Giá trị thẩm mỹ của văn học luôn ở phía trước bạn đọc - Nhà văn Ales Karlyukevich thực hiện phỏng vấn

Giá trị thẩm mỹ của văn học luôn ở  phía trước bạn đọc

(Nhà văn Ales Karlyukevich thực hiện phỏng vấn)

 

 


Nhà văn Alexander Nikolaevich Karlyukevich

 

 

 

- Văn học Việt Nam ngày nay hướng nhiều nhất tới bạn đọc tinh hoa hay đại chúng nói chung?

 

- Mai Văn Phấn (MVP): Ở Việt Nam từ năm 1986 bắt đầu công cuộc “Đổi mới”, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng thay đổi cơ bản diện mạo đời sống xã hội, trong đó có văn học. Tiến triển văn học không còn phải tuân thủ định hướng, theo dòng chảy chung thống nhất như những năm chiến tranh. Các nhà văn chúng tôi làm quen dần với khái niệm tự do, tự do suy nghĩ, tự do sáng tác, tự do thể nghiệm các thủ pháp nghệ thuật. Cũng từ đó, các nhà văn bắt đầu phân hóa theo những khuynh hướng sáng tác. Và dĩ nhiên, người đọc cũng được phân hóa theo từng khuynh hướng văn học mà họ yêu thích. Sự phân hóa này cũng giống như văn học các nước, có tác phẩm dành cho bạn đọc tinh hoa và tác phẩm cho đại chúng. Những tác phẩm cho đại chúng, phần lớn nhằm thỏa mãn thị hiếu của đám đông, ve vuốt những thói quen, cảm xúc của nhiều người. Theo cá nhân tôi, nhà văn chân chính phải biết chống lại những thói quen đó. Đầu tiên là gây hấn, nhưng sau đó sẽ làm cho đám đông thức tỉnh. Giá trị thẩm mỹ của văn học luôn ở phía trước bạn đọc.

 

- Chủ nghĩa hiện thực chiếm vị trí nào trong văn học Việt Nam đương đại?

 

- MVP: Chủ nghĩa hiện thực luôn là đầm lầy quá rộng chờ đợi các nhà văn phải vượt qua. Hiện thực ư? Phải chăng nó chính là cái bẫy mà các nhà văn thiếu bản lĩnh dễ mắc phải. Đa số các nhà văn đi suốt đời không thoát khỏi “đầm lầy” hiện thực. Nhưng, như ngài biết đấy, bản chất của hiện thực nhiều khi những người bình thường không thể nhận ra. Mà nhà văn cũng là một người bình thường, có trường hợp còn dớ dẩn hơn người bình thường. Nhưng đấy là nói số đông, còn cũng có những giai đoạn văn học bỗng xuất hiện một vài gương mặt khổng lồ. Người khổng lồ sẽ đốt đuốc soi cho mọi người đi qua đầm lầy hiện thực.

 

- Có thể khẳng định chắc chắn rằng các tiểu thuyết, văn xuôi mới của các nhà văn Việt Nam được viết và xuất bản ngày nay đã phản ánh hiện thực, đời sống đương đại?

 

- MVP: Vâng, các tiểu thuyết, văn xuôi mới của Việt Nam đã phản ánh sinh động và phong phú những chuyển động của đời sống hiện đại, những hiện thực khách quan, những biến đổi tâm lý của mọi tầng lớp trong xã hội. Văn học Việt Nam nói chung, kể cả thơ chính là bức tranh toàn diện về xã hội nhiều biến động hôm nay.

 

- Tiểu thuyết lịch sử đang phát triển ở Việt Nam thế nào? Nó gắn với giai đoạn lịch sử nào nhất?

