NJË RRUGË TJETËR PËR TEK POEZIA MODERNE VIETNAMEZE - Intervistë me poetin vietnamez Mai Văn Phấn

NJË RRUGË TJETËR PËR TEK POEZIA MODERNE VIETNAMEZE

-Intervistë me poetin vietnamez Mai Văn Phấn

 

 

 

 

Gjekë Marinaj: Për gati njëmijë vjet, Tempulli i Letërsisë në Hanoi ka reflektuar besimin e thellë të popullit vietnamez në letërsi dhe arsim si paralele virtuale me fenë dhe Zotin. Sa ndikon ky dedikim kaq i veçantë në ndjenjën tuaj të përgjegjësisë si poet publik?

 

Mai Văn Phấn: Duke pasë parasysh luhatjet në historinë tonë, Tempulli i Letërsisë - Kolegji mbretëror - është gjithmonë krenaria jonë e shenjtë dhe simboli kuintesencë i kulturës vietnameze, drita e diturisë dhe e karakterit të tonë kombëtar.  Ai është universitet i parë i Vietnamit, institucioni që ka përgatitur njerëz të talentuar dhe të drejtë, të cilët kanë mbështetur dinastitë mbretërore të rrisin dhe përmirësojnë statusin e vendin tonë. Ne vazhdojmë rrugën tonë të hapur për të mbrojtur historinë, arkitekturën, dhe krenarinë e të parëve tanë. Gjenerata jonë, tek e cila shpresoj të jap kontributin tim, është duke afirmuar zërin e vet në jetën bashkëkohore letrare dhe vazhdon të nderojë kulturën vietnameze duke e shtyrë përpara për tek një shtresë tjetër shoqërore kundrejt sfidave të këtij procesi për tek bota.

 

GjM: Stili juaj poetik ka ndryshuar me kalimin e viteve nga tradicional në gjysmë-modern për tek plotësisht modern. Ndërsa sot një pjesë e mirë e krijimtarisë tuaj mund të karakterizohet si poezi ekfrastike. Çfarë të frymëzon të komentosh poetikisht në format e tjera të artit dhe sa esenciale është kthesa apo shtjellimi përfundimtar që u jepni poezive të kësaj natyre?

 

MVP: Për sa i përket udhës për tek letërsia, unë e konsideroj poezinë tradicionale si boshti i fillimit. E kam filluar karrierën poetike nga ninullat e nënës, baladat folklorike, këngët e moçme, nga krijimet e poetëve vendas të shumë brezave për të vazhduar tek poezia madhështore e njerëzimit si poezia kineze, poezia indiane, poezia ruse, poezia britanike, poezia franceze, poezia e Amerikës Latine e deri tek prirjet e poezisë bashkëkohore. Këto burime dhe tendenca poetike janë si lumenj që rrjedhin përpara pa ndalje, duke lënë prapa fusha dhe lymishte brigjesh. Me vetëdijen time dhe emocionet e mia vietnameze, kam mbjellë, transplantuar dhe pjekur të vjelat e mia në atë tokë me aspirata të pasura për pasurimin e vlerave tradicionale të poezisë bashkëkohore të Vietnamit, aspirata të cilat jam duke i trashëguar. Në poezitë e mia të vona, kam përdorur stilin modern të zërit të sinqertë natyral të vë në jetë një gjuhë që është specifike për poezinë time. Kjo është mënyra që kam zgjedhur për t'u kthyer tek pika origjinale e kulturës së vendit tim - kjo është mënyra ime për të modernizuar poezinë time të pastër Vietnameze.

 

GjM: Në një intervistë dhënë në vitin 2000 për Revista e Fundjavës së Hai Phong-ut, në Vietnam, ju e keni mbrojtur krijimtarinë tuaj kundër kritikëve letrar të Vietnamit duke u dhënë jetë këtyre fjalëve: "... një poezi që çmohet nga gjithkush nganjëherë mund të kthehet në një produkt që vrapon pas një tonaliteti të paqartë." Akoma "kundërshtohet me forcë" poezia juaj në Vietnam?

