Silence (22) - Tĩnh lặng (22). Mai Văn Phấn. Explicated by Dr. Ramesh Chandra Mukhopadhyaya - chú giải. Traduction française Dominique de Miscault – Dịch sang tiếng Pháp. Takya Đỗ dịch sang tiếng Việt

Silence (22) by Mai Văn Phấn
Explicated by Dr. Ramesh Chandra Mukhopadhyaya
Translated into French by Dominique de Miscault
Translated into Vietnamese by Takya Đỗ






Photo: Dominique de Miscault






Silence

 


22.

 

Sounds of wind chimes

Fall in the night as sparkling seeds

 

I hardly realize

Tree trunks have just grown

The garden has shrunk into an arm’s embrace

 

Another lullaby of chimes

I sit up

 

Drop a coop around me to stop the wind

And a myriad of sounds

 

The chimes are strung

On top of the sky.


(Translated from Vietnamese by Nhat-Lang Le & Susan Blanshard)

 

 



Explication

 

The poem opens with the sounds of the wind chimes. The wind is one of the fundamental elements of the existence. It blows through the existence. Every living thing be it a man or an animal or a tree breathes wind that is ever on the move. This is not all. Apparently our body seems to be solid partially at least. But on the molecular level it is largely made of water and on the atomic level it is 99 percent space. And since nothing in the existence is solid the Chi or the life force flows through everything. And no wonder the poet can hear the sounds of wind chime echoing throughout the existence. When wind chimes are placed as tools for decoration in a house its function is to remind us of the overmind rhythm that is at the heart and crown of the existence. It is undoubtedly the positive Chi. The electro magnetic field created by modern technology such as microwaves or wi fi signals stand in the way of natural flow of this life force and creates the night about us. Our ignorance has created the night about us. The wind- chimes  however fall in the night  as sparkling seeds of consciousness. Through the soundscape once we are aware of the motion and spirit impelling the existence, the sparkling seeds fall on our ignorance that posits the phenomenal world  to be true.

 

Presently tree trunks grow and the garden shrinks into an arm’s embrace. This is dramatic. As soon as the sparkling enlightenment is scattered on the ground of darkness they grow into trunks of trees. At once the world with all its weal and woe and width turns into a garden as it were before the visionary poet. And the illimitable rock garden of existence becomes as small as one that could be within the grasp of the embrace of the  poet’s arms. Or may be the pure land of Amida shows up before the poet and shrinks into the poet’s arm’s embrace. In other words the poet in the meantime has expanded enormously to have the world in arm’s embrace. The poet is in the world and yet he is bigger than the world holding the world in his arm’s embrace.

 

There is another lullaby of chimes. Earlier the chimes littered sparkling seeds of consciousness in the poet’s self. And the poet saw the vision of the world as a small garden within his arm’s embrace. But now another spell of chimes drop a coop around the poet so that he cannot hear or feel the wind anymore. His breath is suspended. The poet sits up.

 

The chimes are strung

On top of the sky


In other words when the poet is shielded from the wind chimes, the chimes are internalized by the poet in the coop of his physical body. And he can hear it in the sky of his being. He can hear it ringing in the heights of his crown or cranium. The poet’s body becomes the microcosm of the existence in the skies of which the chimes continue evermore expelling evil and conjuring bliss to protect the poets and seers.






Explication par Dr. 
Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

Traduction française Dominique de Miscault







Photo: Dominique de Miscault



 


 Silence




22.

 

Dans la nuit le vent carillonne

les graines éclatent

 

Je réalise à peine

des arbres surgissent

le jardin est retenu par l'étreinte de mon bras

 

Carillons berceuses

je m'assois

 

En cage à l’abri du vent

une myriade de sons

 

Carillons enfilés

au sommet du ciel.