 

- MVP: Tiểu thuyết lịch sử là một đề tài khá hấp dẫn dành cho các nhà văn. Các nhà văn thường mượn câu chuyện lịch sử để nói về những việc xảy ra trong đời sống đương thời. Ví dụ, họ nói về câu chuyện một vị hoàng đế trong quá khứ không liêm chính, bất tài để triều đình rối ren, đất nước loạn lạc, dân tình đau khổ lầm than... Những câu chuyện ấy làm bạn đọc bừng tỉnh vì thấy rằng nó có những điều tương đồng với xã hội hiện tại. Chuyện lịch sử ở Việt Nam được các nhà văn khai thác nhiều khía cạnh, nhiều giai đoạn. Mỗi giai đoạn lịch sử đều có chu kỳ hưng thịnh rồi đến lúc suy tàn. Có thời đại kéo dài và cũng có những đời vua rất ngắn ngủi. Mỗi triều đại đều mang đến cho các nhà văn bài học lịch sử về việc dựng nước và giữ nước, về sức mạnh của toàn dân, của đoàn kết dân tộc…

 

- Trong tiến trình văn học hiện đại, thơ và kịch nói có bị biến mất không?

 

- MVP: Kịch sân khấu đúng là đã bị thu hẹp lại. Bây giờ cũng ít người đến nhà hát xem kịch, trừ khi có những vở kịch hay, thực sự hấp dẫn. Các nhà viết kịch đều đã hướng tới việc sản xuất các kịch bản phim truyền hình dài tập, phim truyện. Tuy nhiên vẫn có những kịch tác gia luôn ấp ủ những đề tài lớn, có tầm vóc thời đại. Họ làm việc vì lòng tự trọng và tự tôn dân tộc, không chạy theo những thị hiếu nhất thời. Thơ thì vẫn ít người đọc nhưng rất nhiều người viết, bởi việc in ấn bây giờ khá dễ dàng. Ai có tiền có thể in một tập thơ để tặng bạn bè, người thân. Sự tự do và cởi mở trong xuất bản thơ cũng góp phần làm loạn các giá trị thẩm mỹ. Tất nhiên vẫn có những bạn đọc tinh hoa tìm đến những bài thơ có giá trị đích thực. Qua mỗi giai đoạn lịch sử cho thấy, trời thường ban cho một vùng đất nào đó rất ít những nhà thơ đích thực, thậm chí có giai đoạn còn bỏ trống.

 

- Các nhà văn Việt Nam ngày nay hoạt động ra sao?

 

- MVP: Hiện có khoảng 1/3 các nhà văn Việt Nam hoạt động tự do. Họ chủ yếu dựa vào gia đình, hoặc chấp nhận cuộc sống khó khăn để sáng tạo. Còn lại 2/3 các nhà văn đều gắn bó với một nghề nghiệp nào đó trong xã hội, như giáo sư, kỹ sư, bác sĩ, biên tập viên các nhà xuất bản, báo chí v.v...

 

- Cuốn sách tiếng Việt nào hiện nay có số lượng ấn hành lớn nhất? Và nhỏ nhất? Các tập thơ được xuất bản như thế nào?

 

- MVP: Theo thống kê của Nhà xuất bản Trẻ, trong năm 2018 nhà văn Nguyễn Nhật Ánh có 10 đầu sách phát hành, với tổng cộng 1.536.991 bản đã bán ra thị trường. Sách của Nguyễn Nhật Ánh viết cho thiếu nhi, nhưng người lớn cũng yêu thích, tìm đọc nó. Và sách có lượng phát hành nhỏ nhất ư? Ngài cũng có thể hình dung, nhiều cuốn sách xuất bản nhưng rất ít người quan tâm. Nó có thể chỉ bán được một trăm cuốn gì đó, hoặc thấp hơn. Các tập thơ nói chung rất khó phát hành, trừ một vài hiện tượng nổi bật. Có khoảng 1/10 các tập thơ được các nhà xuất bản, các nhà sách tư nhân bỏ tiền ra kinh doanh, trả bản quyền cho tác giả. Còn đa số các tác giả thơ đều tự bỏ tiền ra in, rồi tặng cho bạn bè, người thân, hoặc để giao lưu trong các câu lạc bộ thơ.

