“Tĩnh lặng / Silence” của Mai Văn Phấn / Mai Văn Phấn’s "Tĩnh lặng / Silence" - Manas Bakshi

Tập thơ “Tĩnh lặng /Silence của Mai Văn Phấn

Bình chú của Tiến sĩ Ramesh Chandra Mukhopadhaya.
Nhà xuất bản Hội nhà văn Việt Nam, 2018.











Manas Bakshi*

(Vũ Việt Hùng dịch)


Ông không phải nhà thơ hay nhà văn, mà là nhà phê bình nổi tiếng, nhà bình chú cẩn trọng. Tiến sĩ Ramesh Chandra Mukhopadhyaya được nhắc đến nhiều với khả năng riêng biệt trong việc đào sâu nghiên cứu sáng tạo văn học, đặc biệt thể loại văn học Ấn-Anh; được biết đến bởi những đánh giá, phê bình sâu sắc và khách quan của ông. Ông thường tham khảo một chủ đề với khuynh hướng khám phá và bình chú điều tương tự, từng bước một, nhờ vậy không có vấn đề chân thực nào bị bỏ sót. Ngoài những thành tựu học thuật – Thạc sĩ Khoa học xã hội, Thạc sĩ nghiên cứu, Tiến sĩ, mối liên hệ mật thiết của ông với những người nổi tiếng nhờ đức tính của một “chiến sĩ trong thế giới thầm lặng của văn chương” là điều khiến cách tiếp cận chi tiết của ông có tiếng vang và có tính thực tiễn.

Cuốn sách đang được bàn luận bao gồm 45 bài thơ mang tên “Tĩnh lặng” trong tiếng Việt và được dịch thành “Silence” trong tiếng Anh của Mai Văn Phấn, do Nhà xuất bản Hội nhà văn Việt Nam xuất bản, 2018. Mai Văn Phấn sinh năm 1955, đã xuất bản 15 tập thơ, được dịch sang 24 ngôn ngữ trên thế giới. Là chủ nhân một số giải thưởng, ông là nhà thơ Việt Nam được đón đợi.

Đúng vậy, thật xuất sắc khi cuốn sách đồng thời được dịch sang tiếng Anh và tiếng Pháp từ tiếng Việt. Về bản tiếng Anh, nó được hoàn thành bởi Lê Đình Nhất-Lang và Susan Blanshard. Sinh ra tại Hampshire, Anh, hiện đang sinh sống tại Úc, Susan Blanshard là “dịch giả-nhà thơ người Anh cho 8 tập thơ song ngữ đoạt giải”. Bên cạnh đó, bản dịch tiếng Pháp cùng với hình ảnh minh hoạ được hoàn thành bởi hoạ sĩ và đồng thời cũng là nhà làm phim Dominique de Miscault.

Về phần mình, với tư cách là một nhà phê bình, Tiến sĩ Ramesh Chandra Mukhopadhyaya thể hiện lập trường sáng tỏ đối với câu hỏi về tính chân thực và khả thi của lời bình chú, giữ nguyên ý nghĩa của tác phẩm, trong khi lời bình đó chỉ dựa trên bản dịch của bài thơ. Ông viết: “Ở đây cũng cần lưu ý rằng chẳng có ý nghĩa nào là cuối cùng cho một bài thơ. Một người có thể viết một ý nghĩa (M1) cho một bài thơ. Ý nghĩa đó có thể được diễn giải tiếp (M2). M2 có thể sinh ra M3. Cứ thế ý nghĩa của ý nghĩa của ý nghĩa hay bình chú của một bài thơ có thể được bình di bình lại hết lần này đến lần khác”).

Cũng như âm nhạc, thơ ca cũng có sự hấp dẫn bao trùm, mặc dù nó có thể được viết bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau, và được “chuyển tạo” sang tiếng Anh. Tôi dùng thuật ngữ “chuyển tạo” chỉ duy nhất với ý nghĩa thể hiện sự khác biệt với bản dịch văn học thuần tuý – thứ mà khó có thể khơi gợi ý tưởng và/ hoặc sự vận hành của ý nghĩ đằng sau sự ra đời của bài thơ. Phải thừa nhận rằng, ý nghĩa của một bài thơ có thể dễ dàng thay đổi với sự diễn giải của nó theo nhiều cách khác nhau, nhưng ở đây, sự diễn giải ấy đưa chúng ta đến gần hơn với thế giới thơ ca đã được khái niệm hóa của Mai Văn Phấn. Không còn nghi ngờ gì nữa, những bài thơ của ông có sức mạnh để kích thích cái tôi tiềm thức trong chúng ta, và lời bình chú của Tiến sĩ Mukhopadhyaya khiến cho sự hấp dẫn của những bài thơ ấy trở nên mạnh mẽ hơn, làm sống dậy trong chúng ta những dòng ý thức.

