Thơ Mai Văn Phấn xuất thần - METAMORFOZA E ÇUDITSHME POETIKE E POETIT MVP - The Wild Rapture of Mai Van Phan (phê bình - kritikë - critique) - Gjekë Marinaj

THƠ MAI VĂN PHẤN XUẤT THẦN
(Lời giới thiệu tập thơ "Zanore në vesë/ Những nguyên âm trong sương sớm”, Nxb.BOTIMET M&B Anbani)



Nhà thơ-Tiến sỹ triết học Gjekë Marinaj



 

Gjekë Marinaj

Nguyễn Chí Hoan dịch từ Anh ngữ

 

 

                                                                                           


Mai Văn Phấn là một nhà thơ mà sáng tác của ông đã được biết đến ở khắp đất nước ông. Ông đã xuất bản 15 tập thơ trong vòng hai mươi năm qua, và "Zanore në vesë" (Những nguyên âm trong sương sớm) là một tập chọn những bài thơ gây ấn tượng đặc biệt. Những bài thơ này, được dịch ở đây, đem tới cho người đọc Albany một dẫn nhập thú vị vào sáng tác của nhà thơ kỳ lạ độc đáo này. Ông là một bậc thầy về các thủ pháp thơ, và là một người quan sát kiên tâm đối với cả trái tim con người và những cảnh vật của xứ sở mình. Đọc Mai Văn Phấn là bị cuốn đi theo ngôn từ tinh tế và những dụng công nhuần nhuyễn trong các ẩn dụ và hình ảnh của ông, trong lúc vẫn đứng đây trên mảnh đất của đời thực tại hàng ngày. Mai Văn Phấn đã cống hiến sự nghiệp tạo tác thơ ca của ông cho việc diễn tả không chỉ đất nước và con người quê hương mình, mà còn cho thân phận con người trong thế giới. Ông viết về tình yêu và cái đẹp, và về những luân hồi không ngừng nghỉ của cõi tự nhiên, thường chỉ bằng vài câu giản dị.  

 

Nhãn quan nhân loại của ông rộng trải và mời gọi; những vần thơ của ông chào đón độc giả đến cuộc du hành không chỉ trên đất sinh thành của ông nơi Châu thổ Hồng Hà ở miền Bắc Việt Nam, mà còn vào bề sâu, vào bên trong những cảnh quan sẽ dẫn dắt ta hướng đến tình yêu, gia đình, và những xúc cảm thẳm sâu nơi hình thành các nền tảng của đời sống nội tại của chúng ta. Từ sáng tác của một nhà thơ danh tiếng, đã giành được giải thưởng giá trị Giải thưởng Văn học Hội Nhà văn Việt Nam năm 2010, những bài thơ chọn lọc của Mai Văn Phấn trong tập thơ này đồng thời là lịch lãm và siêu hạng, và cuốn sách này đáng để thêm vào giá sách của bất cứ người yêu thơ nào.

 

Nhiều thành tố cấu trúc nổi bật đan dệt suốt thơ ca của Mai Văn Phấn, trong đó có những niềm hân hoan bén nhạy mang đặc tính dân tộc Việt Nam của ông. Trong một bài thơ đề tặng những người bạn nhà văn và nhà xuất bản là Susan và Bruce Blanshard, Mai Văn Phấn mô tả một khung cảnh thiên nhiên rất gợi của buổi mai ngày. Bài thơ có tên “Nơi cội nguồn thế giới”,  gợi lên những suy nghĩ của tương lai và quá khứ đồng hiện, trong khi vẫn tự tại trên mặt đất đương hiện của thời khắc lúc bình minh. Bài thơ mô tả ánh sáng xuất hiện, rồi nói rõ trong câu kế tiếp rằng đó không chỉ là ánh sáng, nhưng là làn ánh sáng thứ nhất của ngày: “Bình minh đang phát ra từ đó/ Soi rõ chân đồi, lối ra bìa rừng/ Những con chim bay đi buổi sớm” Âm điệu thanh bình của bài thơ tiếp tục khi nhân vật trữ tình tưởng tượng cảnh gặp gỡ thú vị đầy yêu thích trong một quán cà phê gần đó, rồi kết cục bằng một suy tư “Đúng, rất đúng/ Tất cả chúng ta vừa sinh ra ở đó” Chúng ta hiểu được ý nghĩa “chúng ta” ở đây gồm bao tất thảy người đọc, và rằng đó không chỉ là một chốn sinh thành nào đấy ở Việt Nam, mà ở bất kỳ đâu chúng ta có thể nhìn thấy những ánh mặt trời đẹp đẽ đầu tiên trước lúc đến với người ta yêu mến.

 

Phong cảnh thực sự thấm nhập khắp trong những bài thơ này, ngay cả khi chúng chỉ làm nền cho những chủ đề khoáng đại hơn. Trong bài thơ sống động có tên “Ở những đỉnh cột” Mai Văn Phấn đưa vào những hình ảnh để gợi ý niệm về tính liên thuộc và sự kết nối: “Chợt cánh bướm mọc trên bờ đá/ Cánh hây hây run rẩy cả chân kè” Ẩn dụ này đã hiệu quả; ta bất thần thấy chính mình nghĩ đến cách ngôn về hiệu ứng cánh bướm, nhưng ta cũng vui thích với tương phản giữa những cái cánh mỏng manh kia với hình ảnh sù sì của những bờ kè. Mai Văn Phấn nổi bật với kiểu sắp đặt liền kề này, và việc ông tạo cặp đôi những hình ảnh bất tương đồng như thế nhằm để mở rộng thế giới thơ ca của ông và giúp chất thơ của ông vươn tới tính cộng đồng toàn cầu rộng rãi hơn. 

