên như thế, Mai Văn Phấn đã phải đi qua một chặng đường đủ dài, đủ sâu để có được sự trải nghiệm và kinh nghiệm thanh lọc, thẩm thấu những dưỡng khí tốt nhất cho thơ mình. Nhiều người đọc thơ Mai Văn Phấn, và có không ít bài viết lớn nhỏ, ngắn dài về cảm nhận sau khi đọc, nhưng rất ít người để ý đến nhan đề của những bài thơ. Mỗi tên gọi của một bài thơ chính là chiếc chìa khóa mở ra một không gian, một con đường, một dòng chảy... mà tác giả kín đáo trao cho người đọc, đã có nhiều người cùng thốt lên: “Mỗi nhan đề thơ của Mai Văn Phấn là một âm thanh gõ vào cánh cửa để mở ra một thế giới”.

 

Nhiều bạn đọc lâu năm của Mai Văn Phấn nhận định: thơ anh mỗi ngày lại có thêm sự giản dị, hồn nhiên. Có lẽ vì thế mà người đọc tưởng như mỗi bài thơ được viết ra một cách dễ dàng, viết “như không”...

 

P.L

 

 

(Bản do tác giả gửi. Đã đăng báo “Thời Nay”, số 757, ra ngày 17/4/2017)

 

 

 

 

 

Biên tập viên - Dịch giả Tobias Theander






Ur Thời Nay (Dagens tid), Nhân Dân (Folket) tidning – Phong Lan

Mai Văn Phấn – Från ”Beskt piller” till Cikadapriset

 

 

Svensk version: Tobias Theander

 

 

Mai Văn Phấn tycks ”köra om” sina medtävlare om årets Cikadapris genom sina imponerande siffror: Han har publicerat 20 diktsamlingar i Vietnam och blivit överatt till 24 språk världen över. Förutom vanliga språk som engelska, franska, ryska, spanska, tyska, kinesiska, japanska och arabiska har hans dikter översatts till mindre kända språk som albanska, kazakiska och rumänska. Samtidigt dyker dikter av honom ofta upp i utländska tidningar och kulturtidskrifter, och en av hans böcker har under lång tid legat på listan över Amazons hundra mest sålda diktsamlingar.

 

Priset och dikternas ”utvandring”.

 

I början av april i år fick Mai Văn Phấn ett brev från doktor Lars Vargö, poet och ordförande i Cikadajuryn, där det meddelades i artigast tänkbara ordalag: ”Jag kände mig hedrad när jag fick reda på att Cikadajuryn beslutat att ge årets pris till dig. Vi planerar att överlämna det i november, om du accepterar att ta emot det. Juryn kommer inom kort att tillkännage nyheten genom en presskommuniké, men vi tycker det är lämpligt att du får veta det i förväg.” Och först när den vietnamesiska poeten svarat att han accepterade priset offentliggjordes nyheten. Juryns omsorgsfulla tillvägagångssätt speglar dess absoluta respekt för mottagaren av det illustra priset.

 

Cikada är ett kulturpris som instiftades 2004 då det gått hundra år sedan Harry Martinson föddes, den svenske skalden som fick Nobelpriset 1974. Priset ges i princip bara till poeter från Östasien, där ”poesisinnet pekar på livets okränkbarhet”, och många japanska, sydkoreanska och kinesiska författare har fått priset. Mai Văn Phấn är den tionde poeten, och den andre från Vietnam, som får Cikada (den första var Ý Nhi 2015). Nämnvärt är att priset i år kommer att överlämnas i Vietnam i november, 20 000 kronor samt ett konstverk i keramik formgivet av den svenska keramikern Gunilla Sundström.

