“Và trái tim bay đi” mang tâm hồn Việt - Neetta Porwal / अंतर्यात्रा - और उड़ चला मन पांखी - नीता पोरवाल

“Và trái tim bay đi” mang tâm hồn Việt

(Lời ngỏ tập thơ tiếng Hin-đi "Và trái tim bay đi" của Mai Văn Phấn, dịch giả Neetta Porwal, Nxb. Notion Press, Ấn Độ, 2020)

 

 

 

Nhà thơ, dịch giả Neetta Porwal

 

 

 

Neetta Porwal

Dịch từ tiếng Hin-đi:

Pradeep KumarNguyễn Xuân Tuấn

 

 

 

“Và trái tim bay đi” là tập thơ ba câu của nhà thơ Việt Nam Mai Văn Phấn, do nhà thơ-dịch giả Neetta Porwal dịch từ tiếng Anh sang tiếng Hin-đi, Nhà Xuất bản Notion Press, Ấn Độ ấn hành, 10/2020. Những bài thơ trong tập thơ này có vẻ giống thơ Haiku Nhật Bản. Điều cần lưu ý, thơ haiku truyền thống thường theo cấu trúc âm tiết 5–7–5 / 5–8–5 / 5–9–5, được viết bởi nhiều âm tiết. Nhưng ở tập thơ của Mai Văn Phấn, điều cần thiết để biểu đạt cảm xúc thường không thông qua phương thức khêu gợi như thơ Haiku, không bị bó buộc trong khuôn khổ bài thơ. Mỗi bài thơ của ông là một bài thơ tự do hoàn chỉnh, viết cho từng bối cảnh cụ thể với những cảm nhận đa dạng về thế giới. Mỗi bài thơ chỉ có ba dòng, hành trình của người đọc bắt đầu từ chữ đầu tiên và đi đến dòng thơ cuối cùng. Khi đọc các bài thơ ấy, độc giả như vượt qua/ chìm vào ba luồng ánh sáng, ba sắc thái tuyệt mỹ, ba tiếng động, những giai điệu của giai điệu, nhịp điệu của nhịp điệu.

 

Văn học vốn là tấm gương phản chiếu những khoảnh khắc với đa dạng cung bậc cảm xúc. Nếu như thể loại truyện ngắn có khả năng miêu tả cuộc sống bằng những tình huống, ngôn ngữ súc tích, ngắn gọn thì các bài thơ ngắn lại miêu tả những khoảnh khắc đáng nhớ, thú vị về vẻ đẹp và ý nghĩa tuyệt vời của nó rất hiệu quả. Nhà tư tưởng phương Tây Taplada đã nói: "Thà viết một tác phẩm ngắn để chúng ta có thể tìm thấy ở đâu đó còn hơn viết những bài thơ dài dòng vô giá trị."

          

Tôi tin rằng để sáng tác những bài thơ ngắn đòi hỏi nhà thơ cần có kỹ năng đặc biệt với những năm tháng chiêm nghiệm tựa một nhà hiền triết. Trong khi đó, người đọc cũng phải mở “chiếc khóa” cảm nhận của mình bằng “chiếc chìa” thiền định để hiểu được ý nghĩa và ý niệm của tác phẩm. Nếu nhà thơ viết bài thơ về trăng, người đọc có thể cảm thấy trước mắt mình ánh trăng lung linh lòng hồ; hay viết về màn trăng buông thì những mảnh trăng kia có thể vỡ ra như ngọc. Còn nếu viết về ánh trăng lan tỏa, người đọc lại có thể thấy được những vụn bạc đang vương trên mặt đất... Bài thơ ngắn gọn thường có sức mạnh như vậy. Giống như một nhạc công điêu luyện, ông biết dây đàn nào cần kéo căng và dây nào được buông chùng để nhạc phẩm thăng hoa. Chủ ý vào mục tiêu chính yếu, nhà thơ khi ấy cũng tựa một cung thủ, không quá tập trung trí lực vào con mắt, mà phải biết kiểm soát hơi thở mình. "Thơ khi ấy sẽ khơi lộ được vẻ đẹp tiềm ẩn của thế giới, làm cho những điều vốn quen thuộc trở nên lạ lẫm, mới mẻ".

          

Những vần thơ ngắn giản dị với những tầng bậc độc đáo của Mai Văn Phấn ẩn chứa triết lý sống huyền bí. Nó lấp đầy trái tim tôi bằng những ngạc nhiên thú vị, cho thấy sự hào phóng và tự do bằng bản chất thuần khiết, đôi khi trình hiện một hoạt cảnh lớn về triết lý sống. Những bài thơ khiến chúng ta phải tìm kiếm, bị thuyết phục và chắt lọc những gì ông muốn tỏ bày.