 

MVF: Jeta letrare e Vietnamit është në prag të një transformimi të fuqishëm dhe kjo përbën një diferencim të dukshëm. Konflikti qëndron tek gjykimi i vlerave të artit në përgjithësi, por kundrejt poezisë gjykimi është veçanërisht tejet i ashpër dhe drastik. [Në falënderim të] Falë (?) kuptimit tim të plotë të situatës, unë jam shumë i qetë dhe konfident kur dëgjoj opinionet e kundërta publike kundrejt punës time letrare. Historia e letërsisë tregon se konfliktet estetike në art shpeshherë aktivizojnë vlerat progresive të zhvillimit dhe afirmimit fillestar. Ajo që më gëzon është fakti se sot shumë e më shumë lexues, sidomos të rinjtë, vijnë tek poezia ime nga dita në ditë. Ky është një inkurajim i madh për mua, sepse lexuesit e gjeneratës së re janë shpesh thithës të mëdhenj të njohurive dhe i kapin shpejt tentativat e reja në fushat e tjera të artit si në muzikë, kinematografi, teatër, pikturë, arkitekturë, modë etj. Me njohuritë moderne dhe të bollshme që kanë, ata janë një pjesë e rëndësishme e vlerësimit të artit.

 

GJM: Megjithatë, vetëm një dekadë më vonë, ju fituat çmimin prestigjioz të Shoqatës së shkrimtarëve vietnamez në letërsi. Çfarë modifikimesh ke bërë në punën tënde nga viti 2000 deri në 2010 për të ndryshuar perceptimin e kritikëve letrar për në ekstremin tjetër, të njohin si fitues i këtij çmimi kaq të rëndësishëm?

 

MVP: Ngaqë e përmende këtë çmim, do të doja të shtoja diçka në lidhje me të. Ai quhet "Çmimi i Shoqatës së Shkrimtarëve të Vietnamit," dhe është një nga çmimet më të vlerësuar nga opinioni publik për progresin e jetës letrare të Vietnamit. Falë çmimeve të tilla, letërsia në përgjithësi dhe ajo Vietnameze në veçanti janë risuar dhe rinovuar në mënyrë drastike gjatë dekadës së fundit dhe kanë ndikuar pozitivisht në tentativat kreative dhe vizione letrare. Madje edhe konceptet artistike kanë ndryshuar në mënyrë sa dramatike aq dhe të heshtur për krijuesit dhe lexuesit. Këto aspekte mund të quhen si sfida për poezisë bashkëkohore Vietnameze, megjithatë ato janë përpëlitjet e para të lindjes. Sa për veten time, pikën e shkëputjes dhe destinacionin përpiqem t'i planifikoj me vetëbesim dhe qetësi. Unë gjithmonë besoj që vargjet e poezive të nxitura nga emocionet e fuqishme gjatë krijimit e ruajnë paraqitjen, shpirtin dhe eksitojnë si pjesë e jetës së shenjtë humane. Çdo vepër e kryer ka fatin e vet. Herët a vonë, fati do të shfaqet dhe asgjë nuk e fesh[fsheh?] apo shkatërron atë.

 

GJM: Cilët janë disa nga parametrat që ndjekin kritikët letrarë në Vietnam kur vlerësojnë vepra të ndryshme nga letërsia bashkëkohore vietnameze?

 

MVP: Shumica e trendëve dhe tendencave të modernizmit, post-modernizmit, formalizmit të ri, letërsisë së re klasike dhe pothuajse të gjitha rrymat e tjera të  letërsinë perëndimore janë studiuar dhe bërë të njohura në Vietnam. Disa nga kritikët letrarë, studiuesit e institutit shkencor dhe profesorët e disa universiteteve kanë gjetur mënyrat e tyre për ndjekjen dhe zbërthimin e veprave letrare në mënyrë shkencore, demokratike dhe shpirtërore. Ata kanë gjetur vlera të reja dhe i kanë vlerësuar ato. Ky është një inkurajim i madh për poetët si puna ime [si unë].  Por një pjesë e lexuesve përfshi edhe kritikët letrarë, akoma vlerësojnë me zakonet e së kaluarës, pra përdorin përvojën dhe metodat e së shkuarës si instrumente vlerësimi. Ata janë shumë alergjik tek veprat e krijuara jashtë rrymave të vjetra letrare, apo njohurive që kanë pasë në të kaluarën. Ata nuk e kuptojnë se e kanë humbur objektivitetin për të gjykuar veprat e të tjerëve. Kështu, shumë diskutime letrare, nganjëherë të pavlera, zhvillohen në këtë lloj atmosfere duke e ndërlikuar disi situatën aktuale të kritikës letrare. 

 

GJM: Poezia është një art i mrekullueshëm për mbajtjen në ekzistencë dhe për afirmimin e vlerave të civilizuara. Çfarë keni bërë ju si poet për avancimin e këtij procesi?