 

 

 

 

Explication du Dr Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

 

Le poème introduit des carillons de vent. Le vent est l'un des éléments fondamentaux de notre existence. Son souffle traverse nos vies. Tout être humain, animal ou arbre respire le vent qui passe. Ce n'est pas tout : En apparence, notre corps semble être solide mais au niveau moléculaire, il est essentiellement constitué d'eau et, au niveau atomique, il est fait de 99% de vide. Dans nos vies, rien n'est stable ; le Chi[1] ou la force de vie irrigue tout. Il n'est pas étonnant que le poète puisse entendre les carillons du vent résonner tout au long de son existence. Lorsque qu’un carillon est placé dans une maison, sa fonction est de nous rappeler le rythme de la vie sur la mort : C'est sans doute le Chi positif. Le champ électromagnétique créé par la technologie moderne, comme les micro-ondes ou les signaux Wi-Fi, entravent la circulation naturelle de cette force de vie et fabriquent nos nuits. Notre ignorance crée notre obscurité. Les carillons de vent tombent dans la nuit comme des graines pétillantes de conscience. Dans ce paysage sonore conscient du mouvement et de l'esprit qui engendre l'existence, les graines pétillantes tombent sur notre ignorance ce qui suppose que notre monde phénoménal existe bel et bien.

 

À ce moment précis, les troncs d'arbres grandissent et le jardin se rétrécit dans l'étreinte d'un bras - Drame absolu - Dès que les éclats étincelants sont dispersés sur le sol obscure, ils se transforment en troncs d'arbres. Le monde avec son bien-être et sa mort se transforme en un jardin comme le pressant le poète visionnaire. Le jardin illimité de l'existence devient si petit qu’il est embrassé par une simple étreinte. Peut-être même que la terre pure d'Amida[2] rétrécirait sous l'étreinte du poète. Le poète s’est démultiplié pour étreindre le monde. Le poète est dans le monde mais il est plus grand que le monde puis qu’il retient le monde de son bras.

 

Carillons de berceuses, carillons de graines scintillantes de conscience. Mai Van Phan crée un monde réduit, un jardin étreint par son bras. Mais un autre type de carillons dépose une cage autour du poète afin qu'il ne puisse plus entendre ou sentir le vent. Son souffle est suspendu. Le poète est assis.

 

Les carillons sont tendus au-dessus dans les cieux.

 

Lorsque le poète est protégé par les carillons du vent, les carillons sont intériorisés dans son corps. Il peut tout écouter dans le ciel de son être. Il peut entendre les carillons sur sa couronne ou le sommet de sa tête. Le corps du poète est microcosme dans les cieux où les carillons continuent à expulser le mal et à convoquer le bonheur pour protéger les poètes et les voyants.


______________
[1] Le chi : il s'agit d'une énergie vibrant plus rapidement et elle est beaucoup plus difficile à sentir. Elle est souvent reliée à l'émotionnel. C'est l'énergie qui coule dans les méridiens d'acupuncture et qui circule également partout autour de nous. On peut la diviser en énergies yin et yang. Sa manifestation première est la sensation de courants « magnétiques » à l'intérieur du corps ou à la surface de la peau. Elle peut rendre le geste plus relaxé, plus lourd ou plus léger. Notons que le chi ne peut circuler harmonieusement dans un muscle contracté car elle y stagne (ce qui peut provoquer, à long terme, des blocages physiques et des maladies). Le chi des méridiens d'acupuncture est aujourd'hui reconnu par la science et il est détectable et mesurable par des instruments.

 

[2] Amida est le nom japonais du bouddha Amitabha, popularisé par le bouddhisme de la Terre pure. La Terre pure désigne l'univers occidental Béatitude du bouddha « Lumière-Infinie »), aussi nommé Amitāyus « Vie-Infinie »). C'est aussi une appellation simplifiée de l'école de la Terre pure (jìngtǔzōng 淨土宗), improprement dit Amidisme, une section très importante du bouddhisme mahayana.