          

"Bất cứ khi nào những con sóng nổi lên trong tâm thức bạn, hãy di chuyển nó về phía trung tâm bên trong con người bạn. Bằng hành trình ấy, bạn dễ dàng trở thành nhân chứng cho những rung động đang diễn ra bên ngoài và sớm có cảm nhận thân thuộc. Bởi nếu ở bên ngoài, bạn khó có thể được chứng kiến sự rung vang đang diễn ra ở ngoại vi. Bằng cách ở trung tâm, bạn có thể thấy được các lớp sóng của đời sống, những sân hận, tham lam, mê hoặc phát sinh trên bề mặt bản thể của bạn thế nào. Chúng nhanh chóng biến mất và bạn hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi chúng. Bạn sẽ tìm thấy bên trong bạn trung tâm của niềm vui, nhận thức và an hòa" (Jayakumar Rana). Sau khi đọc những bài thơ của Mai Văn Phấn, tôi nhận ra rằng ông đang viết khác các nhà thơ cùng thời. Thơ ông hướng đến tự ý thức, tự quy tụ. Hãy xem một ví dụ:

 

Ngồi giữa lá sen

Con nhái bén

Thè lưỡi

Liếm trăng

 

Bài thơ thể hiện chi tiết và sâu sắc cách tiếp cận thẩm mĩ. Chỉ một bài thơ với ba dòng, tác giả đã cung cấp cho người đọc những khía cạnh biểu trưng tự nhiên, nền tảng của cảm giác và cảm xúc. Xem một ví dụ khác:

 

Đôi trai gái

Hôn nhau bên quả chuông

Chưa thỉnh

Gió đã ngân

 

Bài thơ cho thấy sự chính xác của con mắt quan sát, khả năng truyền đạt nhận thức tiềm ẩn giữa địa điểm và sự kiện, các lớp từ ngữ được sử dụng mới lạ và phù hợp. Xem một ví dụ khác:

 

Sương mù

Giăng

Gỗ mục

Đơm hoa

 

Khoảnh khắc trong bài thơ trên mang cái nhìn độc đáo và vẻ đẹp bí ẩn của thiên nhiên. Chúng ta có thể nhìn thấy cái vô hạn trong đời sống nhưng không dễ dệt nên khoảnh khắc này cũng như trải nghiệm lại nó trong tâm thức. Nó cũng có thể buộc nhà thơ phải liên tục giữ khoảng cách để tiến về phía trước. Nhưng có lẽ, thử thách này chính là thứ tạo nên vẻ đẹp và ý nghĩa thực sự của sự tồn tại trong sáng tạo. Phong cách tư duy thẩm mỹ này của Mai Văn Phấn đưa ông vào một phạm trù riêng biệt. Xem một số ví dụ về các bài thơ nhân hóa thiên nhiên và cảm xúc mà độc giả không khỏi ngạc nhiên.

 

Đêm giao mùa

Gần sáng

Ngủ say không biết

Nằm cạnh mùa hè 

 

Nắng xuân

Thả bầu vú

Đọt mầm

Nhú

  

Ánh sáng

Đang nắm chặt

Tôi

Và cây nảy lộc

 

“Và trái tim bay đi” là nơi đóa hoa của nhà thơ Mai Văn Phấn đang lan tỏa, một bầu trời thơ mộng hiện ra dưới trăng sáng, nơi làng quê êm đềm bên sông, có thác nước, giọng nói vang lên đâu đó. Ở một vùng núi cao, những đàn chim bồ câu và côn trùng, âm thanh ồn ào trong ngôi nhà chật hẹp, tiếng vỗ cánh, tiếng những con muỗi, tiếng chim và cá cắn câu. Nơi hoa bưởi nở, có hương hoa sen, một chiếc bẫy giăng với hình con nhện, cành nho đang leo lên giàn, mùi hương thoảng bay trong buổi lễ cầu nguyện. Nơi những bông sen nở cùng sắc với hoàng hôn, sắc xanh dịu của những búp non mới hé, màu xám của một cơn bão lớn và cả màu của đêm đen v.v... Cuộc sống thăng hoa khiến người ta có thể hiểu được vô vàn tâm trạng trong những bài thơ độc đáo qua tập thơ này, chẳng hạn như:

 

Gieo giống

Vào bùn ngấu

Mới đi được mươi bước

Cánh đồng đã mọc đầy sương mù

 

Bài thơ bàn về việc gieo trồng, có ba động từ liên tiếp: gieo, đi và mọc - miêu tả khả năng sinh sôi lạ thường của thiên nhiên. Chủ đề ở đây là "hạt giống". Hạt giống mọc trong bùn ngấu tựa như nhân cách, tâm hồn con người lớn lên trong đời sống tự nhiên. Nói cách khác, con người cũng là hạt giống trong vô vàn các loại cây trồng của vũ trụ.

