Những chiếc xe máy phủ sắc vàng cam / 오렌지빛 오토바이들 - KO HYUNG-RYUL - 고형렬 - NGUYỄN THỊ THU VÂN dịch từ tiếng Hàn
KO HYUNG-RYUL (Hàn quốc)
NGUYỄN
THỊ THU VÂN dịch từ tiếng Hàn

고형렬
Những chiếc xe máy phủ sắc
vàng cam
- Gửi tặng nhà thơ Mai
Văn Phấn, năm 2011
Mặt trời
lặn Hà Nội trở thành vũ trụ
Những
ngôi sao đã trải qua một ngày đón ánh sáng dát vàng lấp lánh
lên những
mái đầu bé nhỏ
Những
con người đang xuôi ngược giao nhau.
Brừm, brừm,
ngôi sao căng thẳng trên đầu tay lái
Vì sao ở
xa nhất chiếu sáng tương lai bằng một vầng sáng chỉ nhỏ bằng con ngươi mắt
Ở nơi
đó, có tôi, có gia đình và bè bạn
Tất cả
giao thoa bằng nỗi hoan hỉ, hợp lưu, sự giải phóng và niềm vui
Tưởng
như đã tới một cánh đồng cỏ ở một miền quê nào đó của Hàn Quốc.
Những
khuôn mặt nhỏ bé mà kiên định trên những chiếc xe máy màu ánh cam
Với những
chiếc khẩu trang mà muốn thử mở ra chiêm ngưỡng bên trong,
Nhiều
ánh đèn đang tắt dần, sau một ngày dài lao động và thu nhập
Hài
lòng, và trên trái đất một ngày dài kết thúc.
Giờ tôi
đang bước đi qua con đường tối
Đến một
ngôi nhà nhỏ của ánh sao, và khi tôi quay lại, tôi chính là một con người trong
vũ trụ, một con người Hà Nội
Con người
Á châu đang trở về nhà sau một ngày làm việc.
Và giờ
đây, chỉ một chút nữa thôi, sau cuộc hội hè đan xen của giờ cao điểm kết thúc
Sẽ chỉ
còn lại màn đêm
Lang
thang, cô độc, lặng thinh….

오렌지빛 오토바이들
- 마이 반 판(Mai Van Phan) 시인에게, 2011년
해가 지면 하노이는 우주가 된다
하루해를 보낸 별들이 황금빛 헤드라이트를 작은 머리에 달고
교차로에, 아 돌아오는 사람들
부르릉, 부르릉, 손잡이에서 별은 긴장한다
가장 먼 변두리의 별은 눈동자만 한 전구 알로 미래를 비춘다
거기 나와 가족과 우리들,
온통 소란한 환희의 합류, 해방과 기쁨의 교차로
한국의 한 시골 풀밭까지 찾아온다
오렌지빛 오토바이의 견고하고 작은 얼굴들, 열어보고 싶은 마스크,
수많은 불빛들 오늘을 헤어진다 하루의 노동과 수입에
만족하고, 그리고 지구의 하루는 마감된다
나는 지금 어두운 교차로를 건너가는 중
별의 작은 집으로, 돌아가는 나는 우주인, 나는 하노이인, 나는
저녁 퇴근의 아시아인
이제 조금 뒤, 교차로의 한바탕 러시 축제는 끝이 나고
나머지 어둠만이
텅 빈 정적과 함께 쓸쓸히 배회하고 있으리……
TIỂU SỬ TÁC GIẢ KO HYUNG-RYUL
Ko Hyung-Ryul sinh ra ở Sokcho, một vùng biển thuộc tỉnh Kangwondo vào tháng
11 năm 1954, thời điểm một năm sau khi cuộc chiến tranh Hàn Quốc bước vào giai đoạn đình chiến. Năm 1979, ông đã công bố tác phẩm “Trang Tử (莊子)” đăng trong tạp chí Văn học hiện đại và bắt đầu sáng tác. Năm 1985, ông phát hành tập
thơ đầu tiên với tiêu đề “Cánh đồng dưa hấu ở đỉnh Daecheong-bong (大靑峯)”, rồi tiếp đó là
các tác phẩm “Haecheong (海靑)”, “Ánh mắt hoa sương”, “Nhớ bữa cơm ở hiên nhà”, “Đại thuyết chân lý sử”,
“Ngọn đồi Misi-Ryung”, “Thông qua thủy tinh thể”, “Liệu có nên gọi địa cầu này
là cõi đời này chăng?”, “Chiếc gương chẳng có ai tìm đến” v.v. Ông cũng đã cho
ra mắt các tác phẩm bao gồm trường thi có tên gọi “Little Boy” trong đó tái hiện
lên thảm họa trận bom nguyên tử Hiroshima, “Chim phượng hoàng” trong đó vẽ nên
sự phi thường của cánh chim phượng hoàng, tác phẩm tản văn dài tập có tên gọi
“Con cá ánh bạc” trong đó vẽ nên hình ảnh nhất sinh nhất noãn (一生一卵) của chú cá hồi, hay
thơ thiếu nhi với tiêu đề “Chị gái ôm bánh mì ngủ” và hợp tuyển văn học của 11
nhà thơ Châu Á mang tên “Liệu những tồn tại bé nhỏ rõ ràng đến mức nào”. Ngoài
ra, ông cũng xuất bản bài tự luận “Suy ngẫm về gió” hay tự luận tự truyện “Ngọn
hải đăng và chiếc sừng” v.v.