 

- Hiện nay có bao nhiêu nhà xuất bản sách hoạt động tại Việt Nam? Có bao nhiêu tựa sách được xuất bản trong một năm?

 

- MVP: Theo báo zingnews.vn (tháng Giêng, 2020), trên lãnh thổ Việt Nam có 59 nhà xuất bản. Năm 2019 có 33.000 cuốn với 400 triệu bản sách được xuất bản.

 

- Ở Việt Nam có phát hành các ấn phẩm văn học và nghệ thuật phổ biến? Chúng được xuất bản như thế nào?

 

- MVP: Một số sách của các tác giả có uy tín Việt Nam được bạn đọc quan tâm, lưu giữ. Còn lại, phần lớn là sách của các tác giả nước ngoài được chào đón nồng nhiệt ở đây, ví dụ cuốn sách “Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ” của nữ văn sĩ Bê-la-rút đoạt giải Nobel 2015 Svetlana Alexievich đã được tái bản lần thứ hai. Theo xếp hạng của trang bán sách trực tuyến Tiki.vn lớn nhất ở đây, cuốn sách “Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ” hiện xếp thứ 86 trong 100 cuốn sách bán chạy nhất ở Việt Nam. Ngoài ra, những cuốn sách của các tác giả lớn khác của Nga, Pháp, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật bản, Hàn Quốc được phát hành rộng ở Việt Nam.

 

- Tiểu thuyết Việt Nam hoạt động thế nào trong không gian Internet, trên các mạng xã hội?

 

- MVP: Những cuốn tiểu thuyết hay mới có thể phát hành được trong không gian Internet và trên các mạng xã hội. Những cuốn này còn được chuyển thành sách nói dành cho những người mù, người kém thị giác, hoặc người ngại đọc.

 

- Ở Việt Nam có một số ngôn ngữ văn học. Nhà nước có hỗ trợ xuất bản sách bằng các ngôn ngữ khác nhau không?

 

- MVP: Ngoài tiếng Việt, các nhà xuất bản của chúng tôi thường xuyên xuất bản sách song ngữ, ví dụ song ngữ Việt – Nga, Việt – Anh, Việt – Pháp, Việt – Đức… Nhà nước thường xuyên hỗ trợ xuất bản sách bằng các ngôn ngữ quốc tế. Chúng tôi có hẳn một loại sách ghi rõ: “Sách do Nhà nước đặt hàng”.

 

- Tình hình vi-rút corona hiện nay bằng cách nào đó có ảnh hưởng đáng kể đến quá trình xuất bản và phát hành sách không?

 

- MVP: Ở Việt Nam vi-rút corona không ảnh hưởng nhiều đến quá trình xuất bản và phát hành sách. Chúng tôi đã khống chế được đại dịch này ngay từ đầu. Số lượng sách được bán qua internet hiện nay không hề giảm.

 

- Và cá nhân Ngài bây giờ đang đọc sách gì?

 

- MVP: Tôi thường đọc nhiều loại sách. Ngoài sách văn học, tôi đọc sách triết học, tôn giáo, sách nghiên cứu văn hóa… Có lúc tôi đọc mấy loại sách trong một ngày.

 

- Và cuộc sống của một nhà thơ Việt Nam diễn ra như thế nào? Ngài có thường xuyên gặp gỡ độc giả không? Làm thế nào để chủ động tiến hành các cuộc giao lưu với độc giả, các buổi thuyết trình?

 

- MVP: Tôi có tham gia biên tập thơ và chọn bài vở cho một vài tạp chí văn học. Tôi sống giản dị, chuyên tâm cho sáng tạo. Tôi cũng thường xuyên được các trường đại học, các câu lạc bộ mời giao lưu, nói chuyện thơ. Nhưng tôi rất ngại xuất hiện trước đám đông. Tôi cảm thấy trong bóng tối, trong im lặng mình được mạnh mẽ hơn nhiều.

 

- Cảm ơn Mai Văn Phấn thân mến! Chúc ông nhiều thành tựu trong sáng tạo! Chúc sức khỏe và có nhiều sách mới!





