Thơ Andrey Kostinsky (Ukraina) - Mai Văn Phấn dịch từ tiếng Nga

Andrey Kostinsky (Ukraina)

Mai Văn Phấn dịch từ tiếng Nga

 

 

Nhà thơ Andrey Kostinsky

 

 

 

Nhà thơ Andrey Kostinsky (Ukraina) vừa gửi tôi chùm thơ viết bằng tiếng Nga từ thành phố Kharkov, nơi đang bị quân đội Nga bao vây. Ngược với dòng người di tản khỏi Ukraina lúc này, Andrey đã tình nguyện ở lại chiến đấu bảo vệ thành phố quê hương. Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc chùm thơ của Andrey Kostinsky để hình dung thêm đời sống tinh thần, ý chí quật cường của con người Ukraina.

Andrey Kostinsky sinh năm 1969 tại Kharkov, Cộng hòa Nhân dân Ukraina. Ông là nhà thơ, biên tập viên tạp chí Lava (Kharkov). Tốt nghiệp Đại học Luật và Khoa Triết học thuộc Đại học tổng hợp quốc gia Kharkov. Thơ Andrey Kostinsky được xuất bản trên tạp chí và các tuyển tập: "Артикуляция" (tạm dịch: "Khớp nối"). "Дети Ра" (tạm dịch: "Những đứa con của Thần Mặt trời"), "Топос" (tạm dịch: "Ước định"), "Березіль" (tên địa danh ở Kharkov), "Графит" (tạm dịch: "Than chì"), "Южное сияние" (tạm dịch: "Hào quang phương nam"), và trên website "Полутона" (tạm dịch: "Bán âm"). Ông là giả các cuốn sách Аритмия" (tạm dịch: "Sự loạn nhịp", 2009), "Іоголь" ("Yogol" là tên riêng ở Ukraina, 2012), "Репетиция рассвета" (tạm dịch: "Cuộc diễn tập bình minh", 2019), "Ll"  (tạm dịch: "chân trái", 2022)…

 

 

 

OANH TẠC KHARKOV

 

Kharkov chìm trong khói lửa...

Những kẻ ném bom...

Những kẻ lặng im...

Sẽ bị trừng phạt...

Sớm thôi!

 

Chúng san phẳng chúng tôi với đất,

nhưng chúng tôi bình đẳng với bầu trời.

Loài bò kia không thể hiểu được đâu.

 

 

 

NHỮNG CHÚ CHÓ THỜI CHIẾN

 

Những chú chó thời chiến không biết chiến tranh.

Đâu tiếng hú trăng - trăng chẳng bao giờ biết hú

 

Các thiên thần lượn lờ bằng xe ga trên trời,

nhìn đàn chó đáng thương thoát khỏi bom đạn.

 

Khi chủ nhân dắt chúng ra khỏi sân chơi,

mong giải cứu và đưa đến nơi yên tĩnh,

Chúng đâu biết, luôn tin con người là bạn.

Tiếng súng khắp nơi mang nỗi sợ vang rền.

 

Nhà cửa không còn - điều đó còn hơn sự khủng khiếp,

nơi hoang vắng không chiến tranh hoặc lúc chiến tranh.

 

 

 

NỮ Y TÁ KHÔNG BỎ RƠI KHARKOV

 

Cô ấy thường làm thơ không hay

Không được các nhà thơ nổi tiếng cảm nhận.

Nhưng cô đã ở lại quê hương Kharkov

làm y tá trên xe cứu thương

“Thành phố của tôi đang chảy máu. Sao tôi có thể rời xa?...”

Lời nói cô chính là im lặng, chỉ đôi mắt của cô đã viết.

Cô lớn lên trong phố, như một phần của hệ tuần hoàn.

Nơi nhiều nhà thơ nổi tiếng đã ra đi,

Từng người họ thầm cảm ơn Chúa

bởi đã ở cách xa chiến trường

giờ họ có thể đọc thơ cho nhau nghe,

thưởng thức cà phê, điện sáng ấm áp,

và kể chuyện từng trong hầm tránh bom.

 

Và có những người đã ở rất xa,

nhưng cuống nhau vẫn dính liền từng cơn đau đớn:

trong mỗi ngụm cà phê thay vì vị ngọt của đường -

là mảnh thủy tinh bị nghiền nát bởi tiếng nổ,

mỗi watt của chiếc bóng đèn nhỏ -

như bị sốc qua miếng bông gòn ướt trên cổ tay

trên chiếc ghế điện,

mỗi ca-lo nhiệt lượng -

như xé da của chiếc ghế sưởi và trao thân cho Chúa -

một trong những người nhận lời nguyện cầu:

 

“May chiếc áo choàng thắm đỏ, che bầu trời đạn bom,

và cô y tá làm thơ còn vụng,

sau thời gian làm nhiệm vụ trên xe cứu thương

đã đọc câu thơ hay nhất:

được chờ đợi từ lâu

IM LẶNG..."

