Tính phức hợp của trường ca Việt Nam hiện đại (phê bình) - Nguyễn Thị Hậu

Tính phức hợp của trường ca Việt Nam hiện đại

Nguyễn Thị Hậu (*)

(trích)

(…)

Từ đó, thơ văn xuôi được phổ biến trong thơ Việt Nam hiện đại. Và rồi người ta bắt đầu thấy nó tỏ ra phù hợp với trường ca. Người đầu tiên sử dụng thành công thơ văn xuôi trong trường ca là Thanh Thảo với Khối vuông rubíc (1985). Sau đó, thơ văn xuôi xuất hiện ở một số chương trong Người cùng thời của Mai Văn Phấn (1999), trong Trên đường (2004) và Ngày đang mở sáng (2007) của Trần Anh Thái, Hành trình của con kiến của Lê Minh Quốc (năm 2006), và trong nhiều chương đoạn của trường ca Phồn sinh của Nguyễn Linh Khiếu (2007).

(…)

1.2.2. Kỹ thuật hành văn bất quy tắc của “tiểu thuyết mới” và của kịch phi lý

Những kỹ thuật hiện đại của trường phái tiểu thuyết mới của “kịch phi lý” cũng tìm được sự tác động của mình trong trường ca Việt Nam hiện đại. Đó là kỹ thuật hành văn bất quy tắc. Tất nhiên đây chỉ là một trong các quy tắc của tiểu thuyết mới và của kịch phi lý. Kỹ thuật đó thể hiện ở việc các câu văn không chấm phảy, kéo dài liên tục từng đoạn nhiều dòng(6). Theo hướng đó, Mai Văn Phấn đã có một chương rất đặc trưng cho kỹ thuật tiểu thuyết mới trong Người cùng thời, đó là chương VII: Mail cho em. Trong một đoạn văn ngắn không chấm phảy, không ngắt câu, không ngắt đoạn, không xuống dòng, tác giả đã dồn nén vào đó vô vàn những sự kiện của thời hiện đại. Ở đây, có lẽ tác giả muốn diễn đạt khả năng chuyển tải ý nghĩa của dòng chảy thông tin dồn dập trong thời đại bùng nổ thông tin. Nhưng thử nghiệm này lại có sự trùng hợp với thủ pháp phá huỷ ngôn ngữ mà kịch phi lý đã sử dụng. Người ta có cảm giác Mai Văn Phấn đang muốn chứng minh cho tình trạng quá tải của thông tin, một tình trạng có vẻ như đang dẫn đến sự phá vỡ ngôn ngữ. Có thể coi đây là một chương có cấu trúc mở, để ngỏ cho người đọc có nhiều khả năng tiếp nhận và lĩnh hội cho mình những ý nghĩa khác nhau. Chương này xen vào giữa bản trường ca giống như một điểm nhấn của thời đại thông tin mà các nhà thơ nói chung và Mai Văn Phấn nói riêng đang muốn xử lý và áp dụng để hiện đại hoá thể loại trường ca.

Thủ pháp hiện đại hoá trên đây của một số nhà thơ đang biến trường ca thành một thể loại kén độc giả và không dễ đọc. Chúng tôi cho rằng với một liều lượng vừa đủ, thủ pháp này cũng có thể có hiệu quả là gây được ấn tượng mạnh trong việc diễn đạt ý đồ của nhà thơ. Dù sao nó cũng cho thấy đây là một ý tưởng đang có chiều hướng phát triển, rằng quyền tự do sáng tác đang mở ra cho trường ca nhiều triển vọng tích hợp mới, và nó cũng cho thấy trường ca thực sự là một thể loại đang có sự vận động không ngừng.

(trích)


_______
(*)Tiến sỹ Nguyễn Thị Hậu

(khoavanhoc-ngonngu.edu.vn)


BÀI KHÁC
1 2 3 4 5  ... 

image advertisement
image advertisement
image advertisement




























Thiết kế bởi VNPT | Quản trị