세계의 탄생과 환희의 합류 - 고형렬, 마이 반 펀, 󰡔대양의 쌍둥이󰡕, 시와표현, 2018 - 이성혁 / Sự hồi sinh thế giới và hoan hỉ hợp lưu - Lee Sung-hyuk - Nguyễn Thủy Giang dịch từ tiếng Hàn

세계의 탄생과 환희의 합류

 

-고형렬, 마이 , 󰡔대양의 쌍둥이󰡕, 시와표현, 2018.

 

 

 

 

이성혁

 

 

 

 

이성혁

 

 

1. 쌍둥이

 

최근 발간된 한국의 중견 시인 고형렬과 베트남의 중견 시인 마이 펀의 󰡔대양大洋의 쌍둥이󰡕라는 이인 시집 제목부터 흥미롭다. 시집 제목은 시집 안의 어떤 시나 시구를 따와서 붙인 것이 아니라 따로 만들어 붙인 것이다. 고형렬 시인에 따르면 제목을 붙인 것은 마이 시인이라고 한다. 마이 펀은 커다란 바다에 살고 있는 마리의 물고기란 뜻으로 시집 제목을 붙였는데, 고형렬은 이에 우리는 대양이라는 뱃속에서 태어났으며 바다 속에서 사람은 쌍둥이 물고기로서 어디까지 있는지 모를 세상을 여행할 이라는 아름다운 구절을 달았다. 그런데 쌍둥이 말을 좁게 해석한다면, 말은 한국과 베트남이 쌍둥이와 같이 비슷한 얼굴을 가지고 있다는 것을 의미한다고도 하겠다. 그것도 그럴 것이 나라 모두 중국과 국경을 맞댄 동아시아의 약소국이었으며 제국주의 시대 식민지이기도 했고 결과 분단되기도 했다.(물론 베트남은 분단을 극복했지만.)

 

쌍둥이와 같은 나라의 시인. 시인의 역시 쌍둥이의 모습을 하고 있지 않겠는가? 하지만 쌍둥이는 비슷한 얼굴을 가지고 있을지라도 각각 고유한 삶을 살고 고유한 생각을 가진다. 한국(남한) 베트남은 다른 길을 걸어왔으며, 나라에서 장년에 이르기까지 살아온 시인의 시세계가 비슷하기는 힘들다. 그렇다고 해도 다른 삶을 살아오고 다른 시세계를 보여주는 시인이 쌍둥이였음을 인식한다는 것은 중요한 일이다. 비슷한 유전자를 타고 태어나 고유한 삶을 살아가고 있는 쌍둥이. 한국과 베트남의 시인이 그러한 쌍둥이였다는 재인식이, 시인의 시가 수평적으로 연결되는 계기를 마련한다. 쌍둥이로서 공유하는 운명과 같은 것이 시인을 관통하는 것이다.

 

고유한 삶을 살고 있지만 공동의 운명을 갖고 살아간다는 인식은 수평적인 횡단과 연대를 가능케 한다. 횡단과 연대는 시간적으로 앞으로만 나아가려는 모더니티의 폭력적인 운동을 제어하고 그와는 다른 삶을 마련한다. 앞으로 나가야 한다는 모더니티의 직선적인 강박은 삶의 가능성을 왜소하게 만들고 삶의 자기 파괴로 이끌 뿐이다. 그러나 공동의 운명을 인식하면서 서로 손을 맞잡는 횡단과 연대는 삶을 풍요롭게 하며 삶에 새로운 가능성을 창출한다. 󰡔대양의 쌍둥이󰡕 한국과 베트남의 시인의 시편들을 횡단하고 연결하면서 우리네 삶의 새로운 가능성을 열기 위해 기획된 시집이다. 전반부는 고형렬의 시편들이 후반부에는 마이 시인의 시편들이 실려 있는 , 각각 고유한 시세계는 서로가 서로를 비추며 손을 맞잡는다. 시집이라는 장소에서 일어나는 세계의 우호적 마주침이 다른 공간을 마련하고, 공간이 다른 -연대와 공통의 - 가능성이 생성되는 장소가 된다.

 

시집에 실린 시인의 시세계에서 억지로 유사성을 찾아 비교하는 것은 의미가 없을 것이다. 서평은 특정한 소재나 주제에 대한 시인의 시화詩化를 소박하게 대면시키는 데에 의미를 두고자 한다. 다만 대면을 통해 독자에게 공통의 세계 지평이 보이기 시작할 있길 바랄 뿐이다.

 

2.

 

시집에서 마이 펀과 고형렬 모두 주요 소재로 삼고 있어서 주목된다. 고형렬은 책상 위에서 흔들리는 이라는 시를, 마이 펀은 새벽이슬이라는 시를 앞에 배치하고 있다. 또한 고형렬의 시편들 묶음의 제목은 바로 전자의 제목으로 삼았고 마이 펀의 시편들 묶음의 제목은 비오는 밤의 변주곡이라는 시의 제목으로 삼았다. 그만큼 시집에서 시인은 이미지를 중시한다.

 

빗방울이 여름 꿈을 깨고

풀은 고개 들어 주저하며 물방울을 맞는다

썩은 , 영혼이 재빨리 파란 하늘로 올라

서리를 녹이는 충혈된 속으로 들어간다

- 마이 , 가을이 왔다 부분

서로 닿지 않으려다 통곡하는 범람

비는 유리창을 적시지 못한다

미끄러져 무한으로 흘러내릴 ,

- 고형렬, 빗발치는 유리창 부분

 

위에 인용된 구절 모두 - 이미지가 시의 중심에 놓여 있는 , 이미지들의 상징적 의미들은 고형렬과 마이 펀이 세계를 대하는 시적 태도의 차이를 보여준다. 마이 펀의 빗방울 꿈에 잠겨 있는 여름을 깨우고 세계를 가을로 인도한다. 그것은 여름 동안 썩어간 잎과 영혼을 파란 하늘 안쪽에 있을 서리를 녹이는 충혈된 쪽으로 이끌어 올리는 일이기도 하다. 더운 여름이 끝나면서 내리는 신선한 빗방울은 세계의 새로운 생성을 고지한다는 상징적인 의미를 가진다. 하지만 상징은 단순하지 않다. 그것은 죽음과 관련되어 있기 때문이다. 반면 고형렬 시인에게 물의 이미지는 언제나 현대문명 안에 존재하는 것으로서 나타나는 , 위에서 인용한 구절에서도 빗물은 유리창에 가로막혀 흘러내리고 있다. 유리창은 서로 닿지 위해 만들어놓은 인공의 세계다. 인공의 세계를 빗물은 적시지 못하고 미끄러져 무한으로 흘러내 뿐이다. 나아가 흘러내린 빗물은 결국 통곡하는 범람이라는 사태를 가져온다.

 

다른 시를 보아도, 고형렬 시인의 물은 현대문명 속에서 우리의 , 우리의 마음이 처한 어떤 상태를 상징하고 있는 것으로 보인다.

 

내장과 뇌와 뼈가 없는 물속이

환히 들여다보인다 너는 흔들리고 있니

지구 내부의 화염이 이곳에 전달되고 있어요

멀리 전철이 지나갈 때마다

나는 흔들려요

하늘에 비행기가 지나갈 때도 흔들립니다

저를 흔들리지 않게 해줄 없나요

아무것도 지나가지 않을 흔들리는 것은

지구가 궤도를 공전하면서 흔들리는 것이라고

말한다

나는 무엇을 해야 하지

우리가 다른 문제를 해결하고 있을 때도

물은 멈추지 않고 흔들리고 있었다

아무도 물을 찾아간 적이 없었다 물은 상처를

치유 받은 적이 없었다

불안이 너의 내부를 향하여 노래하기 시작한다

이층 책상 위에 놓인 플라스틱 병의 수면이

흔들린다

25센티미터 높이에 있는 .

- 책상 위에서 흔들리는 전문

 

속에 담긴 내장과 뇌와 뼈가 없는 멈추지 않고 흔들리고 . 아무도 찾아간 적이 없었 물은 상처를/치유 받은 없었다고 한다. 물은 외롭고 상처받은 채로 방치되어 있었던 것이다. 물의 상징적 의미가 무엇인지는 독자마다 다르게 읽을 있겠지만, 필자는 우리 삶의 바탕에 있는 마음과 같은 것이 아닐까 추측해본다. 우리 내면에 있지만 우리가 외면해버린 어떤 상처 입은 마음. 물을 어떤 마음이라고 추측해본 이유는 불안이 너의 내부를 향하여 노래하기 시작한다라는 구절 때문이다. 계속 흔들리는 물은 불안의 노래를 자신의 내부에 들인다. 다시 말하면 흔들리는 물은 불안의 노래로 전화된다. 물이 우리가 외면하는 우리 내면의 마음을 의미한다면, 마음을 감싸고 있는 플라스틱 우리의 삶이 입고 있는 문명적 외피라고도 있을 것이다.

 

문명 안에서 살아가고 있는 우리 안의 마음, 그것은 멀리 전철이 지나갈 때마다 또는 하늘에 비행기가 지나갈 때도 흔들린다. 하지만 흔들림은 전철이나 비행기와 같은 현대문명의 산물에 따른 것만은 아니다. 그것은 지구의 궤도를 공전하면서 흔들리는 이기도 하다. 우리가 공전하는 지구 위에 사는 , -마음 흔들리게 마련인 것이다. 흔들리는 속의 물은 멈추지 않고 흔들리 운명 위에 현대문명이 야기한 진동이 겹쳐져서 흔들리고 있는 것이다. 나아가 그렇게 중첩되는 흔들림을 통해 물은 지구 내부의 화염 감지한다. 문명 안에서 흔들리는 -마음 운명이 지구의 깊숙한 곳에서 불붙고 있는 화염과 연결되면서, -마음 어떤 생래적인 폭발, 들끓음의 잠재성을 가진 것으로 나타난다. 그렇다면 -마음 불안은 자기 자신이 화염에 끓어 넘칠지도 모른다는 예감에 따라 생겨난 아닐까?