Cho phép chúng tôi được lựa chọn ngẫu nhiên một số bài thơ: Bài thơ số 2. Bài thơ mở đầu với những dòng thơ sau:

Tôi là chiếc bình gốm hở miệng

Thông với bên ngoài

Trong tôi

Vườn ươm hạt giống

Nắng sớm đang tưới

Đẫm từng gốc

Trong bản dịch, điểm nhấn đã được chỉ ra rằng khi “Chiếc bình nói cho sự vô cùng”, nó được cho là “Người đàn ông nghĩ rằng anh ta chứa đựng trong chính bản thân mình vũ trụ vô tận”. Sự quan sát chuẩn xác khi chiếc bình gốm hở miệng thông với thế giới bên ngoài. Hơn nữa, nó được khẳng định rằng “Theo Phật giáo, chiếc bình biểu trưng cho sự dồi dào tinh thần của Đức Phật”. Đồng quan điểm với điều này là lời tiên đoán rằng bên trong chiếc bình, đặc biệt hơn, trong cơ thể, phải có một khu vườn khác biệt với khu rừng, và không có gì ngoài một tâm trạng tỉnh táo. Và sau đó, đó là một sự chuyển tiếp.

Những dòng thơ cuối được viết như sau:

Bên dòng sông

Dưới chân tôi nước rút

Thuỷ triều lên

Tôm cá buông mình

Không bơi

Con thuyền tự trôi không cần ai chèo

Tôi không ngồi được quá lâu

Nước vỗ vào mạn thuyền róc rách

Tiếng chim trên cao

Có ai đưa tay gõ mạnh

Vào thành chiếc bình

(trang 236)

Nhà thơ cho rằng chiếc bình gốm là một con thuyền, nước vỗ vào nó, những chú chim hót gọi trên bầu trời và cú va đập mạnh vào thành chiếc bình, có nghĩa là “lớp vỏ cái tôi và sự vô tâm của anh ta đã bị làm lung lay dữ dội bởi ai đó”; nói một cách đáng kể, trên lý thuyết, chúng ta được nhắc nhở về tục thờ cúng Mặt trời của Việt Nam, theo bằng chứng từ những chiếc trống đồng Đông Sơn. Và những tia nắng – nhắc nhở ta về sự tích Rằm Tháng Tám của người Việt.

Bài thơ tiếp theo, số 25, như đã được làm sáng tỏ, nói về “thực tiễn ngoại cảm, thực tiễn này không ở trong cuộc sống phàm trần cũng không phải thế giới”. Cho phép chúng tôi khái lược về bài thơ này:

Từng cánh hoa

Rơi xuống

Hương thơm

Nhẹ tinh khôi

Đóng kín cửa phòng

Không cho ai vào

Không cho nắng xiên

Không gió thổi

Nơi Đức Phật vừa hiện

Trong khoảng cách mong manh

Giữa đài hoa và mặt đất.

(trang 287)

Bông hoa như một bộ phận tái tạo của một loài cây tượng trưng cho vòng quay sự sống, cái chết và tái sinh. Trong bản dịch, nó được nhấn mạnh rằng “Vô số những ham muốn thôi thúc chúng ta từ kiếp này sang kiếp khác, mỗi kiếp người trải qua những dằn vặt về sự sống và cái chết”. Vô vàn cánh hoa của sự ham muốn rơi xuống nhưng hương thơm của nó cứ lan đi mãi. Trong không gian thoáng qua, chúng ta cầu xin sự khai sáng nhưng nó không những không được chứa đựng mà còn không tồn tại. Để làm rõ điểm này, nó được minh định như sau: “Hằng đêm của sự khai sáng, Đức Phật Thích Ca chiêm nghiệm lại vô vàn câu chuyện cuộc đời của Ngài trong quá khứ qua cái nhìn chớp mắt. Mục đích duy nhất của các vị Bồ tát là rũ bỏ hằng hà sa số nỗi buồn của chúng sinh ngổn ngang trong những tiếng kêu than của cuộc đời”. Đó chính xác là những gì xảy ra khi ánh nhìn nội tâm mở ra và những xúc cảm nhìn sâu vào trong tâm để cảm nhận rằng “Tâm trí Đức Phật ở khắp mọi nơi”.

