"Mười nén nhang ở ngã ba Đồng Lộc" - Sách “Hướng dẫn ôn tập kì thi THPTquốc gia môn Ngữ Văn, 2016-2017”
ĐỀ SỐ 16

I.
ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Mười nén nhang ở ngã ba
Đồng Lộc
(Mai
Văn Phấn)
Tháng ngày
gương lược về đâu
Chân trời để xõa một màu cỏ non
Các cô nằm lại trên cồn
Những chùm bồ kết khô giòn trong cây
Khăn thêu những dấu tay gầy
Thành mây Đồng Lộc bay bay trắng trời
Người ơi, tôi lại gặp người
Hơi bom còn thổi rụng rời cát khô
Nhang này quặn nỗi đau xưa
Tôi nay, tôi của cơn mưa về nguồn.
("Cầu nguyện ban mai", NXB Hải Phòng, 1997)
Câu
1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn
bản trên? Bài thơ được viết theo thể thơ nào? (0,5 điểm)
Câu
2. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong
câu thơ: "Tháng ngày gương lược về đâu"? (0,5 điểm)
Câu
3. Những câu thơ nào hàm ý chỉ sự hi sinh của các
cô gái trẻ? Anh/chị hiểu như thế nào về những câu thơ ấy? (1,0 điểm)
Câu
4. Bài thơ nhắn gởi điều gì? (1,0 điểm)
II.
LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu
1. (2,0 điểm)
Từ bài thơ trích trong phần Đọc – hiểu. Anh chị hãy viết
01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh chị về lòng biết ơn đối
với những chiến sĩ đã hi sinh trong hai cuộc kháng chiến kháng chiến chống Pháp
và Mĩ?
ĐÁP
ÁN ĐỀ SỐ 16
I. ĐỌC HIỂU
Câu
1.
- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm.
- Thể thơ: Lục bát
Câu
2. Biện pháp tu từ: Nhân hóa, hoán
dụ.
Câu
3. Những câu thơ hàm chỉ sự hi sinh của các cô
gái trẻ: Chân trời để xõa một màu cỏ non/ Các cô nằm lại trên cồn.
Câu thơ Chân
trời để xõa một màu cỏ non chỉ cái chết đẹp của các cô gái, họ chết để sự sống
được hồi sinh. Còn câu "Các côn nằm lại trên cồn" chỉ nơi hi sinh của
các cô gái trẻ.
Câu
4 Có thể trình bày theo những cách
khác nhau, nhưng cần hướng đến một số nội dung như sau:
- Bài thơ là nén nhang thơm đầy thành kính của
tác giả trước mộ của các cô thanh niên xung phong hi sinh tại ngã ba Đồng Lộc
- Bài thơ là lời tự nhủ tác giả cũng như là lời
nhắn nhủ đến bao người, bao thế hệ trẻ về thái độ sống "Uống nước nhớ
nguồn".
II
LÀM VĂN
Câu
1. Viết đoạn văn nghị luận bày tỏ suy
nghĩ: về lòng biết ơn đối với những chiến sĩ đã hi sinh trong hai cuộc kháng
chiến kháng chiến chống Pháp và Mĩ
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận.
Có đủ các phần mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Mở
đoạn nêu được vấn đề, thân đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết
luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Lòng biết ơn
đối với những chiến sĩ đã hi sinh trong hai cuộc kháng chiến kháng chiến chống
Pháp và Mĩ.
c. Triển khai
vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập
luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học
nhận thức và hành động.
Nêu vấn đề: Kế
thừa truyền thống yêu nước, bất khuất, kiên cường qua hai cuộc kháng chiến khốc
liệt biết bao chiến sĩ dũng cảm đã hi sinh cho đất nước.
Bàn luận:
Là những người
được hưởng thành quả từ sự hi sinh chúng ta cần ghi lòng tạc dạ công lao của
những thế hệ đi trước đã ngã xuống cho đất nước.
Cần trân trọng
và tự hào về lịch sử dân tộc.
Mỗi thế hệ
thanh niên hiện nay cần ra sức giữ gìn nền hòa bình, độc lập mà biết bao người
đã đổi xương máu mới có được. Phải xống xứng đáng với sự hi sinh của thế hệ cha
anh đi trước...
Bài học nhận
thức và hành động:
Góp sức xây
dựng đất nước tươi đẹp hơn.
Nỗ lực học tập
để xây dựng một đất nước giàu mạnh.
Sẵn sàng đứng
lên khi đất nước kêu gọi, cầm chắc tay súng để bảo vệ hòa bình cho dân tộc Việt
Nam.
d. Sáng tạo
Có cách diễn
đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới vẻ về vấn đề nghị
luận.
e. Chính tả,
dùng từ, đặt câu.
Đảm bảo các
quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
(Rút từ cuốn sách “Hướng dẫn ôn tập kì
thi trung học phổ thông quốc gia năm học 2016-2017 môn Ngữ Văn”)