 

 

 

ĐỐI THOẠI CỦA NGƯỜI MẸ VỚI ĐỨA CON ĐANG MANG THAI TRONG HẦM TRÚ ẨN

 

- Mẹ ơi, mẹ...

Nếu con không đạp mạnh?

Họ sẽ không nghe thấy chúng ta?

- Gì vậy, con yêu?

Con ở với mẹ dưới hầm sâu.

Chúng ta đang trong lòng đất.

- Mẹ ơi, chúng ta chết rồi sao?

Mẹ cũng thấy tối tăm, cũng giống con sao?

- Không. Ở đây có rất nhiều người.

Thậm chí có cả ánh sáng,

Mỏng manh -

Như có thể nhìn thấy mặt trời

Thông qua ánh trăng.

- Mẹ ơi...

con mơ thấy chiến tranh...

Con sợ...

Rằng đó không phải là giấc mơ sao?

- Chà, còn đây nữa!

Khi con được sinh ra

rồi con sẽ thấy

thế giới này tươi đẹp nhường nào

nơi mọi người mỉm cười với nhau

Và không chiến tranh, không có tiếng súng.

- Vậy tất cả chỉ là một giấc mơ à mẹ?

- Con hãy ngủ đi, đừng nói chuyện nữa.

Chỉ đạp chân… và đạp…

 

 

 

CHIẾN TRANH VỚI NGÔI LÀNG CỦA TÔI

 

Tám giờ tối.

Thật yên tĩnh, như trước bình minh.

Thậm chí có thể nghe thấy nhịp đập trái tim.

Những ngôi sao như đang nở trong làn nước tối,

và mặt trăng giống như nước đóng băng trong một cái xô.

 

Những chiếc xe tăng sau ngôi làng chúng tôi.

Và trong làng, bảy ngôi nhà đã bị phá hủy.

Nhà hàng xóm Sanka của tôi

có ông nội từ Thế chiến thứ hai

đã nói một câu "bitte[1]" bằng tiếng Đức.

 

Và khi cháu trai của tôi hỏi tôi:

"Ông hãy nói điều gì bằng ngôn ngữ kẻ thù!"

Tôi trả lời:

“Các ngôn ngữ của chúng ta bắt nguồn từ một ngôn ngữ...

Vì vậy, họ cũng giống như...

Ông chỉ có thể cau mày, cũng giống như họ..."

 

 

 

DẤU BA CHẤM

 

ba cửa sổ màu đen:

bên phải là cửa sổ con trai,

ở giữa là cửa sổ con gái,

bên trái là cửa sổ nhà bếp dành cho chú mèo.

 

trong số ấy, Nhiu-sha đã không sống sót -

con mèo duy nhất dành cho tất cả chúng ta

nó chết đêm đó

những muội than đen

trên bức tường bên ngoài

và dường như,

trải rộng trước mắt

như linh hồn của chú mèo

Tất cả không tin vào cái chết như vậy,

khi nó cố gắng thoát ra

khỏi địa ngục này.

 

bom bi

để lại một cái phễu trong sân

ở nơi đó

bọn trẻ được dắt

tới sân chơi,

từ các cửa hàng có tiếng cằn nhằn:

“Phải mặc ấm hơn cho bọn trẻ.

Kẻo bị cảm lạnh vì gió".

 

bây giờ gió lạnh đầu xuân

hát một bài hát ru

cho ngôi nhà đã chết,

nơi tất cả các album ảnh

và mọi thế hệ đã bị đốt cháy.

 

sau này các con tôi có cháu chắt

yêu cầu chỉ cho chúng

ảnh của ông tôi

đã chiến thắng bọn Phát-xít năm 1945,

thì chúng sẽ nghe thấy:

không có bức ảnh của cụ tổ,

các bức ảnh đã bị Đức quốc xã thiêu rụi.

 

 

 

TIẾNG GÀO THÉT

 

Tôi dán tâm hồn lên cây thập giá

không phải từ đạn bom

dội lên những bức tường  

Thử nghiệm độ bền,

Để tâm hồn đến cùng không bị xé nát

Những điều không thể hiểu được

và những thứ không thể chạm vào

sẽ không thể bị đóng sầm lại

trong hộp Pandora

 

... cứu rỗi tâm hồn khỏi những tiếng thét gào

Những tiếng thét gào trước đó

 

mỗi con đường - một nửa cây thập giá.

