Thơ Elvira Kujović, dòng chảy liên tục và bất tận / Elvira Kujović’s poems, the constant and eternal stream (phê bình - review) - Mai Văn Phấn - Bản dịch Anh ngữ của Vũ Việt Hùng - Translated by Vũ Việt Hùng

Thơ Elvira Kujović, dòng chảy liên tục và bất tận

(Lời giới thiệu tập thơ "Đôi mắt tôi đang bơi" của Elvira Kujović[1])






Mai Văn Phấn

Bản dịch Anh ngữ của Vũ Việt Hùng

 

Thơ Elvira Kujović tạo áp lực chuyển vần, câu gọi câu, bài gối bài làm hấp lực cho nhau. Thơ chị mang đến cho bạn đọc ấn tượng mới lạ, sự hấp dẫn của một thế giới phồn sinh, chuyển động liên tục, không điểm dừng. Có thể ví áp lực ấy tựa dòng nước chảy xiết, cơn gió phóng dật, cột ánh sáng khúc xạ, dòng tư duy liền mạch và tràn đầy xúc cảm. Với tiêu đề tập thơ “Đôi mắt tôi đang bơi”, tác giả đã khơi lộ một hình ảnh lạ lùng, thoáng hiện và kỳ bí. Hay đúng hơn, nó hàm ẩn tính sáng tạo, thể hiện đầy đủ tinh thần thơ và quan niệm thẩm mỹ của Elvira Kujović.

 

Xuyên suốt tập thơ, đôi mắt của Elvira Kujović đã hiển thị với đa dạng trạng thái cảm xúc, mở ra trước mắt chúng ta “đông đảo” những phận người, phận dân tộc trong những hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, đồng thời, gợi những liên tưởng phổ quát, tính nhân văn, lòng vị tha, bác ái ở bất kỳ đâu trên trái đất này. Đôi mắt ấy đã quắc lên căm giận trước sự hoang tàn của đất nước Syria sau cuộc chiến trong bài thơ “Món quà tâm hồn”; và tuôn chảy dòng lệ xót thương các nạn nhân chiến tranh, những trẻ em và phụ nữ bị giết: 

 

Ta ngồi đó

Trống rỗng như vỏ hạt óc chó

Với mùi hương

Vương giọt máu con

Con của ta” (Vỏ hạt óc chó).

 

Trong tập thơ này, nhà thơ hay nhắc tới trái tim, một nhân vật xuất hiện trong ngôi thứ ba, mang tính khách quan và thái độ tự vấn: 

 

Trái tim tội nghiệp của bạn không hề biết

Nó được gọi tên thế nào” (Trái tim Syria của bạn).

 

Trong số những bài thơ lên án sự tàn khốc của chiến tranh, của phân biệt chủng tộc và cực đoan tôn giáo, tôi ấn tượng nhất với bài “Sự tồn tại” mà Elvira Kujović dành tặng các nạn nhân nhà tù Saidnaya ở Syria. Bài thơ chỉ vẻn vẹn 5 dòng, nội dung như sau:

 

“Đã từng có một cái tên

Đã từng có những khúc xương và da thịt

Và ở chính giữa trung tâm

Đã từng có một người ở đó.

Nhưng bây giờ chỉ còn tồn tại duy nhất một thứ.”

 

Bài thơ để lại trong lòng người đọc những khoảng trống hoang liêu và nhói buốt. Thơ kiệm lời, nhưng hình ảnh những tù nhân da bọc xương bị bỏ đói và bị đánh đập dã man vẫn hiện lên rất sống động. 

 

Và ở chính giữa trung tâm

Đã từng có một người ở đó”. 

 

Đây là câu thơ then chốt, phá bung cánh cửa phòng giam để hiện hữu một thân phận tù, một biểu tượng cho muôn vàn biểu tượng của những nạn nhân tại trại tù Saidnaya ở Syria. Bài thơ đẩy người đọc vào một không gian ngột ngạt, ngổn ngang những công cụ tra tấn man rợ, với rờn rợn oan hồn và những xác chết. Hiện trạng ấy đã phơi bầy điều kiện sống phi nhân tính mà các tù nhân phải chịu đựng trong trại giam của thể chế độc tài hà khắc. Cũng chính nơi đây, đôi mắt nhà thơ mở lớn, ẩn hiện khắp không gian nhà tù, tuôn trào những dòng lệ xót buốt thấm sâu xuống nền đất tanh nồng, lạnh lẽo.