 




Tác Phẩm "Cuộc sống lay động" của Dominique de Miscault






 
Tĩnh lặng (22) 
của Mai Văn Phấn

Ramesh Chandra Mukhopadhyaya chú giải

Takya Đỗ dịch sang tiếng Việt

 

 

 

22.

 

Tiếng chuông gió

Rơi trong đêm những hạt sáng

 

Tôi thoáng biết

Những thân cây vừa nở

Khu vườn hẹp lại trong vòng tay

 

Hồi chuông nữa vang lên

Tôi ngồi dậy

 

Rắc quanh tôi chiếc lồng ngăn gió

Ngăn muôn tiếng động

 

Chuông treo

Trên đỉnh trời.

 



 
Chú giải:


Bài thơ mở ra với tiếng chuông gió. Gió là một trong những thành tố cơ bản của hiện tồn[1]. Nó thổi qua hiện tồn. Mọi sinh vật bất kể là người hay động vật hoặc cây cối đều hít thở làn gió không ngừng chuyển động. Đó chưa phải là tất cả. Nhìn bề ngoài dường như ít nhất là một phần cơ thể chúng ta ở thể rắn. Nhưng ở cấp độ phân tử thì cơ thể đó hầu hết được tạo thành từ nước, và ở cấp độ nguyên tử thì 99% là chân không[2]. Và vì không có thứ gì trong hiện tồn lại rắn đặc, nên Chân khí [Chi] hay sinh lực chảy xuyên qua tất cả mọi thứ. Và chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi nhà thơ có thể nghe thấy tiếng chuông gió vọng thấu suốt hiện tồn. Khi chuông gió được treo như đồ trang trí ở một ngôi nhà, việc của nó là nhắc cho ta nhớ nhịp điệu siêu cảm thức[3] ở chính tâm và trên đỉnh hiện tồn. Đó hiển nhiên là Chân khí tích cực. Trường điện từ được tạo ra bởi công nghệ hiện đại như lò vi sóng hay tín hiệu wifi cản trở dòng chảy tự nhiên của luồng sinh khí này và tạo thành bóng đêm vây phủ quanh ta. Sự vô minh của ta cũng đã tạo thành bóng đêm vây phủ quanh ta. Song tiếng chuông gió rơi vào bóng đêm ấy như những hạt nhận thức sáng lấp lánh. Thông qua cái không gian âm thanh đó ta nhận thức được sự chuyển động và tinh thần đang thúc đẩy hiện tồn, những hạt sáng rơi rắc lên vô minh của ta đã biến thế giới hiện tượng thành thế giới thực.

 

Những thân cây tức thì lớn dậy và khu vườn thu gọn vào vòng tay. Hình ảnh này thật ấn tượng. Ngay khi tuệ giác lấp lánh sáng nó rơi rắc những hạt sáng lên mặt đất tăm tối và những hạt này nở thành những thân cây. Có thể nói thế giới với tất cả hạnh phúc, khổ đau và sự mênh mông của nó lập tức biến thành một khu vườn trước nhà thơ tiên kiến. Và cái khu vườn đá mênh mông của hiện tồn bỗng thành bé nhỏ như khu vườn nằm trọn trong vòng tay của nhà thơ. Và cũng có thể là cõi tịnh độ của Đức phật A-di-đà[4] hiện ra trước mắt nhà thơ và thu gọn vào vòng tay ông. Nói cách khác, nhà thơ đồng thời mở rộng vòng tay ra vô cùng tận để ôm cả thế giới vào. Nhà thơ ở bên trong thế giới nhưng ông cũng lớn hơn thế giới đó để giữ nó trong vòng tay mình.

 

Có một bài hát ru khác của tiếng chuông ở đó. Bên trên ta đã thấy chiếc chuông rắc những hạt nhận thức sáng lấp lánh trong bản ngã của nhà thơ. Và nhà thơ nhìn thấy viễn ảnh về thế giới như một khu vườn nhỏ trong vòng tay mình. Nhưng lúc này một hồi chuông khác buông một chiếc lồng chụp xuống nhà thơ thế nên ông chẳng thể nghe hoặc cảm thấy tiếng chuông nữa. Hơi thở ông ngừng lặng. Nhà thơ ngồi lên.