 

Sáng mồng một

Nhặt được chiếc tất trẻ con

Mềm

Như trái chín

 

Bài thơ kể về một việc rất bình dị. Một chiếc tất rơi trên đường gợi sự hiện diện của đứa trẻ, khơi dậy cảm giác dịu dàng và yêu thương. Sự kiện diễn ra vào ngày đầu tiên của năm mới, nơi mà từ ngữ được biểu đạt mềm mại trở thành điểm chính yếu của bài thơ.

 

Có thể nói, trong nền thơ ca đương đại, Mai Văn Phấn đã viết những vần thơ bất ly thân, đa nghĩa và gần gũi với nghệ thuật tối giản hiện đại. Thơ ông là một hành trình đổi mới, liên tục khám phá, giữ một vị trí mới và đặc biệt mang giá trị tinh thần văn hóa Việt Nam. Những bài thơ ấy tượng trưng cho khả năng đặc biệt của một tâm hồn thi sĩ nhạy cảm và phong phú.

 

Trong khi dịch những bài thơ của Mai Văn Phấn sang tiếng Hin-đi, tôi có cơ hội hiểu biết thêm về truyền thống và văn hóa Việt Nam. Hy vọng bạn đọc Ấn Độ sẽ nồng nhiệt đón nhận và được giàu có thêm bằng văn hóa và truyền thống Việt Nam khi đọc tác phẩm này.

 

 

 

 

 

 

 

 

अंतर्यात्रा - और उड़ चला मन पांखी

 

 

नीता पोरवाल

                                      

 

वियतनाम के कवि माई वान फान द्वारा रचित और उड़ चला मन पांखीतीन-तीन पंक्तियों की लघु कविताओं का संग्रह है ये कविताएँ जापनी हायकू की तरह प्रतीत होतीं हैं लेकिन गौर करने वाली बात यह है कि जहां पारम्परिक हायकू में 5-7-5/5-8-5/5-9-5 अक्षरों के क्रम से लिखा जाता है, एक शब्द जो ऋतुओं को दर्शाता है जरूरी होता है और भावनाओं का वर्णन नही होता वहीँ इन कविताओं में ऐसी कोई बाध्यता नही है कवि फान की हर कविता एक अलग परिदृश्य लिए और अलग भाव विश्व लिए स्वयं में सम्पूर्ण कविता है मात्र तीन पंक्तियों की कविता में पाठक की यात्रा प्रथम पंक्ति से शुरु होती है और यात्रा करते हुए आखिरी पंक्ति तक आते-आते एक अंत तक भी पाठक पहुँचता है कविताओं को पढ़ते-पढ़ते वह तीन रंग, तीन ज्योति, तीन ध्वनियों और तीन रंग की पिचकारी के रंग, सुर, लय और ताल के अद्भुत मनोहारी संगम में गोते लगाने लगता है

 

साहित्य सुख-दु: के क्षणों का सुंदर दर्पण है। कहानी के मुकाबिले कविता में कम शब्दों मे जीवन की सजीव भंगिमा को प्रस्तुत कर देने की सामर्थ्य होती है वहीं लघु कविता अपने अद्भुत सौन्दर्य और कहन के कारण अत्यंत प्रभावशाली, स्मरणीय रोचक हो जाती है पाश्चात्य विचारक टैपलाडा ने ठीक ही कहा है- "रद्दी और मोटे प्रबंध काव्य लिखने की अपेक्षा अच्छा होगा कि हम एक चित्रकाव्य (मिनी-मुक्तक) लिखें जिससे कि लाइब्रेरी मे रखने की जगह भी मिल जाए।"

 