 

Cũng như các mô tả cảnh quan, những yếu tố tự nhiên khác cũng hiện diện thường xuyên trong những bài thơ này. Mưa, hiển nhiên, là hình ảnh hàng đầu nổi bật; nó xuất hiện hết lần này đến lần khác dưới nhiều bộ dạng khác nhau, tùy theo thi pháp cụ thể mỗi bài. Trong bài thơ mà cái tên bài vang vọng điệu trầm tư buổi mai, “Vô tình trong nắng sớm”, Mai Văn Phấn viết một khúc đoản ca mô tả nhân vật trữ tình đi dạo lúc bình minh sau một cơn mưa lớn và nghĩ về người mình yêu. Bài thơ gieo vần cuối câu: “Từng mưa to, mưa rất to/ Tắm táp cho viên cuội nhỏ/ Chỉ riêng hình ảnh này/ Đã làm anh yêu đời mê dại” Dường như Mai Văn Phấn viết mọi bài thơ của ông ở vào cơn xuất thần toàn triệt như thế. Ông hân hoan trong ngôn từ và trong thiên nhiên, và câu thơ được trau dồi cẩn trọng của ông phô diễn cả năng lực nghệ thuật khác thường và lòng tôn trọng sâu sắc đối với những kỳ diệu của tự nhiên và của chính con người.

 

Sự trở đi trở lại của mưa xuyên suốt những bài thơ này tạo cho tập thơ một phẩm chất trầm tư, tĩnh lặng, hầu như thể Mai Văn Phấn ru chúng ta với hứa hẹn về một buổi chiều trôi đi trong một căn nhà khi ta nhìn sững vào một khung cửa sổ xam xám giữa những bài thơ. Nhưng với Mai Văn Phấn một nhà thơ không chỉ là người mang đến những bài thơ dễ chịu, mà là, dùng những thành tố đa dạng của tự nhiên để tạo hiệu quả nghệ thuật hầu sáng tạo một miền của nhiều cảm xúc. Dưới cái tên giản đơn như “Từ hạt mưa”, Mai Văn Phấn khiến ta sửng sốt bởi ông dùng thứ ngôn từ sống động khác hẳn lối hiểu thông thường của chúng ta về mưa: “Những hạt mưa rơi xuống sắc nhọn”  Câu thơ này lập tức thu hút chú ý vì cảm nhận mưa thật độc đáo, cái độc đáo khác lạ gợi lên trạng huống cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài. Sau đấy, trong bài thơ này, nhân vật trữ tình so sánh những hạt mưa với “thành sạn sỏi chạy khắp cơ thể ” Bài thơ này đồng thời thông báo một góc nhìn độc đáo về một hiện tượng tự nhiên thông thường, trong khi cũng mô tả được trạng thái tâm hồn của góc nhìn đó, tâm thế của một nhân vật cảm thấy thế gian đang ép xuống mình từ tất cả các góc độ, thậm chí từ cả cái ơn ích bình thường của bầu trời. 

 

Thêm một thí dụ cuối về cách dùng xuất sắc hình ảnh mưa của Mai Văn Phấn, ta hãy xem hai dòng của bài “Nếu”. Bài thơ này là một trầm tư về cơn mơ, đã dùng mưa để đưa nhân vật trữ tình từ tỉnh thức vào giấc ngủ: “Trời bắt đầu mưa/ Chúng tôi bắt đầu mơ” Sử dụng mưa để biểu thị sự chuyển tiếp từ việc sống tỉnh thức sang những giấc mơ dường như là cách để ám chỉ việc dùng hình ảnh mưa trong những bài thơ chọn lọc này. Mai Văn Phấn thực hiện một việc kỳ diệu trong sự nắm bắt cái thực tại thường ngày đối với ông và với những người sống ở Việt Nam, nhưng cũng là chú mục vào mô tả cái thế giới bên trong phong phú của sự sáng tạo và của xúc cảm.

 

Chính ở nơi cái cụ thể và cái trừu tượng giao cắt mà ta thấy được tầm vóc thực sự to lớn của thơ Mai Văn Phấn. Ông không tự giới hạn mình chỉ ghi nhận một cái đẹp thực thể, cũng không để thơ mình hoàn toàn trừu tượng mà không có chút dáng vẻ nào của thực tại. Thay vì vậy, ông nhào trộn thế giới thực thể với thế giới tâm linh theo cách mà ta có thể  liên kết với hình tượng đẹp cũng như với những xung động của con tim đáng yêu và cũng đẹp như thế.

 

Dường như Mai Văn Phấn khai triển ý niệm nền tảng này trong nhiều bài thơ khác nhau, cái ý niệm hầu khiến hình ảnh người yêu dấu ngang bằng với vẻ đẹp thế giới tự nhiên. Trong một bài thơ rất gợi và ngọt ngào, bài  “Nơi trời rộng” , nhân vật trữ tình nói với người mình yêu: “…và da thịt em rười rượi lưng trăng/ và quả ngọt, thóc vàng rười rượi lưng trăng”. Bằng phép lặp và ẩn dụ, Mai Văn Phấn cân bằng tình yêu lãng mạn với cái đẹp thiên nhiên, và so sánh cả người yêu cùng tặng vật của thiên nhiên Việt Nam với “cái lộng lẫy” của vầng trăng. Lối dùng ẩn dụ này vang vọng trong nhiều bài thơ khác làm dậy lên cảm thức về cái trong trắng của tình yêu lãng mạn, cũng như nỗi hài lòng dễ chịu khi người ta nghiệm trải thời gian yêu ở một nơi đẹp đẽ.