___________
* “Созвучие” là tổ chức Văn học và Báo chí của Cộng đồng các Quốc gia Độc lập (viết tắt: SNG). SNG - Tiếng Nga: Содружество Независимых Государств, viết tắt: СНГ; tiếng Anh: Commonwealth of Independent States, viết tắt: CIS. Tổ chức “Созвучие” được Nhà xuất bản “Звязда” (Ngôi sao) tại thủ đô Minx-cơ đề xướng thành lập năm 2013 dưới sự hỗ trợ của Bộ Thông tin Cộng hòa Bê-la-rút. “Созвучие” đã xuất bản nhiều tác phẩm cổ điển và đương thời của các nước SNG: Azerbaijan, Armenia, Bê-la-rut, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Moldova, Nga, Tajikistan, Turkmenistan, Ukraine. Cộng đồng các Quốc gia Độc lập (SNG) là tổ chức liên minh các quốc gia - thành viên cũ của Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết, đã lần lượt tách ra để trở thành các nước độc lập sau khi toàn bộ hệ thống xã hội chủ nghĩa châu Âu sụp đổ vào năm 1990. SNG được thành lập theo Hiệp ước kí ngày 8/12/1991 tại Minx-cơ (Bê-la-rút) giữa các nước Bê-la-rút, Nga, Ukraina. Đến 21.12.1991, các nước Azecbaijan, Acmênia, Kazăcxtan, Kiaghixtan, Mônđôva, Tatjikixtan, Tuôcmênixtan, Uzơbêkixtan đã gia nhập SNG và sau đó là Gruzia, nâng số thành viên lên 12.





Đinh Thị Ngọc Hiếu
 dịch sang tiếng Nga.

Anna Popova biên tập bản tiếng Nga

 

 

 


Phong cảnh ở Bê-la-rút

 

 

 


Эстетическая ценность литературы всегда понятна читателю

(Интервью писателя Александра Николаевича Карлюкевича с поэтом Май Ван Фаном)

 

 

Пер. Динь Тхи Нгок Хиеу

Литературная обработка: Анна Попова

 

Поэт, переводчик Май Ван Фан родился в 1955 году в уезде Кимшон провинции Ниньбинь в дельте Красной реки. Это – северная часть Вьетнама. С 1974 по 1981 год служил в армии. В пехоте. Напомним, что это были за годы… В 1978 году вьетнамские войска в ответ на агрессию вошли в Камбоджу. Это вызвало недовольство КНР. В результате весной 1979 началась китайско-вьетнамская война. Армия Социалистической Республики Вьетнам сумела остановить наступление вторгшихся в страну китайских войск, нанеся им большие потери. Дипломатическое вмешательство СССР заставило КНР отказаться от дальнейших действий против Вьетнама. И после этого на китайско-вьетнамской границе периодически происходили вооруженные инциденты…

 

После службы в армии Май Ван Фан поступил вколледжиностранных языков, на факультет лингвистики и русской культуры в Ханое. В 1983 году продолжил обучение в городе Минске (тогда – столица Белорусской ССР), в педагогическом институте имени А.М. Горького. В настоящее время живёт и работает в городе Хайфон. Обладатель ряда вьетнамских и международных литературных премий, в том числе престижной премии Ассоциации Писателей Вьетнама в 2010 году; литературной премии "Cikada" ("Цикада") в 2017 году в Швеции, премии Сербской академии наук и искусств 2019 году; Илитературной премии от Ассоциации литературных переводчиков Черногории в 2020 году. Во Вьетнаме было опубликовано 16 поэтических сборников автора, а также одна книга критических очерков. Семнадцать его книг были изданы за рубежом. Стихи Май Ван Фана переведены на 32 языков.

 

Глубокоуважаемый господин Май Ван Фан, вьетнамская национальная литература сегодня – на кого она больше всего ориентируется: на серьезного читателя или на широкие массы читателей?

