Silence (37) - Tĩnh lặng (37). Mai Văn Phấn. Explicated by Dr. Ramesh Chandra Mukhopadhyaya - bình chú. Traduction française Dominique de Miscault – Dịch sang tiếng Pháp. Takya Đỗ dịch sang tiếng Việt

Silence (37) by Mai Văn Phấn

Explicated by Dr. Ramesh Chandra Mukhopadhyaya
Translated into French by Dominique de Miscault

Translated into Vietnamese by Takya Đỗ






Tác phẩm của HS. Dominique de Miscault






 Silence

 


37


I get lost in a fabric store

Rolls of fabrics piled up like logs

I use adeptness to sneak through

 

This is deep brown

Blue

That is orange

Delicate white

Bordeaux red…

 

Any color

Is more than enough

For one person to wear throughout his life

 

I walk

Holding a glass of water

My only concern is

Spilling on any step.


(Translated from Vietnamese by Nhat-Lang Le & Susan Blanshard)

 

 



Explication


True, the world is too much with us with supermarkets and consumer’s goods. They distract man from inward tranquility. Allured by the sights and sounds of the malls we rush from one consumer good to another knowing not which one to possess. We are restless. But a poet is different. Just as he enjoys Nature so does he enjoy the man made products. He is not a recluse living far from the madding crowd’s ignoble strife. He loves the city as well as villages and Nature. He loves a supermarket brimming with man made things as well as Nature abounding with God’s plenty.  And one day the poet sojourning in the city without any specific purpose comes across a fabric store. He finds rolls of fabric piled up like logs in the store. A log is a part of a tree trunk cut off from a tree. Fabric implies cloth produced by weaving or knitting  textile fabric. Both are derived from Nature. Man cannot create anything without the help of Nature. Nature is the raw material for human skill to mould things into shapes and forms that might serve his purpose. So  the so called artificial things laid out to draw the attention of man are Nature are at bottom part of Nature only.Is not the multistoried building made by man as much the part of nature as the beehive? Nothing is beyond the realm of Nature, not even cities. And before the naïve eyes of the poet the fabrics are piled up like logs in a shop. And the poet sneaks into them or enters into them just as one softly and furtively enters into a garden. And lo! Just as a garden has flowers of many colours so are the fabrics variegated. In other words with the poet both Nature and man made artifices are engrossing. The poet gets lost among the fabric. Some of the fabric are deep brown, some orange,some blue some white and some bordeaux red and so on. This reminds us of the colour symbolism in Vietnam and Tibetan Buddhsm. Red implies good luck. It drives away the evils .Yellow implies wealth. Blue stands for calmness. White stands for purity. The Tibetan Buddhists speak of five colours symbolic of five Buddhas in Vairochana Ratnasambhava Aksobhya Amitabha Amoghasiddhi. In Tibetan Buddhism the enumeration of the colours might change. But they are always five. Our poet also refers to five colours. May be these five colours or the five Buddhas are a cosmic diagram and the diagram that lurks behind every human being. But let us not digress into the esoteric meaning of the colours. The colours stimulate our eyes and determine our perception. No wonder just as the fabrics are of different colours so is the creation. The  colours  could stand for different ways of life. And we could choose any one of them for life long use. One could be a farmer. Another one could be a teacher. Our Mai Văn Phấn has opted for the robes and colour of a bard. With the poet every way of life is as good as another. The poet acknowledges difference in creation. Countless species, countless skills and so on. Everyone chooses his colour according to his a priori inclination or sankhara. The difference in choices is also inevitable in a world varied and variegated. But the poet does not speak of any hierarchy. The poet knows that this difference exists only in the realm of the contingent. But the poet with his waterbowl walks along the road of life which zigzags along the countless differences on either side and the poet spills water at every step wishing the wellbeing of everything mundane or spiritual. This happens when a bodhisattva becomes a poet. Compassion flows through every vein of Mai Văn Phấn’s poetry. An Indian reader perusing this poem by Mai Văn Phấn might be reminded of the prayers of the Upanisads

 

Oh gods! Whatever we hear should be blessed

Oh gods! Whatever we see should be blessed






Explication par Dr. 
Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

Traduction française Dominique de Miscault







Photo: Dominique de Miscault






Silence



37


Perdu dans un magasin de tissus

des rouleaux empilés

parmi ces grumes je me faufile

 

Brun foncé

bleu

orange

blanc délicat

rouge bordeaux ...