 

Vào những lúc vui hài hước, Mai Văn Phấn cũng dùng tài thơ đáng nể của ông để đưa ra những ẩn dụ bất ngờ thật duyên và vui. Trong “Gió thổi”, bài thơ mang cho ta cả thiên nhiên và niềm lãng mạn, khi tác giả viết về người mình yêu: “Con sâu đo em đu lên người anh/ thì thầm gặm hết những xanh non” Hình ảnh này đầy nỗi vui thú và gợi lên niềm thân mật của tình yêu lãng mạn trong khi vang vọng hình ảnh thiên nhiên xanh tươi mơn mởn, là cái mà Mai Văn Phấn làm hiện lên xuyên suốt những bài thơ chọn lọc này. Trong “Được quyền nghĩ những điều đã ước”, một bài thơ dài đầy ắp những ẩn dụ phong phú ý nghĩa và những động từ hoạt dụng đẩy nhanh dòng chảy bài thơ đến cái kết êm và nhã, Mai Văn Phấn tiếp tục tiến triển mạnh mẽ những kết nối sáng tạo bằng việc dùng các phép lặp và ẩn dụ: “chảy qua miệng anh/ mềm mại em/ sữa thơm hay cỏ non vừa mọc”. Với cách đặt hoàn toàn các trầm tư trên nền của niềm vui lãng mạn và tình yêu, đều trong lòng thiên nhiên, những bài thơ của Mai Văn Phấn phản ánh một cảm thức bén nhạy về cân bằng – điều cho thấy người viết đã viết ở đỉnh cao của sức sáng tạo trong mình.

 

Trong một cuộc phỏng vấn năm 2000 với tạp chí Hải Phòng cuối tuần, Mai Văn Phấn mô tả hành trình sáng tạo của ông như là “tôi được bài thơ dạy lại mình cách viết”. Bám sát nhãn quan thi ca riêng của mình, Mai Văn Phấn đã viết nên những bài thơ cho thấy một tầm nhìn độc đáo và một giọng điệu phân minh. Ông sử dụng phép lặp, ẩn dụ, và tính hình tượng xuyên suốt mạnh mẽ, nhưng mỗi bài thơ dường như đều độc sáng những từ ngữ đặc dụng cho riêng mình. Có những lúc âm điệu những bài thơ ở đây trang trọng và điềm tĩnh; lại có lúc giọng điệu tràn sức lực, hầu như bung nở cùng sự sống. Cũng trong cuộc trả lời phỏng vấn nói trên, Mai Văn Phấn nói ông không băn khoăn nhiều về độc giả mà ông hướng tới. Ông nói, thay vì vậy, ông buộc mình “chỉ nghe trái tim mình run rẩy với cảm xúc chân thành theo một quan niệm riêng” khi sáng tác một bài thơ ngõ hầu thông truyền được đủ đầy tới “quá khứ, hiện tại và tương lai đa chiều và đa tầng”. Không thành vấn đề dù bài thơ đó dùng chất liệu chủ đề nào hay âm điệu bao trùm ra sao,  bài thơ đạt được ý nghĩa trong mỗi dòng thơ đó mà chúng ta thực sự nghiệm trải những rung động của tâm hồn thơ thiên phú này; và thật tài ba nó trình hiện cái chuyển động của nhãn quan thơ ca, tâm hồn và trái tim Mai Văn Phấn. 

 

Tình yêu, thiên nhiên, và lòng tri ân sâu sắc với khả năng được trao để nghiệm trải đủ đầy những cảm nhận hân hoan ấy – đó là những dấu son của tập thơ chọn này của thi sĩ người Việt Mai Văn Phấn lần đầu tiên được xuất bản trong tiếng Albany. Các bài thơ trong tập "Zanore në vesë" (Những nguyên âm trong sương sớm) này đưa người đọc từ mùa xuân sang mùa thu, rồi quay lại. Mai Văn Phấn đào sâu vào những mối tương liên sâu xa, tràn đầy ý nghĩa mà chúng ta hy vọng có được trong đời, những mối tương liên khiến các bài thơ này có khả năng liên đới và tính toàn cầu thật sự trong tầm nhìn của chúng. Là một thi sĩ của xứ sở đất nước mình và của quảng đại thế giới, Mai Văn Phấn sử dụng thứ ngôn ngữ tinh tế và những thủ pháp thơ xảo diệu trong lúc vẫn duy trì được tính dễ tiếp cận cho một công chúng độc giả quảng đại. 