मेरा मानना है कि लघु कविताओं के सृजन के लिए ख़ास कौशल्य और ऋषि की तरह वर्षों की साधना चाहिए होती है वहीं पाठक को भी अर्थ ग्राह्य के लिए अपने ध्यान की कुंजी से वह ताला खोलना पड़ता है, दोनों ही जागरूक और प्रज्ञावान! कवि ने चाँद पर कविता लिखी तो झील में चाँद का अक्स पाठक को नजर आता हो, कंकड़ी फेंकी तो चाँद के टुकड़े बिखरकर पाठक की आँखों में लगते हों और चांदनी फैली तो उसे धरती के कण-कण पर बिखरी चांदी नजर आती हो, तो ऐसी मारक क्षमता होती है लघु कविताओं में एक कुशल साजिन्दे की तरह कवि जानता है कि साज के किस तार को कितना कसा जाना है और किस तार को ढीला छोड़ना है कि गीत बेसुरा हो एक धनुर्धर की तरह अपनी नजर एकाग्र कर और सांस पर अंकुश रख बगैर तनाव के लक्ष्य पर निशाना साधता होअंग्रेजी भाषा के महान गीतकार और दार्शनिक कवियों में से एक माने जाने वाले अंग्रेजी कवि पर्सी बिशे शेली की उक्ति कवि फान की कविताओं के लिए सटीक बैठती है-"कविता दुनिया की छिपी हुई सुंदरता से पर्दा उठाती है, और परिचित वस्तुओं को वैसा ही बनाती है जैसे कि वे परिचित नहीं थीं।"

 

कवि माई वान फान की सरल दिखने वाली छोटी-छोटी अद्वितीय परतों वाली कविताओं में गूढ़ जीवन दर्शन समाया हुआ है समन्दर की तरह असंख्य मोती मानिक लिए ये कविताएँ हमें कभी सुखद आश्चर्य से भरतीं हैं, कभी अपने विशुद्ध स्वरूप से जीवन के प्रति सहज और उदार बने रहने की ओर इंगित करतीं हैं तो कभी जीवन दर्शन की वृहद झांकी प्रस्तुत करतीं हैं फान की कविताएँ हमें साधक बनाती हैं, हमें मांजती हैं और हमें परिष्कृत करतीं हैं मानो हमसे कहती हैं

 

जब कभी तुम्हारी चेतना में लहरें उठें तो अपने भीतर केन्द्र की तरफ सरक जाना।  केन्द्र पर सरकने से तुम बड़ी आसानी से परिधि पर चल रहे  कंपन के साक्षी बन कर निर्लिप्त भाव को उपलब्ध हो सकते हो। परिधि पर रह कर तुम कभी भी परिधि पर चल रहे कंपन के साक्षी नही हो सकते।केन्द्र पर रहकर तुम आसानी से देख सकते हो कि कैसे सतह पर काम, क्रोध, लोभ, मोह की लहरें अपने स्वभाव से उठती है, अपने स्वभाव के कारण ही विलुप्त हो जाती हैं और तुम इनसे बिल्कुल प्रभावित नही होते।  खोजो अपने भीतर उस केन्द्र को जो शान्ति, आनन्द और बोध का केन्द्र है| कवि फान की कविताएँ पढ़कर मुझे अहसास हुआ कि आप साम्यवादी कवियों से कुछ भिन्न लिख रहे हैं कविताओं का रुख आत्मचिंतन की ओर है एकाग्रता उनकी पूंजी है एक उदाहरण देखिये --

 

कमल के पत्तों के बीच बैठा/ एक मेढक/ अपनी जीभ बाहर निकालता है/ कि छू सकूँ चाँद को

 

इस कविता में कवि के सौंदर्यवादी दृष्टिकोण का विस्तार और गहनता देखते ही बनती है। तीन पंक्तियों की स्वयं में परिपूर्ण सिर्फ एक कविता में कवि फान पाठक को प्राकृतिक प्रतीकात्मक पहलू के साथ,  संवेदनाओं और अहसासों की जमीन मुहैया कराते हैं एक और उदाहरण देखिये---

 

एक युगल/ कुएं से सटा/ बगैर आवाज किये चूम रहा है एक दूजे को/ अब तक काँप रही है हवा

 

इस कविता में अवलोकन करने वाली आंख की सटीकता, जगह और घटना के बीच अव्यक्त अहसास व्यक्त करने की क्षमता और उपयोग किए गए शब्दों का औचित्य देखते ही बनता है। एक और उदाहरण देखिये---

 

कोहरा/ इतनी देर तक छाया रहा/ कि गली हुई लकड़ी में भी/ फूल कुलबुला उठे

 

कविता में मौजूद यह पल प्रकृति के रहस्यों और अनुपम सौन्दर्य को देखने की पेशकश करता है। इस एक क्षण में, हम अनंत को देख सकते हैं और देखा जाए तो हर पल को जीना और बुनना आसान नहीं है। यह कवि को आगे बढ़ने के लिए अपने आप को लगातार दूर करने के लिए मजबूर भी कर सकता है। लेकिन, शायद, यह चुनौती वास्तव में वही है जो अस्तित्व और रचनात्मकता के वास्तविक सौंदर्य और अर्थ का गठन करती है। माई वान फान की सौंदर्यवादी सोच की यही शैली उनको एक विशिष्ट श्रेणी में ला खड़ा करती है। कुछ उदाहरण प्रकृति और भावों का मानवीकरण करतीं कविताओं के देखिये जिन्हें पढ़कर पाठक अचम्भित रह जाता है ---