 

화염은 무엇을 파괴할 기세인가? 물의 경험의 라는 시에 비추어보자면, 비를 가로막고 있는 유리창과 같은 현대문명의 , 넓게 말하자면 도시 자체다. 시에서 시인은 도시에서 분노하고 있는 물을 보여주는 , 물은 도처에서 출렁이고 컵을 깨고, 벽을 넘으려 한다 , 물은 신음하고 절규하고 음모하고 팽창하며 비명을 지른다. 하지만 야성적이고 동물적인 물의 범람은, 시에 따르면 도시에 의해 진압되어 죽임을 당한다. 도시에서는 기이한 동물성의 본질을 경험하는 것은 불가능 일인 것이다. 화염으로 부글부글 있는 -마음 태풍 속에서 몸을 천변만화해도 이미 더러움을 벗어나지 못하고는, 초조하고 탄력 잃으면서 결국 우울증에 빠져 집단 자살한다. 결국 물은 눈을 까뒤집고 죽은 침묵의 이라는 처참한 결과를 맞이하는 , 이는 도시문명에 의한 -마음 살해라고 것이다. 이렇게 고형렬의 시는 물의 이미지를 현대도시문명과의 연관성 속에서 비극적으로 조명한다.

 

마이 펀의 시에서 물은 어떠한 존재로 현상하는가? 마이 시인도 속의 물에 대해 있다. 어떤 단시短詩에서 그는 컵에 가득찬 /나는/빛을 마신다(그리움 전문)라고 쓰고 있다. 고형렬 시인의 책상 위에서 흔들리는 에서 상정해보았듯이, 컵이 문명의 옷이고 속에 있는 물을 마음-그리움-이라고 , 고형렬의 시와는 달리 마이 펀의 시에서 -마음 문명 내부를 가득 채우는 빛으로 나타난다. 위상이 고형렬 시의 그것과는 반대에 있는 것이다. 이때의 -마음 시심詩心이라고 해도 좋지 않을까?

 

마이 펀에게 -마음 세계의 어떤 힘에 수동적으로 반응하는 것이 아니라 능동적으로 세계를 움직이는 존재자다. 시내 속의 돌멩이 보자. 흘러가는 물은 돌멩이를 차갑게하며 사방으로 빗방울은 세계의 가장 깊은 적신다. 하여 빗방울에 의해 세계는 촉촉하고 부드러워졌다. 하지만 다른 존재자들도 수동적인 위치에 있는 것은 아니다. 가만히 시내 속에 박혀 차가워진 돌멩이는 굽이치는 물결에 아랑곳하지 않고/조용히 눈을 있는 것이다. 자신의 몸이 차가워지더라도, 돌멩이는 자신의 자리를 능동적으로 묵묵히 지킨다. 이렇듯 마이 시인에게 세계는 존재자들이 서로 파고들면서 서로 흔들거나 흔들리면서 생동감 있게 공존하는 , 이에서 그의 밝은 낭만주의적 세계관을 있다. 하지만 아래의 시는 그가 마냥 세계로부터 생동하는 것만을 읽어내지는 않는다는 것을 보여준다.

 

비가 왔고

천둥이 쳤다

어둠속에서 발가벗은 새싹들

흙은 고의로 척박함을 감추었다.

함께 간절히

회상했다

삿갓과 도롱이 또는 하늘을 가로지르는 번개

어둠이 무덤에 내려앉는데

검은 옷은 여전히 나무에 걸려있다.

함께 시원하고

그리고 함께 울린다

소리가 깊은 잠속으로 들어가고

수많은 꿈을 거꾸로 깨뜨린다.

시원한 빗물은 부풀어 오름 울음.

- 비오는 밤의 변주곡 전문

 

위의 시는 묘지의 세계를 포착한다. 이곳의 흙은 죽음을 품고 있어서 척박하다. 새싹들이 자라겠지만 그것들은 어둠속에서 발가벗 방치되어 있다. 하지만 죽음을 모셔놓은 세계에도 빛처럼 빗물이 방문한다. 빗물은 정말로 하늘을 가로지르는 번개라는 빛과 함께 세계에 내려온다. 하지만 번개의 순간적인 빛은 묘지의 세계를 어둠으로부터 해방시키는 한다. 무덤에 내려앉는 어둠은 사라지지 않고, 죽음을 연상시키는 검은 옷은 여전히 나무에 걸려 것이다. 하지만 빛을 담은 빗물이 묘지의 위에 내리면서 죽음을 품은 땅도 변화한다. 그러나 시내 속의 돌멩이에서 시내에서처럼 밝은 음향이 들려오지는 않는다. 이곳에서의 빗소리는 울음 소리로 현상하고 있는 것이다.

 

위의 시에 따르면 빗소리는 비가 수많은 꿈을 거꾸로 뜨리면서 나는 소리다. 꿈은 간절한 회상과 관련된 것이리라. 꿈은 빗물에 불어 부풀어 오르다가 결국 울음을 터뜨리며 깨져버린다. 그것은 묘지 죽음들 속에 눌려 있었던 울음이 터지는 , 그러나 터짐이 묘지의 존재자들에게 시원한 감각을 주고 그들이 함께 울리도록 만드는 것이리라. 하여, 빗물은 시원한 울음이라는 역설적인 의미를 갖게 된다. 울음으로 전환된 빗물은 묘지에 내장된 비극성을 시원하게 드러낸다. 다시 말하면 -마음, 시심은 묘지 죽음들이 꾸던 , 비극을 품고 있는 간절한 회상을 터뜨리며 울음으로 시원하게 흘려보낸다. 여기서 베트남의 시련의 역사, 숱한 이들이 죽임을 당해야 했던 비극적인 역사를 떠올리는 것은 필자만일까.

 

3.

 

시집에서 죽음 고형렬과 마이 모두가 접근하고 있는 주요한 주제다. 죽음을 어떻게 삶으로 전환할 것인가, 시인들은 길을 찾는다. 이를 위해 우선 세계에 내재해 있는 죽음을 인식해야 한다. 삶의 세계에 내재해 있는 죽음을 알지 못한다면 죽음의 삶으로의 전화도 불가능하다.

 

고형렬 시인은 죽음의 이미지를 물의 이미지처럼 도시문명에서 찾아낸다. 그는 지저분한 나방의 라는 시에서 도시 속에서의 자체가 죽음과 같다고 과격하게 단언한다. 그의 사회 비판은 격렬한 바가 있다. 특히 현대문명의 자본주의적 세태에 대해 매우 공격적이다. 그는 시에서 신께서도 죽었지만 도시 속의 사람들은/모두 죽은 오래되었다/아니면 죽어서 살아가고 있다 선언한다. 물론 도시인들은 지금 살아있지만 사람으로서가 아니라 좀비처럼 살아가고 있다는 뜻이다. 도시인들, 죽은 자들은 광신자와 고집불통 되어버려 그들의 영혼은 사랑과 관대함 등의 인간적 미덕을 잃어버리고 말았다. 그들은 오직 죽은 것들 건태와 죽은 고기들을 널어놓고 팔면서 죽음을 퍼뜨리며 살아나갈 뿐이다. 이는 이익을 위해 상품만을 팔고 살다가 결국 인간 모두가 상품이 되어버린 자본주의적 삶을 비판하는 의미를 담는다.

 

그런데 자본주의 도시에서 시인 역시 살아간다. 그렇기에 일반화된 죽음 속에서 시인 자신도 죽음을 살아가야 한다. 이에 시인에게는 자신에게도 내재된 죽음을 어떻게 발견하고 죽음을 시로, 삶으로 전화시킬 것인가가 그의 시적 과제가 것이다. 고형렬 시인이 저쪽의 나를 기억하는가/온몸이 얼어붙어 나는 울고 있는 같았다/나는 최초로 타자의 나를 느꼈다(잊을 없는 어느 산의 그로테스트)라고 말할 , 저쪽에 있는 타자의 바로 죽어버린 나의 영혼이리라. 영혼은 이제 얼어 죽어 저기에서 울고 있는 타자가 되어버렸다. 죽은 , 타자가 저기 걸어가고 있는 것을 보는 , 그것이 시인에게까지 스며든 죽음의 삶으로부터 벗어나기 위한 기본 전제가 된다.

 

걸어가는 그는 누구인가

아무도 없는 계곡의 달밤, 계속된다

달밤의 상영은

밤에 달빛이 밟혀 깨어지고 있다 전율적이다

아직도 있는 달빛

발바닥에 꽃들이 하얗게 피어난다

- 잊을 없는 어느 산의 그로테스트 3

 

시인은 저기 걸어가는 그는 누구인가 관찰한다. 그는 타자가 죽은 나이다. 계곡의 달밤 걸어가고 있는 죽은 나의 발바닥에는 전율적으로 밤의 달빛이 깨어지고 으며 달빛은 꽃들이 되어 하얗게 피어나고 있다. 으깨어지고 있는 달빛이 피어나면서 태어난 꽃들은 죽음을 서늘하고 아름답게 드러내는데, 시인에 따르면 가지에 저렇게 많은 꽃이 피는 것은/ 많은 사람들이 죽는다는 표시(꽃의 통곡을 듣다) 것이다. 도시에서 죽음이 되어버린 삶을 보고 있는 고형렬 시인은 자연으로부터는 죽어버린 자들 또는 죽어버린 나의 영혼을 읽어낸다. 발에 밟혀 으깨진 달빛으로부터 피어난 꽃들은 죽은 자들의 영혼이자 그들의 죽음을 증언하는 표시이다. 그래서 역설적으로 꽃들은 삶이 있었음을 증언한다. 죽은 것들만이 살아있는 듯이 활개 하는 좀비의 도시에서와는 달리, 삶의 죽음을 표시하는 꽃들은 죽은 삶을 살고 있는 시인에게 존재했었던 삶을 환기시킨다. 그래서 이제 도시에서도, 시인은 사라졌지만 사라지지만은 않은 삶의 표시 발견할 있게 되는 것이다.