 

 

 

CHO NHỮNG NGƯỜI CHẠY NẠN VÀ NHỮNG NGƯỜI Ở LẠI THÀNH PHỐ BỊ BAO VÂY

 

Tôi rất vui vì tất cả những người đã thoát -

con gái, con trai, mẹ, cha, em gái,

bạn học, hàng xóm, học sinh, sinh viên.

 

Chúa cứu rỗi từng người trong số họ

đã thêm tâm hồn vào tâm hồn của họ,

nhưng ở nơi đó, Chúa đã lấy bớt đi

để dành cho những người ở lại.

 

Và như vậy với mỗi người ở lại

Tâm hồn của họ đã được nhân lên

tâm hồn của những người đã khuất

đầu tiên là một

Sau đó là hai,

sau đó là ba

sau đó...

Tất cả những người ở lại

bây giờ đã dường như bất tử.

 

Và những người bây giờ

đã ra đi mãi mãi

đến nơi mà Chúa đã sinh ra

để nhân đôi tâm hồn rất chi hào phóng,

đã xây dựng một Kharkov mới trên trời

đại lộ tia sáng giữa những đám mây,

Rửa sạch mặt trời

để có ánh sáng bình minh vĩnh cửu,

trên thiên đường Sumskaya[2]

đốt cháy bầu trời đầy sao

và tại Đại học Karazin mới[3]

đã mở thêm một Khoa

Sự xá tội của Cain[4].

 

 

__________________

 [1] Tiếng Đức – Xin làm ơn!

[2] Sumskaya - phố trung tâm của Kharkov.

[3] Karazin là trường đại học lâu đời nhất trong khu vực.

[4] Theo Kinh Thánh, Ca-in là một trong hai anh em, con trai của A-đam, người đàn ông đầu tiên. Cain đã giết Abel, anh trai của mình vì ghen tị.

 

 

 

 

Репрезентация книги А. Костинского

 

 

 

Андрей КОСТИНСКИЙ (г. Харьков, Украина)

 

 

 

Поэт, редактор. Родился в 1969 в Харькове. Окончил Национальный юридический университет и философский факультет Харьковского государственного университета. Публиковался в журналах и альманахах: «Артикуляция», «Дети Ра», «Топос», «Березіль», «Графит», «Южное сияние», на сайте «полутона» и др. Автор книг «Аритмия» (2009), «Іоголь» (2012), «Репетиция рассвета» (2019), «Ll» (2022) и др.

 

 

 

ХАРЬКОВ БОМБЯТ

 

Харьков в огне…

Трусы бомбят…

Трусы молчат…

Возмездие будет…

Скоро!

 

Нас ровняют с землёй,

но мы равны с небом.

Им, ползающим, этого не понять

 

 

 

СОБАКИ ВОЙНЫ

 

Собаки войны не знают, что это война.

Вой на луну не вой - на вой не придёт луна.

 

Новой небесной твердью ангелы скутерят[5],

смотрят на то, как собак осколки снарядов щадят.

 

Когда же хозяин выводит из сызмальского[6] двора,

чтобы спасти/уехать туда, где пока тишина,

они не знают, но верят что человек – друг.

А то, что стреляет такой же - так то берут на испуг.

 

И то, что уже нет дома - того не будет страшней,

когда остаёшься безлюдной - без войны или на войне.

 

 

 

МЕДСЕСТРЕ, НЕ БРОСИВШЕЙ ХАРЬКОВ

 

Она пишет стихи неумело.

Её не воспринимают известные поэты.

Но она осталась работать медсестрой

на «скорой помощи» родного Харькова:

«Мой город ранен. Как я могу его бросить?..»

Её слова молчат, пишут только глаза.

Она проросла в город, став частью его кровеносной системы.

 

А многие известные поэты уехали,

каждый благодарит своего личного бога за то,

что уже далеко от фронта

и можно читать друг другу стихи,

смаковать кофе, быть в тепле, с электричеством,

рассказывая всем о том, как жили в бомбоубежищах.

 

А есть и такие, кто так же уже далеко,

но пуповина боли не отпустила:

в каждом глотке кофе вместо сахара -

крупицы стекла, раскрошенного взрывной волной,

каждый ватт лампочки -

будто бьет током через мокрую ватку на запястье

на электрическом стуле,

каждый калорий тепла –

содрать бы кожу от такого тепла да отдать тому же богу -

одному из принимающих молитвы:

 

«Сшей такую багряницу[7], чтобы закрыла небо от бомб,

и девушка, пишущая неумело стихи,

в свободное время от дежурства на «скорой помощи»

прочла самый прекрасный стих:

долгожданную

ТИШИНУ...”