 

Tant de couleurs

trop

pour une vie

 

je marche

un bol d’eau à la main

préoccupé

de vivre chaque instant.


 

 

 

Explication


Certes, notre monde déborde de tout, avec ses supermarchés et biens de consommations qui éloignent l'homme de sa tranquillité intérieure. Attirés par les images ensorcelantes et les musiques des centres commerciaux. Nous nous précipitons d'un bien de consommation à l'autre ne sachant lequel posséder. Nous sommes agités. Mais le poète, lui, est différent. De même qu’il apprécie la nature, il ne dénigre pas les produits fabriqués. Il n'est pas un reclus vivant loin les conflits ignobles de la fougueuse fureur. Il aime la ville autant que les villages et la nature. Il aime le supermarché débordant de choses mais aussi la nature où abonde la présence divine. Et un jour, le poète qui se promène en ville sans projet particulier se retrouve dans un magasin de tissu. Il y voit des rouleaux empilés comme des grumes. Un journal est une partie, infime certes, d'un tronc d'arbre. Le tissu est produit du tissage ou du tricotage. Ce sont des objets naturels. L'homme ne peut rien créer sans la nature. Elle est la matière première des compétences humaines à transformer toutes choses pour servir un but. Ainsi, les soi-disant choses artificielles conçues pour attirer l'attention sont, elles aussi naturelles. Le bâtiment aux très nombreux étages n'est-il pas construit à l’image d’une ruche ? Rien n'est au-delà de la nature, pas même les villes. Aux yeux naïfs du poète, les tissus sont empilés comme des grumes. Et il s'y perd ou s'y engouffre de la même manière qu’il pénètrerait doucement et furtivement dans un jardin. Et voilà ! Tout comme un jardin abrite des fleurs aux multiples couleurs, il en va de même pour les tissus. En d'autres termes, le poète est absorbé par la Nature et ses artifices. Il est immergé dans les tissus. Certains sont brun foncé, orangé, bleu, blanc ou rouge etc... Cela rappelle le symbolisme des couleurs au Vietnam et le bouddhisme tibétain. Le rouge correspond à la chance, il chasse les malheurs. Le jaune signifie la richesse. Le bleu représente le calme et le blanc la pureté. Les bouddhistes tibétains parlent de cinq couleurs symboliques des cinq Bouddha : Vairochana[1] Ratnasambhava, Aksobhya, Amitabha, Amoghasiddhi. Dans le bouddhisme tibétain, l'énumération des couleurs peut varier Mais sont toujours au nombre de cinq. Notre poète fait également référence à cinq couleurs. Peut-être à ces cinq couleurs ou aux cinq Bouddha du diagramme cosmique, qui se cache en chaque être humain. Mais ne nous perdons pas dans l’ésotérisme des couleurs. Les couleurs stimulent nos yeux et déterminent notre perception. Il n'est pas étonnant que les tissus soient de différentes couleurs, comme la création. Les couleurs peuvent représenter différents modes de vie. Et nous pourrions choisir l'un d'entre eux pour une utilisation de longue durée. On peut être agriculteur ou enseignant. Notre Mai Van Phan a opté pour des chasubles de bure. Avec le poète, tout mode de vie est bon, il loue les différences innombrables de la création. Tout le monde choisit sa couleur selon son inclinaison ou son sankhara[2]. La différence est inhérente au monde pluriel. Il ne parle pas non plus de hiérarchie, il sait que la différence n'existe que dans le contingent. Mai Van Phan, avec son bol d'eau, marche le long de la route de la vie, zigzagant au milieu des différences, aspergeant le monde de son eau, le bénissant pour son bien en toutes choses qu’elles soient ordinaires ou spirituelles. C’est ainsi qu’un bodhisattva devient poète. La compassion coule dans toutes ses veines. Un lecteur indien qui se pencherait sur ce poème de Mai Van Phan devrait se souvenir de cette prière des Upanishad :

 

Oh Dieu ! Tout ce que nous entendons doit être béni

Oh Dieu ! Tout ce que nous voyons doit être béni


_____________
(1) 
Vairochana " Grand soleil ", " Grande lumière " ou le " Resplendissant ", Il est un des bouddhas majeurs dans l'est de l'Asie. Ratnasambhava « né du joyau » est, dans l’ensemble des cinq bouddhas de méditation celui qui est associé à la famille du (joyau).