 

Những bài thơ này biểu đạt cảm thức của Mai Văn Phấn như trạng thái “xuất thần nguyên sơ” với đời sống và với sự sống, và thơ ấy mời gọi chúng ta chia sẻ cảnh giới ấy. Ở một trong những bài thơ đem lại cảnh giới xuất thần với cái trù phú của tự nhiên, bài “Bài hát mùa màng” thi sĩ viết: “Đất mỡ màu quyện rạng đông dâng lên khuôn mặt/ dâng lên cỏ cây phồn thực bời bời”. Lại thêm một lần ta thấy hình ảnh rạng đông, và, ở đây, những khoảnh khắc đầu tiên của ngày được mô tả như là kết nối miên viễn với hoa trái chín mọng của đất đai. Hình ảnh đất dâng lên một “khuôn mặt” xanh trù phú vừa quen thuộc vừa đáng kinh ngạc. Những bài thơ này cho ta thấy xúc cảm tận hiến của Mai Văn Phấn cho tính nhân văn sâu sắc, tính nhân văn nền tảng của mọi hợp phần của nền văn hóa bản nguyên Việt Nam của ông. Chính là miền đất ấy mang gương mặt đón chào ta, và, giống như đất ấy, "Zanore në vesë" (Những nguyên âm trong sương sớm) cũng trao ta nhiều “khuôn mặt” dưới dạng thức những bài thơ đem đến niềm vui, niềm hân hoan và suy ngẫm cho người đọc trên khắp thế giới này.

 

 

 

 







METAMORFOZA E ÇUDITSHME POETIKE E POETIT MAI VĂN 
PHẤN

 

                                                    - Hyrje

 

 

-Gjekë Marinaj

 

 

Krijimtaria e poetit vietnamez Mai Văn Phấn (Mai Van Fan) ka fituar mirënjohje kolatike brenda dhe jashtë atdheut të tij, Vietnamit. Ai ka botuar 15 vëllime me poezi gjatë këtyre njëzet viteve të fundit. Ndonëse “Zanore në vesë” është një përzgjedhje modeste nga krijimtaria e tij mbresëlënëse, ajo i ofron lexuesit shqiptar një nocion të konsiderueshëm të poetikës së tij krejt të veçantë. Ai është mjeshtër i anatomisë poetike, vëzhgues inteligjent i shpirtit njerëzor edhe piktor i peizazhit natyror të atdheut të tij. Mai Văn Phấn na gjallëron me sofistikimin e gjuhës dhe përdorimin mjeshtëror të metaforave dhe imazheve në poezi pa na shkëputur nga prezenca e botës reale dhe sfidat e jetës së përditshme. Ai ia ka dedikuar jetën artistike kompozimit të poezisë për të reflektuar jo vetëm në realitetin e vendit dhe popullit të tij por edhe në sfidat e gjithë jetës njerëzore. Ai shkruan për dashurinë, bukurinë, dhimbjen dhe metamorfozën e pandalshme të cikleve të natyrës, shpeshherë kondensuar në të njëjtat vargje.

 

I shkolluar në Hanoi e më pas në Minks, Mai Văn Phấn nuk është një poet i thjeshtë provincial. Këndvështrimi i tij kundrejt humanizmit është i gjerë dhe kuptimplotë; poezia e tij fton lexuesin të udhëtojë jo vetëm në vendlindjen e tij përgjatë Deltës së Lumit të Kuq në Vietnamin e Veriut, por edhe në thellësi, tek labirintet e atij peizazhi që na udhëheq drejt dashurisë, familjes dhe emocioneve të thella që formojnë bazamentet e brendshme të jetës sonë.

 

Si produkt i një poeti të nderuar me disa çmime letrare, i cili në vitin 2010 fitoi edhe çmimin prestigjioz të Shoqatës së Shkrimtarëve të Vietnamit për Letërsinë, poezitë e përmbledhura në këtë vëllim janë njëkohësisht të sofistikuara dhe të rezervuara. Ky libër ka potencial të jetë një shtesë e mirëpritur në bibliotekën e çdo dashamirësi të poezisë.

 

Një numër i konsiderueshëm temash marrin jetë në lëndën poetike të poetit Mai Văn Phấn, përfshi këtu edhe kënaqësitë shqisore të atdheut të vet. Në një poezi dedikuar miqve shkrimtarë dhe redaktorë Susan dhe Bruce Blanshard, ai përshkruan një skenë natyrale dhe agimore joshëse. Poezia, titulluar "Tek rrënjët e botës," shpalos meditime si për të kaluarën ashtu dhe për të ardhmen duke qëndruar tërësisht e rrënjëzuar në momentin e së tanishmes. Poezia lajmëron ardhjen e ditës dhe sqaron në rreshtin tjetër se ajo nuk është vetëm dritë, është drita e parë e ditës, një mundësi e re shtegtimi: "Agimi nis që andej / ndrit këmbët e kodrës, një rrugëdalje pylli / zogjtë shtegtojnë herët në mëngjes..." Toni paqësor vazhdon tek folësi i poezisë që imagjinon takimin me të dashurën në një kafene: "e vërtet, shumë e vërtet / të gjithë ne kemi lindur atje." Ky perceptim na bën të fitojmë bindjen se në fjalën "ne" Mai Văn Phấn përfshin të gjithë lexuesit e tij dhe se ajo vendlindje mund të gjendet jo vetëm në Vietnam, por në çdo vend tjetër ku mund të shijohet bukuria e diellit rrezeartë para takimit me dikë që dashurojmë.