 

MVP: Në të kaluarën, kam rinovuar prozodinë time në shpirtin e saj më të lartë, shpesh duke i ndjekur idetë që kam pasë deri në fund, duke i shfaqur ato në sistemin e gjuhës time individuale.  Ndonëse nuk ishin sistem i gabuar, vetëm disa njerëz e kuptuan dhe e mbështetën atë.  Këto vitet e fundit kam krijuar shumë-drejtimin e hapësirës dhe kohës, duke menduar për imazhet e izoluara apo të vendosur larg njeri-tjetrit në qendrën e emocioneve më të fuqishme dhe me qëllim të plotë jam zgjatur për të mbërritur thjeshtësinë, pastërtinë dhe shenjtërinë maksimale. Po kështu jam munduar të asimiloj gjuhen poetike me gjuhën e jetës së përditshme që poezia ime të përfaqësojnë vlerat më reale të jetës. Bashkë me krijimtarinë time, kam shkruar ese poetike dhe kritika letrare për të tjerët. Kam shpjeguar dhe arsyetuar punën e disa poetëve të gjeneratës time, me tendenca risie, duke përdorur metoda krahasimi të punës së tyre me prozodinë e poetëve të brezit të ri. 

 

GJM: Krijimtaria juaj është përkthyer në disa gjuhë si në shqip, anglisht, frëngjisht, indoneziane, Koreane, suedeze, dhe tajlandeze. Çfarë do të thotë për ju të përktheheni në gjuhë të tjera?

 

MVP:  Edhe me mua ndodh e njëjta gjë si me poetët e tjerë; kur rritet numri i lexuesve të poezisë ndjehem shumë i gëzuar edhe e kuptoj se sa e rëndësishme është një kënaqësi e tillë për një krijues. Unë kam jetuar, krijuar dhe vuajtur brenda vorbullës së krijimit. Kam pranuar dhe zgjedhur kuintesencën e prirjeve letrare të botës me dashurinë dhe përgjegjësinë që i ka hije një qytetari Vietnamez. Dhe kur krijimet e mia përkthehen në gjuhë të huaja, ndjej vetëbesim që në të ardhmen ta afirmoj edhe më shumë karakterin vietnamez në poezinë time. 

 

GJM: Ngaqë ra fjala për karakterin vietnamez në poezi, të ka shkuar ndonjëherë ndërmend që poezia vietnameze mund të ketë trendin e vet me një efekt botëror, ashtu siç kanë pasë efekt tek ju trendët e modernizmit perëndimor? Në mos ke ndonjë plan të tillë të detajuar në mendje?

 

MVP: Është diçka problematike, është një sfidë. Mendoj se kjo është një dëshirë dhe për poetët e vendeve të tjera. Vietnami ka kulturën e vet. Por kaoset  e shumta historike dhe luftërat e përgjakshme i kanë detyruar poetet vietnamezë të përdorin vargjet e veta si armë kundër agresorëve të ndryshëm. Në fakt, pikërisht  kjo është karakteristika thelbësore e poezisë vietnameze.  Një tjetër vlerë e poezisë sonë është lidhja e përhershme me lotët dhe gjakun e atyre që dhanë jetën për lirinë, drejtësinë dhe paqen e vendit. Ndaj nuk do jetë e lehtë për brezat e ardhshëm të poetëve që të dalin nga hijet e gjeneratës së poetëve të ndikuar direkt nga lufta. Tani për tani, ka disa poetë që kanë marrë prirjet e letërsisë perëndimore si "ngjitës pas gardhit." “kungulli pas gardhit.(?)”  Por rezultatet tregojnë se disa krijues të tjerë e kanë frenuar vetën para influencës apo imitimit të letërsisë perëndimore. Poezia botërore mund të krahasohet me një kullë. Nëse nuk i tërheqim, trashëgojmë dhe tejkalojmë prirjet e letërsisë botërore, do të jetë e vështirë për poezinë tonë që të ketë një shans përfaqësimi nga një kat i ulët i asaj kulle. Gjithsesi, mendoj se poetët vietnamez do gjejnë forcat e duhura për ta prezantuar poezinë vietnameze para botës si një poezi e karakterit të veçantë.  

 

GJM: Poetët, nga natyra që kanë, nganjëherë ndërmarrin misione në të mirë të humanizmit që shtrihen përtej kufijve të realitetit. Cili është misioni juaj si poet dhe a mendoni se keni bërë sa duhet për ta bërë realitet atë?