 

Les cinq dhyani bouddhas ou bouddhas de méditation, encore appelés les cinq bouddhas de sagesse dans le courant vajrayana représentent les cinq aspects du bouddha primordial et les cinq sagesses permettant de transformer les cinq émotions négatives en énergie positive. En sanskrit ils sont appelés jinas (conquérants) ou (Ainsi-venu), en chinois « bouddha des cinq directions », quatre points cardinaux et centre). Amoghasiddhi, mot sanskrit signifiant succès efficace, il est associé à la famille du karma (action efficace…

 

(2) Saṅkhāra est un terme qui occupe une place importante dans le bouddhisme. Le mot signifie « ce qui a été mis ensemble » et « ce qui se rassemble ». Dans le premier sens (passif), saṅkhāra se réfère généralement aux phénomènes conditionnés, mais spécifiquement à toutes les « dispositions » mentales. Ceux-ci sont appelés « formations volitives » à la fois parce qu'ils sont formés à la suite de la volition et parce qu'ils sont des causes de l'apparition d'actions volontaires futures. Les traductions d'anglais pour saṅkhāra dans le premier sens du mot comprennent « les choses conditionnées », « déterminations », « fabrications » et « formations » (ou, en particulier en ce qui concerne les processus mentaux, « formations volitives »). Dans le sens actif du mot, saṅkhāra se réfère à l’origine conditionnée et dépendante.

 

 

 


Tĩnh lặng (37) 
của Mai Văn Phấn

Ramesh Chandra Mukhopadhyaya bình chú

Dominique de Miscault dịch sang tiếng Pháp

 Takya Đỗ dịch sang tiếng Việt

 

 

37


Lạc vào cửa hàng bán vải

Nhiều cuộn chồng lên như đống gỗ

Phải khôn khéo mới len qua

 

Đây màu nâu trầm

Xanh dương

Kia màu da cam

Trắng nõn

Đỏ boóc – đô...

 

Màu nào

Một người

Cũng mặc cả đời không hết

 

Tôi đi

Tay cầm ly nước

Chỉ lo

Lỡ làm đổ lên cuộn vải nào.




Bình chú:


Thực vậy, với chúng ta thế giới quả đang tràn ngập những siêu thị và hàng tiêu dùng. Chúng khuấy động sự tĩnh tâm của con người. Bị cám dỗ bởi cảnh tượng và âm thanh của các cửa hàng cửa hiệu ta hối hả lao từ món hàng này sang món hàng khác mà chẳng biết lấy món nào. Ta bồn chồn không ngơi. Nhưng một nhà thơ thì lại khác. Anh ta thích thú với Tự nhiên bao nhiêu thì cũng thích thú với những thứ nhân tạo bấy nhiêu. Anh ta đâu phải người ẩn dật sống xa lánh sự tranh giành đáng khinh của đám đông cuồng loạn. Anh ta yêu thành phố cũng như yêu những làng quê và Thiên nhiên. Anh ta yêu thích những siêu thị đầy ắp những thứ nhân tạo cũng như yêu mến Thiên nhiên rất mực phong doanh dư dật. Và một ngày kia nhà thơ của chúng ta lưu lại thành phố mà không có mục đích cụ thể nào đã đi ngang qua một tiệm bán vải. Ông thấy những súc vải chồng lên nhau như đống gỗ trong tiệm. Mỗi cuộn vải là một súc gỗ được cắt ra từ một thân cây. Vải hàm ý vải dệt hoặc vải dệt kim. Cả hai loại đều từ Thiên nhiên mà ra. Con người không thể tạo ra bất kì thứ gì mà không có sự trợ giúp từ Thiên nhiên. Thiên nhiên là nguyên vật liệu để con người dùng đôi tay khéo léo đúc nặn đẽo gọt nên hình dạng đồ vật phục vụ cho mục đích của mình. 

 

Vậy nên những vật được gọi là nhân tạo được bày ra đó để thu hút sự chú ý của con người chính là Thiên nhiên, về căn bản là một phần của Thiên nhiên mà thôi. Tòa nhà nhiều tầng do con người xây nên chẳng phải cũng là một phần của Thiên nhiên như cái tổ ong kia hay sao? Chẳng có gì vượt ra khỏi vòng Thiên nhiên, đến cả những thành phố cũng không. Và trước cặp mắt hồn nhiên của nhà thơ những cuộn vải chồng lên nhau như những súc gỗ trong tiệm hàng. Và nhà thơ len lách vào đó hay bước vào trong đó giống hệt như một người khẽ khàng rón rén bước vào một khu vườn. Và kìa! Những cuộn vải cũng đa dạng sắc màu chẳng khác gì một khu vườn với những đóa hoa muôn hồng ngàn tía.   