 

Đôi mắt của nhà thơ Elvira Kujović luôn tỏa ra năng lượng ánh sáng, tạo cho mỗi bài thơ những cảm xúc liền mạch tựa một hơi thở, một nhịp đập, một tiếng động... Với cách viết của những nhà thơ khác mà tôi đã đọc, những hình ảnh thường đứng độc lập, có lúc đan cài với những hình ảnh khác, và năng lượng bài thơ luôn được phát ra từ chính những thi ảnh đó; chúng tự thân nhói sáng, đôi khi biểu lộ vẻ đẹp một cách đơn lẻ. Nhưng Elvira Kujović có cách lập tứ và tổ chức bài thơ rất khác biệt. Ta dễ dàng nhận ra trong một hay nhiều bài thơ của chị luôn tồn tại một dòng chảy liên tục và mạnh mẽ. Những hình ảnh trong dòng chảy ấy thường không đứng yên, ít khi độc sáng mà giao thoa, hòa lẫn, đôi khi thấp thoáng tựa ngọn sóng, bọt nước: 

 

Tôi là hạt bụi

Và đồng thời là vì sao

Sự tồn tại của tôi là ảo tưởng

Của chính tôi

Cách tôi nhìn nhận bản thân” (Cảm xúc mơ hồ). 

 

Đôi lúc chúng xuất hiện như con cá nổi lên mặt nước rồi lại lặn sâu, và liên tục chuyển động trong mạch nguồn năng lượng mạnh mẽ. Xin dẫn một đoạn thơ trong bài “Tấm lụa rủ màu đen” để minh chứng cho sự liền mạch trong hơi thở bất tận của thơ Elvira: 

 

Cứ mỗi sáng thức dậy bạn đều lang thang

Bạn đang chạy, và tiếp tục chạy

Nhưng bạn muốn tới đâu?

Khỏi ai và khỏi điều gì

Có phải bạn đang trốn chạy?

Khỏi tấm lụa rủ màu đen

Thứ đã che mắt bạn

Thứ đã chôn chặt tâm hồn bạn.”

 

Bài thơ kết thúc để khép lại một ma trận chữ, nhưng người đọc vẫn thấy trong tâm tưởng mình những hình ảnh dịch chuyển bất tận và xao động.

 

Tính tự sự-trần thuật thể hiện rất rõ trong thơ Elvira. Mỗi bài trong tập thơ này là câu chuyện ấn tượng và thi vị. Do đó những hình ảnh trong bài, dù hiện hữu hay chìm khuất đều không quan trọng với đối tượng tiếp nhận, khi ánh sáng từ tác phẩm đã dẫn dụ họ đến được đích mà nhà thơ hướng tới. Đây chính là điểm độc đáo, riêng biệt của tập thơ “Đôi mắt tôi đang bơi” mà người đọc sẽ dễ dàng cảm nhận.

 

Tiêu biểu cho cách viết của Elvira, theo tôi, là bài thơ “Ngọn nến”. Do dung lượng tác phẩm nên tôi không dẫn nguyên vẹn bài thơ trong bài viết nhỏ này, bạn đọc có thể tìm đọc trong tập thơ. Ở đây, “Ngọn nến” được xuất hiện trong ngôi thứ nhất, tự sự về chính nó, nổi bật lên tính tự hủy và khát vọng, khơi lộ bản chất của đam mê và dâng hiến. Nó được tỏa sáng từ đầu, cháy liên tục, ngày càng mạnh mẽ, và mãi vang vọng dù bài thơ đã kết thúc: 

 

Ánh lửa tôi vẫn đang vùng vẫy

Lớp sáp ong chiếc vỏ đong đầy

Mùi hương tôi tràn ngập căn phòng.

Tâm hồn tôi còn vương vấn ước mơ vĩnh cửu.”

