차이를​넘어서기​위한 ‘시의​무지개’에​무엇을​올려놓는​일 하이퐁의​마이반펀​(Mai Văn Phấn) 시인​인터뷰 - 고형렬

고형렬의 프로필

 

 

 

 

 

 

 

 

 

고형렬(高炯烈) 한국전쟁이 정전(停戰)되던  이듬해인 1954 11월에 강원도의 바닷가 속초에서 출생했다십대 후반에 중이 되기 위해 가출(家出)하여 노동을 하며 떠돌았지만 부친의 죽음으로 귀향했으며, 1974년에 남북군사분계선이 지나가는 지역에서 지방공무원 생활을 하였다. 1979현대문학장자(莊子)등을 발표하며 작품생활을 시작했다. 1985  시집 대청봉(大靑峯수박밭 간행 이후 해청(海靑) 성에꽃 눈부처 마당식사가 그립다 사진리 대설  미시령 유리체를 통과하다 지구를 이승이라 불러줄까 아무도 찾아오지 않는 거울이다 등의 시집을 간행하였다히로시마 원폭(原爆) 참상을 그린 장시(長詩)리틀 보이(Little Boy) 붕새의 비상을 그린 장시 『鵬 간행하고 연어의 일생일란(一生一卵) 그린 장편산문 은빛 물고기 동시집 들고 자는 언니 아시아 시인 11 앤솔러지 얼마나 작은 분명한 존재들인가 간행했다  장자 에세이 바람을 사유한다 자전 에세이 등대와  등을 간행하였다. 2000년에 아시아  잡지 시평(詩評, SIPYUNG) 창간하여 13년간 베트남중국일본몽골 등의 아시아 시인 340 명을 한국에 소개하는  아시아 시단 (The Poet Society of Asia) 만들었다서울에서  · 아세안 시인 문학축전(KORWA ASEAN POETS FESTIVAL I) 개최하는  여러 차례 아시아 시인들을 한국에 초청하여  낭송을 개최하였다 최근에 한국과 중국일본 시인 15인과 함께 동북아 국제동인 몬순 창간하였다대한민국문화예술상현대문학상 등을 수상했다격월간(隔月刊현대시학편집주간으로 재임하고 있으며 서울 근교에서 살고 있다.

 

 

차이를 넘어서기 위한 ‘시의 무지개 무엇을 올려놓는 

하이퐁의 마이반펀 (Mai Văn Phấn) 시인 인터

 

 

 

마이반펀(Mai Văn Phấn) 시인은한국문학변역원이개최하는〈2019 서울국제작가축제〉에초청되어 10월에서울을방문한다. 20개국이넘는세계의언어로작품이소개된베트남의중진시인인그는이미아시아를대표하는시인의반열에올라있다. 이번행사에나이지리아의니이오순다레(Niyi Osundare) 미국의레스트겐더(Forrest Gander) 스웨덴의요하네스안유루(Johannes Anyuru) 시인등이참가한다.

 

이미한국문학이자국안에만머물지않고먼나라로의시적여행이절실해진시대를맞이했다. 앞으로는자국의시만을탐구하지않고주변국가의시인들을우리시단의중심에놓을수있어야한다. 그것이한국시의또다른개시를알리는신호가되어우리가주변이라는생각도가지게될것이다. 그럴때우리가우리의얼굴을재대로볼수있을것이다.

-고형렬태양이 절정을 향하는 우기(雨期)의 남국이 그립습니다. 하노이 옆에 있는 하이퐁은 당신의 현주소이고 그 동쪽에 3천여 개의 섬이 떠 있는 하롱베이가 있습니다. 베트남에서 물은 정신을 하나로 불러 모으는 영매(靈媒)의 구름이고 바람일 것입니다. 그것은 당신에게 어떤 영감을 줍니까.

 

- Mai Văn Phấn (MVP, 마이반펀 시인의 애칭): 고형렬 시인은 베트남과 좋은 인연을 맺는 시인이라고 할 수 있습니다. 고형렬 시인은 저와 같은 금명(金命)을 가지고 있는데 우리에게는 탄생되기 위한 물이 필요합니다.〔오행상생(五行相生)에서는 금생수(金生水)입니다〕. 인연이 없었다면 우기가 아니라 건기에 우리나라에 왔을 겁니다. 저도 고형렬 시인처럼 청춘 시절을 헛되이 보내버린 적이 있었습니다. 그때 산림지역에서 탄약과 식량을 운송한 운전병이었습니다. 그 시절에는 일기를 쓰는 것과 책을 읽는 것에 머물렀을 뿐이며 언급할 만할 가치가 있는 작품을 쓰지 못했습니다. 1986년에 하이퐁 항구로 돌아와 일을 하기 시작했을 때에야 대양 가까이 있으면서 다시 탄생되는 듯이 문학, 특히 시가(詩歌) 시계로 다가갈 수 있었습니다. 우리 둘 다 물에서 탄생되었다고 말할 수 있습니다. 고형렬 시인의 시들도 저에게 이 신기를 보여 주었습니다.

 

 

고형렬2010년 겨울에 한국을 방문했을 때 외국인 이주 노동자가 가장 많은 안산에서 당신의 시 「바람이 불다」를 베트남 이주여성과 그 아들이 함께한 낭독을 기억합니다. 그 소년은 벌써 청년이 되었을 것이다. 한국 방문 중 가장 인상적인 것은 무엇이었습니까.

 

- MVP: 축전 주최 측은 아마 영원히 기억 속에 깊이 새겨질 아주 귀중한 선물을 주었습니다. 베트남 이주여성과 그 아들이 저의 시 「바람이 불다」를 베트남어와 한국어 두 가지의 언어로 낭독을 했는데 정말 감동을 받았습니다. 그때는 한 시행씩 그들의 혈관 속에서 흐르는 열정의 혈류처럼 느꼈습니다. 그 날 시를 낭독한 소년은 마지막 시구 (벌들이 이리저리 날고/폭포수가 일정하게 떨어지며, 비가 느리게 내리지만/나무들은 한쪽으로 기울었다)의 뜻을 아마도 다 이해하지 못했을 것 같습니다. 이제 그 소년은 아마 성장하여 준수한 청년이 되었을 것입니다. 사랑할 줄 알고 사랑의 위력도 느낄 수 있고 입맞춤이 “나무들은 한쪽으로 기울어” 있음인 것을 볼 때 행복해하겠죠? 제 기억 속에 그날 그들의 인상적인 시행을 낭독한 후에 한 예술가가 무대에 올라와서 민속악기로 (악기의 이름을 모릅니다) 저의 시 「바람이 불다」를 즉흥적으로 연주했습니다.

 

 

고형렬:『대양의 쌍둥이』(도서출판 달샘)에는 제가 선정한 당신의 시 30편과 나의 신작시 30편을 함께 묶었습니다. 우리나라에서 외국 시인과 함께 이인 시집을 낸 경우는 처음인 것 같습니다. 베트남에 외국 시인과 함께 이인시집을 내는 경우가 있습니까.

 

- MVP: 베트남에서도 국제 시집이 많이 있는데 베트남과 외국작자의 이인시집을 내는 경우는 없었습니다. 베트남 연구자와 문학 비평가들은 이에 대해 두 시인이 함께 아름다운 놀이를 보여주었다고 말합니다. 고형렬과 마이 반 판의 시는 서로 일치하면서도 차이를 보여주고, 그리고 숨어 있는 것도 서로 보완을 해주는 시들이 많습니다. 각자의 시는 하현달처럼 상대방의 시에서 숨어 있는 것을 서로 빛내주는 것으로 보입니다.

