Mấy lời về trường ca “Thời tái chế” và giọng đọc của Đặng Tiến

Mấy lời về trường ca “Thời tái chế” và giọng đọc của Đặng Tiến

 

 

 

Thầy giáo Đặng Tiến

 

 

 

Đặng Tiến

 

 

Trước khi đọc tác phẩm này, tôi chợt nhớ đến tâm sự của nhà văn Nam Cao được gửi vào truyện ngắn của ông: nhân vật đó mơ ước viết được một tác phẩm, một tác phẩm thôi, tác phẩm nổi tiếng được dịch ra nhiều thứ tiếng trên hoàn cầu và được nhận cả Giải thưởng Nobel nữa. Theo nhà văn Nam Cao, tác phẩm ấy giúp cho con người gần con người hơn. Ý tôi vừa dẫn nói lên niềm mơ ước của bất cứ nhà văn nào có mặt trên trái đất này kể từ khi biết có Giải thưởng Nobel Văn học, một giải thưởng danh giá, khẳng định tài năng siêu việt của nhà văn được trao giải và khả năng đến với được nhiều nước, nhiều dân tộc, nhiều người trên thế giới của tác phẩm. Tôi nghĩ, từ đó đến nay trong giới cầm bút của người Việt Nam chúng ta, nỗi niềm Giải Nobel Văn học không bao giờ ngưng lặng cả. Mặc dù Giải Nobel thì chưa đến với nhà văn Việt Nam nào nhưng tác phẩm được dịch ra nhiều thứ tiếng trên hoàn cầu, số nhà văn được dịch ra nhiều thứ tiếng trên hoàn cầu ngày càng nhiều. Một trong số những nhà văn như thế là nhà thơ Mai Văn Phấn. Ông cầm bút như là một cuộc chơi lớn. Cho đến nay, ông đã viết được vài chục tác phẩm thơ. Và nhiều tác phẩm của ông đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Ông đã nhận được một số giải thưởng văn học (ở ngoài nước). Tôi không rõ những giải thưởng đó nó danh giá đến mức độc nào. Nhưng, việc một nhà thơ Việt Nam được nhận những giải thưởng thơ ở các quốc  gia có truyền thống văn hóa lâu đời là một niềm vui lớn không chỉ đối với Mai Văn Phấn mà còn là đối với những người yêu văn thơ Việt Nam.

 

Tôi có hỏi vài chục, vài trăm những người bạn của mình về thơ của Mai Văn Phấn thì hầu như đều nhận được một câu trả lời khá giống nhau là thơ (Mai Văn Phấn) rất khó hiểu, rất khó hiểu. Vâng nếu được nói lần nữa vẫn là rất khó hiểu.

 

Tôi thì nghĩ thế này. Có một thời chúng ta lấy dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thuộc như là một tiêu chuẩn để định giá giá trị của thơ văn. Điều ấy cũng có thể là phù hợp với những đối tượng bạn đọc nào đó, trong một giai đoạn lịch sử nào đó. Tuy nhiên văn chương nghệ thuật nói chung là hướng tới những đỉnh cao. Mà đỉnh cao thì khó chinh phục. Người sáng tạo cũng khó làm ra mà người tiếp nhận/thưởng thức cũng khó tiệm cận, khó vươn tới được những đỉnh cao ấy. Tôi không nghĩ thơ của Mai Văn Phấn khó nhớ, khó thuộc, khó hiểu là vì thơ của ông mà do tầm đón nhận của chúng ta có vấn đề. Có lẽ thôi, không nói về chủ đề này nữa.

 

Và có bạn lại hỏi vì sao tôi lại đọc một số bài thơ của Mai Văn Phấn trong khi tôi cũng thừa nhận là nhiều bài thơ của ông mình cũng rất khó hiểu? Tôi nghĩ và trả lời thế này: Có bao giờ bạn tự đặt câu hỏi: Vì sao bạn lại đi bộ trèo núi lên những đỉnh cao chót vót? Ví dụ như đỉnh Phanxipang chẳng hạn! Bây giờ thì có cáp treo rồi nhưng số người vẫn thích chinh phục đỉnh cao Phanxipang bằng đôi chân của mình không ít. Vì sao lại có như thế? Tôi nghĩ đơn giản thôi là vì muốn khẳng định năng lực chinh phục của mình. Đọc  thơ của Mai Văn Phấn, đọc tác phẩm của các nhà văn hiện đại bây giờ ít nhiều giống như khát vọng chinh phục đỉnh cao như vậy. Tôi nghĩ thế. Tôi làm việc này (chuyển từ kênh chữ sang kênh Audio) chẳng vì lợi ích gì cả mà chỉ nghĩ tác phẩm của Mai Văn Phấn vang vọng đến cả các nước Bắc Âu thế tại sao người Việt Nam ta lại không sẵn lòng đón nhận? Tại sao người Việt Nam ta lại kêu là khó? Vâng câu hỏi ấy thì xin nhường cho tất cả mọi người cùng trả lời.

 

Tác phẩm THỜI TÁI CHẾ là một trường ca văn xuôi. Tôi nghĩ đây là một tác phẩm không quá khó. Tác phẩm theo tôi là rất hay. Đặc biệt là đối với anh chị em làm công việc giáo dục văn học trong các nhà trường nên biết để mà ngẫm nghĩ về công việc của mình đã làm đang làm và sẽ làm của mình. Tôi sẽ chuyển tác phẩm này sang kênh Audio để gửi đến mọi người. Nhà thơ Mai Văn Phấn chắc là hoan hỉ với công việc của tôi. Xin được cảm ơn nhà thơ đã gửi tặng sách. Xin được cảm ơn mọi người.

 

Thái Nguyên, 14/8/2020

 

Đ.T

 

 

 

GIỌNG ĐỌC CỦA ĐẶNG TIẾN

 

 

Lời giới thiệu – Đặng Tiến

 

Chương I: Điểm nhìn

 

Chương II: Thẫm đỏ

 

Chương III: Sân khấu

 

Chương IV: Lối rẽ

 

Chương V: Đồ tể

 

Chương VI: Đối thoại

 

Chương VII: Mô hình

 

Chương VIII: Giấc mơ

 

Chương IX: Kết nối

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


BÀI KHÁC
1 2 3 4 5  ... 

image advertisement
image advertisement
image advertisement




























Thiết kế bởi VNPT | Quản trị