 

Doktor Vargö kommenterar: ”Mai Văn Phấns poesi är både lågmäld och finstämd. Bakom hans uttryckssätt finns asiatiska lyriska traditioner, samtidigt som han i sin poesi inte väjer för det moderna, ibland besvärliga vardagsliv som finns i ett land som i snabb takt utvecklas mot en ny ekonomisk och politisk verklighet. Hans dikter är inte politiska i den meningen att de söker hitta utrymmen där han kan kritisera den etablerade ordningen. De är däremot politiska såtillvida att han pekar på det nödvändiga i att människor varken förgriper sig på varandra eller på den omgivande och nödvändiga naturen... Han skapar därmed ett slags poesins motsvarighet till ”slow food”.

 

I jämförelse med andra samtida vietnamesiska poeter leder Mai Văn Phấn i fråga om antalet ”utvandrade” dikter, men bara sedan sju år tillbaka. Genom en lycklig tillfällighet träffade han 2010 på översättaren och poeten Trần Nghi Hoàng som bott och skrivit i USA i mer än trettio år. Denna tog sig tiden att överföra den långa dikten ”Cửa mẫu” till engelska ”Mother Gate” och lämnade den vidare till sin poetvän Frederick Turner för korrektur. Därefter översatte han hela samlingen ”Bầu trời không mái che” (som fick Vietnamesiska författarförbundets pris 2010) som gavs ut i en tvåspråkig utgåva (vietnamesiska och engelska) vars engelska titel var ”Firmament without roof cover”. I juli 2012 fick Mai Văn Phấn det engelska förlaget Page Addie Press att skriva på ett kontrakt om att ge ut den engelska versionen separat. Helt nyligen har Mundus Artium Press i USA gett ut en samling treradiga verser översatta till engelska, 648 av de totalt 1017 stycken i samlingen ”Thả”, med titeln ”Echoes from the Spiral Galaxy". Mundus Artium Press har ensamrätt på den boken i USA, liksom hos nätbokhandeln Amazon där den kostar nästan tjugo dollar.

 

Poesi – lika naturligt som att andas.

 

Sedan dikten ”Beskt piller” fick Nguyễn Bỉnh Khiêms litteraturpris för första gången (1991) har Mai Văn Phấn fördjupat sig i arbete med ordkonst. Ofta överraskar han sina läsare genom att med bestämdhet förneka sig själv sådan han var i sin förra diktsamling. För varje ny samling måste läsaren beträda en annan rymd, inandas en annan luft, låta sig driva med i andra tankesfärer än dem han redan känner till från Mai Văn Phấns diktning. Dennes poesi kan vara enkel och lyrisk som när han skriver: ”... En enda önskan i detta ögonblick / Att hålla kvinnan jag älskar i handen / Att få möta Buddha.” (Ur Upp för Yên Tử på morgonen). eller djupt filosofisk som: ”Ett stim småfisk / Kring kroken / Skuttar.” (Ur På skoj).

 

På senaste tiden har han lyckats skapa en eterisk atmosfär i vilken alla ting är jämlika i andetag efter andetag. För att nå en sådan naturligheten har han måst tillryggalägga en tillräckligt lång och djup vägsträcka för att genomgå en rening och låta det för hans poesi bästa syret diffundera in. Det är många som läser Mai Văn Phấns dikter, och det finns gott om sådana, stora och små, korta och långa som fäster sig i minnet efter läsningen, men få lägger märke till dikternas titlar. I själva verket är varje diktnamn en nyckel som författaren diskret räcker läsaren, en nyckel till ett rum, en väg, ett vattendrag, och en del säger unisont: ”En titel av Mai Văn Phấns är ett ljud som knackar på dörren för att öppna till en värld.”

 

Många som följt Mai Văn Phấns diktning genom åren anser att den ständigt tilltar i enkelhet och självklarhet. Kanske är det därför som läsaren tror att varje dikt är skriven med lätthet, ”som ingenting”...

 

Phong Lan







Tác phẩm của Gunilla Sundström tặng cho nhà thơ đoạt giải. Ảnh: Stefan Lundengård















 

 

 

 

 

 

BÀI KHÁC
1 2 3 

image advertisement
image advertisement
image advertisement




























Thiết kế bởi VNPT | Quản trị