 

– С 1986 года реформа "Дои Мой" ("обновление") во Вьетнаме стала важным поворотным моментом, который существенно изменил облик общественной жизни, включая художественную литературу. Развитие литературы больше не следует прежней ориентации, той же общей политической тенденции, что раньше. Поговорка «Писатель – солдат на культурном фронте» устарела. У писателей «развязаны руки», они «спасают себя до того, как спасет бог». Так говорил бывший генеральный секретарь Коммунистической партии Вьетнама Нгуен Ван Линь в то время. Наши писатели привыкают к концепции свободы – свободы мысли, свободы творчества, свободы экспериментов с художественными формами. Писатели начали расходиться во мнениях в соответствии с различными тенденциями. И, конечно же, читатели также различаются по своим предпочтениям.

 

Это расхождение, как и в других странах, затрагивает как интеллектуальных, так и массовых читателей. Массовая литература, как правило, предназначена только для удовлетворения вкусов толпы, разжигая свойственные толпе привычки и эмоции. По-моему, настоящий писатель должен быть против этих привычек. Да, первоначально воздействие художественных открытий писателя может быть агрессивным, но позже это способно пробудить толпу. Эстетическая ценность настоящей художественной литературы всегда понятна читателям.

 

– Насколько большое место в современной вьетнамской литературе занимает реализм?

 

– Реализм – это всегда болото, ожидающее, что писатели преодолеют его. Реальность? Является ли она ловушкой, куда попадают писатели, которым не хватает смелости и таланта? Большинство писателей, идущих по жизни, не избегают «болота» реальности. Как вы знаете, природа реальности часто непостижима для обычных людей. Писатель тоже обычный человек, только более неординарный... Но это в большинстве случаев. Бывают также периоды, когда в литературе неожиданно появляется какое-то количество великих писателей. Они зажигают факелы для людей, чтобы осветить путь через болото реальности.

 

– Можно ли с определенной долей уверенности сказать о том, что новые романы, повести вьетнамских писателей, написанные и изданные сегодня, отражают современность, нынешнюю действительность?

 

– Да, новые романы и повести Вьетнама ярко и богато отражают тенденции современной жизни, объективные реалии и психологические преобразования всех слоев общества. И лично я в этом нисколько не сомневаюсь. Вьетнамская литература в целом, включая поэзию, представляет собой целостную картину общества, сегодняшнего дня нашей страны. Литература, поверьте, не взирая на все свои эксперименты, не отстает от жизни.

 

Насколько активно развивается во Вьетнаме историческая художественная литература? К какому периоду истории она больше всего тяготеет?

 

– Историческая художественная литература – довольно интересная тема для писателей. Они часто заимствуют истории из прошлого, чтобы рассказать о происходящем в современной жизни. Например, история нечестного, бесталанного императора, который запутал королевский двор, в результате чего страна была ввергнута в хаос, и люди испытывали ужас и страдания... Эти истории заставляют читателей осознать их сходство с тем, что происходит в обществе сейчас. Историческая литература во Вьетнаме эксплуатируется многими авторами во всех её аспектах и периодах. Каждый период истории имеет расцвет, а затем закат. Были династии, которые правили долго, а также те, чьё правление было очень коротким. Каждая династия даёт писателям исторические уроки о строительстве и защите страны, о силе всего народа, национальной солидарности...

 

– Не теряются ли в современном литературном процессе поэзия, драматургия?

 

– Театральных пьес действительно стало меньше. Мало кто сейчас идет в театр, чтобы посмотреть спектакль, если нет хороших, действительно интересных пьес. Литературный текст, согласитесь, всегда был основой театрального действа. Большинство драматургов работают над созданием длинных телесериалов и художественных фильмов. Однако, еще остаются авторы, которые всегда пишут на серьёзные и возвышенные темы. Они работают на национальные самооценку и гордость, а не потакают временным вкусам. Поэзию до сих пор мало кто читает, но многие пишут, потому что печатать книги сейчас довольно легко. Те, у кого есть деньги, могут распечатать любую книгу стихов, чтобы подарить друзьям и родственникам. Свобода и расширение книгоиздания также способствует нарушению эстетических ценностей. Конечно, есть читательская элита, которая в конце концов приходит к стихам, обладающим истинной ценностью. Каждый период истории показывает, что бог часто комплектует землю очень небольшим количеством истинных поэтов, даже если в текущий период на ней много вакантных мест.