 

गहरी नींद में/ लगभग सुबह के समय मुझे/ नजदीक लेटी ग्रीष्म ऋतु की भी सुध रही

 

वसंत में सूरज/ नवोदित बीजों को नीचे खिसकाते हुए/ मानो उनके आंचल गिराता है 

 

रोशनी/ हमें कसकर पकड़ रही है/ पेड़ और मैं दोनों खिलखिला उठे हैं 

 

उड़ चला मन पांखी जहां कवि माई वान फान का फूल अपनी खुशबू बिखेर रहा है, एक काव्यात्मक आकाश है जिसमें एक उज्ज्वल चांदनी दिखाई दे रही है, जो नदी के किनारे एक शांत गाँव से आती है, जिसमें नदी के किनारे एक गाँव से झरने की आवाज़ आती है। एक पहाड़ी क्षेत्र में राग, कबूतरों के झुंड और कीड़े-मकोड़े, एक संकरे घर में शोर-शराबे की आवाज के साथ, एक पक्षी के पानी में गिरने और एक मछली के काटने से मच्छरों के काटने की आवाज के साथ, पंख फड़फड़ाने की आवाज के साथ। जहां कमल के फूलों की खुशबू के साथ, पोमेलो खिलता है ..., एक बौद्ध प्रार्थना सेवा में धूप सुगंध के साथ, एक टहनी पर चढ़ी बेल की छवि के साथ, एक मकड़ी की छवि के साथ एक जाल फैला हुआ है। जहां सूर्यास्त के ललछों रंग के साथ, गुलाबी और सफेद रंगों वाला गुलाबी और सफेद कमल खिलता है, नए खुलने वाले कलियों के कोमल हरे रंग के साथ, एक बड़े तूफान के सिलेटी ग्रे के साथ और यहां तक कि एक अंधेरी रात के रंग के साथ भी जीवन पुष्पित होता है। कविताओं का मिजाज वही समझ सकता है जिसने ताओ प्राप्त कर लिया हो जैसे-

 

बीज बोना/विघटित कीचड़ में/जैसा कि मैंने सिर्फ दर्जन भर कदम उठाए हैं/खेत कोहरे से भरे हुए हैं

कविता बीज बोने पर चर्चा करती है, जिसमें लगातार तीन क्रियाएँ हैं- बुवाई, चलना और बढ़ना - प्रकृति की असाधारण प्रजनन शक्ति का चित्रण। यहाँ वर्णन का विषय "बीज" है। कीचड़ में बीज उगते हैं जैसे मानव आत्मा प्रकृति में बढ़ती है। दूसरे शब्दों में, ब्रह्मांड की फसलों के बीच मनुष्य भी बीज होते हैं।

नए साल की पहली सुबह/मुझे एक बच्चे की जुर्राब का पता चला/मुलायम/एक पकने वाले फल की तरह

कविता एक बहुत ही सरल घटना के बारे में बताती है। जुर्राब एक बच्चे की उपस्थिति को उकसाता है और कोमलता और प्रेम की भावनाओं को जगाता है। घटना नए साल के पहले दिन होती है यहाँ मुलायम शब्द कविता का मुख्य बिंदु बन जाता है।

 

इस तरह कहा जा सकता है कि समकालीन वियतनामी कविता में कवि माई वान फान की कविताएँ अप्रासंगिक, बहुरूपीय और आधुनिक कला के बेहद करीब हैं माई वान फान की कविता नवीनीकरण और अन्वेषण की निरंतर यात्रा है जो आध्यात्मिक संयुजता के कारण अपना एक नया और ख़ास मुकाम रखतीं हैं। कविता की एक समृद्ध वृत्ति है ये कविताएँ कवि की संवेदनशील और समृद्ध आत्मा की विशेष क्षमता की प्रतीक हैं।

 

कवि फान की कविताओं को हिंदी भाषा में परिवर्तित करते हुए मुझे वियतनाम देश की परम्परा और संस्कृति जानने का भी सुअवसर मिला। उम्मीद करती हूँ कि मेरे पाठक भी इस संकलन को पढ़कर वियतनामी संस्कृति और परम्परा को नजदीक से जानेंगे और समृद्ध होंगे।

 

-नीता पोरवाल             

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BÀI KHÁC
1 2 3 4 5 

image advertisement
image advertisement
image advertisement




























Thiết kế bởi VNPT | Quản trị