Chuông treo
Trên đỉnh trời.

 
Nói cách khác, khi nhà thơ bị che chắn khỏi tiếng chuông gió, tiếng chuông đã được nhà thơ nội tại hóa bên trong chiếc lồng tượng trưng cho thân xác phàm trần của ông. Và ông có thể nghe được tiếng chuông trên cõi trời tượng trưng cho bản thể mình. Ông có thể nghe thấy nó rung ngân trên đỉnh đầu mình. Thân thể nhà thơ trở thành một thế giới thu nhỏ của hiện tồn trên những cõi trời nơi tiếng chuông vĩnh viễn tiếp tục xua đuổi tà ma và gọi niết bàn hiện lên để bảo vệ các nhà thơ và các nhà tiên tri.




_____________
[1] Theo quan niệm cơ bản về vũ trụ của Ấn Độ, bốn yếu tố tạo thành vật chất trong vũ trụ là “đất, nước, gió, lửa” (gọi chung là Tứ đại); sau quan niệm này phát triển thành Ngũ đại gồm “không, đất, nước, gió, lửa”; Hy Lạp cổ đại cũng có thuyết này. (Theo Tiểu thừa Phật giáo Tư tưởng luận của Kimura Taiken - Thư viện Hoa Sen). (ND)

[2] Trong Bài viết “7 scientific facts that will change the way you view the world” (tạm dịch: “7 sự thật khoa học sẽ thay đổi quan niệm của bạn về thế giới”)  của Tim Illencik trên tạp chí Elephant Journal có viết: “... Các nhân tố mà chúng tôi vừa đề cập đến được cấu thành từ phân tử, và các phân tử đó tạo nên toàn bộ cơ thể bạn. 1% của mỗi nguyên tử được cấu thành từ các proton, neutron và electron. 99% còn lại là chân không.” Những tuyên bố kiểu này thường bắt nguồn từ kết luận của của nhà vật lý học New Zealand gốc Anh Ernest Rutherford (1871-1937), cha đẻ của ngành Vật lý hạt nhân: từ thí nghiệm về mô hình nguyên tử, ông đã đi đến kết luận rằng nguyên tử gồm hai phần, một phần rất nhỏ là khối đặc được gọi là hạt nhân, phần lớn còn lại là chân không. (ND)

[3]
Nguyên văn “overmind rhythm” – ngụ ý giai điệu mà tâm trí người thường không thể lĩnh hội được, chỉ những bậc hành thiền và nhà thơ mới nhận biết được bằng khả năng ngoại cảm (tạm dịch từ ‘overmind’ là ‘siêu cảm thức’ theo triết lý của trường pháiSupramental yoga do Đạo sư – nhà thơ Ấn Độ Sri Aurobindo (1872-1950) phát triển). (ND)


[4] Chỉ cõi Tây phương Cực lạc, nơi Phật A-di-đà (Amida) ngự trị. (ND)






Tĩnh lặng - Silence (1)
Tĩnh lặng - Silence (2)
Tĩnh lặng - Silence (3)

Tĩnh lặng - Silence (4)
Tĩnh lặng - Silence (5)
Tĩnh lặng - Silence (6)
Tĩnh lặng - Silence (7)

Tĩnh lặng - Silence (8)
Tĩnh lặng - Silence (9)
Tĩnh lặng - Silence (10)
Tĩnh lặng - Silence (11)
Tĩnh lặng - Silence (12)
Tĩnh lặng - Silence (13)
Tĩnh lặng - Silence (14)
Tĩnh lặng - Silence (15)
Tĩnh lặng - Silence (16)
Tĩnh lặng - Silence (17)
Tĩnh lặng - Silence (18)
Tĩnh lặng - Silence (19)
Tĩnh lặng - Silence (20)
Tĩnh lặng - Silence (21)






