Tái bản trường ca “Thời tái chế” - Nhà Sách Tao Đàn và NXB Hội Nhà văn VN

TÁI BẢN TRƯỜNG CA "THỜI TÁI CHẾ"
 



Nhà Sách Tao Đàn (Địa chỉ: 12C Hàng Than, Ba Đình, Hà Nội) và NXB Hội Nhà văn VN vừa tái bản trường ca “Thời tái chế” của tôi. Lần tái bản này có bổ sung bản Anh ngữ do nhà thơ Lê Đình Nhất-Lang (Nhat-Lang Le) dịch, với tiêu đề “Era of Junk”. Biên tập tiếng Anh: nhà thơ Susan Blanshard (NXB Page Addie Press, Anh quốc). Hai nhà thơ Lê Đình Nhất-Lang và Susan Blanshard từng kết hợp dịch 4 tập thơ của tôi trước đây, lần này, họ đã làm việc liên tục trong sáu tháng để có bản Anh ngữ vừa ý. Họa sĩ Nguyễn Thanh Thanh đã vẽ 20 bức tranh minh họa và thiết kế bìa cho cuốn sách. Những trang minh họa của chị Thanh Thanh làm tôi ngạc nhiên và thích thú, mở ra nhiều liên tưởng lạ lẫm bằng những nét vẽ tự nhiên, rất tài hoa.

Trân trọng cảm ơn các nhà thơ, dịch giả, họa sĩ, cùng biên tập viên của Nhà Sách Tao Đàn và NXB Hội Nhà văn VN!

Mai Văn Phấn

 







NHẬN XÉT CỦA NHÀ SÁCH TAO ĐÀN

(In trên bìa sau của sách)

Những cuộc cách mạng công nghiệp đã khiến cho con người ngày càng sở hữu nhiều đồ vật. Đặc quyền ấy khiến họ có thêm một đặc quyền thứ hai đối nghịch: quyền vứt bỏ đồ vật. Nhưng trong thế giới của Thời tái chế, câu chuyện diễn ra ngược lại: con người bị đồ vật bỏ rơi. Hoặc có thể nói một cách khác, con người biến thành chính đồ vật. Thời tái chế một lần nữa khẳng định dấu ấn thi pháp độc đáo của Mai Văn Phấn trong sự kết hợp hài hòa với những suy niệm về quá trình mục rữa của thế giới hiện đại. Đó là thế giới mà sự phân chia giữa chủ thể và khách thể không phải lúc nào cũng rõ ràng. Với Thời tái chế, Mai Văn Phấn dường như đã thiết lập được một cấu trúc tương tự truyện khung (frame story). Nhưng ở đây, không phải là truyện lồng trong truyện mà là thể loại lồng trong thể loại. Từ chương mở đầu đến chương kết thúc của Thời tái chế như một hành trình đi từ sự mơ hồ của thơ đến sự sáng rõ của văn xuôi.

Consumerism encourages people to acquire more things. It also entitles them to a second, reverse privilege: the right to dump things. Era of Junk tells an opposite story: people are abandoned by things. In other words, people are objectified. Era of Junk once again affirms Mai Văn Phấn’s distinctive style in his effort to deconstruct and make sense of the modern world’s degradation, a world where there is no clear demarcation between the Subject and the Object. His new work establishes a structure similar to a frame story, or to be more precise, a frame genre. Era of Junk, from the beginning sentence to the ending word, recounts a journey from the ambiguity of poetry to the transparence of prose.

(Tao Đàn Book Joint Stock Company)

 


































BÀI KHÁC
1 2 3 4 5  ... 

image advertisement
image advertisement
image advertisement




























Thiết kế bởi VNPT | Quản trị