 

서울역 뒷산에 아름다운 노을이 적이 있습니다

그때 당신은

하얀 컬러를 목에 두르고 있던 소녀였습니다

나무들은 없고 아파트만 언덕에 가득해

능선과 하늘이 없어졌지만

우리의 마음까지 없어진 것은 아니겠지요

능선의 길은 어린 날의 향기를 품고 있습니다

도시를 내려다보며

우리는 지금도 다른 나라 사람들처럼 뒷산에서

살아가고 있습니다

다시 민둥산 언덕에 오월의 바람이 불면

빼곡한 우리의 나이테는 능선을 노래하죠

- 나이테의 음악을 선물 후반부

 

시인이 죽음의 삶밖에 남지 않았다고 단언한 도시, 삶다운 삶이 사라지고 다른 나라 사람들처럼 살아가야 하는 도시에도, 존재했었던 삶의 향기가, 우리의 마음이 남아 있다. 그것은 도시 뒷산 능선의 길을 걸으며 함께 소년소녀 시절을 살았던 우리 세월의 체취이다. 체취, 어린 시절의 향기 여전히 능선의 길에 배어 빼곡한 우리의 나이테 된다. 나이테는 여전히 옛날에 있었던 삶다운 아름다운 삶을 노래하고 있다. 그렇기에 아파트만 세워지는 현대 도시는 삶다운 삶을 완전히 말소시키지 못한다. 물과 같은 마음을 완전히 말려버리지 못한다. 죽임을 당한 삶은 자신을 어디에선가 죽음의 흔적으로서라도 드러낸다. 아스팔트 밑에서 찢어지는 풀의 울음소리(, 풀의 나라에 도착)처럼 말이다. 풀은 자신의 울음소리로 아스팔트에 짓이겨져 묻혀버린 자신의 죽음을 드러내는 동시에 삶을 펼쳐낸다. 그리하여 완전한 풀의 울음소리는 도시를 망각하고 풀의 나라 펼쳐내는 , 나라는 마천루를 뛰어넘는(같은 ) 장엄한 위력을 드러내는 것이다.

 

이때 김수영과 연관 짓지 않는다고 않더라도 민초들의 삶을 떠올리게 한다. 그렇다면 마천루를 뛰어넘을 정도의 풀의 힘을 보여주는 사람들이 지금도 있단 말인가? 고형렬 시인은, 시집에서는 현재 한국의 대도시로부터 그러한 민초들을 발견하여 보여주지는 않고 있다. 하지만 그는 미얀마 난민거주지 뛩엥꽁 어두운 골목 안에서 펌프 물을 퍼올려 검은 물에 목욕을 하고 (뛩앵꽁의 여자들) 여자들의 모습으로부터 바로 사람들로 이루어진 풀의 나라 발견하고 있는 것으로 보인다. 여자들이 울타리도 없는 방문 앞에서/민물 목욕을 하는 한낮 활보하면서, 시인은 이방인과 눈이 마주치자 꽃처럼 여자들 앞에서 고개를 숙이고 걸어가는 내가 싫었다(같은 ) 쓴다. 비록 난민촌의 더러운 환경이지만, 시인이 살고 있는 도시의 죽은 삶과는 달리 여자들은 꽃처럼 살아 있는 , 시인이 고개를 숙이는 것은 그러한 건강한 살아있음을 이상 똑바로 쳐다볼 없을 만치 자신의 영혼이 죽었기 때문이다. 그렇기에 그는 고개를 숙이게 되는 자신이 싫었던 것이다.

 

고형렬 시인은 이렇게 가난한 동아시아의 어떤 난민촌에서, 여전히 살아 있는 사람들의 모습을 발견하는 것인데, 이는 동아시아 나라들을 드나들며 나라 시인들과 교류해온 그에게, 나라들이 가져다준 값진 선물이라고 것이다.

다시 눈을 돌려 마이 펀의 시를 살펴보자. 오는 밤의 변주곡에서 보았듯이 역시 세계에 내재한 죽음을 인식하고자 한다. 그런데 고형렬 시인이 도시의 죽음을 이겨내는 삶을 아스팔트를 뚫고 나온 풀에서 읽어낸 것에 반해 마이 시인은 풀로부터 죽음을 읽어낸다. 풀베기 보러 절에 가다라는 시에서 시인은, 풀베기 위해 풀뿌리에 칼을 대자 풀뿌리에 망자의 혼이 여전히 붙어 음을, 날아가지 못한 망자의 자신의 밑의 냉혹함 속에 놓여 음을 깨닫는다. 작은 풀에서 어떤 냉혹한 폭력에 의해 명을 살지 못한 망자의 혼을 느끼는 예민한 감수성은 앞에서 언급했듯이 베트남에 있었던 전쟁의 역사적 참극이 시인에게 체화되어 있기에 생긴 것일 테다. 하지만 마이 펀은 자신의 마음에도 드리워있을 죽음의 어둠을 시심의 힘에 의해 능동적으로 빛의 세계로 이끌어내고자 하는 시인이다. 피리에게 쓰는 편지에서 나는 어두운 지옥 속의 피리를 분다 그는 말한다. 피리 소리는 지옥의 어둠 속에서 역시 피리의 그림자를 만들면서 다음과 같은 변화를 아름답고 눈부시게 이끌어내게 것이다.

 

물밑 뗏목에서 날아올랐다가

어둠의 계단 속에 던져진다.

음역씩 올라가고 있는

올리는 힘들고 어두운 그림자의 발자국 소리를 듣는다.

우주는 조용히 침묵한다.

부드러운 파도는 흙이 쓸려 내려가는 쪽에 아직도 자신이 있다는 것을 알리려 한다.

내일 새벽에 일어나 흙이 쌓이는 곳에서 만나려고.

속의 어두운 곳에서

엄마의 젖을 소리를 머금고,

벌어진 입으로

빛들이 얼싸안고 천천히 밀려온다.

- 피리에게 쓰는 편지 후반부

 

아마 시심이 불고 있을 피리 소리는, 시인을 계단씩 어둠의 계단으로부터 올라가게 이끈다. 그런데 그러한 상승은, 피리 소리가 역설적으로 우주를 조용히 침묵하게 하면서 이루어진다. 침묵은 부드러운 파도 흙이 쓸려 내려가는 쪽에 아직도 자신이 있다는 가시화한다.(피리 소리에 밤의 우주가 고요히 침묵하고, 파도가 흙을 쓸어가는 소리만이 부드러이 들려오는 상황을 상상해보자.) 세계 안에 자신이 있다는 것을 알린다는 , 그것은 내일 새벽에 다시 만나고자 하기 때문이다. 고요하게 자신을 드러내고 있는 세계의 존재성은, 시인에 따르면 새벽의 빛을 향해 움직이는 것이다. 피리소리가 가시화 또는 가청화(可聽化) 움직임의 소리는 속의 어두운 에도 스며들면서 벌어진 입으로 새벽의 빛들이 얼싸안고 천천히 밀려오도록 변화시킨다. 그렇게 세계의 존재성과 뒤섞이는 세계의 일부가 되어, 새벽이 나도 아니고, 다른 사람도 아니(천진함) 된다. 혼이 다시 육체로 들어오면서, 가슴속에서 천진한 울음이 지며 방울 방울 새벽 방울(같은 ) 변신하는 것이다.

 

그렇기에 세계의 존재성을 가청화한 시심의 소리-피리 소리- 어둠 속에 놓인 우리가 새벽의 빛과 만날 것임을 알려준다. 그것은 새벽의 비밀스런 파란 공간 속에/ 세상에 나오는 아이들의/소리 전해주는 , 마이 펀에게 시란 이렇게 세계가 매번 새로이 탄생하는 장면(소리) 전달하는 헤르메스인 것이다. 세계가 탄생하는 순간의 장면을 마이 펀은 아래의 시에서 다음과 같이 전달한다.

 

언덕 위에서 바라본다

피어난 좋은 풀꽃

그로부터 빛이 나온다

여명이 그로부터 나오면서

산기슭과 숲속 길을 비춘다

아침 일찍 새들이 난다

나도 방금 기억에서 벗어났다

다른 곳이 아니다

바로 좋은 풀꽃에서 나와서

아름다운 하루를 만든다

나는 가장 가까운 카페로 가서

여자를 기다린다

그리고 언덕을 오랫동안 바라본다

맞아, 정말 맞아

우리 모두는 그곳에서 태어났어.

- 세계의 근원 전문

 

풀꽃이 피어난 순간, 이제 빛은 하늘에서 땅으로 내려오지 않는다. 땅에서 하늘로 솟아오른다. 그러므로 어둠의 하늘을 밝게 만드는 여명도 방금 태어난 송이 풀꽃에서 퍼져나간다. 여명은 산기슭과 숲속 길을 추고 밝아지는 아침의 장소로부터 새들이 날아가기 시작한다. 그러니까 태어난 풀꽃에서 여명이 퍼져나가며 세계가 밝아지고 새로이 탄생하는 , 하여 좋은 풀꽃 아름다운 하루를 들며 세계를 다시 탄생시키는 세계의 근원 것이다. 그러므로 세계의 근원 다른 곳이 아니 풀꽃이 피어나고 있는 바로 여기다. 그렇게 세계가 새로이 탄생하면서, 역시도 기억에서 벗어 새로이 탄생하는 삶을 온몸으로 느끼게 것이다. 그래서 나는 가장 가까운 카페로 가서/ 여자를 기다리는 것일 , 여자와의 만남이 우리 모두 함께 그곳에서 태어 사랑으로 성장시키고 완성시킬 것이기 때문이리라.

 

이렇게 새로운 세계의 환한 탄생의 눈부신 시적 비전은 마이 시의 득의의 영역이다. 그가 시집 뒤에 실린 한국의 독자들에게라는 글에서 펼쳐낸 시론이 생각난다. 그는 글에서 세계는 시인이 바라보는 방식으로 새로 그려질 것이다.라고 썼다. 시인이 그려낸 세계는 , 죄의 추함에 대처하며 불통을 화해시키고, 민족에게 평화를 가져다 리라고 그는 믿는다. 그래서 시인이 세상을 다시 그리는 지구상의 모든 곳에 심혼의 밝은 빛을 퍼뜨려서 평화와 화해의 갈망을 현실로 만드는 일이다. 위의 시를 읽으면서 독자의 사람인 필자의 심혼은 시의 빛으로 환해짐을 느낄 있었다. 요즘 같은 세상에서 이러한 맑고 심대한 비전을 품은 시심을 간직하고 있다는 자체가 필자에게 놀라운 일이었는데, 그것은 마이 펀이 여전히 이상을 품고 있는 나라의 시인이기 때문일지 모른다.