 Ts. Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

 


 

Dr. Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

 

Address: 6/ 1 Amrita Lal Nath lane P.0. Belur Math Dist Howrah West Bengal India Pin code711202. Date of Birth 11 02 1947. Education  M.A [ triple]  M Phil   Ph D  Sutrapitaka tirtha  plus degree in homeopathy. He remains a retired teacher of B.B. College, Asansol, India. He has published books in different academic fields including religion, sociology, literature, economics, politics and so on. Most of his books have been written in vernacular i.e. Bengali. Was awarded gold medal by the University of Calcutta for studies in modern Bengali drama.

 




TS. Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

 

Địa chỉ: 6/ 1 đường Amrita Lal Nath hòm thư Belur Math Dist Howrah Tây Bengal Ấn Độ mã số 711202. Ngày sinh: 11 02 1947. Thạc sĩ văn chương, thạc sĩ triết học, tiến sĩ triết học  [bộ ba] cùng với Bằng y học về phép chữa vi lượng đồng cân. Ông còn là một giảng viên đã nghỉ hưu của Trường đại học B.B, Asansol, Ấn Độ. Ông đã có những cuốn sách được xuất bản về nhiều lĩnh vực học thuật bao gồm tôn giáo, xã hội học, văn học, kinh tế, chính trị v.v. Hầu hết sách của ông đã được viết bằng tiếng bản địa là tiếng Bengal. Ông đã được tặng thưởng huy chương vàng của Trường đại học Calcutta về các nghiên cứu nghệ thuật sân khấu Bengal hiện đại.






Nhà thơ - Nghệ sỹ Dominique de Miscault






Poétesse Artiste Dominique de Miscault

 

Artiste Plasticienne. Actualités. De plages en pages qui se tournent. C’était hier, de 1967 à 1980, mais aussi avant hier. puis de 1981 à 1992. Et encore de 1992 à 2012 bien au delà des frontières. Aujourd’hui, la plage est blanche sous le bleu du soleil. Ecrire en images, cacher les mots porteurs de souffrance ; on ne raconte pas les pas d’une vie qui commence en 1947. C’est en 1969 que j’ai été invitée à exposer pour la première fois. Depuis j’ai eu l’occasion de « vagabonder » seule ou en groupe en France et dans le monde sûrement près de 300 fois. Les matériaux légers sont mes supports, ceux du voyage et de l’oubli.

www.dominiquedemiscault.fr
www.dominiquedemiscault.com

www.aleksander-lobanov.com




Nhà thơ - Nghệ sỹ Dominique de Miscault

 

Nghệ sĩ nghệ thuật thị giác đương đại. Từ bãi biển đến trang giấy. Là ngày hôm qua, từ 1967 đến 1980, và trước đó, rồi từ 1981 đến 1992. Và nữa từ 1992 đến 2012 trên tất cả các biên giới. Ngày hôm nay là bãi biển trắng dưới bầu trời xanh. Viết bằng hình ảnh, giấu từ ngữ mang nỗi đau, người ta không kể lại những bước đi trong cuộc đời tính từ năm 1947. Vào năm 1969, lần đầu tiên tôi được mời triển lãm tác phẩm. Kể từ đó, tôi có cơ hội một mình "lang bạt" hoặc theo nhóm ở nước Pháp và khắp nơi trên thế giới, chắc chắn gần 300 lần. Những chất liệu nhẹ là nguồn hỗ trợ tôi, những chất liệu của hành trình và quên lãng.

www.dominiquedemiscault.fr

www.dominiquedemiscault.com

www.aleksander-lobanov.com







 Dịch giả Takya Đỗ





Sách d
ịch của Takya Đỗ đã xuất bản:

Vinabook.com
Nhà sách Khai Tâm

 








Photo: Dominique de Miscault
























BÀI KHÁC
1 2 3 

image advertisement
image advertisement
image advertisement




























Thiết kế bởi VNPT | Quản trị