 

MVP: Mendoj se poezia si fillim duhet të reflektojë bukuri e pastaj ta udhëheqë njerëzimin drejt madhështisë dhe shenjtërisë. Kur kompozoj e lë dritën e humanizmit dhe të pastërtisë shpirtërore ta pushtojë të gjithë hapësirën që kam nën kontroll. Pastaj dëshiroj që ajo dritë të bëhet pjesë e përhershme e vargjeve të mia, të krijojë tërheqje specifike për këdo, të zgjojë natyrën njerëzore, dashurinë, zemrën humane të secilit anekënd botës. 

 

 GJM: Ju jeni nënshtetas i një vendi krenar që përgjatë historisë ka gjetur mënyra të mbijetojë dhe të fitojë kundra çdo force të armatosur që tentoi ose të pushtonte tokën tuaj ose të ndryshonte stilin e jetesës apo statusin politik të popullit të Vietnamit. Askush nuk mund ta injorojë fuqinë e poezisë, të cilën e keni përdorur si një instrument të rëndësishëm për të organizuar popullin vietnamez gjatë momenteve të tyre më të vështira. Duke konsideruar edhe përgjegjësinë e gjithë atij kolatizmi historik, çfarë do të thotë të jesh një poet i njohur në Vietnamin e sotëm?

 

MVP: Poezia ka dhënë një kontribut të çmuar në favor të fuqisë shpirtërore të vendit tim në luftën e tij kundra agresorëve të huaj dhe mbrojtjes së tokës tonë kombëtare. Deklarata e Parë e Pavarësisë së Vietnamit ka konsideruar katër vargje nga poema hyjnore e kompozuar nga gjenerali i famshëm Ly Thuong Kiet (1019 - 1105) gati dhjetë shekuj më parë. Pra, e përsëris, poezia e ka dhënë kontributin e saj të çmuar për mbrojtjen e themeleve kombëtare gjatë luftërave. Tani, që pas mbarimit të luftës e këtej, poetët jo vetëm që shkruajnë rreth çështjeve të jetës së përditshme, duke u njësuar thellësisht me dhimbjet dhe mizoritë e popullit, duke treguar aspiratat e tyre të lirisë, drejtësisë dhe mëshirës, por edhe kanë aktivizuar gjuhën e tyre kombëtare për të zbuluar idetë më efektive për të krijuar njeriun brenda njerëzve. Poetët e vërtet do e vazhdojnë këtë udhë. Vietnami ka pasë poet të mëdhenj si  Nguyen Du (1776 - 1820) i cili është njohur dhe nderuar si një figurë e rëndësime e kulturës botërore. Ai ka qenë një poet i madh që ka ditur kujt t'i drejtohet gjatë fatkeqësive që kalonte popullit të tij. Ne duhet të ndjekim shembullin e tij si një model i poetit madhështor.

 

GJM: Le ta mbyllim këtë intervistë me një nocion magjik: Nëse vetëm për një moment do të jepej mundësia ta bëje të gjithë botën të shihte Vietnamin përmes syve të tu, do na e drejtoje vëmendjen përsëri tek një nga poezitë e tua apo ndoshta do na ofroje një vështrim ajror mbi peizazhin  e mrekullueshëm të vendit tënd?

 

MVP: Për atë moment, siç thatë ju, nuk do të kurseja asgjë nga  fuqia dhe energjia ime për krijimin e një poezie të re me shpresë që e gjithë bota do e lexonte atë dhe përmes saj do e shijonte bukurinë e pastër dhe magjepse të shpirtit vietnamez shpërndarë mbi peizazhin e mahnitshëm të vendit tim.          

 

 

 

 

 