 

Nói cách khác, với nhà thơ thì cả Thiên nhiên lẫn những vật nhân tạo tinh xảo đều choán trọn tâm trí ông. Nhà thơ của chúng ta lạc giữa vải vóc. Có loại màu nâu trầm, có loại màu da cam, có loại màu xanh dương, có loại thì trắng nõn và có loại lại màu boóc-đô, vân vân. Cảnh đó cho ta nhớ đến tính tượng trưng màu sắc của Việt Nam và Phật giáo Tây Tạng. Màu đỏ tượng trưng cho may mắn. Nó xua đuổi tà ma. Màu vàng tượng trưng cho giàu sang. Màu xanh dương tượng trưng cho sự thanh thản. Màu trắng tượng trưng cho sự tinh khiết. Tín đồ Phật giáo Tây Tạng cho rằng năm màu sắc tượng trưng cho Ngũ Phật[1] gồm Đại Nhật Như Lai, Bảo sanh Như Lai, A Súc Bệ Như Lai, A Di Đà Như Lai, Bất Không Thành Tựu Như Lai. 

 

Trong Phật giáo Tây Tạng sự liệt kê màu sắc có thể thay đổi. Nhưng chúng luôn là năm màu. Nhà thơ của chúng ta cũng đề cập đến năm màu. Có lẽ năm màu sắc này hay Ngũ Phật là biểu đồ vũ trụ và là biểu đồ ẩn đằng sau mỗi con người. Nhưng chúng ta đừng lạc đề sang ý nghĩa bí truyền của màu sắc. Màu sắc kích thích mắt ta và định hình nhận thức của chúng ta. Chẳng có gì là lạ khi tạo hóa cũng có những màu sắc khác nhau hệt như vải vóc. Màu sắc có thể biểu trưng cho những cách sống khác nhau. Và chúng ta có thể lựa chọn bất kì màu nào để sử dụng suốt đời. Người này có thể là nông dân. Người khác có thể là giáo viên. Mai Văn Phấn của chúng ta đã lựa chọn chiếc áo choàng với màu sắc của một thi sĩ. Với nhà thơ này thì mọi cách sống đều tốt đẹp như nhau. Nhà thơ thừa nhận sự khác biệt trên đời. Hằng hà sa số chủng loài, vô vàn kĩ năng kĩ xảo và vân vân. Mỗi người lựa chọn màu sắc cho mình theo xu hướng tiên nghiệm hay sankhara[2]. Sự khác biệt trong những lựa chọn cũng là điều vẫn thường thấy trong một thế giới đa dạng và nhiều màu sắc khác nhau.      

 

Mà nhà thơ chẳng nói về thần thánh nào cả. Nhà thơ biết rằng sự khác biệt này chỉ hiện hữu trong lãnh địa của thế giới ngẫu nhiên mà thôi. Song nhà thơ cầm ly nước của mình đi trên con đường đời khúc khuỷu qua vô vàn sự khác biệt ở cả hai bên và nhà thơ đánh rớt nước xuống mỗi bước chân mà mong cầu phước lành cho mọi thứ phàm tục cũng như linh thiêng. Điều này xảy ra khi một vị Bồ tát hóa thành một nhà thơ. Lòng trắc ẩn chảy trong mọi mạch thơ của Mai Văn Phấn. Một độc giả Ấn độ đọc bài thơ này của Mai Văn Phấn có thể gợi nhớ đến những lời cầu nguyện trong Áo nghĩa thư[3]  

 

Hỡi chư vị thần linh! Xin cho những gì chúng con nghe thấy thảy được phù hộ

Hỡi chư vị thần linh! Xin cho những gì chúng con nhìn thấy thảy được độ trì.