 

 

고형렬당신의 짧은 시들은 인상적입니다. “콩밭에 씨를 뿌리자 / 머리 위 하늘에서 / 벌써 새가 알려준다”(「계절」). 머리 위의 그 새는 논 (nón, 모자)을 쓰고 있는 시인으로 보입니다. 한 자아가 둘이 되어 서로 노래하고 바라보고 듣는 순간입니다. “내가 집으로 가는 / 그 길과 나란히 / 걸려 있다” 고 노래한 「무지개」를 읊어봅니다. 1802년에 창작된 윌리암 워즈워스의 「무지개」보다 몇 배나 짧지만 당신이 생각나면 “내가 집으로 돌아가는 / 그 길” 하면서 이 시를 읊을 것입니다. 그런데 당신의 이 단시(短詩)는 일본의 하이쿠와 어떻게 구별되는지요.

 

 

- MVP: 전통 하이쿠는 보통 감정을 묘사하지 않고 키고 (季語, kigo)가 필수적입니다. 즉 하이쿠에서는 일년 내 한 계절을 묘사하는 단어가 있어야 합니다. 현대의 하이쿠는 키고가 필요 없는데 대부분은 직접 묘사하는 것 대신에 묘사를 통해 그리며 끝 부분이 아주 뚜렷하지 않습니다. 저의 단시는 세 개의 행으로 구성하지만 하이쿠의 수법에 따르지 않습니다. 일단, 저의 세 문장이 있는 단시는 완전한 시로서 운명이 있는 한 생명으로 비유할 수 있습니다. 독자가 시의 기연(起緣)부터 볼 수 있고 그 시의 여정을 끝까지 따라 볼 수 있습니다. 제 시에 있는 문장 세 개는 등불 세 개, 울림 세 소리, 색깔 세 판인 것처럼 독자 눈앞에 있는 공간을 연상하고 인식할 수 있게 하는 ‘자료’가 충분하게 포함되어 있습니다. 저는 현대배열예술 (Installation Arts)과 같은 미니멀리 (minimalism) 과 다의(多義)에 가까이 다가갈 수 있도록 노력하고 있습니다.

 

 

고형렬문학 외의 것에 대한 질문을 허락해주기 바랍니다. 한국인의 술은 소주(燒酒)입니다. 16세기 말에 일본이 바다를 건너 한국을 침략했을 때 일본군에 끌려간 조완벽(趙完璧)이란 선비가 북베트남을 방문했다고 합니다. 그가 “이곳 사람들은 매일 소주를 마신다”고 말했다고 전해집니다. 베트남 사람들도 한국 사람들처럼 술을 좋아하는 것 같습니다. 당신은 술에 대해 어떻게 생각합니까.

 

- MVP: 조완벽 선비가 북베트남의 땅을 밟았고 시와 같은 아름다운 말씀을 남긴 것이 우리에게 정말 영광입니다. 원래 어린 시절부터 술을 맛보는 것을 아버지께 배웠습니다. 왜냐하면 저의 출생지는 낌선 (Kim Sơn)인데 여기는 베트남에서 제10위로 유명한 술인 낌선 (Kim Sơn) 술로 알려진 지역이기 때문입니다. 술은 전 세계에서 많은 민족들의 삶과의 밀접한 관계가 있으며, 오랜 역사를 지닌 문화 및 관례 제품으로 간주됩니다. 아시아의 많은 민족과 마찬가지로 베트남 사람들이 신과 조상에게 술을 올려서 제사를 지내거나 축제할 때 귀한 손님이 올 때도 술을 내놓습니다. 이는 공동의식과 정신을 보여 줍니다. 사실은 사회의 각 계층마다 서로 다른 음주문화가 있습니다. 시인들은 시가 세계가 있는 어느 시적인 땅으로 서로 데려다주기 위해 술을 마십니다. 삶과 사람을 더 사랑하기 위해 마시며 자기의 주머니를 돌려 보여주기 위해 술을 마시기도 합니다. 술을 마실 줄 아는 친구들과 술자리에 앉아 있으면서 술을 마시는 것이 좋은 이유는 그들이 취할 때의 모습이 아름답기 때문입니다.

 

 

고형렬한국은 밤에 제사를 지내는데 베트남은 낮에 제사를 지내더군요. 제사상에는 술이 올라가는 것 같은데 베트남은 꽃도 제상에 올린다고 합니다. 내년부터 저도 선친에게 꽃을 올리고 싶습니다. 한 가지 궁금한 것은 베트남의 들은 정말 넓어서 산을 보기가 쉽지 않았는데 비석들이 논 주변에 많이 보였습니다. 왜 조상들을 논 주변에 모시는가요.

 

 

- MVP: 네, 맞습니다. 우리 베트남 사람들은 신과 고인의 제사상에 꽃을 자주 올립니다. 우리는 꽃이 토양의 형상(形狀)이자 색향이라고 생각합니다. 살아 있는 사람들이 제사상에 자기가 살고 있는 곳에서 가장 정수하고 청순한 것들을 자주 올립니다. 베트남은 벼농사 문명의 요람이며 사람들이 논에서 살고 죽어도 논에서 눕습니다. 마을마다 따로 묘지가 있습니다. 묘지를 마련하기 위해 둔 논이 따로 있고, 물론 무덤 옆에는 벼나 농작물을 심을 수도 있습니다. 이는 망인을 모시는 묘소입니다. 그러나 집안마다 조상과 돌아가신 가족들의 제사상이 따로 있으며 보통 집에서 위치가 가장 좋은 곳에 제사상을 놓습니다. 명절이나 기일에만 무덤에서 향불을 피웁니다.

 

 

고형렬우리가 살고 있는 이 세계는 질서와 혼돈, 개발과 파괴, 선택과 소외, 새로운 발명과 쓰레기가 넘쳐납니다. 한국은 봄마다 초미세먼지로 몸살을 앓습니다. 먼지는 국경이 없습니다. 온 하늘과 건물 내부, 옷과 영혼 속에까지 침범해서요. 하노이가 동남아에서 자카르타 다음으로 대기 중 미세먼지 농도가 높다는 발표에 놀랐습니다. 사실 작년의 초미세먼지의 연중 평균농도가 서울보다 하노이가 더 높았습니다. 세계를 뒤덮고 있는 이 초미세 먼지에 대해 어떻게 생각하는지요.

 

- MVP: 대기오염은 현재 세계와 사회에서 주목할 만한 사회적 과제가 됩니다. 대기오염이야말로 자연환경, 사람의 건강과 다른 생체에 심각하게 영향을 미치는 요인입니다. 한 시인의 관점으로서 먼지가 영혼까지 침범한다는 고형렬 시인의 의견은 깊은 인상을 줍니다. 그 먼지는 바로 인류를 독살시키고 파괴하기 위해 인간이 발생하는 ‘먼지’입니다. 인간의 삶이 현대화할수록 악(惡)이 더 많이 생겨지고 그의 급도도 점차 배가하고 있습니다. 또한 도시화 과정도 인격 퇴폐, 오래 전부터 있었던 미덕의 퇴폐, 인간관계의 약화, 가정의 행복이 희박해지는 것과 같은 일련의 문제들을 끌어당깁니다. 우리가 시를 쓰고 예술 활동을 하는 것은 바로 장벽을 세우고 이 유독 먼지를 정화하는 ‘필터’를 만드는 작업입니다.

 

 

고형렬『쓰레기의 시대 (Era of Junk)』를 올 여름에 출간한 것으로 알고 있습니다. 고엽제 (Agent Orange)가 등장하는 이 장시(長詩)에서 소령 인 ‘나’는 1975년 4월 28일 동두〔Đồng Dù Base(1975 년 이전에 미국과 베트남에서 가장 중요한 군사기지)〕에서 사망하는 것으로 알고 있습니다. 작품 속에서 그 소령이 남긴 말 한 마디를 소개해줄 수 있습니까.