Báo Người Hà Nội: Nhân tập thơ “Zanore në vesë” (Những nguyên âm trong sương sớm) của nhà thơ Mai Văn Phấn sắp phát hành ở Anbani, nhà thơ-tiến sỹ Gjeke Marinaj đã thực hiện cuộc phỏng vấn MVP qua email. Đây là tập thơ đầu tiên của Việt Nam hiện diện trên miền đất đông nam Châu Âu này, do Gjeke Marinaj dịch sang Anbani ngữ, được chọn từ 3 tập thơ Anh ngữ (Firmament without Roof Cover, Seeds of Night and Day, Out of the Dark) của MVP, do Nxb. Page Addie Press của Anh Quốc xuất bản và độc quyền phát hành tại Hoa Kỳ, Canada, Anh, Úc và các nước châu Âu; đồng thời trên mạng phát hành sách của Amazon. Gjekë Marinaj là nhà thơ, nhà văn, dịch giả, nhà phê bình văn học. Ông sinh năm 1965 tại Malësi e Madhe phía bắc Albania. Hiện G. Marinaj mang quốc tịch Hoa Kỳ (gốc Anbani). Là Chủ tịch đầu tiên của Hội Nhà văn Anbani-Mỹ, được thành lập năm 2001. G. Marinaj nhận bằng tiến sỹ triết học tại đại học Texas, Dallas năm 2012. Hiện ông dạy Anh ngữ và Truyền thông tại Richland College ở Texas. Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn:

 
Đã ngàn năm nay, Văn Miếu - Quốc Tử Giám ở Hà Nội đã phản ánh niềm tin thực sự của nhân dân Việt Nam với tri thức và văn học, cũng như với tôn giáo và đấng tối cao. Sự thành kính đặc biệt này đã tác động đến trách nhiệm của ông, với tư cách một nhà thơ của công chúng như thế nào?


MVP: Trải qua những thăng trầm của lịch sử và mãi sau này, Văn Miếu - Quốc Tử Giám luôn là niềm tự hào thiêng liêng, biểu tượng của tinh hoa văn hoá Việt, là ánh sáng của tri thức và bản sắc dân tộc chúng tôi. Đây là trường đại học đầu tiên của Việt Nam, nơi đào tạo và nuôi dưỡng các hiền tài, giúp các vương triều khai mở và chấn hưng đất nước. Chúng tôi đang đi tiếp chặng đường mà tổ tiên đã khai mở và đặt những mốc son chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước. Thế hệ chúng tôi - mà tôi mong được dự phần ít ỏi của mình - đang khẳng định tiếng nói riêng trong đời sống văn học đương đại, tiếp tục tôn vinh văn hoá Việt ở vỉa tầng khác nữa trong quá trình hội nhập thế giới.

 

Gjeke Marinaj: Phong cách thơ của ông đã thay đổi trong những năm qua từ truyền thống đến bán hiện đại và hiện đại toàn triệt. Hiện tại nhiều bài thơ mới của ông có thể được mô tả với ý nghĩa độc sáng. Điều gì đã gây cảm hứng cho ông khi chuyển sang một thi pháp thơ khác? Việc thay đổi những bài thơ trong lần rẽ gần đây nhất có tầm quan trọng với ông thế nào?


MVP: Đến với văn chương, tôi coi thơ ca truyền thống là điểm tựa để xuất phát. Khởi nghiệp từ những lời ru của người mẹ, từ ca dao, dân ca..., từ những tác phẩm của các nhà thơ qua nhiều thế hệ, rồi tôi tìm đến những nền thơ lớn của nhân loại như Trung Hoa, Ấn Độ, Nga, Anh, Pháp, Mỹ La tinh... và những trào lưu, khuynh hướng thơ ca cận đại và hiện đại của thế giới. Những nền thơ, trào lưu khuynh hướng ấy giống như dòng sông chảy miết, để lại phù sa cho bờ bãi, những cánh đồng bên sông. Và, bằng tâm thức và cảm xúc Việt, tôi đã gieo cấy, thu hoạch mùa màng của mình trên đất đai ấy; với cao vọng làm giàu có thêm giá trị truyền thống thơ Việt đương đại mà mình đang được thừa hưởng. Ở những bài thơ gần đây nhất của mình, tôi đã dùng tiếng nói tự nhiên, hồn nhiên một cách hiện đại để xác lập một ngôn ngữ riêng của thơ mình. Đó chính là con đường tôi chọn để tìm về cội nguồn văn hóa của dân tộc tôi – cũng chính là cách  tôi hiện đại hóa những bài thơ thuần Việt của mình.


Gjeke Marinaj: Trong bài trả lời phỏng vấn vào tháng 1 năm 2000, in trên Báo Hải Phòng Cuối Tuần của Việt Nam, ông đã bảo vệ tác phẩm của mình, có ý như đối lập với các nhà phê bình văn học Việt Nam bằng cách nêu quan niệm: "... một bài thơ mà ai cũng khen có khi lại là một sản phẩm chạy theo mốt thời thượng".  Vậy có phải thơ của ông vẫn bị “bác bỏ một cách mạnh mẽ" ở Việt Nam?