 

4. 합류

 

마이 시인은 다음과 같은 아름다운 시를 시집에 남겨놓고 있다.

 

입술

바다를 찾아가는 근원을 여는

하늘과 땅이 만나는

나는 키스를 나른다

물고기가 꼬리와 지느러미로

넓은 바다를 휘젓듯이

새가 밝은 꿈을 노래하듯이

푸른 바닷가에 씨를 뿌렸을 때처럼

그리고 파도가 속삭일

구름은 이별의 슬픔을 덮을 안다

그리고 우리는 자신이 태어났다는 것을 안다.

- 크리스마스 전문

 

세계가 태어나는 장면을 세계의 근원에서 인상 깊게 그려낸 마이 시인은 위의 시에서 바다를 찾아가는 근원을 여는/ 하늘과 땅이 만나는 입술이라고 대담하고 황홀하게 이미지화하고 있다. 바다로 향하는 세계의 근원, 그곳은 하늘과 땅이 만나는 지평선이며, 지평선을 사이에 두고 위의 하늘과 아래의 땅은 다문 입술처럼 맞붙어 있다. 입술이 열리듯 하늘과 땅이 열리면 여명의 빛이 퍼져나가고, 세계는 새로이 탄생하면서 바다를 향해 흘러나갈 것이다. -시인- 세계의 근원을 여는 입술이 보내는 키스-- 우리에게 나르는 사람이다. 시는 물고기가 바다를 휘젓듯이 세계 속을 헤엄쳐나가면서 새가 노래하는 밝은 꿈을 푸른 바닷가-세계의 - 씨를 뿌리듯 뿌려놓는다. 그럼으로써 세계의 끝까지 당도한 여명의 키스는 세계를 새로이 탄생시킬 것이다.(세계의 새로운 탄생은 예전의 세계와 이별하는 , 하지만 세계는 슬픔이 눈물처럼 응축된 구름을 통해 이별의 슬픔을 덮을 알고 있다.) 그리고 다시 태어나는 세계 속에서, 여명의 키스-- 맞이하고 있는 우리 역시 지금 자신이 태어났다는 것을 알게 것이다.

 

하여, 키스는 한국의 고형렬 시인에게까지 미칠 것이며 그래서 우리에는 고형렬 시인도 포함될 터이다. 고형렬 시인은 키스에 응답이라도 하듯이 마이 시인에게 보내는 오렌지빛 오토바이들 시집에 남겨 놓고 있다. 시는 마이 시인이 고형렬 시인의 고향 속초에 왔다 보내온 속초에서라는 시에 대해 화답하는 시라고 한다. 시에서 고형렬 시인은, 그가 하노이에 방문했을 때의 잊을 없는 겨울 하노이의 퇴근 풍경 새겨놓고 있는 , 저녁 풍경이 발하는 -별빛- 한국의 시골 풀밭까지 찾아 비추고 있다.

 

해가 지면 하노이는 우주가 된다

하루해를 보낸 별들이 황금빛 헤드라이트를 작은 머리에 달고

교차로에, 돌아오는 사람들

부르릉, 부르릉, 손잡이에서 별은 긴장한다

가장 변두리의 별은 눈동자만 전구 알로 미래를 비춘다

거기 나와 가족과 우리들,

온통 소란한 환희의 합류, 해방과 기쁨의 교차로

한국의 시골 풀밭까지 찾아온다

오렌지빛 오토바이의 견고하고 작은 얼굴들, 열어보고 싶은 마스크,

수많은 불빛들 오늘은 헤어진다 하루의 노동과 수입에

만족하고, 그리고 지구의 하루는 마감된다

나는 지금 어두운 교차로를 건너가는

별의 작은 집으로, 돌아가는 나는 우주인, 나는 하노이인, 나는

저녁 퇴근의 아시아인

이제 조금 , 교차로의 한바탕 러시 축제는 끝이 나고

나머지 어둠만이

정적과 함께 쓸쓸히 배회하고 있으리……

- 오렌지빛 오토바이들 전문

 

마이 펀의 세계의 근원에서 피어난 지상의 풀꽃으로부터 새로운 탄생의 빛이 솟아올랐듯이, 위의 시에서는 교차로에서 퇴근하는 오토바이의 무리에서 나오는 헤드라이트의 오렌지빛 하늘로 솟아올라 별빛으로 화한다. 동료들과 헤어지며 퇴근하는 노동자들이 발산하는 오렌지빛-별빛 지구의 하루 마감되었음을 알려준다. 그리고 별처럼 빛나는 헤드라이트의 전구 내일-미래- 미리 비춘다. 미래는 해방과 기쁨의 교차로에서 온통 소란한 환희의 합류 이루어질 세계다. 합류에 베트남인 마이 펀과 한국인 고형렬도 함께 하리라. 하지만 지금은 저녁 퇴근의 한바탕 러시 축제는 끝이 나고 하노이의 거리엔 정적과 함께 나머지 어둠만이 쓸쓸히 배회하고 시간, 한국에 있는 홀로 어두운 교차로를 건너가는 이다. 소란한 환희의 합류가 이루어지는 미래의 시간은 아직 오지 않았다.

 

하지만 하노이의 헤드라이트 , 변두리의 한국의 시골에 있는 시인에게 찾아옴으로써, 한국에서 별의 작은 집으로 돌아가는, 나는 우주인이자 아시아인-한국인이자 베트남인-으로 존재하게 된다. 하노이의 교차로는 한국 시골의 어두운 교차로에까지 뻗치는 것이다. 이제 마이 펀처럼 고형렬 시인도 아시아의 하노이 사람이 되었으며, 그래서 우주인 대양의 쌍둥이 되었다. 그리하여 명은 베트남에서 그리고 다른 명은 한국에서, 해방과 기쁨의 소란한 환희의 합류 이루어질 미래를 비추는 별빛을 동시에 남겨놓았다. 어둠 속에서 빛나고 있는 쌍둥이 별빛을 나란히 모아놓은 것이 바로 시집이다.

 

이성혁

1967 서울 출생. 문학평론가. 《문화 다》 편집주간.

1999 《문학과창작》 평론부문 신인상 수상. 2003 《대한매일신문》 문학평론 당선. 평론집으로 『불꽃과 트임』, 『불화의 상상력과 기억의 시학』, 『서정시와 실재』,『미래의 시를 향하여』 .

 

2003 󰡔대한매일신문󰡕 신춘문예 평론 부문 당선.

저서 󰡔불꽃과 트임󰡕 󰡔불화의 상상력과 기억의 시학󰡕 󰡔서정시와 실재󰡕 󰡔미래의 시를 향하여󰡕 󰡔모더니티에 대항하는 역린󰡕 .

 

 

 

 

 

Sự hồi sinh thế giới và hoan hỉ hợp lưu

(Đọc tập thơ “Sinh đôi trong đại dương” của Ko Hyung-Ryul và Mai Văn Phấn, NXB Dalsaem, Hàn Quốc)

 

 

 

Dịch giả Nguyễn Thủy Giang

 

 

 

Lee Sung-hyuk

Nguyễn Thủy Giang dịch từ tiếng Hàn

1. Sinh đôi

Hai nhà thơ hàng đầu của Hàn Quốc và Việt Nam là Ko Hyung-Ryul và Mai Văn Phấn (MVP) vừa cho ra đời tập thơ in chung, với tên gọi “Sinh đôi trong đại dương”. Tựa đề của tập thơ đã tạo sức hấp dẫn cho bạn đọc. Nó không phải tên một tác phẩm trong tập, mà được đặt riêng cho tập thơ này. MVP đã đặt tên tiêu đề này với ý nghĩa “hai con cá song sinh trong đại dương vô tận”, còn Ko Hyung-Ryul cho rằng “con người vốn được sinh từ lòng mẹ - nơi được coi là đại dương rộng lớn”; đồng thời ông cũng viết một đoạn văn rất hay rằng “Giữa đại dương bao la vô tận, hai người, như hai con cá sinh đôi cứ mải miết bên nhau mà chẳng biết sẽ bơi tận cùng đến nơi nào trên thế gian này”. Còn nếu phân tích ở phạm vi hạn hẹp của ngôn từ, có thể hiểu “sinh đôi” đơn thuần mang ý nghĩa Hàn Quốc và Việt Nam có diện mạo bề ngoài giống nhau như cặp song sinh. Sự giống nhau ở đây có thể hiểu đó là điểm chung giữa Việt Nam và Hàn Quốc, cả hai quốc gia đều là nước nhỏ của châu Á, có đường biên giới giáp với Trung Quốc, đồng thời từng là thuộc địa của đế quốc, và chính điều này đã dẫn tới sự phân tán lãnh thổ. (Việt Nam đã chấm dứt quá trình bị chia rẽ).

Thơ của hai tác giả thuộc về hai đất nước, Hàn Quốc và Việt Nam vốn có nhiều điểm tương đồng, chẳng phải có những diện mạo và sắc thái giống nhau sao? Tuy nhiên sinh đôi cùng với những điểm tương đồng vẫn có cuộc sống và tư duy khác nhau cố hữu. Hàn Quốc và Việt Nam đã đi trên những con đường khác nhau và bản thân hai nhà thơ sống ở hai đất nước nên rất khó để nói thế giới quan của họ có thể giống nhau được. Mặc dù có những khác biệt nhất định, nhưng điều quan trọng hơn cả là họ đã nhận thức và liên thông những quan niệm về nghệ thuật thơ ca. Cặp song sinh được sinh ra với mã gen giống nhau và trải nghiệm đời sống của riêng mình. Việc thừa nhận những điểm tương đồng của các nhà thơ Hàn Quốc và Việt Nam như một cách kết nối thi ca của hai nhà thơ theo chiều thế giới phẳng, đồng thời tạo nên sự gắn kết giữa hai thi sĩ.