 

- MVP: 이 '2번 대화' 는 '대화'라는 이름의 제 6장에 있습니다. 이 대화는 베트남이 통일하기 전 마지막 전투에서 북쪽과 남쪽의 군부를 상징하는 두 '귀신'(영혼) 간의 대화입니다. 이 두 '귀신'은 나란히 앉아서 전쟁의 본질을 뒤돌아보며 현재의 평화로운 생활을 바라보고 있습니다. 둘이 양쪽의 5백만 명 베트남 사람이 사망했던 것, 셀 수 없는 부상 (傷亡), 분리와 이별, 면적의 절반이 파괴된 숲, 수만은 고엽제 환자들을 되돌아봅니다. (……) 그 소령이 상대방 ‘귀신’에게 물어보며, 또 스스로에게도 심문합니다. “그럼 이 피의 길을 지나갈 필요가 있어?” 그 ‘귀신’은 ‘상대방’의 질문을 반복하는 것으로 대답했는데 그의 입으로부터의 기류는 사라져갔고, 결국에는 그 시의 문장에는 오직 줄임표로만 남겨 두었습니다. 이 결론에서는 독자들에게 공동 창작권을 양도하겠습니다.

- 그럼이피의길을지나갈필요가있어?

- 그럼지나갈필요가있어?

- 그럼필요가있어?

- 그럼필요가있어.

- ............

 

 

고형렬가슴이 찡해옵니다. 읽어보고 싶군요. 당신의 시는 24개 언어로 번역되어 소개된 것으로 알고 있습니다. 어느 먼 나라의 문자가 가장 인상적이었습니까.

 

- MVP: 에릭 베르크비스트 (Erik Bergkvist) 와 시인이자 번역가인 마자 트레인 (Maja Thrane)이 저의 영어와 프랑스어 시집에서 시를 선정하여 스웨덴어로 번역해준 시집 『가을의 속도』 (Tranan 출판사, 2017) 의 번역본이 가장 인상적입니다. 난해하고 감정이 가득한 시는 기분이 변하고 감정이 복잡할 때에 마침내 떠오른다는 생각을 아마 고형렬 시인도 저처럼 하시겠죠? 이 스웨덴 번역가들은, 느끼기 쉽지만 난해한 시문들이 시에서 필요한 ‘희미함’이라고 했습니다. 그들이 제 시 속에 있는 ‘희미함’을 밝히는 것을 요청했는데 이를 통해서 번역 작업의 비법의 일부를 폭로했습니다. 시의 공간에 있는 ‘희미함’을 밝히고 펴낸 다음에 또 다시 신비로운 미(美)와 스웨덴어의 특수함으로 다시 ‘포장’을 하는 것입니다. 어느 시가 시작되기 전에 제가 드는 영감(靈感)과 기분이 서로 다를 때마다 그 시를 읽을 때의 감정에 대해 물어보고 베트남어의 음색을 잘 들을 수 있게 제 시를 다시 낭독하는 것을 그들이 요청했습니다. 마자 씨는 북부 지방의 민요를 불러주기를 부탁하기도 했고, 저의 어린 시절, 헤어날 길 없었던 전쟁의 기억, 사담 (私談), 가족, 개인 음악과 미술 취향까지 물어봤습니다. 에릭 베르크비스트와 마자 트레인처럼 과학적이고 꼼꼼하게 일하는 열정적인 번역가를 만나는 것은 처음인 것 같습니다.

 

 

고형렬한국에 소개되지 않은 시로서 당신이 가장 좋아하는 당신의 대표 단시를 한 편 소개해주기 바랍니다.

 

- MVP: 단시집은 몇 권이 있는데 베트남어, 영어, 프랑스어로 쓰인 시집 『조용(Silence)』이 저의 회심작입니다. 이 시집에 있는 시마다 문학 박사이자 시인인 라메시 챤드라 무코파댜야 (Ramesh Chandra Mukhopadhyaya) 의 평론도 함께 실려 있습니다. 서문에서 라메쉬 박사가 “『조용』은 산문이나 운문이 유도해줘본 적이 없었던 파란 풀밭으로 우리를 데려가 줄 수있는 시집이다…… 이 시집에 실린 시마다 독자들로 하여금 자아의 신기한 현실과 사상의 ‘선착장’에 데려가주는 시가 예술의 성취라고 할 수 있다.” 고 하였습니다.

 

 

고형렬이 시는 언제 어떤 계기로 씌어졌습니까. 또 시를 짧게 쓰는 이유는 무엇입니까.

 

- MVP: 저는 참선 (參禪)을 수행한지 10년이 되었습니다. 『조용(Silence)』에 있는 시마다 제가 참선을 할 때 보이는 '순간의 비밀'〔리호쾅(Lê Hồ Quang) 박사의 말씀〕이 있습니다. 시를 짧게 쓰는 이유는 무엇이냐고요? 단시를 쓰는 것은 무술과 마찬가지로 ‘장검’(장시) 으로 바뀔 때 강력하게 할 수 있게끔 ‘단검(短劍)’을 연습하는 것과 똑같다고 생각합니다.

 

 

고형렬『대양의 쌍둥이』에 실린 「눈을 감다」는 미얀마의 마웅 스완 이〔Maung Swan Yi, 본명 우 윈 피(U Win Pe)〕 의 「신장(腎臟) 병원」과 함께 아시아의 명시라는 생각을 했습니다. “눈을 감을 때 불현듯 오염되지 않은 세상을 본다”로 시작해서 “우리는 눈을 감을 때 아무것도 의심할 필요가 없다”로 끝맺습니다. 무엇을 ‘의심할 필요’가 없습니까.

 

- MVP:「눈을 감다」를 잘 읽고 깊은 공감을 해줘서 정말 감사합니다. 마지막 문장은 "이제부터 우리는 눈을 감을 때 아무것도 의심할 핀요가 없다"입니다. “눈을 감다”라는 것은 제 마음의 문을 닫아 스스로 성찰하고 마음을 정화시키고 자기 자신으로 사는 방법입니다. “눈을 감다”라는 것의 눈꺼풀 안에는 아름다운 세상과 시인의 사고방식으로 설계된 사회가 있습니다. 그 아름다운 세상에 살게 된다면 그의 속에 있는 악과 질투 등 나쁜 것들이 사라질 것입니다. "아무것도 의심할 필요가 없다"라는 것은 바로 시가 덕분에 우리의 마음이 순해지고 박애와 사랑이 가득 넘칠 만큼 깨끗해진다는 뜻입니다.

 

 

고형렬나는 삼십대 때 문득 돌아갈 집과 가족이 없다는 생각을 했습니다. 그때부터 대양으로 나가는 물고기를 생각하고 자전적 에세이를 쓴 적이 있습니다. 당신의 시 「입 속에 너를 물고」에서 당신의 시는 “나는 달을 입에 문 물고기/무리를 떠나 동해로 나간다”고 했습니다. 당신은 왜 물고기이며 그 물고기는 왜 무리를 떠나야 하는가요.

 

- MVP: 고형렬 시인의 대양으로 나가는 물고기라는 이야기는 제 집중과 똑같습니다. 저는 늘 자신을 우주 대양에 있는 물고기처럼 느낍니다. 연애시 몇 편에서는 제 자신은 큰 물고기이고, 나머지의 시들에서는 제 자신이 물웅덩이에 박힌 아주 작은 물고기라고 상상했습니다. 저의 시에 있는 물고기가 “입에 달이 가득 찬” 이유는 그 물고기가 사랑을 받을 수 있고 또 진정해서 가득한 사랑으로 은사를 받게 되기 때문입니다. 결국 끝에 가서 그 물고기는 다 자라서 다른 세상을 찾으러 갔습니다.

 

 

고형렬사회가 이론과 노동자들의 마음대로 되지 않지만 권력이나 기득권층의 마음대로 되지 않는 것 같습니다. 역시 역사도 우리가 기획하고 원하는 대로 이행하지 않습니다. 비유가 적절할지 모르겠지만 사회와 역사는 아름다운 여자와 같습니다. 그녀는 우리가 마음에 들지 않으면 다른 길로 갈 것이다. 당신은 하노이의 북미정상회담이 결렬되기 전, 문(문재인)과 김(김정은)이 “국경에서 악수를 할 때 베트남의 많은 사람들이 울었다”고 나에게 전해주었습니다. 왜 울었는지 말해줄 수 있겠습니까.