__________________
[1]
Ngũ Phật còn gọi là Ngũ Trí Như Lai, Ngũ Trí Phật, Ngũ Phương phật, hay còn được gọi  Ngũ Thiền Định Phật; là tên gọi chỉ năm vị Phật trong Mật Tông, gồm: (i) Đại Nhật Như Lai hay còn gọi là Tỳ Lô Giá Na Như Lai (Vairochana) được coi là chủ tôn và sắc tướng màu trắng, (ii) Bảo Sinh Như Lai (Ratnasambhava) sắc tướng màu vàng, (iii) A Súc Bệ Như Lai hay còn gọi là Bất Động Như Lai (Akshobhya) sắc tướng màu xanh dương, (iv) A Di Đà Như Lai (Amitabha) sắc tướng màu đỏ, (v) Bất Không Thành Tựu Như Lai (Amoghasiddhi) sắc tướng màu xanh lục. (Theo
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C5%A9_tr%C3%AD_Nh%C6%B0_Lai

http://daibaothapmandalataythien.org/phat-phap-ung-dung-giao-phap/ngu-tri-phat-va-cac-y-nghia-tuong-ung). (ND)

[2] Sankhara (tiếng Phạn) có nhiều nghĩa, có hai ý nghĩa đại cương như sau:


   1. Theo Ấn Độ giáo thì sankhara có nghĩa là "ấn tượng," "hậu quả," được dùng chỉ những ấn tượng, khả năng tiềm tàng trong thâm tâm. Các sankhara này được hình thành qua những hành động, ý nghĩ, kể cả những hành động trong những tiền kiếp. Tất cả các sankhara này tạo thành thân thể con người, tạo thành cái mà người ta thường gọi là "bản năng".

   2. Sankhara là thuật ngữ quan trọng của đạo Phật, được dịch là ‘Hành’. Hành được xem là một ý định, một chủ tâm có thể dẫn tới một tạo tác. Chủ động tạo tác là Hành mà thể thụ động của một sự việc xảy ra cũng là Hành. Hành là uẩn thứ tư trong Ngũ uẩn và là yếu tố thứ hai trong thuyết Duyên khởi
(Theo https://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%A0nh_(Ph%E1%BA%ADt_gi%C3%A1o) (ND)

[3] Nguyên văn ‘Upanisads’: Áo Nghĩa thư là triết lý của đạo giáo Bà-la-môn ở thời kỳ thứ 3, được hình thành khoảng 800- 500 năm TCN và được ghi lại trong các tập sách, gọi tên chung là “Áo Nghĩa Thư. Áo Nghĩa thư  hay "kinh điển với ý nghĩa uyên áo", là một loại văn bản được xem là thuộc hệ thiên khải, nghĩa là được "bề trên khai mở cho thấy" trong Ấn Độ giáo. Áo Nghĩa thư kết thúc hoặc hoàn tất các loại kinh sách được xếp vào Vệ-đà của Ấn Độ giáo.  Tư tưởng chủ yếu của Vệ Đà được biến đổi từ Đa thần qua Nhất thần, từ Nhất thần sang lĩnh vực Triết học ngang qua ba thời đại: Vệ Đà Thiên Thư (Veda), Phạm Thiên Thư (Brahmana) và Áo Nghĩa Thư (Upanishad). (Theo Từ điển Phật giáo
http://vuonhoaphatgiao.com/tu-dien-phat-hoc/ao-nghia-thu/; bài Triết học Bà La Môn của Thích Lệ Thọ
http://www.buddhismtoday.com/viet/triet/triethocBaLaMon.htm

https://vi.wikipedia.org/wiki/%C3%81o_ngh%C4%A9a_th%C6%B0). (ND)

 

 




 Ts. Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

 


 

Dr. Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

 

Address: 6/ 1 Amrita Lal Nath lane P.0. Belur Math Dist Howrah West Bengal India Pin code711202. Date of Birth 11 02 1947. Education  M.A [ triple]  M Phil   Ph D  Sutrapitaka tirtha  plus degree in homeopathy. He remains a retired teacher of B.B. College, Asansol, India. He has published books in different academic fields including religion, sociology, literature, economics, politics and so on. Most of his books have been written in vernacular i.e. Bengali. Was awarded gold medal by the University of Calcutta for studies in modern Bengali drama.

 




TS. Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

 

Địa chỉ: 6/ 1 đường Amrita Lal Nath hòm thư Belur Math Dist Howrah Tây Bengal Ấn Độ mã số 711202. Ngày sinh: 11 02 1947. Thạc sĩ văn chương, thạc sĩ triết học, tiến sĩ triết học  [bộ ba] cùng với Bằng y học về phép chữa vi lượng đồng cân. Ông còn là một giảng viên đã nghỉ hưu của Trường đại học B.B, Asansol, Ấn Độ. Ông đã có những cuốn sách được xuất bản về nhiều lĩnh vực học thuật bao gồm tôn giáo, xã hội học, văn học, kinh tế, chính trị v.v. Hầu hết sách của ông đã được viết bằng tiếng bản địa là tiếng Bengal. Ông đã được tặng thưởng huy chương vàng của Trường đại học Calcutta về các nghiên cứu nghệ thuật sân khấu Bengal hiện đại.