 

– Насколько активными публицистами являются сегодняшние писатели Вьетнама?

 

– В настоящее время около трети вьетнамских писателей являются внештатными авторами различных изданий. Они в основном полагаются на свои семьи или расплачиваются трудной жизнью за возможность творить. Оставшиеся две трети писателей имеют "смежные профессии". Они могут быть профессорами, инженерами, врачами, редакторами издательств, газет и т. д.

 

– Самый большой тираж вьетнамской книги сегодня? И самый маленький? Какими тиражами выходят поэтические книги?

 

– Согласно статистике Молодежного издательства, в 2018 году писатель Нгуен Нхат Ань выпустил 10 книг, всего на рынке было продано 1.536.991 экземпляров. Книги Нгуен Нхат Ань написаны для детей, но взрослые тоже любят их. А какие книги имеют самый маленький тираж?.. Представьте, бывает так, что опубликовано много книг, но мало кому это интересно. Автор может продать только сто экземпляров, или того меньше. Поэтические книги, как правило, трудно публиковать, за исключением нескольких выдающихся авторов. Около одной десятой поэтических сборников издается фирмами и частными книжными магазинами, которые выплачивают гонорары авторам. У меня есть 2 сборника стихов и я продал 1000 экземпляров каждого. Остальные писатели и поэты тратят деньги на печать, а затем отдают книги друзьям, родственникам или обмениваются в поэтических клубах.

 

– Как много книжных издательств работает сегодня во Вьетнаме? Сколько приблизительно названий книг выходит за год?

 

– По данным zingnews.vn (январь 2020 года), во Вьетнаме насчитывается 59 издательств. В 2019 году было опубликовано 33.000 наименований книг с общим тиражом 400 миллионов экземпляров.

 

– Пользуются ли во Вьетнаме популярностью печатные литературно-художественные издания? Какими тиражами они выходят?

 

– Некоторые книги известных вьетнамских авторов вызывают интерес читателей и активно покупаются. Остальные, в основном книги иностранных авторов, встречают во Вьетнаме с теплом и радостью – например, книга белорусской писательницы, Нобелевского лауреата 2015 года Светланы Алексиевич "У войны не женское лицо" была переиздана у нас во второй раз. Согласно рейтингу крупнейшего интернет-магазина Tiki.vn, книга "У войны не женское лицо" в настоящее время занимает 86-е место среди 100 самых продаваемых книг во Вьетнаме. Кроме того, книги других крупных авторов России, Франции, США, Китая, Японии, Южной Кореи и других стран активно печатаются во Вьетнаме.

 

– Насколько активно вьетнамская художественная литература присутствует в Интернет-пространстве, в социальных сетях?

 

– Новые, интересные романы могут быть выпущены в Интернет-пространстве и в социальных сетях. Также активно создаются аудиокниги для слепых, слабовидящих или тех, кто боится читать.

 

– Во Вьетнаме несколько литературных языков. Поддерживает ли государство издание книг на разных языках?

 

– Кроме книг на вьетнамском языке, наши издатели часто публикуют двуязычные книги, например, вьетнамский и русский, (английский, французский, немецкий) языки... Государство регулярно поддерживает издание книг на иностранных языках. У нас есть книги, в выходных данных которых четко указано: «Книга заказана государством».

 

– Сегодняшняя ситуация с короновирусом как-то кардинально повлияла на книгоиздательский, книготорговый процесс?

 

– Во Вьетнаме коронавирус не сильно влияет на эти процессы. Мы смогли контролировать эпидемию с самого начала. Количество книг, проданных через интернет, в настоящее время не уменьшается…

 

– А что лично вы сейчас читаете?

 

– Я читаю много книг. Кроме художественной литературы я читаю книги по философии, религии, культурологии и т. д... Иногда я читаю несколько книг в день.