Những bài thơ của Mai Văn Phấn không chỉ hấp dẫn mà còn rất đáng để nghiền ngẫm. Cuốn sách mở ra những sắc thái khác nhau của một bản cắt ghép với những hình ảnh gợi mở, góc nhìn cảnh vật Việt Nam và thế giới bất ngờ trong biểu hiện nên thơ của tâm tưởng và cảm xúc của ông. Nó cũng nói lên rất nhiều xu hướng văn chương và hương vị văn hoá Việt Nam.

Lấy ví dụ như bài thơ số 30, khi nhà thơ viết:

Con bướm màu đỏ

Lạc lõng

Bay tung tăng

La cà

Đậu xuống đỉnh cây

Không

Nó không lạc lõng

Nó được giải thích chi tiết như sau: “Màu đỏ trong văn hoá Việt Nam mang ý nghĩa hạnh phúc, tình yêu, may mắn, hoan hỉ v.v. Tương tự, trong bài thơ số 33, nhà thơ viết:

Dâng cha

Hương trà thơm đậm

Hương hoa ngâu ngoài vườn

Mồ hôi cha bay ngang

Nâng chén sành

Tay cha khô ráp

Trong lòng tay tôi.

Cú chạm mang tính hình tượng trở nên rung động. Nó còn chỉ ra “tục thờ cúng tổ tiên ”khi nghi thức pha trà là một phần không thể thiếu trong văn hoá  Việt. Còn hơn thế nữa, người ta có thể đọc ra cách thi ca được hình thành trong nghi thức pha trà đầy tính ẩn dụ ấy. Vậy có thể coi đây là bài thơ đưa ra một tuyên ngôn về thi ca”.

Roland Barthes đã tập trung vào hai loại hình văn chương – văn chương thông thường và văn chương phê bình. Loại đầu tiên đưa ra văn liệu thông thường cho độc giả nói chung, có thể phục vụ cho mục đích giải trí. Nhưng loại thứ hai cần nghiên cứu cụ thể cung cấp phạm vi cho việc giải mã và dịch thuật để nó có thể được hiểu một cách đúng đắn. Không nghi ngờ gì nữa, lời giải thích của Ramesh Mukhopadhyaya mở ra những không gian mới trong nhiều cách làm để nắm bắt những gì Mai Văn Phấn muốn biểu đạt theo cách của ông. Sự phác họa trong bản dịch tiếng Anh của 45 bài thơ của Mai Văn Phấn đưa chúng ta tới gần hơn những họa tiết của Việt Nam thông qua bức chân dung của sự thanh sạch tâm hồn.

Một ví dụ nữa sẽ làm cho nó trở nên rõ ràng hơn. Cho phép chúng tôi được tiếp tục với một bài thơ ngắn nhưng rất hấp dẫn: bài thơ số 41:

Phác lên giấy

Từng nét chì mảnh

Nét rủ xuống làm lá

Đưa lên là hoa.

Những nét chì biểu thị những hoạt động của thế giới lạ thường được hoàn thiện trong chính nó với lá và hoa. Bài thơ “gợi ý về chân lý Duyên khởi như thế đó. Bông hoa giúp cho quá trình thụ phấn, từ đó mới sinh ra cây. Những chiếc lá sản ra thức ăn cho cây từ đó nảy nở những bông hoa. Sự bí ẩn của cuộc sống và hiện tồn hiếm khi được giải mã bằng một cách đơn giản hơn!”. Khi nó được diễn giải, lúc đó chúng ta có một cái nhìn khác về cuộc sống và cảm nhận thú vị về văn chương thuần Việt. Nói cách khác, thơ Mai Văn Phấn khi được hình dung qua một bản dịch thích hợp mở rộng cho chúng ta bằng một cái nhìn sâu rộng vào thơ ca Việt Nam hiện đại có thể gây ấn tượng trong ta thời gian dài.