 

- MVP: 한반도가 분열될 때부터 남한과 북한에 사는 사람들의 생활과 삶은 서로 반대 방향으로 날아가는 화살과 같다고 생각합니다. 남한은 자유롭게 개발하고 있는데 반대로 북한은 봉쇄된 경제 환경 속에 있고, 자급자족의 농업 상황에서 살아야 합니다. 아울러 문화정신 측면에서도 한계가 있었습니다. 그러나 북한에서 그러한 고난은 1975년 이전의 베트남에 있는 전쟁의 열약에 비하면 별것도 아니었습니다. 지금까지 외국으로 망명한 베트남 사람이 수백만 명이 됩니다. 문재인 대통령과 김정은 위원장이 국경에서 악수를 한 것은 우리에게는 정말 감동을 주었습니다. 동북아 지역에 사는 시민을 위한 평화 정착을 밤낮없이 기대하고 있습니다.

 

 

고형렬나는 늘 중앙아와 동남아, 동북아를 잇는 아시아 시단의 매체와 교류가 필요하다고 생각합니다. 서로의 고향이고 디아스포라이며 경계 너머이기 때문일까요. 한 지역과 한 언어의 삶만으론 무언가 부족하다고 봅니다. 21세기 아시아의 언어가 서로 만나는 시의 무지개는 각기 어떻게 놓아야 하는지 한 마디 해주기 바란다.

 

- MVP: 고형렬 시인이 말씀하신 것처럼, 만약에 ‘시의 무지개’에 무엇을 놓을 수 있다면 (그것은) 차이를 이겨내는 것이라는 말을 하고 싶습니다.

 

 

고형렬나는 베트남 시의 중심세계를 들여다보고 싶습니다. 당신과 나 둘이서 한국과 베트남의 현대 명시를 모아서 양국에서 동시 출간하는 것은 어떨까요.

 

-MVP: 우리 두 나라의 문학생활을 위한 좋고 유익한 의견입니다. 하지만 당신과 나만 선택해서 수집한다면 편협하고 감성적인 것이 아닐까 합니다. 이 작업을 본격적으로 잘하려면 양국에서 문학 비평가, 연구자, 시인, 학자의 위원회가 필요합니다. 각 나라의 시집을 출판할 수 있도록 회담이나 워크삽도 마련되어야 합니다. 최근 베트남에는 새로운 시가의 경향이 많이 형성되었습니다. 혁신하고 참신한 경향들이 투철하고 침착하며 공평한 평가를 받을 필요가 있습니다. 이는 정말 어려운 일입니다.

 

 

-고형렬나는 단체가 선정한 시들보다 한 시인이 선정한 시들에 더 애정이 가더군요. (웃음) 그럼 이제 우리는 당신의 문학에서 무엇을 들여다보아야 하는지 말해주십시오. 즉 당신은 당신의 시에서 우리에게 무엇을 보여주려 하는가요. 한 마디로 말해주기 바랍니다.

 

- MVP: 저는 출간된 16권의 시집이 있고 새롭게 써놓고 출간하지 않는 두 권의 시집이 있습니다. 각각 시집은 저만의 세계에 있는 각각의 층위이자 의의입니다. 저는 그 세계를 철학적 관점과 종교적 신념을 가지고 시가로 명확하게 표현하고 있습니다. 한마디로 말한다면 ‘마이반펀 (Mai Văn Phấn) 의 시세상’이라고 할 수 있겠습니다.

 

 

고형렬“시가(詩歌)는 아름다움 외에 심혼의 힘과 권능의 통첩 같은 성격을 가지고 있다” 고 하였는데 당신에게 그 ‘권능의 통첩’이란 것은 무엇을 뜻합니까.

 

- MVP: 미(美), 즉 시가의 미(美)는 원래 폭탄의 괴멸과 인간의 참혹과 무식에서 구할 수 있습니다. 그 미(美)는 권능과 힘을 가집니다. 패덕(悖德)의 웅덩이에 빠지지 않고 사람의 선(鮮)과 양심을 일깨워 죄악을 물리칠 수 있기 때문입니다.

 

 

-고형렬나는 베트남의 비바람의 우기(雨期) 한가운데 도착하고 싶을 때가 있습니다. 하롱베이 먼 곳에서 파도소리가 들리지 않을까요. 나의 고단한 친구들과 함께 당신을 찾아가고 싶습니다. 수년 안에 한 번 찾아가도 되겠습니까.

 

- MVP: 나의 ‘쌍둥이 형제’인 고형렬 시인, 언제든지 베트남에 오세요. 우리 가족, 친구들, 특히 『태양의 폭포』의 작가를 사랑하는 독자들이 언제나 기대하며 환영합니다. 맞습니다, 비바람의 우기는 우리에게 시적 감흥을 많이 불러일으킬 것입니다.

 

 

고형렬내가 당신에게 보여줄 수 있는 것은 정작 한국의 가을햇살 한 페이지와 나무 그림자뿐일지 모릅니다. 그날 당신과 함께 KTX를 타고 울산으로 갈 것입니다. 장생포항의 고래여행선을 타고 저녁 동해로 나갈 것입니다. 선상에서 맥주를 한잔하고 싶습니다, 동남해의 해풍을 맞으며……. 우리는 그곳에서 무엇을 기억하고 예견해야 할지 바다가 알려줄 것입니다.

 

- MVP: 감사합니다. 저에게 두 가지 선물을 주었습니다. 첫 번째는 주수자 소설가가 이메일로 알려준 그 환상적인 장생포항의 고래여행선을 승선하는 것입니다. 두 번째의 신기는 당연히 이번 10월에 한국에 갈 때 상상도 하지 못할 또 다른 서프라이즈입니다.

 

 

고형렬금년 봄에 하노이에서 출간된 나의 베트남어판 시집 『태양의 폭포』(문인회출판사)에 대한 이야기는 하지 못했습니다. 하드커버로 만든 예쁜 시집입니다. 이제 곁에서 들려주듯 자상하게 답변해주신 마이반펀 시인에게 고마운 마음을 전합니다. 번역자 없이 우리가 소통할 수 없으니 응웬티투번 (Nguyễn Thị Thu Vân, 하노이국립외대 교수, 한국학 석사, 인류학 박사) 교수에게 고마움을 표하는 것은 너무나 당연한 일입니다.

 

- MVP: 당신의 아이디어에 따라 ‘시의 무지개에 이질/차이를 이겨낸다’를 놓는 아이디어를 냈습니다. 무수한 이질과 차이 중에서 언어장벽이 가장 어렵다고 생각합니다. 발문에 있는 그대로, 응웬티투번 교수님이 독자들이 고형렬 시인이 직접 베트남어로 시를 쓴다고 생각할 정도로 『태양의 폭포』를 완벽하고 표현이 풍부하게 번역해 주었습니다.『태양의 폭포』는 베트남에서 독자들에 의해 열렬히 환영을 받고 많은 신문이 베트남어로 번역된 당신의 시를 인용했습니다. 개인적으로 투번 교수님은 우리 둘의 재미있으면서도 복잡한 이야기의 교량(橋梁) 역할을 해주셔서 너무나 감사했습니다. (웃음)

 

 

 

 

 

 

 

 

"CẦU VỒNG THƠ" VƯỢT QUA SỰ KHÁC BIỆT

(Nhà thơ Ko Hyung-Ryul thực hiện phỏng vấn. Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Vân phiên dịch)

 

 

 

 

Nhà thơ Ko Hyung-Ryul, Tổng Biên tập tạp chí “Thi học hiện đại”:

 

Nhà thơ Mai Văn Phấn đã nhận lời mời của Viện Dịch thuật Văn học Hàn Quốc tham dự Liên hoan Nhà văn quốc tế Seoul 2019 (The 2019 Seoul International Writers’ Festival) vào tháng 10/2019. Mai Văn Phấn là một trong những nhà thơ uy tín của Việt Nam, có số lượng tác phẩm được tuyển dịch và giới thiệu rộng khắp trên thế giới, bằng 25 ngôn ngữ. Ông cũng là nhà thơ tiêu biểu cho khu vực Châu Á. Ở Liên hoan Nhà văn quốc tế lần này còn có các nhà thơ uy tín khác đến từ một số quốc gia, như Niyi Osundare (Nigeria), Forrest Gander (Hoa Kỳ), Johannes Anyuru (Thụy Điển)…

 

Chúng ta đang đứng trước thời đại mới - thời đại mà văn học Hàn Quốc không chỉ dừng chân ở biên giới quốc gia, mà đã có những chuyến du hành mạnh mẽ, đầy chất thơ đến các nước khác. Trong tương lai, chúng ta cũng sẽ không chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu về thơ của nước mình, mà cần dành một tâm thế rộng mở cũng như giấy mực để có thể đặt những nhà thơ nước bạn vào trọng tâm của thi đàn chúng ta. Đây thực sự là dấu hiệu cho thấy sự mở cửa mới của thơ ca Hàn Quốc. Và tôi cũng có suy nghĩ rằng, chúng ta chính là môi trường xung quanh, và khi ấy, mới có thể thấy được diện mạo chân thực của chính mình.

