Thơ Dmitry Burago (U-crai-na). Mai Văn Phấn & Đặng Xuân Dũng dịch từ tiếng Nga / Стихи - Бураго Дмитрий (Украина). Перевод: Май Ван Фан

Dmitry Burago (U-crai-na)

Mai Văn Phấn & Đặng Xuân Dũng dịch từ tiếng Nga

 

 

Nhà thơ Burago Dmitry


 

 

 Burago Dmitry sinh năm 1968 tại Kiev - thủ đô Cộng hòa U-crai-na. Ông là nhà thơ, tiến sỹ ngữ văn, hiện là giảng viên Đại học Sư phạm Kiev ngành Văn học Nga và Văn học thế giới. Hội viên Hội Nhà văn quốc gia U-crai-na. Tác giả của 9 tập thơ. Burago Dmitry là biên tập viên của 3 tạp chí văn học, thơ ca, ngữ văn: "Tổ ong", "Dòng tên", "Ngôn ngữ và Văn hóa". Lãnh đạo nhà xuất bản Kiev. Ông hiện thường trú tại Kiev, U-crai-na.

 

 

 

QUAN NIỆM VỀ THƠ CA VÀ CUỘC SỐNG

 

- Theo ông, điều gì đóng góp quan trọng nhất cho nền văn học thế giới?

 

- Vậy văn học thế giới bắt đầu từ điều gì? Các hình vẽ và chữ khắc trên đá, graffito và các lời thơ xúc động, xuất hiện trong các văn bản của người Sumer, Kinh Thánh và Kinh Vệ Đà.

 

- Nhân loại sẽ ra sao nếu không có khoa học nhân văn?

 

- Các giáo hội đã xuất hiện trước khi lan truyền khoa học nhân văn.

 

- Ông có thể nói gì về vai trò của thơ ca đối với đời sống con người?

 

- Khi sinh ra, thơ ca đến với trẻ thơ từ những lời hát ru, và khi vĩnh viễn ra đi, những bản kinh thánh ẩn dụ súc tích tiễn đưa con người. Vì vậy, cuộc sống gắn liền với thơ ca nhiều hơn chúng ta nhận ra điều đó. Thơ ca càng ít trong tâm trí con người thì càng ít tính nhân văn trong lòng nhân loại.

 

- Làm thế nào thơ có thể cạnh tranh với mạng xã hội?

 

- Thơ ca không thể cạnh tranh với các phương tiện truyền thông và các tụ điểm giải trí. Thơ ca bao trùm cả thế giới, bởi trong đó tương lai được sinh ra khi hồi tưởng ký ức. Thơ ca như một nhà thông thái, không vội vàng và luôn nhẫn nại. Đôi khi con người rời bỏ anh ta. Sau đó, họ lại đến với anh ta và bày tỏ lòng kính trọng. Điều đó đã xảy ra với Dante và Shakespeare, và sau này cũng thế. Còn mạng xã hội là một trò chơi, một trò chơi bị mất giá trị với trải nghiệm nghiêm túc lần đầu. Khi đó, con người sẽ đến nhanh với Shakespeare hơn Facebook.

 

 

Tôi - là tai,

màng,

nhuyễn thể ở dưới sâu,

Tôi - nhịp đập của đại dương

Tôi - con cưng của thính giác

Tôi - trái mìn, sức nặng của giọng nói đông cứng,

Tôi - miệng của vực sâu bí ẩn.

 

2006

 

 

... Và cô ấy vẫn ở phía sau đám sương mù,

phía sau con chim bay lên từ bãi cạn...

Như đôi mắt trong đôi mắt - hai cửa sổ.

Như giọt lệ từ bên dưới - trên gò má.

Chết cười sao.

Tại sao nỗi đau lại hân hoan.

Như chiếc giường lạnh lẽo vào buổi sáng.

Như dòng sông trong veo ánh sáng.

Và sau màn sương...

Con chim bay lên từ bãi cạn...

 

 

 

ROSSINANTE*

 

Phải viết tiếp, tự tin hơn và dữ dội hơn,

với ngọn giáo xé rách không gian, xiên qua hơi thở,

xuyên qua mặt số các cối xay gió theo các rãnh nứt và các con số

hãy nhảy lên, Rossinante, cười ngất, hãy thở khò khè trước sự phản bội và hối thúc,

hãy dập tắt những âm thoa của nỗi đau bằng những câu hát xa xăm,

từ những chiếc thìa bằng thiếc đến mọi tội lỗi những cuộc chiến tranh

hãy gõ trên mặt đất bằng những móng guốc thạch lựu,

theo những bàn phím ố mờ trong bộ chữ cái,

hãy nén những than phiền chảy trong huyết quản,

được nung nấu bởi kị sĩ khi xuyên qua không gian tình yêu.