Nhà thơ - Nghệ sỹ Dominique de Miscault






Poétesse Artiste Dominique de Miscault

 

Artiste Plasticienne. Actualités. De plages en pages qui se tournent. C’était hier, de 1967 à 1980, mais aussi avant hier. puis de 1981 à 1992. Et encore de 1992 à 2012 bien au delà des frontières. Aujourd’hui, la plage est blanche sous le bleu du soleil. Ecrire en images, cacher les mots porteurs de souffrance ; on ne raconte pas les pas d’une vie qui commence en 1947. C’est en 1969 que j’ai été invitée à exposer pour la première fois. Depuis j’ai eu l’occasion de « vagabonder » seule ou en groupe en France et dans le monde sûrement près de 300 fois. Les matériaux légers sont mes supports, ceux du voyage et de l’oubli.

www.dominiquedemiscault.fr
www.dominiquedemiscault.com

www.aleksander-lobanov.com






Nhà thơ - Nghệ sỹ Dominique de Miscault

 

Nghệ sĩ nghệ thuật thị giác đương đại. Từ bãi biển đến trang giấy. Là ngày hôm qua, từ 1967 đến 1980, và trước đó, rồi từ 1981 đến 1992. Và nữa từ 1992 đến 2012 trên tất cả các biên giới. Ngày hôm nay là bãi biển trắng dưới bầu trời xanh. Viết bằng hình ảnh, giấu từ ngữ mang nỗi đau, người ta không kể lại những bước đi trong cuộc đời tính từ năm 1947. Vào năm 1969, lần đầu tiên tôi được mời triển lãm tác phẩm. Kể từ đó, tôi có cơ hội một mình "lang bạt" hoặc theo nhóm ở nước Pháp và khắp nơi trên thế giới, chắc chắn gần 300 lần. Những chất liệu nhẹ là nguồn hỗ trợ tôi, những chất liệu của hành trình và quên lãng.

www.dominiquedemiscault.fr

www.dominiquedemiscault.com

www.aleksander-lobanov.com




 

 Dịch giả Takya Đỗ



Sách d
ịch của Takya Đỗ đã xuất bản:

Vinabook.com
Nhà sách Khai Tâm

 


Tĩnh lặng - Silence (1)
Tĩnh lặng - Silence (2)
Tĩnh lặng - Silence (3)

Tĩnh lặng - Silence (4)
Tĩnh lặng - Silence (5)
Tĩnh lặng - Silence (6)
Tĩnh lặng - Silence (7)

Tĩnh lặng - Silence (8)
Tĩnh lặng - Silence (9)
Tĩnh lặng - Silence (10)
Tĩnh lặng - Silence (11)
Tĩnh lặng - Silence (12)
Tĩnh lặng - Silence (13)
Tĩnh lặng - Silence (14)
Tĩnh lặng - Silence (15)
Tĩnh lặng - Silence (16)
Tĩnh lặng - Silence (17)
Tĩnh lặng - Silence (18)
Tĩnh lặng - Silence (19)
Tĩnh lặng - Silence (20)
Tĩnh lặng - Silence (21)
Tĩnh lặng - Silence (22)
Tĩnh lặng - Silence (23)
Tĩnh lặng - Silence (24)
Tĩnh lặng - Silence (25)
Tĩnh lặng - Silence (26)
Tĩnh lặng - Silence (27)
Tĩnh lặng - Silence (28)
Tĩnh lặng - Silence (29)

Tĩnh lặng - Silence (30)
Tĩnh lặng - Silence (31)
Tĩnh lặng - Silence (32)
Tĩnh lặng - Silence (33)
Tĩnh lặng - Silence (34)
Tĩnh lặng - Silence (35)
Tĩnh lặng - Silence (36)










Long Bien ou le pont de tous les songes - Dominique de Miscault













BÀI KHÁC
1 2 3 

image advertisement
image advertisement
image advertisement




























Thiết kế bởi VNPT | Quản trị