MVP: Đời sống văn học Việt Nam đang có sự chuyển đổi mạnh mẽ, trong đó biểu lộ sự phân hoá rõ rệt. Sự xung đột trong thẩm định những giá trị nghệ thuật nói chung, đặc biệt đối với thơ thường rất dữ dội và quyết liệt. Vì thấu hiểu điều đó nên tôi rất bình tĩnh và tự tin khi nghe những dư luận trái chiều về tác phẩm của mình. Lịch sử văn học cho thấy, những xung đột về thẩm mỹ trong nghệ thuật thường kích hoạt cho những giá trị tiến bộ phát triển và sớm được khẳng định. Rất đáng mừng là càng ngày bạn đọc đến với thơ tôi càng nhiều hơn, nhất là bạn đọc trẻ. Đó là sự khích lệ lớn đối với tôi, vì bạn đọc ở thế hệ mới thường rất hiểu biết và nhanh chóng tiếp thu những trào lưu mới trong các lĩnh vực nghệ thuật khác, như âm nhạc, phim ảnh, sân khấu, hội họa, kiến trúc, thời trang... Với những kiến thức phong phú và hiện đại, họ là một thành phần quan trọng của việc thẩm định nghệ thuật.


Gjeke Marinaj: Để những giá trị tiến bộ tồn tại và sớm được khẳng định, ông đã và đang làm gì để thúc đẩy quá trình đó diễn ra nhanh hơn?

 

MVP: Trước đây tôi cách tân thi pháp theo tinh thần cực đoan, thường theo đuổi đến cùng những ý tưởng mà mình đã tri nhận, biểu hiện bằng hệ thống ngôn ngữ của riêng tôi. Điều ấy không sai, nhưng rất ít người thấu hiểu và chia sẻ. Những năm gần đây, vẫn cách thiết lập không gian và thời gian đa chiều, vẫn cách liên tưởng những hình ảnh biệt lập hoặc đặt xa nhau trong những cảm xúc mạnh, nhưng tôi chủ ý vươn tới sự tối giản, trong sáng và thánh thiện. Tôi cũng tìm cách đồng hóa ngôn ngữ thi ca và với ngôn ngữ đời thường để thơ mình có giá trị hiện thực hơn. Đồng thời với sáng tác, tôi viết tiểu luận thơ và phê bình văn học. Tôi tường giải, biện minh cho các tác phẩm của một số nhà thơ có xu hướng cách tân của thế hệ tôi, bằng phương pháp so sánh, dẫn chiếu với thi pháp của thế hệ thơ mới hiện nay.



Gjeke Marinaj: Tuy nhiên, chỉ một thập niên sau đó, ông đã được trao giải thưởng có uy tín của Hội Nhà văn Việt Nam. Ông đã điều chỉnh những tác phẩm của mình như thế nào trong thời kỳ 2000 - 2010 để thay đổi nhận định của các nhà phê bình sang một phương diện khác, để họ công nhận ông là một nhà thơ đoạt giải?


MVP: Vì ông đã nhắc đến nên tôi muốn nói thêm rằng, giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam là một trong những sự khẳng định quan trọng trong dư luận nói chung về tiến bộ của đời sống văn học Việt Nam. Nền văn học nói chung và đặc biệt thơ Việt đã đổi mới, cách tân quyết liệt trong thập niên qua, đã xuất hiện nhiều khuynh hướng sáng tác và phê bình văn học. Những biến đổi về quan niệm thẩm mỹ đã diễn ra quyết liệt và âm thầm trong mỗi cá thể sáng tạo và mỗi người đọc. Có thể gọi đó cuộc thoát xác của thơ Việt đương đại, dù rằng vẫn còn đang trong cơn vật vã của sự sinh thành. Với cá nhân tôi, điểm xuất phát và đích đến của từng giai đoạn đều được hoạch định với thái độ tự tin và lòng kiên nhẫn. Tôi luôn tin rằng những câu thơ được hoài thai bằng cảm xúc mãnh liệt, khi sinh thành sẽ có thần thái, hồn vía và tồn tại như một sinh linh. Mỗi tác phẩm hoàn chỉnh đều có số phận riêng của nó. Trước hoặc sau nó sẽ được hiển lộ và không gì có thể che khuất hay hủy diệt được.


Gjeke Marinaj: Những tiêu chuẩn mà các nhà phê bình văn học Việt Nam sử dụng khi đánh giá những tác phẩm văn học đương đại khác nhau thế nào? Mức độ khách quan của chúng ra sao?