 

– И как вообще организована жизнь вьетнамского поэта? Как часто вы встречаетесь с читателями? Как активно проводите читательские встречи, презентации?

 

– Я принимаю участие в редактировании стихов и отборе статей для нескольких литературных журналов. Я живу простой жизнью, посвящённой творчеству. Меня также часто приглашают в университеты и клубы, чтобы обменяться стихами и поговорить. Но я боюсь появляться на публике. В темноте, в тишине я чувствую себя намного сильнее.

 

– Спасибо, глубокоуважаемый господин Май Ван Фан! Успехов в творчестве! Крепкого вам здоровья, новых книг!

 

Беседовал Алесь Карлюкевич

 

 

(Nguồn: Созвучие)





Карлюкевич, Александр Николаевич

 

Алесь Николаевич Карлюкевич, белор. Алесь Мікалаевіч Карлюкевіч (6 января 1964, село Затитова Слобода, Пуховичский район, Минская область) — белорусский краевед, литературовед, журналист. Министр информации Республики Беларусь.

Биография: Окончил факультет журналистики Львовского высшего военно-политического училища (1985) и Академия управления при Президенте Республики Беларусь (2002). В 1981-1995 годах служил в Вооруженных Сил СССР и Республики Беларусь. Работал в газетах «Звезда» (1995-1998), «Красная смена» (1998-2002) — главный редактор, «Советская Беларусь» (2002-2006). В 2006-2011 годах директор редакционно-издательского учреждения «Литература и искусство». Одновременно в 2009-2011 годах главный редактор газеты «Литература и искусство», которая входила в состав РВУ.

8 ноября 2011 года назначен главным редактором газеты «Звезда». С ноября 2012 одновременно исполняет обязанности, с декабря 2012 — директор и главный редактор издательского дома «Звезда». С октября 2011 года одновременно является председателем Минского областного отделения Союза писателей Беларуси.

28 сентября 2017 года Президент Беларуси Александр Лукашенко назначил Александра Карлюкевича, который до этого работал в должности заместителя министра информации, руководителем этого ведомства,

Творчество

Автор ряда краеведческих книг, в том числе:

«Возвращение на... Беларусь» (1994),

«За Цітавкою — Слобода» (1997),

«Литературная карта Пуховщини» (1998),

«Далекие и близкие родственники» (1999),

«Игуменский блокнот» (2000),

«Реки и озера в поэзии Григория Бородулина» (2000),

«И вековечный лишь край» (2000),

«От земли, что родила тебя вдохновляет» (2001),

«Прошлое мое панаса» (2002),

«Тропами Ігуменщини» (2008)

«Краязнаўчы рэсурс у вывучэнні беларускай літаратуры» (2015)

Автор следующих книг:

«Мудры Шубуршун» (2014),

«Урокі сяброўства. Беларуская літаратура ў свеце» (2017),

«Неравнодушное чтение: встречи, знакомства, открытия» (2018)...

Награды

Член Союза журналистов Беларуси

Член Союза писателей Беларуси

Лауреат премии Президента Республики Беларусь «За духовное возрождение»

Примечания:

 БелТА. Александр Карлюкевич назначен министром информации Беларуси (28 сентября 2017).

Литература:

Марціновіч А. Карлюкевіч Алесь Мікалаевіч // Энцыклапедыя гісторыі Беларусі: У 6 т. Т. 6. Кн. 2. — Мн.: БелЭН, 2003. — С. 397.

Карп, А. Жывыя паштоўкі// Роднае слова. -- 2010, N 5 -- с. 111.

Чыгрын, С. Па Беларусі з "Радзімазнаўствам". // Маладосць, 2011. -- N 11 -- с. 72 -- 73.

(Материал из Википедии)






"Bầu trời mùa xuân" ảnh của  Igor Vinogradov, 1971, Novosti

 

 

 





 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BÀI KHÁC
1 2 3 

image advertisement




























Thiết kế bởi VNPT | Quản trị