 

 

 

ДИАЛОГ В БОМБОУБЕЖИЩЕ БУДУЩЕЙ МАМЫ

СО СВОИМ БУДУЩИМ РЕБЕНКОМ

 

- Мама, мама...

Я не сильно толкаюсь?

Нас не услышат?

- Что ты, малыш,

мы с тобой глубоко.

Мы под землёю.

- Мама, мы умерли?

Тебе тоже темно, как и мне?

- Нет. Здесь много людей.

Даже свет есть,

Тоненький –

будто смотришь  на солнышко

через льдинку луны.

- Мама...

мне снится война...

Я боюсь...

а что, если это не сон?

- Ну вот ещё!

Когда ты родишься,

то увидишь,

как прекрасен этот мир,

где все улыбаются друг другу.

И нету ни выстрелов, ни войн.

- Значит, всё сон?

- Спи, не болтай.

Только толкайся... толкайся.......

 

 

 

ВОЙНА С МОИМ СЕЛОМ

 

Восемь вечера.

Так тихо, будто перед рассветом.

Даже слышно, как бьется сердце.

Звезды-зернышки разбухают в тёмной водице,

а луна - словно замёрзшая вода в ведерке.

 

За нашим селом соят танки.

А в селе уже семь домов подбито.

У соседа моего Саньки

дед со второй мировой войны

говорил немецкое слово «bitte[8]».

 

А когда меня попросит внук:

«Скажи что-нибудь на языке врага»,

то я отвечу:

«Наши языки из одного языка пошли...

Так они похожи…

Могу только скорчить гримасу, как делали они...»

 

 

 

ТРОЕТОЧИЕ

 

три чёрных окна:

правое - окно сына,

посередине - окно дочери,

слева - кухонное кошачье окно.

 

из всех не выжила Нюша -

кошка одна за всех

приняла смерть в ту ночь:

чёрная копоть гари

на стенах снаружи,

кажется,

расползается на глазах,

будто душа кошки,

все ещё не веря в такую смерть,

пытается выбраться

из этого ада.

 

кассетная бомба

оставила воронку во дворе

в том месте,

где водил малышей

на игральную площадку,

а от лавочек доносилось ворчливое:

«надо сильнее закутать детишек.

простудятся на сквозняке».

 

теперь ранний весенний сквозняк

поёт колыбельную

мертвому (не)жилью,

где сожжены все фотоальбомы

всех поколений.

 

когда у моих детей их внуки

попросят показать

фото моего деда,

победившего фашизм в 1945 году,

то услышат:

фотографий прапрадеда нет,

их сожгли фашисты.

 

 

 

ВОПЛЬ

 

заклеиваю крест накрест душу

не от бомб,

несущих стенам несущим

испытание на прочность,

а чтобы душу вконец не разорвало

то, что нельзя постичь

и что нельзя потрогать,

что нельзя захлопнуть

в ящике Пандоры

 

… душу спасает от вопля

полоса предыдущего вопля

 

каждая линия - полукрест

 

 

 

БЕЖЕНЦАМ И ТЕМ, КТО ОСТАЛСЯ В ОСАЖДЕННОМ ГОРОДЕ

 

Радуюсь о каждом, кто успел уехать -

дочь, сын, мама, папа, сестричка,

одноклассницы, соседи, школьники, студенты.

 

Господь каждому из них

добавляет душу к его душе,

но тут же её отбирает

для того, кто остался.

 

И так у каждого оставшегося

к его душе прибавляется

душа уехавшего -

сначала одна,

потом ещё,

потом третья,

потом...

 

Каждый, кто остался здесь,

уже почти бессмертен.

 

А те, кто сейчас

уже ушёл навсегда

туда, откуда Господь

так щедро удваивает души,

уже строят новый Харьков в небе

проспектами лучей между облаков,

надраивают солнце

до яркости вечной зари,

над Небесной Сумской[9]

зажигают звездное небо

и в новом Каразинском университете[10]

открывают факультет

прощения Каина[11].

 

 

_________________
[5] Для переводчика: ездят на скутерах

[6] двор, где они живут с детства.

[7] вроде накидки, плаща

[8]немецкий – пожалуйста.

[9] Сумская – центральная улица Харькова.

[10] Каразинский университет – самый старый университет в регионе.

[11] Каин – один из двух братьев, сыновей Адама, первого человека. Каин убил Авеля, своего брата, из зависти.

 

 

 

Cảnh đêm Của Thành Phố Kharkov Miền đông Ukraine Hình ảnh | Định dạng hình  ảnh JPG 501153314| vn.lovepik.com

Vẻ đẹp thành phố Kharkov

 

 

 

 

 

 

 
BÀI KHÁC
1 2 3 4 5 

image advertisement
image advertisement
image advertisement




























Thiết kế bởi VNPT | Quản trị