 

Dòng chảy liên tục, bất tận này xuất hiện trong mọi trạng thái thơ Elvira Kujović. Trong tập thơ “Đôi mắt tôi đang bơi” có 13 bài thơ tình, tác giả cố ý xếp cuối tập thơ. Lúc đầu tôi ngỡ đó là lối đi riêng đến với miền khác của xứ đẹp. Nhưng khi đọc trọn vẹn cả tập, tôi nhận ra dòng chảy ấy vẫn cuộn xiết về một hướng trong thơ chị. Trong bài thơ “Cùng một cơn rùng mình đánh thức chúng ta”, hình ảnh anhem được như hai âm thanh, hai sắc màu hòa quyện với nhau. Tình yêu, chính là nơi giao hòa như đất với trời, là hợp lưu của hai dòng chảy, là hai nửa để tạo thành một: 

 

Em cảm nhận rằng anh nhớ em

Và em yêu sự bồn chồn của anh

Và sự trống rỗng                     

Khi sự lo lắng của anh tràn tới em

Như hơi lạnh phả qua sự yên tĩnh.

Em yêu cơ thể của anh,

Hơi thở của anh làm em ấm áp

Và đôi mắt anh tựa ánh mắt sợ hãi của hai chú hươu kia”.

 

Rõ ràng Elvira đã làm mờ nhòe ranh giới giữa đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai. Ở đây anh hay em là hình ảnh chủ đạo? Cả hai, vừa là chính và cũng vừa là phụ trong tổ chức câu thơ, nhằm bổ trợ, và tôn vinh nhau. Sự hòa trộn, hoán vị này xuất hiện trong tất cả những bài thơ tình của Elvira Kujović, làm nên phong vị độc đáo và hấp dẫn của tập thơ.

 

Nhà thơ Elvira Kujović sinh ở Cộng hòa Serbia, sau đó định cư ở Cộng hòa Liên bang Đức. Chị là nhà thơ song ngữ, chịu ảnh hưởng từ hai nền văn hóa lớn của nhân loại. Quê hương Serbia của chị từng là quốc gia có nền văn hóa phát triển cao vào thời Đế chế Ottoman. Serbia từng nằm trong Liên bang Nam Tư cũ, sau đó tách thành quốc gia độc lập. Xung đột lãnh thổ và tôn giáo cho đến nay vẫn là đề tài nóng bỏng trên vùng đất này. Có thể nói, đất nước Serbia đã vươn lên từ đống tro tàn, đổ nát của chiến tranh và những cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo. Elvira Kujović cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc từ nền triết học và văn học Đức, đó là tính chính xác, khoa học và tư biện cao. Đọc “Đôi mắt tôi đang bơi”, tôi nhận thấy Elvira Kujović đã kết hợp nhuần nhuyễn giữa triết học phương Tây với minh triết phương Đông. Ngay trong một bài thơ cũng thấy có sự kết hợp hài hòa giữa những khái niệm trừu tượng và cụ thể, từ hẹp đến rộng, từ xa đến gần và ngược lại, chuyển động giao thoa giữa nhân sinh quan và thế giới quan, cá thể và vũ trụ.

 

Thơ Elvira Kujović đến với người đọc Việt Nam tựa cơn gió mới, mang theo sinh quyển và hương thơm từ vùng đất lạ. Sức hấp dẫn của thơ chị làm tôi ngỡ như quên chữ, quên câu, quên đi cả những thủ pháp cao tay của chị – một nhà thơ uy tín của văn học Đức và Serbia đương đại. Với thi pháp khác biệt nhưng không quá xa lạ với độc giả Việt Nam, tôi tin chúng ta sẽ đón nhận tập thơ “Đôi mắt tôi đang bơi” bằng sự cởi mở và gần gũi, bởi ai cũng dễ nhận ra trong mỗi câu thơ, bài thơ của Elvira Kujović một trái tim nồng ấm của người mẹ, người phụ nữ đa cảm, giàu lòng nhân ái và luôn mạnh mẽ. Trái tim ấy không ngừng yêu và không ngừng nhớ, như Elvira Kujović luôn hằng tin

 

chân lý tồn tại vĩnh cửu

Trong trái tim ta

Ngươi không thể bóp nghẹt nó” (100 nhát dao).