Nhận thức được rằng mặc dù mỗi người đều đang sống cuộc sống riêng tư, họ có chung vận mệnh đối với cộng đồng, chính điều này làm cho thời gian và khoảng cách sát lại gần nhau hơn. Không gian và thời gian thường chế ngự được sự dịch chuyển khốc liệt của thời hiện đại và chuẩn bị một cuộc sống khác. Nỗi ám ảnh/ Sự thúc ép của dòng chảy hiện đại luôn băng về phía trước đã làm cho cuộc sống trở nên nhỏ bé mong manh, và điều đó chỉ mang lại sự tự hủy đời sống của chính nó. Tuy nhiên nếu nhận thức được vận mệnh chung của cộng đồng và có sự hỗ trợ nhau cả về không gian và thời gian thì cuộc sống trở nên phong phú, sung túc hơn, đồng thời có thể tạo nên những điều mới mẻ hơn cho cuộc sống. “Sinh đôi trong đại dương” là tập thơ kết nối những bài thơ của hai nhà thơ Việt Nam và Hàn Quốc, đồng thời đây còn là tập thơ được sáng tác để khiến người ta hướng đến việc tạo dựng một đời sống mới. Nửa đầu là những bài thơ của Ko Hyung-Ryul và nửa sau là những bài thơ của MVP. Thế giới thơ của mỗi tác giả đều có sự phản chiếu và gắn kết với nhau. Trong tập thơ này người ta thấy hai thế giới thơ ca đối diện nhau một cách hoàn hảo, và đã tạo dựng một không gian khác. Không gian đó ẩn chứa nhiều điểm tương đồng, kiến tạo một đời sống của thời đại khác. 

Tôi nghĩ điều không mấy ý nghĩa nếu chỉ cố gắng truy tìm và so sánh những điểm tương đồng trong thế giới thơ của hai tác giả trong một cuốn sách. Trong bài phê bình này tôi muốn tìm hiểu ý nghĩa của chất liệu và chủ đề mà hai tác giả đã sử dụng nó một cách dung dị, mộc mạc. Và điều tôi kỳ vọng chỉ đơn giản bằng cách đối diện với những chất liệu và chủ đề như thế, độc giả sẽ bắt đầu thấy được chân trời của thế giới chung.

 

2. Nước

Trong tập thơ này, cả MVP và Ko Hyung-Ryul đều lựa chọn nước là nguồn chất liệu chính trong những mạch thơ. Ko Hyung-Ryul đã viết bài thơ “Nước trên bàn” còn MVP có “Sương sớm”. Hai bài thơ này được in ngay phần đầu tác phẩm của mỗi tác giả. Tiêu đề chung cho những bài thơ của Ko Hyung-Ryul là “Nước trên bàn”, còn của MVP là “Biến tấu đêm mưa”. Như vậy có thể thấy, nước là một hình ảnh, chất liệu xuyên suốt trong các tác phẩm thơ của hai tác giả trong tập thơ “Sinh đôi trong đại dương”.

Hạt mưa vỡ từ giấc mơ mùa hạ

Ngọn cỏ ngước lên đón từng giọt ngập ngừng

Xác lá mủn, hồn chạy nhanh lên ngọn

Cao xanh về trong hốc mắt tan sương.

(Nhịp thu về - MVP)

Cố không chạm vào nhau để rồi lại tràn bờ, rồi than khóc

Cơn mưa không thể làm đẫm khung cửa kính

Chỉ trơn trượt và chảy xuống vô hạn

(Khung cửa mưa tuôn - Ko Hyung-Ryul)

Qua những khổ thơ được trích dẫn ở trên cho thấy hình ảnh “mưa – nước” được đặt ở vị trí trung tâm. Ý nghĩa tượng trưng của hình ảnh đã trình hiện sự khác biệt trong cách tiếp cận thế giới của hai tác giả. “Nhịp thu về” của MVP đánh thức mùa hạ đang đắm chìm trong cơn mơ để báo hiệu mùa thu đang đến rất gần. Đó chính là việc ông đưa những “xác lá mủn”, “hồn chạy nhanh lên ngọn” về nơi “hốc mắt tan sương”.

Khi mùa hè nóng bức dần trôi qua và những giọt mưa trong trẻo mát lành rơi xuống – đó chính là tín hiệu cho thấy sự mới mẻ được khởi sinh. Nhưng tín hiệu ấy cũng không đơn giản, dễ dàng chút nào bởi nó gắn liền với cái chết và sự mất mát. Ngược lại đối với nhà thơ Ko Hyung-Ruyl, hình ảnh nước luôn xuất hiện trong sự tồn tại giữa văn minh hiện đại. Trong những dòng thơ trích dẫn trên cho thấy giọt nước mưa đang chảy qua những ô cửa kính. Ô cửa kính ở đây chính là thế giới do con người tạo ra để “cố không chạm vào nhau”. Nước mưa không thể làm ướt được thế giới của những con người đó và chỉ còn cách là “trơn trượt và chảy xuống vô hạn”. Đi xa hơn nữa, những giọt nước mưa chảy xuống đó kết cục mang đến sự đầy tràn và cất tiếng than khóc.

Kể cả những bài thơ khác của Ko Hyung-Ryul, hình ảnh nước cũng gợi cho người đọc thấy được trong thế giới văn minh của xã hội hiện đại là cuộc sống của con người đương thời, là trạng thái của họ đang bị lâm vào hoàn cảnh đặc biệt.

Trong nước không có xương, không não và không nội tạng

Nhìn rõ tận tường, sao lại sóng sánh được thế kia

Có phải chăng là ngọn lửa trong lòng địa cầu đang truyền đến

Xa xa cứ mỗi khi có chuyến tàu ngang tới

Tôi lại thấy xao động

Kể cả khi máy bay ngang qua bầu trời

Chẳng thể làm tôi không cảm thấy xốn xang.

Sự xao động khi không có bất cứ thứ gì đi ngang qua

Đó chính là

Khi trái đất quay quanh quỹ đạo tạo nên sự rung lắc.

Và tôi cũng sẽ phải làm gì đây?

Ngay cả khi chúng ta đang bận tâm làm một điều gì đó

Nước không ngừng và vẫn rung rinh.

Dù chẳng có ai tìm đến với nước

Nước cũng chẳng cần chữa khỏi những vết thương

Hướng về bạn là nỗi bất an đang ca hát

Mặt nước chứa trong chiếc bình nhựa đặt trên chiếc bàn hai tầng, vẫn sóng sánh

Nước trên độ cao 25 xăng ti mét.

(Nước trên bàn)

“Trong nước không có xương, không não và không nội tạng” được đựng trong lọ và nước không ngừng xao động. Chẳng có ai tìm đến nước thì chữa sao khỏi những vết thương. Nước cứ cô độc giữ nguyên vết thương trong lòng và bị bỏ rơi như thế. Ý nghĩa tượng trưng của nước như thế cụ thể là gì? Mỗi độc giả đều có cái nhìn khác nhau, nhưng chẳng phải với người viết, điều đó dựa trên nền tảng cuộc sống hay sao? Chúng ta dù có những điều chất chứa bên trong nhưng cũng có những lúc chúng ta gây ra vết thương lòng cho ai đó vì sự thờ ơ vô tâm của chính mình. Điều là cơ sở để chúng ta dựa vào đó suy đoán xem nước đang có những suy tư cảm xúc gì, đó chính là bởi dòng thơ “Hướng về bạn là nỗi bất an đang ca hát”. Nước không ngừng xao động như thể soi rọi nỗi bất an bên trong lòng nó. Nếu như nước tượng trưng cho nội tại bên trong đang phải gánh chịu sự thờ ơ của chính chúng ta, thì chiếc chai nhựa đang chở che cho nỗi lòng ấy cũng có thể được coi là vỏ bọc bên ngoài mà cuộc sống của chúng ta có được.

Trái tim của chúng ta – những con người đang sống ở thời hiện đại, “Xa xa cứ mỗi khi có chuyến tàu ngang tới”, hay là “kể cả khi máy bay bay ngang qua bầu trời” thì đều làm ta cảm thấy xốn xang xao động. Tuy nhiên sự xao động ấy không phải chỉ dựa vào sản phẩm của nền văn minh hiện đại như máy bay hay tàu điện. Nó còn là “Khi trái đất quay quanh quỹ đạo tạo nên sự rung lắc.” “Nước – trái tim” đương nhiên là sẽ rung lắc khi tồn tại trên trái đất luôn có sự dịch chuyển quanh quỹ đạo. Nước trong cốc xao động vì những va đập chồng chéo do nền văn minh hiện đại gây ra cho số phận "không dừng lại và rung lắc". Hơn nữa, qua các rung động chồng chéo như vậy, nước nhận biết được "ngọn lửa trong lòng địa cầu". Khi số phận của nước – trái tim” rung chuyển trong nền văn minh được kết nối với ngọn lửa bùng cháy ở vùng sâu thẳm của trái đất đồng thời nước – trái tim” dường như có khả năng bùng nổ, đánh thức tiềm năng bùng nổ. Nếu vậy sự bất an của nước – trái tim” chẳng phải xuất phát từ dự cảm rằng, không biết bản thân mình có thổi bùng lên ngọn lửa và khiến nó sôi sục trào dâng hay không?

Ngọn lửa đó, liệu có sức mạnh phá hủy điều gì? Nếu soi vào bài thơ “Thơ về kinh nghiệm của nước”, bức tường của văn minh hiện đại tựa như ô cửa kính bị mưa xiên ngang qua hay nói rộng ra đó chính là thành phố/ đô thị này. Ở bài thơ này nhà thơ đang cho chúng ta thấy sự bất bình phẫn nộ của nước trong thành phố. Nước “Chòng chành khắp chốn” và “làm vỡ chiếc cốc nước, lại định vượt qua cả bức tường” có thể thấy nước đó vừa âm ỉ, vừa cuồng nộ, âm mưu và đầy rẫy nổi loạn, rên xiết. Nhưng sự sôi sục dâng trào của dòng nước hoang dã ấy trong thơ bị trấn áp và sẽ dẫn đến cái chết. Ở trong thành phố này, việc trải nghiệm bản tính hoang dã động vật là việc không thể. “Nước – trái tim” dâng trào sôi sục vì ngọn lửa đang rực cháy kia dù có bị con tạo xoay vần trong giông bão thì cũng không thể thoát ra khỏi sự dơ bẩn, đánh mất đi sức lực và cuối cùng rơi vào trạng thái trầm cảm, dẫn đến việc tự sát tập thể. Cuối cùng nước phải đón nhận một kết cục hết sức thê thảm là trở thành dòng nước vô cảm chỉ biết câm lặng một cách mù quáng. Đây có thể coi là chính đô thị văn minh đã giết chết/ sát hại nước. Thơ của Ko Hyung-Ryul đã khắc họa bi kịch của nước trong mối liên hệ mật thiết với đô thị văn minh hiện đại.