Nếu như điều này đáng được nhắc đến, khi chỉnh lý bản dịch ngôn ngữ Ấn Độ, Ramesh Mukhopadhyaya đã dành nhiều thời gian để sử dụng những giai thoại có nguồn gốc từ Ấn Độ cùng với suy luận từ thần thoại Ấn Độ và truyện cổ vĩ đại của Ấn Độ, Mahabharata để làm ví dụ cho một vài bài thơ. Ví dụ như, khi nghiên cứu về những dòng thơ “Tơ nhện giăng/ Hai đầu tiếng sấm” (Bài thơ số 12), ông đề cập tới Vajrayana, hay là Tantra, và viết “khi năng lượng hỏa xà (hoặc Khí?) luân chuyển qua vận hà sushumna hay kinh mạch chính giữa chạy từ vùng đáy chậu lên và hợp nhất với luân xa tại đó, ánh sáng [tỉnh thức] phát ra. Nhà thơ được nhiễm điện. Vận hà sushumna là kinh mạch dọc theo các đốt sống, nơi các luồng điện đi qua và xuất hiện các chấn động khắp cơ thể. Luân xa tim (anahata) khi đó được nạp thêm năng lượng, có sấm sét trong đó. Thường âm thanh được tạo qua các va đập. Nhưng theo thiền, đó có thể là tiếng vỗ chỉ từ một bàn tay. Đó là Lời. Khởi thủy là Lời. Đức Chúa Trời phán rằng: “Phải có sự sáng, thì có sự sáng. Lời ở đây là âm thanh thoáng hoặc. Đó là tiếng sấm Mose đã được mặc khải”. Sự so sánh đưa ra bút pháp cổ điển cho bài thơ bí ẩn và kết quả là mở ra tất cả những cánh hoa của thơ Mai Văn Phấn, lan toả hương thơm ý nghĩa của bản dịch này.

Bản dịch của ông khiến cho từng bài thơ hoàn toàn có ý nghĩa từ nhiều góc độ khác nhau và mang thêm nhiều không gian cho sự khai sáng, thứ mà tôi nghĩ rằng, bản thân tác giả hầu như chưa nghĩ tới. Một lần nữa, Dominque De Miscault, cùng với sự diễn tả ngôn ngữ tiếng Pháp, đã thể hiện một số bài thơ. Khi sự diễn dịch trong cả hình tượng lẫn câu chữ bộc lộ ra hình ảnh nội tâm sâu thẳm nhất của bài thơ, nó cứ tiếp diễn mà không cần nói rằng “ngôn ngữ biểu hiện qua thời gian” và “họa tiết biểu hiện qua không gian” được thể hiện một cách bao quát ở đây. Tuy nhiên, để kết luận, tôi muốn dẫn một câu ngạn ngữ Pháp – một bản dịch giống như một cô gái, càng xinh đẹp thì càng ít tin cậy. Đó là một nỗ lực cho tới thời điểm hiện tại của cả dịch giả Việt ngữ và nhà bình chú trong việc làm cho tập thơ trở nên mượt mà nhưng không kém phần chuẩn xác.

_______________

* Tiến sĩ Manas Bakshi, hiện làm trong ngành ngân hàng, là một nhà thơ Ấn-Anh, tác giả truyện ngắn, nhà phê bình và ký giả. Ông xuất hiện thường xuyên trong các tờ báo và tạp chí hàng đầu của Ấn Độ. Mười hai cuốn sách trong các tập thơ tiếng Anh của ông, không tính luận án Tiến sĩ và nghiên cứu sinh, đã được xuất bản bởi Rupa & Co., Công ty TNHH tư nhân Firma KLP, Cambridge India, Script và NXB Sparrow, Authorspress và Hiệp hội Thơ Ấn Độ và được hoan nghênh ở Ấn Độ và trên toàn thế giới. Là chủ nhân của nhiều giải thưởng, ông cộng tác với một số tổ chức văn học và học thuật.





























































Mai Van Phan’s "Tĩnh lặng / Silence"
Publishing House of the Vietnam Writer’s Association, 2018. Explicated by Dr. Ramesh Chandra Mukhopadhaya

Manas Bakshi

Neither a poet nor a novelist but a critic of eminence, an explicator of prudence, Dr. Ramesh Chandra Mukhopadhyaya is embellished with the distinct quality of dwelling in depth on creative literature, specially of Indo-English genre; quite known for his insightful and unbiased critical assessment, he probes into a subject with an inquisitive inclination and explicates the same, stage by stage, so that no veritable point is missed. His academic oeuvre—triple M.A., M. Phil., Ph. D apart, his close contact with the common people by virtue of being a ‘soldier of underground literature’ is what makes his analytical approach sound and realistic.