 

4/3/2019

 

_________________________
[1] Elvira Kujović (1961 – ): nhà thơ, sinh ở Serbia nhưng sống ở CHLB Đức từ năm 1992. Thơ của chị, chủ yếu về đề tài phê phán xã hội, đã được dịch ra nhiều thứ tiếng. Tập thơ "Đôi mắt tôi đang bơi" của chị do Vũ Việt Hùng dịch từ tiếng Anh, và được Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành năm 2019.





 

"Elvira Kujović’s poems create a pressure of vicissitude, sentences call sentences, poems chock poems and attract each other. Her poems bring to readers a full charming, novel impression about a fecundity world, moving endlessly with no end." (MVP)






Elvira Kujović’s poems, the constant and eternal stream

 (An introduction to a poetry book by Elvira Kujović, "My Eyes are Swimming", translated into Vietnamese by Vũ Việt Hùng, Publishing House of The Vietnam Writer’s Association, 2019)




Mai Văn Phấn

Translated by Vũ Việt Hùng

Elvira Kujović’s poems create a pressure of vicissitude, sentences call sentences, poems chock poems and attract each other. Her poems bring to readers a full charming, novel impression about a fecundity world, moving endlessly with no end. We can compare that pressure to swift current, free wind, lights of refraction, seamless thought and brimful emotions. With the title of the volume of poems “My Eyes are Swimming”, the author stirred a new, slightly-appeared and mysterious image. Rather, it implies a creative definition, fully express the poetic spirit and aesthetic conception of Elvira Kujović.


Throughout the volume of poems, “The eyes” of Elvira Kujović was displaying with various states of emotion, opened in front of our eyes “numerous” fates of human, the nation in special historical situations; simultaneously, aroused universal analogies, the humane, altruistic feeling and charity in anywhere on Earth. That “eyes” scowled furiously in front of the devastation of Syria in the poem “The soul as a gift”. And, effuses the lamented tears on war victims, children and women who were killed in Cameroon: “I have stayed there/ as empty as a walnut shell/ with the smell/ of your young blood/ my child” (Walnut shell). In this volume, the poet always mentioned the heart, a character appeared as the second person, which became impersonal and had self-examination: “Your poor heart it doesn’t know/ How it’s called” (Your Syrian heart).

 

Of those poems which condemned the brutality of war, racism and religious extremism, I was impressed by the poem “Existence” that Elvira Kujović dedicated to the victims in Saidnaya Jail in Syria. The poem has just five lines, with the content:


There was a name

there were the skin and bones

and in the middle one heart

there was a human.

But now there is only one number.

 

The poem left readers with desolate and throbbing blanks. The poem is simple, but the image of raw-boned prisoners were starved and brutally beaten still lively appeared in readers’ imagination. And In the middle one heart/ there was a human. This is the key sentence, smashed up the jail’s door to exist an imprisoned plight, a symbol for numerous symbols of victims in Saidnaya Jail in Syria. The poem push readers into a sultry space with the mess of tortured tools, with macabre injustice soul and dead bodies. That truth revealed honestly inhumane living conditions that prisoners had to suffer in the jail of draconian dictatorship. And exactly in this place, poet’s “eyes” stretched, poured lamented tears, loomed in every space of the jail, penetrate into the stinking, pungent and cold ground.

 

“The eyes” of poet Elvira Kujović always spread lighting energy, embedded into each poem as continuous emotions as a breath, a pulse, a sound….With the writing methods of many poets that I read, images commonly stood alone, sometimes interlocked with other images, but the image of the poem is always emanated from that poetic images. They sparkled alone, sometimes express beauty independently. But Elvira Kujović has the quartet structure and organize the poem totally different from other authors. Readers easily realize in one or many poems always exist a continuous and strong stream. Images from that stream do commonly not stand still, self-shining rarely but interfere, mix, sometimes flicker like the crest of the wave, chaos of water…: I am the dust/ And the star at the same time/ My existence is the illusion/ Of myself/ How I see myself (The Stardust). Sometimes they appear like a fish keeping itself afloat then diving into depths, and continually shaking in the main source of the energetic power. Allow me to quote any passage in “The black silk veil” to prove the definition of the continuum in the eternal breath of Elvira’s poems: “Every morning you are wandering/you are running, you are running/ But where do you want to go?/ From whom and from what/ From the black silk veil/ which covered your eyes/ which hid your soul behind.