Trong thơ của MVP, nước là thực thể tồn tại như thế nào? MVP tiếp cận với nước trong mối quan hệ với chiếc cốc. Trong một bài thơ ngắn nhà thơ viết “Cốc nước đầy/ anh uống/ toàn ánh sáng” (Nhớ). Cũng giống như giả định của nhà thơ Ko Hyung-Ryul trong bài thơ “Nước trên bàn”, ở đây trong những câu thơ của nhà thơ MVP chúng ta thấy được chiếc cốc tượng trưng cho lớp áo ngoài của văn minh. Nước ở trong chiếc cốc khi được nhà thơ MVP gọi là trái tim – nỗi nhớ thì ở đây chúng ta có thể cảm nhận được rõ ràng sự khác biệt so với thơ của Ko Hyung-Ryul ở chỗ trong thơ của MVP nước xuất hiện như thứ ánh sang lấp đầy nội tại/ khoảng bên trong của văn minh. Vị thế của nước ở đây hoàn toàn đối lập với hình ảnh nước trong thơ của nhà thơ Hàn Quốc. Lúc này, có thể coi “nước – trái tim” là cảm hứng thi ca mang đến những điều tốt lành.

Đối với MVP, “nước – trái tim” không phải là sự phản ứng một cách thụ động với một sức mạnh nào đó trong thế giới này, mà chính là sự tồn tại có khả năng chủ động làm lay chuyển thế giới. Hãy cùng xem bài thơ “Đá trong lòng suối”. Nước chảy trong suối cũng làm viên đá kia ớn lạnh. Những giọt nước mưa li ti bay đi khắp hướng cũng làm ướt đẫm cả nơi sâu kín đến tận cùng của thế giới. Trần thế/ nhân gian này trở nên mềm mại và dịu dàng hơn nhờ những giọt mưa. Không phải mọi hiện hữu chỉ tồn tại và im lặng một cách thụ động. Ngay cả viên sỏi kia tưởng như mãi nằm im giữa dòng suối. Viên sỏi cũng biết mỗi ngày qua đi, tấm thân càng hao mòn lạnh lẽo, thì nó vẫn biết im lặng và cần mẫn giữ một chỗ cho riêng mình. Và theo cách nhìn nhận của MVP, thì thế giới xung quanh là sự cộng tồn (tồn tại đồng thời) của các thực thể với sự giao lưu tác động lẫn nhau để tạo nên sự chuyển động. Có thể thấy con mắt nhìn thế giới quan của MVP rất sinh động, tươi tắn và lãng mạn. Chỉ có bài thơ sau đây là người đọc không nhìn thấy ở đó sự tươi tắn sống động từ thế giới bên ngoài.

Đã mưa

Và sấm rền vang

Những đọt mầm khỏa thân trong bóng tối

Đất cố giấu đi trơ trụi khô cằn

Khi cội rễ lần tìm trong ngực.

Cùng khao khát

Và cùng hồi tưởng

Nón lá áo tơi hay vạch chớp ngang trời

Đêm nằm xuống theo từng ngôi mộ

Chiếc áo màu đen còn mắc lại trong cây.

Cùng mát lành

Và cùng vang vọng

Âm thanh đi lạc vào giấc ngủ sâu

Đang tan vỡ bao giấc mơ lộn ngược

Trong nước mưa mát lành - phồng nở - rền vang.

(Biến tấu đêm mưa)

Bài thơ trên đã tiếp cận một vấn đề là thế giới của sự hoang tàn chết chóc. Đất ở nơi này đang cố ôm ấp và giấu đi cái chết khô cằn. Chồi non đang nhú lên nhưng là những đọt mầm khoả thân trong bóng tối bị bỏ rơi, quên lãng. Giọt nước mưa kia thực sự xuống với thế gian này cùng với ánh sáng từ tia chớp rạch ngang bầu trời. Nhưng tia sáng vụt lên trong phút chốc đó không thể giải phóng thế giới khỏi sự tăm tối. Bóng tối trong nấm mồ không mất đi, và chiếc áo màu đen còn mắc lại trên cây làm liên tưởng đến cái chết. Nhưng giọt mưa mang theo ánh sáng rơi xuống đất trên nấm mộ khiến cho đất nơi này cũng chứa đựng những chết chóc. Ở “Biến tấu đêm mưa”, người ta không thấy được âm hưởng tươi tắn đầy sức sống như đặc trưng vốn có khi nói về suối ở bài thơ trên. Ở đây, tiếng mưa được miêu tả như một tiếng khóc kéo dài, thổn thức.

Tiếng mưa trong bài thơ trên là âm thanh làm đứt đoạn, làm vỡ những giấc mơ. Giấc mơ đó liên quan đến sự hồi tưởng mãnh liệt. Giấc mơ phồng lên, căng ra dưới cơn mưa rồi kết cục vỡ nát thành tiếng khóc than dài. Đó chính là tiếng khóc bị dồn nén bật ra từ trong những nấm mồ đằng xa kia. Nhưng chính sự bùng nổ đó mang đến cảm giác tươi tắn đối với sự tồn tại của những nấm mồ. Nước mưa mang tới một ý nghĩa hoàn toàn trái ngược. Đó là “tiếng khóc mát lành”. Nước mưa được chuyển hóa từ “tiếng khóc than dài” khiến cho những bi kịch được chôn giấu dưới những nấm mồ kia hiện hữu sinh động rõ ràng hơn bao giờ hết. Nói cách khác, “nước – trái tim” – chính là cảm hứng làm thơ đã làm sống dậy những ký ức đau đớn chứa đựng nhiều bi kịch và thả trôi nó theo tiếng khóc dài. Ở đây phải chăng tác giả đang làm sống lại lịch sử đau thương về cái chết mà đất nước và con người Việt Nam đã gánh chịu.

 

3. Cỏ

Ở tập thơ “Sinh đôi trong đại dương” cả Ko Hyung-Ryul và MVP đều tiếp cận và coi “cái chết” như một chủ đề chính. Cái chết được chuyển hóa thành cuộc sống như thế nào – đó là con đường mà những nhà thơ đi tìm cho mình. Để làm được điều này trước hết cần phải nhận thức được cái chết là thứ tồn tại bên trong thế giới. Nếu không nhận biết được cái chết tồn tại bên trong thế giới đang hiện hữu thì không thể chuyển hóa được chúng sang sự sống.

Nhà thơ Ko Hyung-Ryul tìm thấy hình ảnh của cái chết như hình ảnh của nước trong văn minh đô thị. Trong bài thơ “Thơ của con sâu bướm lộn xộn”, tác giả khẳng định cuộc sống trong thành phố chẳng khác gì cái chết. Đây chính là cách phê phán xã hội mạnh mẽ của nhà thơ. Đặc biệt ông khẳng khái phê phán xã hội tư bản văn minh hiện đại. Ông đã thẳng thắn tuyên bố “Đến cả những vị thần cũng đã chết, nhưng những người ở trong thành phố/ Tất cả cũng đã chết lâu rồi/ hoặc không thì đã chết đi hoặc đang sống tiếp.” Mặc dù những người dân trong đô thị họ đang sống nhưng thực chất đó là cuộc sống mà họ tồn tại như những thây ma (zombie). Những người dân trong đô thị, họ đã trở thành những kẻ cuồng tín và cố chấp, linh hồn của họ dường như đã mất đi vẻ đẹp đức hạnh của con người. Họ đang sống cuộc đời theo cách “phơi miếng thịt khô và bán đi những miếng thịt đã chết.” Những câu chữ này chứa đựng sự phê phán sâu sắc đối với xã hội tư bản vì lợi ích mà sẵn sàng biến con người thành những món hàng trao đổi.

Tuy nhiên trong thành phố của xã hội tư bản ấy có những nhà thơ đang sống. Chính những nhà thơ cũng đang duy trì cuộc sống trong những cái chết. Đối với những nhà thơ, họ phát hiện ra cái chết ẩn sâu trong cuộc sống của họ như thế nào và chuyển hóa cái chết ấy thành thơ ca, thành cuộc sống ra sao. Điều này trở thành những vấn đề/ bài học đậm chất thi ca. Ko Hyung-Ryul có những vần thơ như sau trong bài thơ “Sự kỳ quặc của một ngọn núi nào đó không thể quên được”. Tôi ở bên kia liệu ai còn nhớ? Thân thể đông cứng và dường như tôi đang khóc/ lần đầu tiên tôi đã cảm nhận được một tôi khác. Như vậy một tôi khác ở bên kia đó chính là linh hồn của người đã chết. Linh hồn đó bây giờ đã đông cứng và chết rồi trở thành một người hoàn toàn xa lạ đang khóc. Tôi đã chết, nhìn một ai đó khác đang đi bộ ở đằng kia, Điều này chính là tiền đề cơ bản muốn thoát ra khỏi sự sống của cái chết đã thấm vào cả nhà thơ.

Người đang bước đi là ai?

Đêm trăng thung lũng vắng tanh, cứ thế tiếp diễn

Đêm trăng chiếu xuống

Bước chân dẫm nát, ánh trăng tan vỡ đến rùng mình

Vẫn còn đó ánh trăng xưa

Những cánh hoa nở trắng dưới gót chân.