The book under review containing some forty five poems is named Tĩnh lặng in Vietnamese language which means Silence in English. Written by Mai Van Phan, the book has been brought out by the Publishing House of The Vietnam Writer’s Association. Born in 1955, Man Van Phan has penned fifteen poetry books which have so far been translated into twenty four languages all over the world. Recipient of several awards, he is an acclaimed Vietnamese poet.

It is indeed remarkable that the book has been translated simultaneously into English and French from the Vietnamese language. In English, it has been done by Nhat-Lang Le and Susan Blanshard. Born in Hampshire, England, now settled in Australia, Susan is an ‘English translator-poet for 8 award-winning bilingual poetry books’. Side by side, French rendition of the poems along with some pictorial illustration has been done by Dominique De Miscault who is an artist and also a filmmaker.

On his part, as an explicator, Dr. Ramesh Chandra Mukhopadhyaya makes his standpoint clear on the question of veracity and viability of explication keeping the thought or idea intact while depending upon the translated version of a poem. He writes: “Here it should be noted that there could be no final meaning of a poem. One could write a meaning (M1) of a poem. The meaning could be further interpreted (M2). M2 could generate M3. Thus the meaning of the meaning of the meaning or the explication of a poem could be explicated over and over again”.

Like music, poetry too has a universal appeal, though it might have been written in a different language and transcreated into English. I use the term ‘transcreated’ only to mean that it is different from just literary translation which hardly gives vent to the idea and/or thought process behind the birth of a poem. Admittedly, meaning of a poem may or can easily vary with its interpretation in more ways than one but here, the interpretation brings us more close to Phan’s conceptualised world of poetry. Undoubtedly, his poems have the force to stimulate our subliminal self and Mr. Mukhopadhyaya’s explication makes the poems’ appeal more forceful so that we can revive our conscious mind.

Let us take some poems at random: Poem number II. The poem begins with the lines:

I am a ceramic vase opening its mouth
To the outside world

Inside me
A garden is incubating seedlings
Early sunlight soaking
Each plant root

In explication, it is pointed out that while “a vase speaks of the womb and tomb” it is presumed that ‘a man thought he might contain in himself the infinite multiverse’. The observation is correct as the ceramic vase is opening its mouth for exposure to the outside world. Moreover, it is affirmed that “In the Buddhist context, the vase stands for the spiritual abundance of Lord Buddha.”. Equally correct is the interpretation that inside the vase, to be more specific, the body, there ought to be a garden different from a forest, and it is nothing but a conscious mind. And then, there is a jump cut.

The concluding lines are

On a river bank
My feet touch the tide ebbing beneath
On a rising tide
Fish and shrimps just let go
Without swimming
A boat floats with no one paddling

I cannot sit for long
Water tapping on the sides of this boat
Birds calling from high above

Someone knocks hard
On the side of the vase. (p. 236)

The poet thinks the ceramic vase is also a boat—water strikes it, birds call from the sky and a knock is felt on the side of the vase which means “the shell of his ego and ignorance is being hit hard by someone”; quite significantly, in the discussion, we are reminded of Vietnam’s worship of the Sun, as evident from the Dongson bronze drums. And also sunrays—reminding us of the August Heaven of Vietnamese mythology.

The next poem (25) is, as elucidated, about “the extrasensory reality which is neither in the worldly life nor the not worldly”. Let us cast a glance at the poem.

One by one
A flower’s petals fall

Fragrance
Is light and pure

I shut the door tight
Not letting anyone in

Nor slanting sunlight
Nor blowing wind

Where Buddha has just appeared
Within the fleeting space
Between the receptacle and the ground. (P.287)

A flower as a reproductive organ of a plant stands for birth, death and rebirth cycle. In explication, it is stated “our multitudinous desires goad us from one life to another, each life undergoing the pangs of birth and death”. Countless petals of desire are shedding but the fragrance lingers. In this fleeting space, we yearn for enlightenment but it is neither in the receptacle nor on the ground. To justify the point, it is clarified “Lord Siddhartha Buddha during the very night of enlightenment revisited the countless life stories of his past in the flash of a vision. The only object of the bodhisattvas is to rid the sorrow mickle of the masses weltering in the groans of life”. This is exactly what happens when inner eye opens and the senses look inward to feel that “Buddha mind is everywhere”.