 

MVP: Khi các khuynh hướng, trào lưu hiện đại, hậu-hiện-đại, tân hình thức, tân cổ điển... của văn học phương Tây được nghiên cứu và quảng bá ở Việt Nam, một số không nhiều các nhà phê bình văn học, học giả của viện nghiên cứu, giáo sư ở một số trường đại học đã có cách tiếp cận, đánh giá tác phẩm bằng tinh thần khoa học, dân chủ, công bằng. Họ nhận ra những giá trị mới và đã thừa nhận nó. Đó là sự khích lệ lớn đối với những nhà thơ như tôi. Nhưng số đông người đọc, trong đó có các nhà phê bình, vẫn theo thói quen cũ, lấy những kinh nghiệm và kiến thức cũ làm công cụ thẩm định. Họ dị ứng những tác phẩm viết theo khuynh hướng khác, trái với những gì mà họ đã biết. Họ cũng không biết mình đã đánh mất tính khách quan khi đọc tác phẩm của người khác. Do vậy, nhiều cuộc tranh luận văn chương, có lúc chỉ là vô bổ, đã thường xuyên xảy ra, dẫn đến tình trạng loạn chuẩn trong phê bình văn học.


Gjeke Marinaj: Tác phẩm của ông đã được dịch ra nhiều ngôn ngữ, bao gồm tiếng Albania, Anh, Pháp, Indonesia, Hàn Quốc, Thụy Điển, và Thái Lan. Việc các tác phẩm của ông được dịch sang tiếng nước ngoài có ý nghĩa như thế nào với ông?


MVP: Cũng như các nhà thơ, khi có thêm nhiều người đọc thơ mình, tôi rất vui, nhận thấy đó là niềm hạnh phúc lớn lao của một người cầm bút. Tôi đã sống, sáng tạo và cả chịu đựng những dằn vặt đau khổ của sự sáng tạo... Tôi đã tiếp nhận, chọn lọc tinh hoa của các khuynh hướng văn học trên thế giới bằng tình yêu và trách nhiệm một công dân nước Việt. Và khi những tác phẩm của tôi được dịch sang nhiều ngôn ngữ khác, tôi càng tự tin khẳng định bản sắc Việt trong thơ mình hơn nữa trong tương lai.


Gjeke Marinaj: Ông vừa nói đến bản sắc Việt trong thơ. Vậy có bao giờ ông nghĩ đến thơ Việt Nam sẽ tạo ra một trường phái, khuynh hướng riêng có tầm ảnh hưởng khắp toàn cầu, giống như các khuynh hướng của chủ nghĩa hiện đại phương Tây mà các ông đã từng ảnh hưởng? Nếu có thì kế hoạch cụ thể của ông là gì?

 

MVP: Đó là một nan đề, một thách đố. Tôi tin điều ông vừa nêu cũng là khao khát của nhiều nhà thơ các dân tộc khác. Việt Nam có một nền văn hoá đặc sắc. Nhưng, nhiều cuộc tao loạn trong lịch sử và những cuộc chiến khốc liệt gần đây nhất đã khiến các nhà thơ Việt Nam buộc phải sử dụng thơ như một loại vũ khí chống xâm lược. Điều đó chính là đặc thù của thơ Việt Nam. Giá trị của thi ca luôn gắn với nước mắt và máu của những người đã chết cho Tự do, cho Công lý và Hòa bình. Thế hệ trẻ kế tiếp muốn thoát khỏi cái bóng của thế hệ nhà thơ đi trước trong chiến tranh quả không dễ chút nào. Ngay lúc này đây, một số nhà thơ đã tìm đến các khuynh hướng sáng tác của văn học phương Tây như một sự "vượt tường". Nhưng kết quả cho thấy, một số tác phẩm xuất hiện mới chỉ dừng lại ở mức độ ảnh hưởng, hoặc mô phỏng phương Tây mà thôi. Nền thi ca thế giới có thể ví với một tòa tháp. Nếu không tiếp thu, kế thừa và vượt qua các khuynh hướng thế giới thì thơ ca chúng tôi khó có cơ hội hiện diện, dù chỉ ở tầng thấp của tòa tháp ấy. Tôi chỉ nghĩ rằng, những nỗ lực sáng tạo của các nhà thơ Việt Nam để thế giới biết đến thơ Việt Nam và thừa nhận sự có mặt một nền thơ không kém phần đặc sắc, thì đã là một thành công lớn rồi.