 

Tôi xin gửi lời cảm ơn tới nhà thơ Mai Văn Phấn đã đồng ý tham gia cuộc phỏng vấn. Xin cảm ơn tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Vân đã dành thời gian làm thông dịch cho cuộc trò chuyện này.

 

Hải Phòng, Việt Nam và YangPyeong, Hàn Quốc, 6/2019.





- Ko Hyung-Ryul: Tôi nhớ một nước Việt Nam của mùa mưa, khi mặt trời hướng lên phía đỉnh. Cạnh Hà Nội là Hải Phòng, nơi ông hiện đang cư trú và sáng tạo, và ở phía Đông có Vịnh Hạ Long với hơn 3000 hòn đảo. Ở Việt Nam, nước cũng chính là mây và gió của linh môi (, chất kết nối linh hồn) giúp kết nối tinh thần làm một.

 

- Mai Văn Phấn (MVP): Có thể nói, Ko Hyung-Ryul là nhà thơ có duyên lành với Việt Nam. Ông Ko (1954) và tôi (1955) cùng mệnh Kim, chúng ta luôn cần nước để được sinh ra (Kim sinh Thủy, theo ngũ hành tương sinh). Nếu không có duyên lành, chắc ông sẽ đến đất nước chúng tôi vào mùa khô chứ không phải mùa mưa như đã nói. Tôi từng bỏ qua thời tuổi trẻ, khi ấy là lính lái xe, chuyên chở đạn và lương thực trong những vùng rừng núi. Giai đoạn ấy tôi chỉ chăm chú ghi nhật ký, đọc sách, mà không viết được tác phẩm nào đáng kể. Đợi mãi đến năm 1986 khi về làm việc ở cảng Hải Phòng, được gần đại dương, tôi như mới được tái sinh để đến với văn chương. Có thể nói, hai chúng ta đều được sinh ra từ nước. Thơ Ko Hyung-Ryul cũng đã nói với tôi điều kỳ diệu này qua tập thơ “Thác mặt trời” của ông.

 

- Ko Hyung-Ryul: Tôi vẫn nhớ mùa đông năm 2010 khi hai nhà thơ Nguyễn Quang Thiều và Mai Văn Phấn tới thăm Hàn Quốc, ở vùng quê Ansan nơi tập trung nhiều người lao động di cư người nước ngoài nhất xứ Kim Chi. Một cô dâu Việt Nam và cậu con trai của cô ấy đã ngâm bài thơ “Gió thổi” của ông. Cậu thiếu niên ấy thấm thoát giờ đã trở thành chàng thanh niên rồi. Tôi tự hỏi kí ức ấn tượng nhất trong chuyến đi thăm Hàn Quốc đó của ông là gì?

 

- MVP: Ban tổ chức Liên hoan Thơ ngày ấy đã tặng tôi món quà vô giá, đặc biệt, khắc sâu trong tâm trí tôi đến tận bây giờ và có lẽ mãi sau này. Tôi thực sự xúc động khi cô dâu Việt trên xứ Hàn và con trai của cô ấy đã ngâm bài thơ của tôi bằng hai thứ tiếng Hàn và Việt. Lúc ấy tôi tưởng tượng mỗi câu thơ của tôi như máu nóng chảy trong huyết quản của hai mẹ con cô. Cậu bé đọc thơ hôm ấy chắc không thể hiểu hết khổ cuối của bài thơ “Con ong vẫn nhởn nhơ bay/ thác đổ đều đều, mưa rơi rất chậm/ nhưng tất cả ngọn cây đều bạt về một phía”. Nhưng giờ đây cậu đã thành một chàng trai khôi ngô tuấn tú, tôi đoán vậy. Cậu đã biết yêu, cảm nhận được sức mạnh to lớn của tình yêu, và thật hạnh phúc khi thấy nụ hôn đã làm “tất cả ngọn cây đều bạt về một phía”. Tôi còn nhớ, sau màn đọc thơ đầy ấn tượng ấy, có một nữ nghệ sĩ Hàn Quốc đã lên sân khấu biểu diễn ngẫu hứng bằng nhạc cụ dân tộc (tôi không biết tên cây đàn đó) từ bài thơ “Gió thổi” của tôi.

 

 

- Ko Hyung-Ryul: Tập thơ “Sinh đôi trong đại dương” của chúng ta, NXB Dalsaem, là tập thơ gồm 30 bài thơ tuyển chọn của ông và 30 bài thơ của tôi. Ở nước chúng tôi, có lẽ đó là lần đầu tiên có một tuyển tập thơ của hai tác giả cộng tác với một nhà thơ nước ngoài. Không biết ở Việt Nam có tuyển tập thơ nào như vậy chưa?

 

- MVP: Ở Việt Nam cũng từng xuất bản nhiều tuyển tập thơ quốc tế, nhưng có lẽ chưa có tuyển thơ nào gồm hai tác giả, Việt Nam và nước ngoài được tuyển lựa như vậy. Một số nhà nghiên cứu và phê bình văn học Việt Nam cho rằng, NXB Dalsaem đã chọn hai tác giả từ hai nước để song hành trong một cuộc chơi tuyệt đẹp. Thơ Ko Hyung-Ryul và Mai Văn Phấn là sự hòa đồng và khác biệt, nhiều bài thơ là sự bù đắp sự khuất lấp của nhau. Thơ của mỗi người có thể được ví như mảnh trăng khuyết, ánh sáng trong thơ của người này lại chính là phần chìm khuất của người kia, và ngược lại.

 

 

- Ko Hyung-Ryul: Những bài thơ ngắn của ông mang cho tôi rất nhiều ấn tượng. “Gieo xong luống đậu/ Tiếng chim nhắc/ Bầu trời trên đầu” (Mùa). Tôi như trông thấy thấy trên đầu mình con chim ấy qua bóng dáng một thi sĩ đội nón lá. Đó là khoảnh khắc khi hai bản ngã hòa làm một, hát cho nhau nghe và dõi theo nhau. Tôi cũng thử ngâm nga thành khúc hát trong bài thơ “Cầu vồng” của ông: “Bắc song song/ Con đường/ Tôi về nhà”. So với bài thơ “Cầu vồng” của William Wordsworth sáng tác năm 1802 thì bài của ông ngắn hơn mấy lần. Khi chợt nhớ tới ông là tôi lại ngâm nga câu thơ “Con đường/ Tôi về nhà”. Thế nhưng tôi cũng phân vân liệu thể thơ ngắn này của ông có thể phân biệt với thơ Haiku của Nhật Bản như thế nào?