The poem ends to finish the matrix of words, but readers still see in their mind images moving eternally and restlessly.


The narrative and story-telling character were clearly interpreted in Elvira’s poems. Each poem in this volume is a fascinating and poetic story. Hence, all images in the poem, though tangible or invisible, are not important with a receivable target, when the light of the document lured them to the aim of the poet. This is the unique and distinct point of the volume of poems “My eyes are swimming” that readers will easily feel.

 

The typical thing of Elvira’s writing style, in my opinion, is the poem “Candle”. Because of the document’s content, I’ll not quote the whole poem in this small article. Here, “Candle” appeared as the first person, narrated the story of itself, highlighted self-destruction and aspiration, triggered and unfold the essence of passion and consecration. It was enlightened from the first time, burned endlessly, became stronger and still echoed though ended in the shape of the matter: My flame is still shaking/ the wax fills the shell/ the room fills my smell/ the soul remains forever.


The restless, eternal stream appeared in every Elvira Kujović’s poetic state. In the volume of poems “My eyes are swimming”, there are 13 romantic poems, the poet deliberately put it at the end of the volume. At first, I thought it was the other path to another region of the land of beauty. But when reading the whole volume, I still realized torrential, consistent in her poems. In the poem “The same shiver awakes us”, the image of “You” and “Me” were mixed like two sounds, two colours. Love, is the combination like land with sky, is the confluence of two streams, is two halves of the ripe fruit: I feel that you miss me/ and I love your restlessness/ and emptiness/ while you upset stream to me/ like the breeze through the tranquillity/ I love your body/ your sigh which warms me/ and your eyes as two deer’s fearful are. Clearly, to say, Elvira obscured the border between personal pronoun of the first person and second person. Here, which is the main image: “You” or “Me”? Both are main and supplemental in sentence organization in order to supply and dedicate each other. This mixture, permutation appeared in all of the romantic poems of Elvira Kujović, made the unique, attractive style and taste of the volume of poems.


Poet Elvira Kujović was born in the Republic of Serbia, after that she settled in the Federal Republic of Germany. She is a bilingual poet, was influenced by two huge cultures of humanity. Her homeland Serbia is the country used to have highly-developed culture during the Ottoman Empire period. Serbia used to be a part of the Former Socialist Republic of Yugoslavia and separated to form independent country aftermath. Territorial and religious conflicts were still fervid subject in this land. We can say that Serbia rose from ashes, ruins of war and races and religious conflicts. Elvira Kujović was also influenced deeply German philosophy and literature, it is an accurate, scientific and personal-reasoning character. Read “My eyes are swimming”, I realized Elvira Kujović combined exquisitely between Western philosophy and Eastern wisdom. Right in one poem we still see the harmonious combination between abstract concepts and concrete things, from narrow to wide, from far to near and vice versa, interferential movements between outlook on life and worldview, individual and universe….


Elvira Kujović’s poems come to Vietnamese readers like a new and strange wind, bring with it biospheres and perfumes from the new land. The charm of her poems made me thought that I forgot her words, sentences and also her highly capable methods – one of the most prestigious poets of contemporary German and Serbian literature. With own/unique poetic method but familiar with Vietnamese readers, I believe us readers will receive the volume of poems “My eyes are swimming” with open-hearted and close attitude, because each of us will easily realize in each sentence, each poem of Elvira Kujović a glowing heart of mother, the sentimental, compassionate and firm women. That heart “love endlessly” and “miss endlessly” like Elvira Kujović always believe “but eternal one/ in my heart/ you cannot kill” ( 100 knives ).

 

I heartily congratulate Elvira Kujović’s poems came to Vietnamese readers through elaborate and vivid translation of Vũ Việt Hùng!

 

Hải Phòng, March 4, 2019

M.V.P













 

 

 


BÀI KHÁC
1 2 3 

image advertisement
image advertisement
image advertisement




























Thiết kế bởi VNPT | Quản trị