Năm 2000, ông
phát hành số đầu tiên tạp chí Sipyung (詩評) Châu Á, và lập nên thi đàn Châu Á trong đó giới
thiệu với Hàn Quốc gần 340 nhà thơ Châu Á đến từ Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản,
Mông Cổ v.v.
Ông cũng đã tổ
chức các diễn đàn ngâm thơ trong đó mời nhiều nhà thơ Châu Á tới Hàn Quốc tham
dự như Lễ hội văn học thi nhân Hàn Quốc - Châu Á tại Seoul. Gần đây, ông cùng với
15 nhà thơ Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản đã cho ra mắt tạp chí “Gió mùa”
trong đó quy tụy nhiều văn sĩ cùng chí hướng ở khu vực Đông Bắc Á.
Ko Hyung-Ryul đã nhận được nhiều giải thưởng văn hóa nghệ
thuật cũng như giải thưởng văn học hiện đại Hàn Quốc. Ông đang giữ vai trò điều
hành biên tập Tạp chí Thi học hiện đại
ra hai tháng một lần. Hiện nhà thơ sống ở khu vực ngoại ô Seoul.
고형렬의 프로필
고형렬(高炯烈)은
한국전쟁이 정전(停戰)되던 그 이듬해인 1954년 11월에
강원도의 바닷가 속초에서 출생했다. 십대 후반에
중이 되기 위해 가출(家出)하여 노동을 하며 떠돌았지만 부친의 죽음으로 귀향했으며, 1974년에 남북군사분계선이
지나가는 지역에서 지방공무원 생활을 하였다.
1979년『현대문학』에「장자(莊子)」등을 발표하며 작품생활을 시작했다. 1985년 첫 시집 『대청봉(大靑峯) 수박밭』 간행 이후 『해청(海靑)』 『성에꽃 눈부처』 『마당식사가 그립다』 『사진리 대설』 『밤 미시령』 『유리체를 통과하다』 『지구를 이승이라 불러줄까』 『아무도 찾아오지 않는 거울이다』 등의 시집을 간행하였다. 히로시마 원폭(原爆)의 참상을 그린 장시(長詩)『리틀 보이(Little Boy)』 붕새의 비상을 그린 장시 『鵬새』를 간행하고 연어의 일생일란(一生一卵)을 그린 장편산문 『은빛 물고기』 동시집『빵 들고 자는 언니』와 아시아 시인 11인 앤솔러지 『얼마나 작은 분명한 존재들인가』를 간행했다. 그 외 장자 에세이 『바람을 사유한다』 자전 에세이 『등대와 뿔』 등을 간행하였다.
2000년에 아시아 시 잡지 『시평(詩評, SIPYUNG)』을
창간하여
13년간 베트남, 중국, 일본,
몽골 등의 아시아 시인 340여 명을
한국에 소개하는 등 아시아 시단 (The Poet Society of Asia)을
만들었다.
서울에서 한 · 아세안 시인
문학축전(KORWA
ASEAN POETS FESTIVAL I)을 개최하는 등 여러 차례 아시아 시인들을 한국에 초청하여 시 낭송을 개최하였다. 또 최근에
한국과 중국, 일본 시인
15인과 함께 동북아 국제동인 『몬순』을 창간하였다.
대한민국문화예술상,
현대문학상 등을 수상했다. 격월간(隔月刊)
『현대시학』편집주간으로 재임하고 있으며 서울 근교에서 살고 있다.
_____________
[1] Vào
mùa đông năm 2010, nhà thơ Mai Văn Phấn đã đến thăm quê hương Sokcho của tôi,
sau đó gửi tặng tôi bài thơ “Ở Sokcho” đầy ý nghĩa. Sau đó, mùa đông năm 2011,
tôi đã có dịp đến Hà Nội và ngắm nhìn quang cảnh đường phố Hà Nội buổi tối tan
tầm với những chiếc xe máy tấp nập qua lại. Khung cảnh đó đã tạo một ấn tượng
khó quên đối với tôi. Năm 2014, trong tác phẩm Ngọn hải đăng và chiếc
sừng, tôi đã dành tặng bài thơ này đến nhà thơ Mai Văn Phấn. Có thể nói
rằng việc tôi nhớ đến nhà thơ Mai Văn Phấn kcũng giống như tôi nhớ đến buổi tối
của Hà Nội khi ấy - khung cảnh lúc tan tầm của mùa đông Hà Nội mà tôi không thể
quên được.
[2] 마이 반 펀 시인이 2010년 겨울에 나의 고향인 속초를 방문하고 베트남으로 돌아갔다. 얼마 뒤에 그가 아름다운시 한 편(「속초에서」)을 나에게 보내왔다. 2011년 거울, 내가 하노이를 방문했다. 그때 시민들이 오토바이를 타고퇴근하는 저녁거리는 나에게 매우 인상적이었다.
2014년 자전 에세이 『등대와 뿔』에 화답 형식으로 이 시를 실었다. 나는 그때 “마이 반 펀 시인을 기억하는 것은 하노이의 저녁을 기억하는 것과 같다” 고 하였다. 잊을 수 없는 겨울 하노이의 퇴근 풍경이었다