 

- MVP: Thơ Haiku truyền thống thường không mô tả cảm xúc và bắt buộc phải có quí ngữ (kigo), nghĩa là một bài thơ Haiku phải có từ miêu tả một mùa nào đó trong năm. Thơ Haiku hiện đại không cần quí ngữ, nhưng đa phần chỉ gợi chứ không tả, và kết thúc thường không rõ ràng. Một bài thơ ngắn của tôi có 3 câu thơ và không tuân theo thủ pháp của thơ Haiku. Theo nhận định của dịch giả Phạm Văn Bình: Mỗi bài thơ 3 câu của tôi trước hết là một bài thơ hoàn chỉnh, ví như một “sinh linh” và mang số phận riêng. Bạn đọc sẽ nhìn thấy từ sự “khởi duyên” của một bài thơ, rồi theo suốt hành trình của nó đến khi kết thúc. Ba câu thơ trong một bài thơ của tôi tựa như 3 ngọn đèn, 3 tiếng động, 3 mảng màu… đủ “dữ liệu” cho bạn đọc liên tưởng, nhận biết không gian trước mặt. Tôi cố gắng vươn tới sự tối giản, đa nghĩa, gần với nghệ thuật sắp đặt hiện đại (Installation Arts).

 

 

- Ko Hyung-Ryul: Mong ông cho phép tôi được hỏi cả những câu ngoại biên văn học. Quốc tửu của người Hàn chính là Soju. Cuối thế kỉ XVI, khi quân đội Nhật Bản vượt biển xâm lược Hàn Quốc, một học sĩ có tên Cho Wan-beok đã bị dẫn giải đi theo quân đội Nhật. Khi qua miền Bắc, vị học sĩ ấy đã truyền lời lại rằng “Người dân nơi đây sẽ uống Soju mỗi ngày”. Có vẻ như người Việt Nam cũng rất thích uống rượu như người Hàn Quốc. Vậy ông suy nghĩ thế nào về rượu? 

 

- MVP: Học sĩ Cho Wan-beok đã để lại câu nói đẹp như một áng thơ! Tôi vốn được cha tôi dạy nếm rượu từ nhỏ, bởi sinh ra ở vùng đất có nghề nấu rượu truyền thống, với thương hiệu “Rượu Kim Sơn” có nồng độ cao, trong suốt, mang hương vị đồng quê. Rượu vốn gắn bó cuộc sống của nhiều dân tộc trên thế giới, được coi là sản phẩm văn hóa, phong tục, có nguồn gốc khá lâu đời. Cũng giống như nhiều dân tộc ở châu Á, người Việt Nam thường dâng rượu tế lễ thần linh, tổ tiên, và uống trong các dịp lễ hội, mời khách quý… Rượu phản ánh tinh thần cộng đồng. Thực ra mỗi đẳng cấp trong xã hội có văn hóa uống rượu khác nhau. Các nhà thơ uống rượu để đưa nhau đến miền đất lạ trong cõi thơ của mình, hé mở tâm hồn mình tựa như mở trang sách quý. Uống để yêu cuộc đời hơn, chia sẻ, thương nhau hơn. Và uống cũng để lộn trái cái túi của mình cho bạn xem. Tôi thích ngồi với một vài người bạn biết uống rượu bởi họ say cũng rất đẹp.

 

 

- Ko Hyung-Ryul: Việc cúng bái thì người Hàn Quốc thường làm vào ban đêm còn người Việt Nam lại thực hiện vào ban ngày. Trên bàn thờ chúng tôi thường bày rượu nhưng tôi nghe nói Việt Nam còn bày cả hoa nữa. Tôi cũng có suy nghĩ là từ năm nay tôi sẽ đặt hoa trên bàn thờ người cha quá cố của tôi. Còn một điều nữa tôi cũng tò mò, đó là ở Việt Nam, các cánh đồng rất rộng nên tôi rất ít khi nhìn thấy núi, mà tôi thấy rất nhiều bia mộ ở xung quanh ruộng. Vậy tại sao ông bà tổ tiên lại được thờ ở ruộng như vậy?

 

- MVP: Vâng, đúng là người Việt chúng tôi thường đặt hoa lên bàn thờ tế lễ thần linh và người đã khuất. Chúng tôi quan niệm hoa là hình tướng và sắc hương của đất đai. Người sinh thời thường đặt lên bàn thờ những gì tinh thúy, thanh khiết nhất nơi mình sinh sống. Việt Nam là cái nôi của văn minh lúa nước, con người sống trên cánh đồng và chết cũng nằm trong cánh đồng. Mỗi làng xã ở đây đều có nghĩa trang riêng. Họ dành riêng một thửa ruộng để làm nghĩa trang, dĩ nhiên bên những nấm mộ vẫn có thể trồng lúa hoặc hoa màu. Đấy là khu mộ dành chôn cất người quá cố. Nhưng mỗi gia đình đều có bàn thờ gia tiên, thờ những người thân đã khuất, và thường được đặt ở vị trí trang trọng nhất trong nhà. Họ chỉ thắp hương ngoài mộ trong những ngày lễ tết, giỗ chạp...

 

 

- Ko Hyung-Ryul: Thế giới chúng ta đang sống là nơi có cả trật tự và sự hỗn độn, phát triển và phá hủy, chọn lựa và tách biệt, những phát minh mới và những điều rác rưởi. Ở Hàn Quốc mỗi mùa xuân là người dân lại phải mệt mỏi vì bụi mịn siêu nhỏ. Bụi thì lại không hề có biên giới. Bụi xâm nhập khắp bầu trời, rồi trong ngoài các tòa nhà, cho đến quần áo và ngay cả trong tâm hồn chúng ta. Người ta nói Hà Nội có nồng độ bụi mịn trong không khí cao thứ hai trong khu vực Đông Nam Á sau Jakarta. Sự thật là trong suốt năm vừa qua nồng độ bụi mịn bình quân ở Hà Nội còn cao hơn cả Seoul. Vậy ông có suy nghĩ thế nào về thứ bụi mịn đang bao trùm khắp thế giới này? 

 

- MVP: Ô nhiễm không khí hiện đang là mối quan tâm chung của xã hội toàn cầu. Nó chính là tác nhân hàng đầu ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường tự nhiên, sức khỏe con người và các cơ thể sống. Tôi ấn tượng với nhận định của ông từ góc nhìn một nhà thơ, là bụi đang xâm nhập vào tâm hồn chúng ta. Đó là thứ “bụi” do chính con người sản sinh ra để đầu độc, hủy hoại nhân loại… Có thể nói, đời sống con người càng hiện đại thì cái ác lại sinh ra nhiều hơn, và mức độ tàn độc của nó ngày càng tăng lên gấp bội. Quá trình đô thị hóa cũng kéo theo hàng loạt hệ lụy, như tha hóa nhân cách, làm phai nhạt những giá trị tốt đẹp vốn có từ ngàn đời, con người ít gắn bó với nhau hơn, cũng như hạnh phúc gia đình ngày càng trở nên mong manh hơn… Chúng ta làm thơ, làm nghệ thuật nói chung, là xây bức tường ngăn cách, làm “phin lọc” để thanh lọc thứ bụi độc hại này.

 

 

- Ko Hyung-Ryul: Tôi được biết tập trường ca “Thời tái chế” của ông sẽ tái bản có bổ sung bản tiếng Anh vào mùa hè năm nay. Trong trường ca có sự xuất hiện cả chất độc màu da cam, nhân vật “tôi” - một hạ sỹ nhất đã tử trận vào ngày 28 tháng 4 năm 1975 tại căn cứ Đồng Dù, nam Việt Nam. Mong ông giới thiệu một câu nói của viên hạ sỹ nhất để lại trong tác phẩm này.