 

2008

_________

*  Tên con ngựa của Đông Ki-sốt – ND.

 

 

 

CHIM

 

Từ tiếng chuông tử đinh hương

những con chim bay ra.

Chúng lẩn trốn

trong tâm hồn chúng ta

và ở đó cho đến rạng đông.

Vào buổi sáng,

khi cây cối vẫn còn ngái ngủ

những chiếc lá đã duỗi thẳng đóng băng,

tô điểm bầu trời,

và nũng nịu trước nụ hôn của gió,

chúng tôi,

cô đơn tựa những cây đèn giao thông,

những chiếc áo choàng dính mực

phủ trên nền nhà.

Và sau đó có phút im lặng,

chim tử đinh hương

bay về phía bình minh,

khi xua tan những chuyến xe hoàng hôn.

Chúng tôi đã mệt mỏi và biến mất.

Buổi sáng.

 

 

 

THỜI GIAN

 

Phép đo

thời gian không thể giải thích bằng giờ.

Cuốn lịch - sự bao biện tinh nghịch.

Thời gian - như cơn sóng thần

phát sinh trong ý thức.

Thời gian - gạch nối, một lông mi

Dải Ngân Hà, khâu trên lòng tay,

con chim,

bóng của ai kéo tận chân trời,

giống như một lưỡi dao giải đáp.

Vùng nước đen của Pontus*

chơi trốn tìm với mặt trời.

Thời gian, khi hồi tưởng lời nói bằng cách chạm vào

bạn run run phát âm - và bạn đang bỏ qua lần nữa.

_________

*  Khu vực đông bắc của Tiểu-Á, theo tên tiếng Hy Lạp cổ đại – ND.

 

 

 

AI CẬP

 

Với bạn gió là ai?

nanh san hô Sinai*?

Chuỗi tràng hạt của nhà thờ Hồi giáo

khi lần trong lòng tay,

khi hồi tưởng lại

cát bay qua nhiều thế kỷ,

trong vang vọng bình minh

khi làm nhàu những chiếc lều sặc sỡ.

Với bạn gió là ai?

những cơ bắp trên lưng bướng bỉnh?

_________

* Bán đảo hình tam giác ở Ai Cập – ND.

 

 

 

ĐỊA TRUNG HẢI

 

Những con người với thành phố màu xanh.

Ở đó có gió cùng sóng màu xanh ngọc.

Những cánh buồm căng tràn sức sống,

Cắt xé không gian quyền lực, tị hiềm.

 

Ở đó, buông thõng đôi chân trên vách đá,

Những trái ô liu ngạo nghễ nếm mặt trời.

Những trái nho thơm ngọt cài quanh nịt bụng

Những điệu múa vui tươi mệt lử quay tròn.

 

Những hòn đảo tựa nốt ruồi cơ thể,

Giai điệu vang rền của những chú ve.

Những phụ nữ Hy Lạp váy trắng

gọi mời ta ở lại mãi với Hellas*,

 

lãng quên trong thành phố bên bờ vịnh đầy bọt,

để ký ức kiên trì chầm chậm nhạt phai.

 

 

* * *

Thành phố không chấp nhận anh ta,

và sự khoan dung của những con phố –

tất cả chỉ là những ngón tay tinh tế,

mà anh ấy đã cầm.

 

Liệu thành phố có hạ cố

trước sự hấp dẫn điên đảo của cô,

và anh ấy giống như một người khách từ quốc gia xa lạ,

không cầu xin để được khoan dung.

 

_________

* Người Hy Lạp gọi Hellas là quê hương – ND.

 

 

 

Бураго Дмитрий (Украина)

Перевод: Май Ван Фан

 

 

Поэт Бураго Дмитрий

 

 

Бураго Дмитрий родился в 1968 году в Киеве, Украина. Кандидат филологических наук (кандидат филологических наук). Работает преподавателем Киевского педагогического университета по русской и мировой литературе. Член Национальной ассоциации писателей Украины. Автор 9 поэтических книг. Редактор 3 литературных, поэтических, филологических журналов: «Ульи», «Коллегиум», «Язык и культура». Руководитель издательства. Киев, Украина это место постоянного проживания.

 

 

О ПОЭЗИИ И ЖИЗНИ

 

Как вы считаете, что является самым весомым вкладом в мировую литературу?

 

То, с чего началась мировая литература. Наскальные рисунки и надписи, граффити и озаряющее, потрясающее поэтическое слово в шумерских, библейских и ведических текстах.

 

Чем бы человечество было без гуманитарных наук?

 

Тем же, чем и было до распространения гуманитарных наук – верующими и богобоязненными обществами.