Mai Van Phan’s poems are not only interesting but also absorbing. The book offers different shades of a collage with evocative imagery, view of Vietnamese landscape and the contingent world in versified manifestation of his thoughts and emotions. It speaks a lot of the literary trend and cultural flavour of Vietnam also. For instance, in poem number 30, when the poet writes “A butterfly / Red and lonely / Glides / And flutters / It lands on a tree top / No / It is not lonely”, it is elaborated in explication — “Red in Vietnamese culture means happiness, love, luck, celebration etc.” Similarly, in poem 33, the poet writes “I serve tea to my father / The deep tea fragrance is blending / With the Aglaia fragrance from the garden / A whiff of my father’s sweat / Holding the earthenware cup / My father’s hand dry and rough / Inside my palms”. The imagery of touch is touchy. It also points at “ancestor worship” since preparing tea “is an inseparable part of Vietnamese culture. More to it. One could read how poetry is forged in the metaphor of tea making. Thus here is a poem that holds out a manifesto of poetry”.

Roland Barthes has focussed on two types of writings—readers friendly and writers friendly. The first one offers materials for general readership; may also serve the purpose of entertainment. But the second one which needs careful study provides scope for decoding and/or interpretation by the readers so that it is properly understood. No doubt, Mukhopadhyaya’s interpretation opens up new avenues in more ways than one to grasp what Mai Van Phan has meant to say in his own way. The delineation of English rendition of Mai Van Phan’s forty five poems brings us close to a vignette of Vietnam through the portrayal of the tabula rasa of mind.

One more example will make it clear. Let us move on to a small but catchy poem: number 41. “I sketch on paper / Thin pencil lines / Downward strokes make leaves / upward ones are flowers.”. The pencil lines indicate activities of the phenomenal world which is complete in itself with flowers and leaves. It is an instance of metapoetry which “hints at the truth of dependent origination, so the flower helps in the pollination whence a fresh plant is born. The mystery of life and existence has seldom been decoded in a simpler way!”—Thus it is explicated, thus we get a different view of life and a delightful literary taste which are purely of Vietnamist origin. In a word, the poetry of Mai Van Phan as visualised by proper explication enriches us with an insight into modern Vietnamese poetry which is sure to cast an impact on our mindset for a long time.

If is worth mentioning, while exacting an Indian interpretation, Mr. Mukhopadhyaya has taken liberty at times to use some anecdotes of Indian origin along with inferences from Indian mythologies and the great Indian epic, the Mahabharata to exemplify some of the poems. For instance, while dwelling on the lines “A spider web is spun / Between two ends of thunder” (Poem No. 12) he refers to Vajrayana or Tantra, and writes “when the coiled energy (or Chi?) travels through the sushumna nadi or the central channel ranging from perineum upwards and touches certain chakras, there is light. The poet becomes electrified. The sushumna nadi is the channel along the vertebra through which the electricity travels, and there is a convulsion of the whole being. Anahata chakra or heart chakra is charged thereby, and there is the thunder within. Commonly sound is generated through friction, but according to zen, there could be clap with one hand. This is the Word. In the beginning, there was the Word, and God said Let there be light, and there was light. The Word here is an inarticulate sound. It is the thunder that Moses decoded”. The comparison gives a classical touch to this esoteric poem and thus opens all the petals of Mai Van Phan’s poetry spreading the fragrance of unique explication.

His explication makes each poem perfectly meaningful from different angles as it explores and adds new dimensions to elucidation which, I think, the poet himself had hardly thought of. Again, Dominique De Miscault, along with rendering in French language, has illustrated some of the poems. When both visual and verbal explication bring out the innermost image of a poem, it goes without saying that ‘language manifest in time’ and ‘painting manifest in space’ are dominantly present here. However, to conclude, I would like to cite a French saying—a translation is like a lady, the more beautiful, the more unfaithful. It holds good as far as the efforts of both the translator from the Vietnamese language and the explicator are concerned in making the collection more beautiful but faithfully so.

____________
* Dr. Manas Bakshi who was in banking service is an Indo-English poet, short story writer, critic and columnist appearing frequently in leading Indian papers and journals. Some twelve books of his English poems, apart his PhD thesis and post-doctoral thesis, published by Rupa & Co., Firma KLP Private Ltd, Cambridge India, Script and Sparrow Publication, Authorspress and Poetry Society of India have drawn acclaim in India and abroad. Recipient of many awards, he is associated with several academic and literary organizations.


 











BÀI KHÁC
1 2 3 4 5  ... 

image advertisement
image advertisement
image advertisement




























Thiết kế bởi VNPT | Quản trị