 

Peizazhi është tërësisht depërtues në këto poezi, madje edhe kur shërben vetëm si sfond për temat e tjera më të gjëra. Në dinamikën [e poezisë së] titulluar "Në majë të shtyllave" Mai Văn Phấn përfshin këtë imazh për të krijuar nocionin e ndërlidhjes dhe lidhjes humane: "papritur një krah fluture çeli në teh të shkëmbit / Krahët rozë ia bënë pendët të dridhen." Metafora bëhet vërtet ngadhënjyese — ne menjëherë e gjejmë vetën duke menduar në "teh" rreth krahëve të fluturës — në të njëjtën kohë mbetemi të befasuar nga kontrasti i krahëve të saj delikatë me imazhin e vrazhdë të shkëmbit. Mai Văn Phấn triumfon përball  këtij metaforizmi dhe ky paralelizëm dëshpërues i imazheve ndikon në zgjerimin e botës së poezisë së tij dhe e ndihmon atë ta zgjasë mbërritjen poetike drejt një komuniteti më të gjerë global.

 

Vlen të përmendet se peizazhet trajtohen me të njëjtin kujdes autorial që trajtohen elementet e tjera natyrale në këto poezi. Shiu është padyshim instrumental dhe shfaqet herë pas here me shumë tipare të ndryshme, në varësi të gjendjes shpirtërore që ofron poezia. Në një poezi, titulli i secilës na jep përshtypjen e ushtimës së një meditimi të mëparshëm në agim, "Pa dashje në diellin e mëngjesit," shpalos një narrativë të shkurtër dhe të thjeshtë që përshkruan folësin që ecën më këmbë pas rënies së shiut duke menduar për të dashurën. Në strofën parafundore lexojmë: "Një shi i rëndë, vërtet i rëndë / I kishte bërë dush guralecit të vogël / Ky imazh i veçantë me vetveten / më bëri çmendurisht të kënaqur me jetën." Mai Văn Phấn duket se i shkruan të gjitha poezitë nga kjo pikë e ekstazës së pastër. Ai gëzon me gjuhën, botën natyrale dhe vargjet e tij të çiltra duke na dhënë të dyja si lartësitë artistike ashtu edhe respektin e thellë për mrekullitë e natyrës dhe që andej humanizmit.

 

Shiu si lajtmotiv përgjatë poezive i jep kësaj përmbledhje një kualitet të vërtet meditativ. Aq sa na ngjan sikur Mai Văn Phấn përpiqet të na qetësojë me ninulla poetike dhe me premtimin e kalimit të një pasditeje brenda dyerve, duke shikuar nga dritaret, mes intervaleve të krijimit të poezive të tij.  Por Mai Văn Phấn nuk mund të kënaqet thjeshtë duke na sjellë poezi komode, në kontrast ai instrumentalizon një shumëllojshmëri elementesh natyrale për efekte artistike duke krijuar një sërë emocionesh. Me titullin e thjeshtë të poezisë "Nga pikat e shiut," Mai Văn Phấn na befason me kuptimësinë tonë tipike të rënies së shiut. Ai përdorur një gjuhë të gjallë dhe të individualizuar për të na sugjeruar ta shohim shiun përmes syve të tij: " Pikat e shiut bien të prera dhe të mprehta." Ky varg na tërheq menjëherë vëmendjen, për një pikëpamje të veçantë të shiut, për çuditërinë që zgjon dhe për gjendjen emocionale që i krijon folësit të poezisë. Më tej, në të njëjtën poezi, folësi i poezisë poetizon pikat e shiut si rruaza shtesë gjaku në arteriet e tij poetike: "U kthyen në guralecë dhe më përshkuan gjithë trupin." Kjo ide njëkohësisht komunikon një perspektivë të veçantë të një fenomeni të njohur natyral edhe përshkruan një gjendje mendore të përshtatshme, atë të një njeriu që ndjehet sikur bota po e shkel përdhe nga të gjitha anët, madje edhe nga qielli që normalisht besojmë se mund të na falë për veprimet që ndërmarrim.

 

Si një shembull final i përdorimit të shkëlqyer të imazheve nga Mai Văn Phấn, le të kthehemi tek poezia "Supozim." Poezia është një meditim ëndërror që përdor shiun si kllapi për të kthyer folësin e poezisë nga zgjimi i plotë në përgjumje: "Filloi shiu / unë dhe qeni filluam të ëndërrojmë." Përdorimi i shiut për të dalluar tranzicion nga zgjimi tek përgjumësia është sensacional. Mai Văn Phấn bën një punë admiruese në kapjen e realitetit të jetës së tij të përditshme si dhe të gjithë atyre që jetojnë në Vietnam. Ai e bën këtë me aq finesë sa pasuria e botës së brendshme emocionale kthehet pa zhurmë në një dukuri kreative. 

 

Por madhështinë në poezinë e poetit Mai Văn Phấn e gjejmë veçanërisht në pikën ku kryqëzohen konkretja me abstrakten. Ai nuk e kufizon veten as duke regjistruar me saktësi peizazhe të bukura natyrore as duke i dorëzuar kompozimet e tij në platformat abstrakte pa asnjë semblencë [ngjashmëri, qasje] me realitetin. Në kontrast ai e njëson botën e trupit me botën e shpirtit në atë mënyrë sa na bën të ndjehemi pjesë e të dyjave, si e imazheve të spikatura ashtu edhe të ndjenjës humane gjatë baticave dhe zbaticave të ndjenjave tona njerëzore.