 

- MVP: Đoạn “Đối thoại 2” này nằm trong Chương VI có tên chung là “Đối thoại”. Đây là cuộc đối thoại của hai linh hồn đại diện cho quân đội miền Bắc và miền Nam đều đã chết trong trận cuối cùng trước khi Việt Nam thống nhất. Hai linh hồn đang ngồi bên nhau, nhìn lại bản chất của cuộc chiến và chứng kiến cuộc sống hòa bình hiện tại. Cả hai cùng nhìn thấy hàng triệu người Việt cả hai phía đã chết, bao thương vong, chia lìa, hàng vạn nạn nhân nhiễm chất độc da cam, biết bao cánh rừng bị phá hủy... Viên hạ sỹ nhất đã nêu câu hỏi cho linh hồn đối phương, cũng là để cật vấn chính mình: "Vậy có cần đi qua con đường máu này không?" Linh hồn kia trả lời bằng cách nhắc lại câu hỏi của "đối phương" nhưng luồng hơi phát ra từ miệng hai linh hồn cứ hụt dần, và cuối cùng chỉ còn lại 3 dấu chấm trên văn bản thơ. Tôi nhường quyền đồng sáng tạo cho bạn đọc trong đoạn kết này:

- Vậy có cần đi qua con đường máu này không?

- Vậy có cần đi qua?

- Vậy có cần?

- Vậy có.

- …

 

 

- Ko Hyung-Ryul: Tôi được biết thơ của ông đã được dịch ra nhiều ngôn ngữ khác nhau. Vậy bản dịch của đất nước xa xôi nào mà ông ấn tượng nhất?

 

- MVP: Tôi ấn tượng nhất với bản dịch tập thơ “Höstens hastighet” (Nhịp Mùa Thu) do hai nhà thơ - dịch giả Erik Bergqvist và Maja Thrane chọn từ các tập thơ tiếng Anh và tiếng Pháp của tôi để dịch sang tiếng Thụy Điển. Nhà xuất bản Tranan ấn hành năm 2017. Tôi chưa từng gặp dịch giả nào có phong cách làm việc khoa học, chuyên nghiệp và nhiệt huyết như Erik Bergkvist và Maja Thrane.

 

 

- Ko Hyung-Ryul: Ông có thể nói về một tập thơ ngắn tiêu biểu của ông, tập thơ chưa được giới thiệu ở Hàn Quốc?

 

- MVP: Tôi có một số tập thơ ngắn, nhưng tâm đắc nhất là tập “Tĩnh lặng – Silence” bằng ba ngôn ngữ, Việt, Anh và Pháp. Mỗi bài thơ của tập này có lời bình chú của nhà thơ-tiến sỹ Ramesh Chandra Mukhopadhyaya (Ấn Độ). Trong lời tựa tập thơ này, tiến sĩ Ramesh đã viết: “"Tĩnh lặng" là tập thơ có thể đưa đường chỉ lối cho chúng ta vào những đồng cỏ tươi xanh mà văn xuôi hay văn vần chưa từng cố thử... Tôi cho rằng mỗi bài trong tập thơ này là một thành tựu của nghệ thuật thi ca dẫn dắt người đọc đến những bến bờ tư tưởng và hiện thực lạ lùng của bản ngã.”

 

 

- Ko Hyung-Ryul: Tập thơ ngắn này được ông viết khi nào và nhân lý do gì? Sao ông hay viết thể thơ ngắn?

 

- MVP: Tôi hành thiền được gần 10 năm nay. Mỗi bài thơ trong tập “Tĩnh lặng – Silence” tựa những “bí mật của khoảnh khắc” (câu của TS Lê Hồ Quang) mà tôi nhìn thấy khi thiền định. Lý do tôi viết thể thơ ngắn ư? Tựa như trong võ thuật, tôi viết thơ ngắn như luyện “đoản đao” để chuyển sang “trường đao” (thơ dài, trường ca…) tinh nhuệ, mạnh mẽ hơn.

 

 

- Ko Hyung-Ryul: Tôi nghĩ bài thơ “Nhắm mắt” của ông được in trong tập thơ “Sinh đôi trong đại dương” và bài thơ “Bệnh viện thận” của nhà thơ Myanmar Maung Swan Yi (tên thường dùng là U Win Pe) là hai bài thơ nổi tiếng của Châu Á. Bài thơ bắt đầu bằng câu “Khi nhắm mắt chợt thấy thế giới không còn ô nhiễm” và kết thúc bằng câu “Từ nay ta không cần nghi ngờ điều gì khi nhắm mắt”. Vậy thì điều gì là “không cần nghi ngờ” ở đây?

 

- MVP: Cảm ơn ông đã đọc kỹ và chia sẻ sâu sắc với bài thơ của tôi. “Nhắm mắt” là cách tôi tạm khép cánh cửa tâm hồn mình lại, tự chiêm nghiệm, tự thanh lọc, sống với chính mình. “Nhắm mắt”, tức phía bên trong mi mắt là một thế giới tuyệt đẹp khác, một xã hội được thiết kế và xây dựng theo kiểu thi sĩ. Và khi được sống trong thế giới tuyệt đẹp ấy, thì trong con người anh ta không còn cái ác, cái xấu xa, đố kị, tị hiềm… Điều “không cần nghi ngờ” chính là ta đã được Thi ca thanh tẩy đến mức thánh thiện, tràn đầy bác ái, yêu thương…

 

 

- Ko Hyung-Ryul: Khi trong độ tuổi 30, bỗng nhiên tôi có suy nghĩ mình không có nơi chốn để về, cũng không có gia đình. Từ lúc đó, tôi đã nghĩ đến con cá bơi ra ngoài đại đương và đã có lần viết tự truyện. Trong bài thơ “Ngậm em trong miệng” của ông, đã viết “Anh là con cá miệng giàn giụa trăng/ Rời bỏ bầy đàn quẫy vào biển động”. Tại sao ông lại là con cá và tại sao con cá ấy lại rời bỏ bầy đàn của mình?

 

- MVP: Truyện con cá bơi ra ngoài đại đương của ông trùng với những ám ảnh của tôi. Tôi luôn cảm thấy mình tựa con cá trong đại dương vũ trụ này. Trong vài bài thơ tình, tôi cảm nhận mình là con cá lớn, còn lại đều là con cá bé, rất bé, và đang bị mắc kẹt trong vũng nước nơi trần thế. Miệng con cá trong bài thơ của tôi được “giàn dụa trăng”, bởi nó đã được yêu, được ân hưởng từ tình yêu chân thành, tràn đầy... Và, đến cuối bài thơ, “con cá” ấy đã lớn lên tìm đến một chân trời khác.

 

 

- Ko Hyung-Ryul: Xã hội không tuân theo lý thuyết hay ý muốn của người lao động, nhưng cũng không tuân theo ý muốn của uy quyền hay tầng lớp đặc quyền. Và lịch sử rõ ràng cũng không vận hành theo những gì chúng ta lên kế hoạch hay mong muốn. Không biết rằng tôi ví von như thế này có phù hợp hay không nhưng xã hội và lịch sử quả là giống một người con gái đẹp. Cô gái ấy nếu không vừa lòng với chúng ta thì cô ấy sẽ đi theo một con đường khác. Trước khi Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều ở Hà Nội bị gián đoạn, ông đã nói với tôi rằng “khi Moon (Moon Jae-In) và Kim (Kim Jong- Un) bắt tay nhau ở biên giới làm nhiều người Việt Nam đã bật khóc”. Ông có thể nói cho tôi biết vì sao họ lại khóc không?

 

- MVP: Từ khi Bắc và Nam Hàn phân chia, cuộc sống người dân ở hai miền tựa như hai mũi tên đi về hai hướng. Trái ngược với đời sống tự do và phát triển ở Nam Hàn, người dân Bắc Hàn sống trong tình trạng bị cấm vận, nền kinh tế “đóng cửa”, nông nghiệp gần như tự cung tự cấp, đấy là chưa nói đến những hạn chế về mặt tinh thần… Nhưng tất cả những khó khăn ấy của Bắc Hàn chẳng thấm tháp gì so với sự khắc nghiệt của cuộc chiến tranh ở Việt Nam trước 1975. Hiện vẫn còn hàng triệu người Việt Nam phải sống lưu vong ở các nước. Khi hai ông Moon và Kim bắt tay nhau ở biên giới đã mang đến cho chúng tôi sự xúc động khôn nguôi. Chúng tôi luôn mong mỏi có được nền hòa bình thực sự cho người dân Bắc Á.