(Sự kì quặc của một ngọn núi nào đó không thể quên được - Ko Hyung-Ryul)

Nhà thơ quan sát ở đằng kia “Người đang bước đi là ai?” Người đó chính là tôi – người đã chết và trở thành người khác. Ánh trăng tan vỡ đến rùng mình, dưới bàn chân của người đã chết là tôi đang bước đi dưới “đêm trăng thung lũng vắng” và ánh trăng đã nở hoa. Ánh trăng tan vỡ đó đã nở hoa và những bông hoa trắng đó đã làm cho cái chết hiện lên thật đẹp đẽ và mát mẻ. Và theo nhà thơ thì đó là “Trên cành kia những đóa hoa đang đua nở/ chẳng phải biểu hiện của rất nhiều người đã chết” (Lắng nghe hoa than khóc). Ko Hyung-Ryul đang quan sát cuộc sống sau khi đã chuyển hóa thành cái chết. Nhà thơ đã hiểu thấu được linh hồn của bản thân sau khi đã từ giã cõi trần. Những bông hoa trắng nở từ ánh trăng vỡ vụn dưới chân vừa là linh hồn của người chết vừa là nhân chứng cho cái chết. Như vậy xét theo chiều ngược lại thì những bông hoa đó là chứng nhân cho việc sự sống đã từng tồn tại. Khác với thành phố của những xác chết, những bông hoa tượng trưng cho cái chết của cuộc sống mà nhà thơ đã từng sống – sống mà như chết. Vậy nên giờ đây nhà thơ đã trốn khỏi thành phố nhưng vẫn có thể thấy được dấu ấn của cuộc sống không bị mất đi.

Ráng chiều xinh đẹp đã từng bao trùm ôm lấy ngọn núi phía sau ga Seoul

Khi đó người ấy

Là một cô thiếu nữ trên vai choàng chiếc khăn màu trắng

Chẳng còn những cái cây và giờ chỉ còn đầy những

tòa chung cư chễm chệ trên ngọn đồi

Đường mòn và bầu trời đã biến mất

Không phải đến cả tấm lòng của chúng ta cũng

đã biến mất ư?

Con đường mòn nơi mang trong mình hương thơm

của những ngày thơ ấu

Nhìn xuống phía dưới thành phố

Chúng ta giờ đây cũng như những người đến từ

nước khác,

Chúng ta đang sống ở phía sau ngọn núi này.

(Quà tặng âm nhạc từ vân tuổi đời của gỗ - Ko Hyung-Ryul)

Thành phố mà nhà thơ cho rằng chẳng còn gì ngoài cuộc sống của sự chết chóc, cuộc sống đích thực là cuộc sống đã mất đi và ở cái thành phố mà phải sống như là “Chúng ta giống như những người đến từ đất nước khác”, vẫn còn lại hương vị của cuộc sống đã từng tồn tại trước đó, vẫn còn lại trái tim của chúng ta. Đó là xúc cảm về khoảng thời gian mà những cô bé cậu bé cùng đi bộ bên sườn núi đằng sau thành phố. Cái xúc cảm ấy, những kỷ niệm của thời thơ ấu đã trở thành “Vân tuổi đời của gỗ”. Tuổi đời của gỗ ấy vẫn đang hát về cuộc sống tươi đẹp của ngày xưa. Vì thế mà thành phố hiện đại đang chật kín bởi những tòa chung cư được xây lên không thể xóa nhòa được dấu vết của một cuộc sống tươi đẹp đích thực, không thể làm khô cạn trái tim như mạch nước tươi mát. Cuộc sống đang phải gánh chịu cái chết này sẽ làm cho bản thân mình vào lúc nào, ở đâu đó sẽ nhận ra được chút ít dấu vết của cái chết. Giống như “Dưới lớp nhựa đường cất tiếng khóc than những cây cỏ nát” trích bài thơ “Anh ấy, người đặt chân đến vương quốc của cỏ”. Cỏ đã tự tạo cho mình một cuộc sống khác, cuộc sống đến cùng với cái chết của bản thân đó là bị chôn vùi dưới lớp nhựa đường cùng với tiếng khóc nỉ non của cỏ. Vì thế mà “tiếng than khóc triền miên của cỏ lãng quên đi thành thị” và giống như việc mở ra vương quốc của cỏ và vương quốc đó vượt qua cả tòa nhà chọc trời – nó cho thấy uy lực rất trang nghiêm.

Trong tập thơ này không phải Ko Hyung-Ryul phát hiện và cho thấy cỏ dại như thế  ở đô thị. Nhưng ông đã phát hiện ra “vương quốc của cỏ” được tạo nên từ những con người “người thiếu nữ Danyinggone trẻ tuổi – người con gái nghèo Myanmar”, những cô gái đang dùng máy bơm bơm nước vào trong ngõ tối và họ đang tắm giữa dòng nước đen ngòm. “Trước cuộc viếng thăm của tất thảy các thiếu nữ/ sự phóng túng của buổi trưa khi đang tắm giữa dòng nước ngọt.” Nhà thơ đứng trước những cô gái “Khi chạm mắt với người nước ngoài liền tươi cười như hoa nở” và cảm thấy “tôi thấy ghét hình ảnh bản thân tôi khi cúi đầu và bước đi”. Mặc dù môi trường sống của làng tị nạn không được sạch sẽ nhưng nó vẫn khác hẳn với cuộc sống đã chết ở thành phố nơi nhà thơ đang sống. Những cô gái sống như những đóa hoa, nhà thơ không thể nhìn thẳng vào cuộc sống đầy sức sống ở đó được bởi vì linh hồn đã chết. Vì thế mà tác giả căm ghét chính việc mình cứ cúi đầu im lặng như thế.

Nhà thơ Ko Hyung-Ryul hát hiện ra những con người bao năm vẫn sống như thế ở những thôn làng tị nạn của vùng Đông Á nghèo khổ. Ông thường xuyên lui tới các quốc gia Đông Á và có sự giao lưu với các nhà thơ của các quốc gia này. Với ông sự giao lưu đó là món quà vô cùng quý giá.

Thử hướng tầm nhìn sang những vần thơ của MVP. Giống như chúng ta đã xem xét bài thơ “Biến tấu đêm mưa” để nhận biết cái chết hiện diện trong cuộc đời, trong thế giới này. Trái ngược với hình ảnh thoát khỏi cái chết của cỏ bằng cách xiên qua khỏi lớp nhựa đường để vượt qua cái chết, duy trì sự sống, thì MVP lại nhìn thấy cái chết từ cỏ. Trong bài thơ “Ra vườn chùa xem cắt cỏ” nhà thơ đã miêu tả “lưỡi dao sắc lia ngang/ sát gốc cỏ” và để rồi “những vong hồn còn mắc kẹt cùng ngọn cỏ/ vươn tay”. Và dưới lưỡi dao thì bạn đọc đã nhận biết được “Vong hồn nào chưa được bay lên/ Còn trong vòng nghiệt ngã”. Cây cỏ bé nhỏ trước sự bạo lực đến tàn nhẫn lạnh lùng đều không thể giữ lại được mạng sống của mình. Như tôi đã đề cập ở phần trên, sự bén nhạy để cảm nhận được linh hồn của người chết có lẽ liên quan đến thảm kịch chiến tranh đã từng xảy ra ở Việt Nam được MVP cụ thể hóa như thế vậy. Nhưng MVP là một nhà thơ luôn biết cách kéo sự tăm tối dịch chuyển về phía ánh sáng. Trong bài thơ “Viết cho cây sáo”, ông viết: “Tôi thổi vào lòng ống sáo tối đen địa ngục, để tìm ra bảy lối tới thiên đường: đồ rê mi fa son la si”. Tiếng sáo đó “Chao nghiêng trong ánh sang bảy màu lung linh huyền ảo” kéo theo bao sự biến đổi tươi mới đầy sức sống.

Rời bè trầm chúng bay lên cao, rồi thả vào đêm bao chiếc thang cung bậc. Nghe âm vang bước chân của bóng đêm nặng nhọc, đang lần từng âm vực mà lên.

Vũ trụ lầm lì lơ lửng trong đêm. Những con sóng dịu mềm cho bên lở biết mình còn đó, để ban mai thức dậy gặp bên bồi.

Mỗi góc tối trong tôi đang ngậm lấy âm thanh như ngậm vào vú mẹ, từ miệng mình he hé ánh sáng bồng bế nhau thong thả tràn vào.

(Viết cho cây sáo)

Có lẽ chính những âm thanh của tiếng sáo làm cho nhà thơ thoát ra từng bậc thang u tối của cuộc đời. Nhưng ngược lại tiếng sáo cũng lầm lì lơ lửng trong đêm. Sự im lặng ấy như những “con sóng dịu mềm cho bên lở biết mình còn dó để ban mai thức dậy gặp bên bồi.” Chúng ta hãy thử tưởng tượng trong đêm tĩnh lặng chỉ nghe thấy tiếng sáo êm dịu. Nó như cho thế giới biết về sự tồn tại của bản thân mình. Đó chính là để “hẹn gặp lại vào ngày mai”. Theo MVP, sự tồn tại của thế giới chính là sự dịch chuyển từ bóng tối về phía ánh sáng. Âm thanh phát ra từ cây sáo thấm sâu vào tận nơi tối tăm nhất, làm biến đổi theo hướng “từ miệng mình he hé ánh sáng bồng bế nhau thong thả tràn vào.” Sự tồn tại của thế giới và sự hỗn mang/ hỗn độn trong tôi nó chính là một phần của thế giới. Và khi ánh sáng của ngày mới đến thì “chẳng phải tôi, cũng không là người khác”,… “Từng giọt rạng đông!/ Tôi lại nhập hồn về với xác” (Hồn nhiên). 

Tiếng sáo cho thấy sự tồn tại của thế giới quanh ta. Tiếng sáo cho biết được chúng ta trong bóng tối sẽ được gặp ánh sáng của sớm mai. Nó cho thấy “Tiếng trẻ con chào đời truyền trong không gian xanh những dòng mật mã” (Màu xanh). Đối với MVP thì thơ truyền tải những tín điều/ những âm thanh mới mẻ. Thế giới đó được thể hiện trong bài thơ dưới đây của MVP:

Tôi nhìn thấy trên đỉnh đồi

Một bông cỏ may vừa nở

Ánh sáng phát ra từ đó

Bình minh đang phát ra từ đó

Soi rõ chân đồi, lối ra bìa rừng

Những con chim bay đi buổi sớm

Tôi cũng vừa thoát khỏi ký ức của tôi

Không phải nơi nào khác

Mà chính từ bông cỏ may kia

Đang làm nên một ngày tuyệt đẹp

Tôi rảo bước đến quán café gần nhất

Đợi người đàn bà của tôi

Và nhìn rất lâu về phía ngọn đồi

Đúng, rất đúng

Tất cả chúng ta vừa sinh ra ở đó.