 

Mai Văn Phấn duket se i ushqen këto nocione në mjaft poezi duke njëtrajtësuar dashuritë romantike me bukuritë e botës natyrale. Në një poezi të këndshme dhe joshëse titulluar "Aty ku qielli është i gjerë," folësi i poezisë i thotë së dashurës "... lëkura të shkëlqen si fytyra e hënës / Fryti i ëmbël dhe shkëlqimi i artë i orizoreve si shpina e hënës." Duke përdorur reminishenca dhe metafora, Mai Văn Phấn njëllojtëson dashurinë romantike me bukurinë natyrale dhe krahason si të dashurën ashtu edhe mrekullitë natyrore të Vietnamit me shkëlqimin e "fytyrës" dhe "shpinës" së hënës. Ky krahasim metaforik ushton edhe në disa poezi të tjera të cilat lartësojnë sinqeritetin e dashurisë romantike dhe ndjenjën e kënaqësisë së kalimit të kohës me të dashurën në vende të përshtatshme me bukuri magjepse.

 

Nganjëherë lozonjar, Mai Văn Phấn vë në punë mjeshtërinë e tij për të paraqitur metafora të papritura që anojnë drejt joshjes dhe ekstazës. Në "Frynë erë," një tjetër poezi që sjell në të njëjtën platformë romancën dhe natyrën, folësi i poezisë i drejtohet së dashurës së tij duke poetizuar: "si në ëndërr më ngjitesh pas trupit / fishkëllen tek dren të gjitha sythet e reja." Imazhi është lozonjar dhe joshës kundrejt intimitetit të dashurisë romantike dhe ushton me "ëndje" përgjatë panoramës gjelbëruese që Mai Văn Phấn e bën edhe më piktoreske. Po kështu në "Pata të drejtën të mendoj për çfarë dëshirova," një poezi më e gjatë plot metafora të pasura e folje aktive që i lëvizin vargjet me shkathtësi për tek konkluzione më të buta e më delikate se zakonisht, Mai Văn Phấn vazhdon të farkëtojë konjuktura krijuese përmes përsëritjes dhe metaforës: " Rrodhi gojës time / përkulja juaj / Duke spërkatur qumësht aromatik ose gjelbërim të ri." Me trajtimin e meditimeve dhe kënaqësive romantike si pjesë e botës natyrale Mai Văn Phấn reflekton një ndjeshmëri të ekuilibruar e cila na mundëson hyrjen tek natyra e punës gjatë përdorimit të fuqisë së tij më të lartë krijuese.

 

Në një intervistë botuar në vitin 2000 në Hải Phòng Weekend Journal, Mai Văn Phấn flet për procesin e vet krijues duke pohuar se "vetë poezia ma ka mësuar mënyrën e të rishkruarit të saj." Duke ndjekur nga afër vizionin e vet poetik, Mai Văn Phấn ka krijuar poezi që përfaqësojnë më së miri këndvështrimin e tij unik dhe perceptimin e pastër krijues. Ai përdor reminishenca, metafora dhe imazhe të fuqishme kudo në poezinë e tij, por secila poezi dikton kushtet e veta. Nganjëherë toni i poezisë në ketë përmbledhje është reverential dhe i qetë; herë të tjera është më energjik dhe shpërthyes. Në të njëjtën intervistë në Hải Phòng Weekend Journal, Mai Văn Phấn ka thënë se ia nuk merakoset shumë për lexues specifik. Ai ka shtuar se është më e rëndësishme të "dëgjojnë zemrën e dikujt të dridhet me ndjeshmëri të thellë emocionale" kur kompozon një pjesë poetike për të arritur të komunikojnë plotësisht "të kaluarën, të tashmen... dhe shtresat e shumëfishta të së ardhmes." Pavarësisht temës apo tonit dominues poetik, çdo varg në këtë libër është një mundësi bashkëpërjetimi shpirtëror dhe komunikimi njerëzor me sytë, mendjen, dhe shpirtin artistik të poetit Mai Văn Phấn.

 

Dashuria, bota natyrale, dhe mirënjohja e thellë për mundësinë e përjetimit të plotë të kënaqësisë sensacionale, janë disa nga shenjat dalluese të poezive të kësaj përmbledhje poetike nga krijimtaria e përgjithshme e poetit Vietnamez Mai Văn Phấn. “Zanore në vesë” e vendos lexuesin në një mocion stinor grabutal? nga pranvera tek vjeshta dhe anasjelltas. Mai Văn Phấn hulumton në thellësi ndërveprimet kuptimplote që shpresojmë të kemi në jetë, të cilat i bëjnë këto poezi të besueshme dhe tërësisht globale në hapësirën e tyre. Një poet i vendit të tij dhe njëkohësisht i gjithë botës, Mai Văn Phấn vë në shërbim të poezisë një gjuhë të sofistikuar dhe një mekanizëm poetik të ndërtuar me kujdes, por në të njëjtën kohë duke u paraqitur i qartë dhe i kuptueshëm në të gjitha nivelet e lexuesve.