 

 

- Ko Hyung-Ryul: Tôi vẫn luôn nghĩ cần có sự giao lưu truyền thông và trao đổi thơ ca giữa khu vực Châu Á nơi Trung Á, Đông Nam Á, Đông Bắc Á nối liền. Phải chăng như vậy mới có thể vừa là quê hương của nhau, vừa có thể vượt qua biên giới và có hiện tượng phân tán di cư (diaspora)? Cuộc sống mà chỉ có một khu vực hay một ngôn ngữ thì có gì đó thật thiếu sót. Về chiếc cầu vồng thơ ca nơi các ngôn ngữ trong khu vực Châu Á thế kỉ 21 gặp gỡ, mong ông phát biểu một chút về việc mỗi người nên đặt gì lên đó?

 

- MVP: Nếu được đặt lên “chiếc cầu vồng thơ ca” như ông nói, tôi xin ghi cụm từ “VƯỢT QUA SỰ KHÁC BIỆT”.

 

 

- Ko Hyung-Ryul: Tôi rất muốn nhìn thấu thế giới trọng tâm cốt lõi của thơ ca Việt Nam. Ông nghĩ thế nào về việc tôi và ông cùng nhau thu thập những bài thơ hiện đại nổi tiếng của Việt Nam và Hàn Quốc rồi cho xuất bản cùng lúc ở hai nước?

 

- MVP: Đó là ý tưởng hay và hữu ích cho cả đời sống văn học hai nước. Nhưng nếu chỉ có ông và tôi thu thập và lựa chọn, cũng rất dễ phiến diện và cảm tính. Việc này, mỗi bên cần một hội đồng gồm các nhà nghiên cứu, nhà phê bình văn học, các nhà thơ, các học giả uy tín… Và, cũng cần có những buổi gặp gỡ, hội thảo để có thể đưa ra một văn bản tuyển tập thơ của mỗi nước. Xin nói thêm, ở Việt Nam hiện nay cũng đã hình thành nhiều khuynh hướng thơ ca. Những khuynh hướng cách tân, mới mẻ cũng cần có sự đánh giá thấu đáo, bình tĩnh và công bằng. Đây thực sự là công việc khó!

 

 

- Ko Hyung-Ryul: Trong văn thơ của ông, liệu chúng tôi phải để tâm đến vấn đề gì là quan trọng nhất? Nói cách khác, trong thơ ông định truyền tải điều gì đến chúng tôi. Ông có thể chia sẻ bằng một câu ngắn gọn được không?

 

- MVP: Tôi có một số tập thơ đã xuất bản và 2 tập mới viết chưa in. Mỗi tập thơ là một vỉa tầng trong thế giới của riêng tôi. Thế giới ấy thể hiện khá rõ quan điểm triết học và niềm tin tôn giáo của tôi bằng thơ. Nếu được chia sẻ bằng một câu ngắn gọn, tôi xin nêu: Thế giới thơ Mai Văn Phấn.

 

 

- Ko Hyung-Ryul: Ông đã nói rằng “Thơ ca, ngoài vẻ đẹp còn mang thông điệp về quyền năng và sức mạnh của tâm hồn” vậy với ông điều gì được gọi là “thông điệp của quyền năng”?

 

- MVP: Cái Đẹp nghệ thuật nói chung, trong đó vẻ đẹp thơ ca có thể cứu chuộc thế giới thoát khỏi sự đe doạ hủy diệt bởi bom đạn, sự tàn bạo, cùng sự ngu xuẩn của con người. Vẻ đẹp ấy mang quyền năng và sức mạnh vì nó có khả năng đẩy lùi tội ác, đánh thức thiên lương con người để họ sống nhân hậu thân thiện hơn, không rơi vào vũng lầy tha hóa, tội lỗi…

 

 

- Ko Hyung-Ryul: Tôi có lúc muốn đến Việt Nam vào giữa mùa mưa bão, có thể sẽ được nghe cả tiếng sóng vỗ. Tôi muốn cùng những người bạn đang mệt mỏi của tôi tìm đến với ông. Liệu tôi có thể đến thăm ông trong một vài năm tới?

 

- MVP: Người anh em “sinh đôi”, bạn Ko của tôi hãy đến Việt Nam bất kỳ thời điểm nào. Gia đình tôi và bạn bè ở đây, đặc biệt bạn đọc yêu mến tác giả “Thác mặt trời” luôn mong mỏi được đón Thi sĩ Ko Hyung-Ryul quý mến. Đúng rồi, mùa mưa bão sẽ mang đến cho chúng ta rất nhiều cảm xúc.

 

 

- Ko Hyung-Ryul: Không biết chừng những gì tôi có thể cho ông xem chỉ là một trang nắng thu thực sự của Hàn Quốc và bóng của những hàng cây. Thế nhưng tôi, tiểu thuyết gia Joo Su Ja và ông sẽ cùng ngồi tàu KTX đến Ulsan. Chúng ta sẽ đi chuyến tàu du lịch cá voi của Jangsaeng Pohangra biển Đông vào buổi rối. Hãy cùng nhau uống một cốc bia ở Seonsang và đón gió biển… Ở đó chúng ta nhớ những gì, dự tính những gì, phải nói những gì, không nên nói những gì. Đến lúc đó biển sẽ cho chúng ta biết.

 

- MVP: Cảm ơn ông và tiểu thuyết gia Joo Su Ja đã lên kế hoạch cho chuyến đi tuyệt vời của tôi. Các bạn đã cho tôi hai điều kỳ diệu. Điều kỳ diệu thứ nhất, kể từ khi Joo Su Ja thông báo cho tôi qua email. Tôi đã được trải nghiệm trên chuyến tàu du lịch cá voi của Jangsaeng Pohangra bằng tưởng tượng. Điều kỳ diệu thứ hai, chắc chắn đó là một bất ngờ lớn khác với tưởng tượng khi tôi đến đó vào tháng Mười này.

 

 

- Ko Hyung-Ryul: Ở đây, tôi đã chưa có dịp nói về tập thơ tiếng Việt “Thác mặt trời” của tôi được xuất bản vào mùa xuân năm nay ở Hà Nội. Xin được cảm ơn Phấn (tên thân mật của Mai Văn Phấn) ở Hải Phòng đã trả lời câu hỏi của tôi. Và đương nhiên tôi cũng phải nói lời cảm ơn đến TS. Nguyễn Thị Thu Vân bởi vì nếu không có dịch giả chuyển ngữ, chúng tôi đã không thể trò chuyện thông hiểu được với nhau. Tôi mong rằng thơ ca của ông vẫn mãi luôn tiếp tục vượt qua bóng tối của nội diện bên trong và sự tuyệt vọng của bên ngoài.

 

- MVP: Tôi vừa nêu ý tưởng đặt cụm từ “Vượt qua sự khác biệt” lên “chiếc cầu vồng thơ ca” theo sáng kiến của ông. Trong muôn vàn sự khác biệt, theo tôi khó khăn lớn nhất vẫn là rào cản ngôn ngữ. Như tôi đã viết trong lời bạt tập thơ “Thác mặt trời”, TS. Nguyễn Thị Thu Vân đã chuyển dịch hoàn hảo và đầy biểu cảm “Thác mặt trời” đến mức bạn đọc ở đây ngỡ Ko Hyung-Ryul đã viết trực tiếp bằng tiếng Việt. Tập thơ của ông được bạn đọc VN nồng nhiệt đón đọc và nhiều báo chí đã trích đăng những bài thơ bằng tiếng Việt của ông. Cá nhân tôi vô cùng biết ơn Thu Vân đã làm cầu nối cho những cuộc trò chuyện thú vị và cũng khá rắc rối giữa chúng ta (cười!).

 

- Ko Hyung-Ryul: Hẹn gặp người anh em “sinh đôi” vào tháng 10 tới ở Seoul.

 

 

 

 

 






 

 

 

 

BÀI KHÁC
1 2 3 4 

image advertisement
image advertisement
image advertisement




























Thiết kế bởi VNPT | Quản trị