(Nơi cội nguồn thế giới - MVP)

Cái khoảnh khắc mà hoa cỏ may vừa nở, ánh sáng không đi từ trên trời xuống đất mà soi rọi, lan tỏa từ đất lên tận trời cao. Vì thế có thể thấy một bông hoa cỏ may kia thôi đã làm cho bầu trời u tối trở nên rực rỡ. Và “Bình minh đang phát ra từ đó/ Soi rõ chân đồi, lối ra bìa rừng/ Những con chim bay đi buổi sớm”. Có thể thấy bông hoa cỏ may may mắn kia chính là cội nguồn của thế giới, nó làm cho vạn vật trên đời hồi sinh. “Cội nguồn thế giới” không phải là nơi nào khác mà chính từ bông cỏ may đang nở. Thế giới xung quanh được hồi sinh như thế. Và chính tôi cũng “vừa thoát khỏi ký ức của tôi”. Tôi cảm nhận được cuộc sống hồi sinh một cách rõ ràng nhất. Và vì thế mà “Tôi rảo bước đến quán café gần nhất/ Đợi người đàn bà của tôi/ … Tất cả chúng ta vừa sinh ra ở đó”.

Rõ nét nhất trong thơ MVP, là tầm nhìn về một thế giới tươi mới rực sáng và hoan hỷ. Phần cuối của tập thơ, trong bài viết “dành cho độc giả Hàn Quốc” MVP đã viết đôi dòng suy nghĩ về thơ. Trong đó ông nói: “Thế giới sẽ được vẽ lại theo cách các nhà thơ nhìn thấy nó.” Ông cũng tin rằng “Chúng ta cần những tác phẩm đấu tranh trực diện với cái ác, cái xấu xa tội lỗi để hòa giải những bất đồng, đem lại hòa bình cho các dân tộc.” Vậy nên việc nhà thơ vẽ lại thế giới đó chính là việc thắp sáng mọi nơi trên trái đất này và xây dựng khát vọng hoà bình, hoà giải. đọc bài luận trên tôi có thể cảm nhận được sự rạng rỡ trong tâm hồn người viết qua ánh sáng của thơ ca. Trong xã hội ngày nay, giữ được con mắt quan sát đời sống trong trẻo như thế là điều tôi cảm thấy bất ngờ.

 

4. Kết nối

Nhà thơ MVP đã có bài thơ đẹp sau đây trong tập thơ.

Đôi môi

Nơi đất trời gặp nhau

Mở những lạch nguồn tìm về biển cả.

Ta mang nụ hôn

Như con cá mang đuôi và vây lưng

Quẫy vào biển rộng,

Con chim mang tiếng hót sáng choang mơ mộng

Lần hồi gieo xuống bãi bờ xanh.

Thế rồi sóng biết thầm thì

Mây biết che đi nỗi buồn tiễn biệt...

Và ta biết mình đã được sinh ra.

(Giáng sinh)

Ông đã vẽ nên khung cảnh thế giới được sinh ra trong bài thơ “Nơi cội nguồn thế giới” với một ấn tượng hết sức sâu đậm. Còn ở trong bài thơ trên “Nơi đất trời gặp nhau/ mở những lạch nguồn tìm về biển cả”. Tác giả đã táo bạo mượn hình ảnh đôi môi để miêu tả nơi gặp gỡ của đất trời. Nơi cội nguồn của thế giới hướng ra biển, đó là đường chân trời, nơi gặp gỡ giữa đất và trời. Bầu trời ở phía trên và mặt đất ở dưới đường chân trời này đối diện nhau như đôi môi đang mím chặt. Giống như khi người ta hé môi, khi đất trời mở ra ánh sáng của buổi bình minh lan tỏa và thế giới như được sinh ra tươi mới và hướng về biển cả. Nhà thơ là người mang đến cho chúng ta bài thơ – nụ hôn mở ra cội nguồn thế giới. Thơ gieo những hạt mầm ở nơi tận cùng của thế giới, nơi những con cá tung tăng bơi lội giữa đại dương, nơi những con chim hát líu lo bài hát biển xanh với giấc mơ tươi sáng.

Vì thế mà nụ hôn của buổi bình minh đã làm cho cả thế giới như được hồi sinh. Sự hồi sinh của thế giới mới là việc chia ly với thế giới trước đây đã từng gắn bó, nhưng thông qua những đám mây ngưng tụ như nước mắt có thể thấy được “Mây biết che đi nỗi buồn tiễn biệt...”. Trong thế giới được hồi sinh khi chúng ta đón chào thơ – nụ hôn của buổi bình minh chính là lúc chúng ta biết rằng mình được hồi sinh.

Nụ hôn này cũng hiển thị cả trong thơ của Ko Hyung-Ryul. Để đồng cảm với bạn thơ, ông đã gửi cho MVP bài thơ “Những chiếc xe máy phủ sắc vàng cam”. Đây là bài thơ để đáp lại món quà của nhà thơ MVP dành cho nhà thơ Ko Hyung-Ryul nhân dịp MVP sang thăm quê hương Sokcho của Ko Hyung-Ryul và có viết bài thơ “Ở Sokcho” để tặng ông. Sau đó khi nhà thơ Ko Hyung-Ryul đến thăm Hà Nội ông đã khắc sâu hình ảnh “Chiều đông Hà Nội tan tầm không thể quên”, khung cảnh buổi tối muộn nơi ánh sáng phát ra từ những vì sao, từ ánh đèn chiếu rọi gợi cảm giác “tưởng như đã tới một cánh đồng cỏ ở một miền quê nào đó của Hàn Quốc.”

Mặt trời lặn Hà Nội trở thành vũ trụ

Những ngôi sao đã trải quamột ngày đón ánh sáng

dát vàng lấp lánh

lên những mái đầu bé nhỏ

Những con người đang xuôi ngược giao nhau.

Brừm, brừm, ngôi sao căng thẳng trên đầu tay lái

Vì sao ở xa nhất chiếu sáng tương lai bằng một vầng

sáng chỉ nhỏ bằng con ngươi mắt

Ở nơi đó, có tôi, có gia đình và bè bạn

Tất cả giao thoa bằng nỗi hoan hỉ, hợp lưu,

sự giải phóng và niềm vui

Tưởng như đã tới một cánh đồng cỏ ở một miền quê

nào đó của Hàn Quốc.

Những khuôn mặt nhỏ bé mà kiên định trên những chiếc xe máy màu ánh cam

Với những chiếc khẩu trang mà muốn thử mở ra chiêm ngưỡng bên trong,

Nhiều ánh đèn đang tắt dần, sau một ngày dài lao động và thu nhập

Hài lòng, và trên trái đất một ngày dài kết thúc.

Giờ tôi đang bước đi qua con đường tối

Đến một ngôi nhà nhỏ của ánh sao, và khi tôi quay lại, tôi chính là một con người trong vũ trụ, một con người Hà Nội

Con người Á châu đang trở về nhà sau một ngày làm việc.

Và giờ đây, chỉ một chút nữa thôi, sau cuộc hội hè đan xen của giờ cao điểm kết thúc

Sẽ chỉ còn lại màn đêm

Lang thang, cô độc, lặng thinh….

(Những chiếc xe máy phủ sắc vàng cam - Ko Hyung-Ryul)

Giống như trong bài thơ “Nơi cội nguồn thế giới” của MVP, ánh sáng của sự sống mới vút cao từ bông hoa cỏ may nở trên mặt đất, ở bài thơ trên là hình ảnh những sắc cam của ánh đèn xe máy trên những con đường của giờ tan tầm bay lên trời hòa vào ánh sáng của những vì sao. Đó là tín hiệu cho thấy những người lao động đã kết thúc một ngày làm việc, tạm biệt đồng nghiệp và trở về. Sắc vàng cam ấy cho biết một ngày làm việc đã qua. Và những bóng đèn của xe máy nhấp nháy như những vì sao soi chiếu cho ngày mai. Tương lai đó là thế giới được chuyển biến từ “sự giải phóng và niềm vui” sang “Sự hoan hỉ hợp lưu”. Sự hợp lưu này có được từ sự kết hợp của hai nhà thơ MVP và Ko Hyung-Ryul. Nhưng bây giờ “Chỉ một chút nữa thôi sau khi cuộc hội hè đan xe và giờ cao điểm kết thúc” thì những phố phường Hà Nội “Lang thang cô độc lặng thinh” và “chỉ còn lại bóng đêm”, và tôi, ở Hàn Quốc thì giờ “tôi đang bước đi qua con đường tối”. Thời gian của niềm vui, hợp lưu hoan hỉ vẫn chưa tới.

Nhưng ánh đèn xe của Hà Nội, “vì sao xa nhất đó” đã tìm đến với nhà thơ ở một miền quê của Hàn Quốc “đến một ngôi nhà nhỏ của ánh sao và khi tôi quay lại, tôi chính là một con người trong vũ trụ”, tồn tại như một con người Á Châu, người Hàn Quốc, người Việt Nam. Những con đường, phố phường của Hà Nội dường như trải dài tới tận những vùng quê xa xôi của Hàn Quốc. Và lúc này nhà thơ Ko Hyung-Ryul cũng trở thành người con của Hà Nội của Châu Á giống như MVP. Vì vậy mà hai con người trong vũ trụ đã trở thành “Sinh đôi trong đại dương”. Hai người, một người ở Việt Nam, một người còn lại ở Hàn Quốc đồng thời để lại những ánh sao soi chiếu tương lai của “giải phóng và niềm vui” của “nỗi hoan hỉ hợp lưu”. Tập thơ “Sinh đôi trong đại dương” chính là nơi tập hợp ánh sáng của cặp song sinh luôn soi chiếu bóng tối.

_____________

Lee Sang hyuk

Sinh năm 1967 – nhà phê bình văn học.

Năm 2003 nhận giải thưởng phê bình văn học của Nhật báo Deahan.

Là tác giả của một số tác phẩm “The firework and Illumination”, “The Lyric Poetry and the real”.

 

 

  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BÀI KHÁC
1 2 3 4 

image advertisement
image advertisement
image advertisement




























Thiết kế bởi VNPT | Quản trị