 

Këto poezi reflektojnë esencën e poetit Mai Văn Phấn si krijues i një metamorfoze të çuditshme poetike dhe na ftojnë të bëhemi pjesë e vizionit të tij. Në njërën prej shumë poezive që shpalos efektet e vizionit metamorfik kundrejt begatisë me natyrën, titulluar "Këngët e të vjelave," ai shkuan: "Dheu i ligshtë bymyer me agim i ofroi tokës një fytyrë / Me bimë entuziaste dhe pemë të shkujdesura."  Këtë herë agimi paraqitet në një formë te re, ku momentet e para të ditës kanë lidhje të përhershme me vlerat gjeografike. Imazhi i tokës, të cilit poeti i ofron një "fytyrë" shtesë me gjelbërim të theksuar, është njëherësh befasues dhe tërësisht i njohur. Kjo shtresë artistike demonstron respektin e ndjeshëm të poetit Mai Văn Phấn për humanizmin dhe për çdo aspekt të kulturës vietnameze. Ai madje personifikon edhe atdheun e tij në një fenomen social me "fytyrë" krejt natyrale që të na përshëndesë. Tamam si toka e tij, edhe” Zanore në vesë” na ofron "fytyrën" e vet poetike për kënaqësinë, meditimin dhe reflektimin e lexuesit shqiptar anekënd botës.  





Nhà thơ Gjekë Marinaj ký tặng sách tại nhà riêng MVP ở Hải Phòng, 7/6/2014






The Wild Rapture of Ma
i Van Phan

 

 

 

 

Gjekë Marinaj

 

 

Mai Van Phan is a poet whose work has received widespread recognition in his native Vietnam. He has published 15 collections of poetry during the last twenty years, and "Zanore në vesë" brings together selections from his impressive body of work. The poems translated here offer the Albanian reader a good introduction to the work of this singular poet. He is a master of poetic devices, and a keen observer of both the human heart and the physical landscapes of his homeland. To read Mai Van Phan’s poetry is to get swept away in his sophisticated language and skillful use of metaphor and imagery, while still remaining grounded in the real present world of day to day life. Mai Van Phan has devoted his career to crafting poetry to describe not only his home country and the people of Vietnam, but also the human condition at large. He writes about love and beauty, and the unstoppable cycles of nature, often within the same few lines.

 

Educated in both Hanoi and Minsk, Mai Van Phan is no provincial poet. Instead, his view of humanity is wide and inviting; his verses welcome the reader to travel not only to his birthplace along the Red River Delta in North Vietnam, but also inside, to the inner landscapes that guide us towards love, family, and the deep emotions that form the foundations of our inner lives. An award-winning poet who recently won the prestigious “Vietnam Writers’ Association” Award in 2010, the selected poems of Mai Van Phan that have been gathered in this volume are at once sophisticated and spare, and this book will be a welcome addition to any poetry lover’s shelf.

 

Several prominent threads are woven through Mai Van Phan’s body of work, including the sensory delights of his native Vietnam. In a poem dedicated to fellow writers and editors, Susan and Bruce Blanshard, Mai Van Phan describes an evocative natural scene at daybreak. The poem, entitled “At The Root of the World” evokes thoughts of both the past and the future to come, while remaining firmly grounded in the present moment of the dawning day. The poem describes light emanating, then clarifies in the next line to specify that it’s not just light, but the first light of day: “Dawn emanates from there/ And illuminates the foot of the hill, a forest exit/ Birds depart in the early morning” The peaceful tone continues as the poem’s speaker imagines meeting his love interest in a nearby café, before finally reflecting that “True, very true/ all of us were born there” We get the sense that this “us” includes all of Mai Van Phan’s readers, that this birthplace is one found not only in Vietnam, but anyplace where we can see the first beautiful rays of sunlight before going to join someone we love.

 

The landscape is truly pervasive in these poems, even when it just serves as a backdrop to larger themes. In a vivid poem entitled “At the Pole Heads” Mai Van Phan includes the following image to evoke the notion of interconnectedness and connection: “when suddenly a butterfly’s wings grew on the rocky cliffs/ such gentleness causes trembling on the scaffolds” The metaphor succeeds; we suddenly find ourselves thinking of the adage about the effect of a butterfly’s wings, and yet we are also delighted by the contrast of those delicate wings with the rough image of the cliffs. Mai Van Phan excels at this kind of juxtaposition, and his pairing of disparate images serves to widen the world of his poems and helps extend his poetic reach into the larger global community.

 

Like the landscape, other natural elements appear frequently in these poems. Rain is undoubtedly the star player; it appears over and over again in many different costumes, depending on the mood of the poem. In a poem whose title echoes the earlier mediation on the dawn, “Unwittingly in Early Morning Sun” Mai Van Phan writes a short, simple narrative poem that describes the speaker taking a morning’s walk after a rainstorm while thinking of his beloved. The poem’s penultimate stanza reads: “A heavy rain, truly heavy/ Had given a bath to the little pebble/ This single image by itself/ Made me wildly enraptured with life” Mai Van Phan seems to write all of his poems from this place of pure rapture. He delights in language and in the natural world, and his careful verse show both artistic prowess as well as deep respect for the marvels of nature and humanity itself.

 

The reoccurrence of rain throughout these poems gives this collection a quiet, meditative quality, almost as if Mai Van Phan is lulling us with the promise of an indoor afternoon spent gazing out a gray window between poems. But a poet with Mai Van Phan’s reach is not content to merely deliver cozy poems, instead, he leverages the variety of the natural elements to artistic effect to create a range of emotions. In the simply titled, “From Raindrops” Mai Van Phan startles us from our typical understanding of rain by using vivid language to describe the rain: “Raindrops fall sharp and pointed” The line immediately grabs our attention for its unique take on rain, the way the strangeness evokes the emotional state of the poem’s speaker. Later, in the same poem, the speaker compares the raindrops to “pebbles running all over my body” This poem simultaneously communicates a unique perspective on a common natural phenomenon, while also describing a relatable mental state, that of a person who feels like the world is pressing down on them from all angles, even the normally forgiving sky.