Gjeke Marinaj: 
Thơ là một nghệ thuật kỳ diệu để duy trì sự tồn tại và phát huy các giá trị của văn minh. Ông đã làm gì như một nhà thơ cho sự tiến bộ của quá trình này?


MVP: Tôi quan niệm thơ ca trước hết phải tạo ra cái Đẹp và mục đích cuối cùng vẫn phải hướng con người tới sự cao cả, thánh thiện. Khi viết, tôi đã để ánh sáng nhân bản, thanh khiết từ trái tim tôi tỏa rộng khắp không gian mà tôi đang chế ngự. Tôi mong muốn ánh sáng đó sẽ được lưu giữ trong những bài thơ của tôi, tạo nên hấp lực riêng để dẫn dụ, đánh thức nhân tính, tình yêu, lòng bác ái của mỗi con người ở bất kỳ nơi nào trên trái đất.


Gjeke Marinaj: Ông là công dân của một đất nước giàu lòng tự tôn và tự hào rằng, trong suốt chiều dài lịch sử, dân tộc Việt Nam đã tìm ra cách để tồn tại, chống lại và chiến thắng bất kỳ kẻ thù nào, dù có được trang bị vũ khí đầy đủ nhất, nhằm xâm lược lãnh thổ hoặc thay đổi cuộc sống của người Việt. Và khi ấy, không ai có thể bỏ qua sức mạnh của thơ ca. Nó được sử dụng như một giải pháp quan trọng trong việc quy tụ sức mạnh tinh thần của nhân dân trong thời gian chiến tranh khốc liệt. Với vai trò to lớn của lịch sử, liệu ông có thể chia sẻ với chúng tôi về việc trở thành một nhà thơ xuất chúng của Việt Nam ngày nay như thế nào?


MVP: Thơ đã góp phần quan trọng làm nên sức mạnh tinh thần của dân tộc tôi trong sự nghiệp giữ nước, chống giặc ngoại xâm. Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước Việt được coi là một bài thơ Thần thánh, chỉ gồm 4 câu của danh tướng Lý Thường Kiệt (1019-1105) viết cách đây gần mười thế kỷ. Có thể nói, Thơ ca trong các thời kỳ chiến tranh dựng nước và giữ nước đã góp phần làm nên bức trường thành vệ quốc. Khi kết thúc chiến tranh, các nhà thơ không chỉ viết về những điều bình dị của cuộc sống, cảm thông với nỗi đau khổ của con người, thể hiện những khát vọng về tự do, công bằng, nhân ái..., mà bằng ngôn ngữ của dân tộc mình, nhà thơ cần phải khám phá tận cùng bản thể, những riêng tư, trắc ẩn của chính mình, để làm nên một nhân loại lớn trong sáng tạo. Một nhà thơ đích thực sẽ như vậy. Việt Nam đã từng có thi hào Nguyễn Du (1766-1820) được thế giới công nhận vinh danh là Danh nhân văn hóa thế giới. Ông là một nhà thơ lớn, biết cúi xuống những nỗi bất hạnh của kiếp người nhỏ mọn. Đó chính là khuôn mẫu một nhà thơ xuất chúng cho những nhà thơ của thời hiện tại.

 

Gjeke Marinaj: Hãy kết thúc cuộc phỏng vấn với một ý niệm trong tưởng tượng: Nếu trong một khoảnh khắc ngắn ngủi, ông có cơ hội làm cho cả thế giới nhìn Việt Nam qua con mắt của ông, ông vẫn sẽ hướng sự chú ý của chúng tôi tới thơ ca của mình hay sẽ tạo một cái nhìn khái quát về những phong cảnh tươi đẹp của đất nước ông?


MVP: Nếu có được một khoảnh khắc ngắn ngủi tưởng tượng như ông nói, tôi sẽ dồn hết tâm sức và nghị lực viết một bài thơ ngắn, mong được cả thế giới đọc nó và nhìn thấy hết vẻ đẹp cao cả, sáng trong tâm hồn Việt được toát ra từ những cảnh quan kỳ diệu trên đất nước tôi.

 

Gjeke Marinaj: Cảm ơn nhà thơ Mai Văn Phấn!



 

 

Thethi - Wikipedia

Bukuri natyrore në Shqipëri


 

 

 

 


 
BÀI KHÁC
1 2 

image advertisement
image advertisement
image advertisement




























Thiết kế bởi VNPT | Quản trị