 

Что можно сказать о роли поэзии в жизни людей?

 

Впервые поэзия приходит к младенцу с колыбельной мамы, и в последний путь провожают человека с религиозным текстом, насыщенным метафорами. Так что вся жизнь сопряжена с поэзией больше, чем мы это осознаем. Чем меньше стихов живет в человеческой памяти, тем меньше человечности в нас.

 

Как поэзия может конкурировать с социальными сетями?

 

Поэзия не может конкурировать со средствами передачи информации и площадками для развлечений. Поэтическое слово объемлет весь мир, потому что в нем и зарождается будущее, отражаясь в припоминаниях. Поэзия, это мудрый старец, которой никуда не спешит и все стерпит. Иногда, люди его оставляют. Потом они приходят к нему и воздают должное. Так было с Данте и Шекспиром, так будет и дальше. А социальные сети, это игра, обманка, которая обесценивается, с первым же серьезным испытанием. Тогда скорее к Шекспиру, чем к фейсбуку.

 

 

Я — ухо,

мембрана,

глубинный моллюск,

я — пульс океана,

я — баловень слуха,

я —мина, застывшего голоса груз,

я — уст потаенных пучина.

                                   2006

 

 

 

... И осталась она за маревом,

за взлетающей птицей с отмели...

Как глаза в глаза — два окна.

Как слеза со дна — на щеке.

Как смеется смерть.

Как ликует боль.

Как постель к утру холодна.

Как река чиста налегке.

И за маревом...

Птицей с отмели...

 

 

 

РОСИНАНТ

 

 

Писать нужно дальше, уверенней и жесточе,

копью — рвать пространство, нанизывая вдох на выдох,

сквозь циферблаты мельниц по сбитым лоткам и числам

скачи, Росинант, в хохот, хрипи от измен и шпор,

глуши камертоны боли губами далеких песен,

со всех оловянных ложек до всех окаянных войн

стучи по тугому грунту гранатовыми копытами,

по клавишам стертых буквиц во весь алфавитный стан,

дави на стоглавый ропот венозный нектар гортанный,

пронзая простор любовью, запекшейся седоком.

 

2008

 

 

 

ПТИЦЫ

 

Из сиреневого перезвона бокалов

вылетают птицы.

Они прячутся

в укромных уголках наших душ

и остаются там до утра.

А утром,

когда ленивые деревья

расправляют озябшие листья,

прихорашиваясь перед небом,

и капризно поддаются поцелуям ветра,

мы,

одинокие, как светофоры,

чернильными пятнами плащей

застываем на фоне домов.

И тогда, когда остаётся минута тишины,

сиреневые птицы

вылетают в сторону рассвета,

вспугивая сумеречные трамваи.

Мы устали и исчезаем.

Утро.

 

 

 

ВРЕМЯ

 

Меру

времени не объяснить часами.

Календари — лукавое оправданье.

Время — это почти цунами,

возникающее в сознаньи.

 

Время — это дефис, ресница,

Млечный путь,

простроченный на ладони,

птица,

чья тень тянется к горизонту,

словно клинок к разгадке.

Чёрные воды Понта

с солнцем играют в прятки.

Время, когда наощупь перебираешь слово,

трепетно произносишь — и упускаешь снова.

 

 

 

ЕГИПЕТ

 

Кто тебе ветер,

коралловый клык Синая?

Чётки мечетей

в ладони переминая,

припоминая

песочный полёт столетий,

в гулком рассвете

цветные шатры сминая.

Кто тебе ветер,

упрямая мышца спинная?

 

 

СРЕДИЗЕМНОМОРСКОЕ

 

Есть люди с голубыми городами.

В них ветры с бирюзовыми волнами.

Их паруса, упругие от страсти,

кроят пространства ревности и власти.

 

Там, свесив ноги с горного обрыва,

вкушают солнца дерзкие оливы.

Там винограда сочные подвязки

томят веселье хороводной пляски.

 

Там островов — как родинок на теле,

цикад неумолкающие трели.

И звонкие гречанки в белых платьях

зовут в Элладе навсегда остаться,

 

забыться в городе у пенного залива,

чтоб память угасала терпеливо.

 

 

* * *

 

Его не город принимал,

и этих улиц благосклонность —

всего лишь пальцев утончённость,

которые в руке сжимал.

 

Ещё бы город снисходил

к её безумному влеченью,

а он, как гость в чужих владеньях,

не снисхождения просил.

 

 

 

 

Kiev Beauty (Page 1) - Line.17QQ.com

Vẻ đẹp Kiev

 

 

 

 

 

 

 

 

BÀI KHÁC
1 2 3 4 5  ... 

image advertisement
image advertisement
image advertisement




























Thiết kế bởi VNPT | Quản trị