 

 

 

As a final example of Mai Van Phan’s excellent use of rain imagery, we turn to two lines in the poem, “If” The poem is a meditation on dreaming that uses rain to turn the speaker from wakefulness into sleep: “It started raining/ And the dog and I, we both started dreaming” The use of rain to signify the transition from waking life to dreams seems to allude to its use in these selected poems. Mai Van Phan does a wonderful job of capturing the reality of his daily life and the life of those who live in Vietnam, but he is also intent on depicting the rich inner world of creativity and emotion.

 

It is where the concrete and the abstract intersect that we see the true greatness of Mai Van Phan’s work. He does not limit himself to merely recording a beautiful physical scene, nor does he keep his verse completely in the abstract without any semblance of reality. Instead, he blends the world of the body with the world of the soul in such a way that we can relate to both his beautiful imagery as well as the equally lovely turns of the heart.

 

Mai Van Phan seems to drive this notion home in several different poems that seem to equate the beloved with the beauty of the natural world. In a sweet, evocative poem entitled “Where the Sky Is Spacious” the speaker of the poem tells his beloved, “…your skin resplendent as the back of the moon/ sweet fruit and golden paddy resplendent as the back of the moon” By using repetition and metaphor, Mai Van Phan equates romantic love with natural beauty, and compares both the beloved and the natural bounty of Vietnam to the “resplendent” moon. This use of metaphor is echoed in several other poems that evoke the innocence of romantic love, as well as the comforting satisfaction of spending time with one’s beloved in a beautiful place.

 

At times playful, Mai Van Phan also uses his considerable poetic talents to present unexpected metaphors that delight and charm. In “The Wind Blew” another poem that brings together romance and nature, he writes of his beloved, “Like an inchworm you climbed on my body/ and whispering, nibbled all my fresh greens. - Con sâu đo em đu lên người anh/ thì thầm gặm hết những xanh non” The image is joyful and evokes the intimacy of romantic love while echoing the verdant natural imagery that Mai Van Phan has established throughout this collection of poems. In “The Right to Think About One’s Wish-lis” a longer poem full of rich metaphor and active verbs that move the lines quickly to the soft, delicate conclusion, Mai Van Phan continues to forge creative connections by using both repetition and metaphor: flows through my mouth/ your soft body/ a body of perfume or fresh grasses just sprouting.”. By fully grounding meditations on love and romantic joy within the natural world, Mai Van Phan’s poems reflect a balanced sensibility that shows a writer working at the height of his powers.

 

In a 2000 interview with Hai Phong Weekend Journal, Mai Van Phan described his process as being one in which “the poem itself taught me the way to rewrite it” (tôi được bài thơ dạy lại mình cách viết). By closely following his own poetic vision, Mai Van Phan has created poems that reflect a unique vision and a clear voice. He uses repetition, metaphor, and strong imagery throughout, but each poem does seem to dictate its own terms. At times the tone of the poems in this collection is reverential and calm; other times the tone is more energetic, seemingly bursting with life. In the same interview with Hai Phong Weekend Journal, Mai Van Phan said that he couldn’t worry too much about his intended audience. He said that he must instead “hear only one’s heart tremble with heartfelt emotions” (chỉ nghe trái tim mình run rẩy với cảm xúc chân thành theo một quan niệm riêngwhen composing a piece of poetry in order to fully communicate with “the past, the present…and the multi-layer future. - quá khứ, hiện tại và tương lai đa chiều và đa tầng” No matter what the subject matter or overall tone of the poem, one gets the sense in each of these lines that we are indeed experiencing the trembles of this gifted poet’s soul; and what a gift it is to be present for the movement of Mai Van Phan’s heart, mind, and poetic eye.

 

Love, the natural world, and deep gratitude for the ability to experience each of these joyous sensations fully—these are the hallmarks of the selected poems in this first Albanian edition volume from Vietnamese poet Mai Van Phan. The poems in  "Zanore në vesë" take the reader from spring to autumn, and back again. Mai Van Phan delves into the deep, meaningful interactions we all hope to have in our life, which makes these poems relatable and truly global in their scope. A poet of both his homeland and the greater world, Mai Van Phan uses sophisticated language and carefully crafted poetic devices while still remaining accessible to a general reading audience.

 

These poems express Mai Van Phan’s sense of being “wildly enraptured” with life, and they invite us to share that vision. In one of many poems that offers this ecstatic vision of the abundance of nature, “The Song of Harvest” he writes, “The fertile earth fused with dawn offers up a face/ with exuberant plants and trees in profusion” Again, we see dawn appear, and, this time, those first moments of day are depicted as being forever connected with the ripe bounty of the earth. The image of the earth offering up a “face” of abundant greenery is both surprising and completely familiar. These poems show us Mai Van Phan’s heartfelt dedication to the deep humanity that underlies every part of his native Vietnamese culture. Even the very land has a face to greet us with, and, like that land, "Zanore në vesë" also offers many “faces” in the form of poems to provide joy, delight and reflection for readers all across the world.

 
















 

 

 

 

 





BÀI KHÁC
1 2 3 4 5  ... 

image advertisement
image advertisement
image advertisement




























Thiết kế bởi VNPT | Quản trị