image advertisement
image advertisement





























 

Sự tương phản như một thể thống nhất trong tập thơ “Tắm đầu năm. Thuốc súng hoang mang” của Mai Văn Phấn và Raed Anis Al-Jishi (phê bình). Daniela Andonovska-Trajkovska

Sự tương phản như một thể thống nhất trong tập thơ “Tắm đầu năm. Thuốc súng hoang mang” của Mai Văn Phấn và Raed Anis Al-Jishi

 

 

Giáo sư Tiến sĩ Daniela Andonovska-Trajkovska

 

 

 

Giáo sư Tiến sĩ Daniela Andonovska-Trajkovska

Khoa Giáo dục

Đại học “St. Kliment Ohridski”- Bitola

Cộng hòa Bắc Macedonia

 

 

Thưa các bạn! Tôi rất vinh dự có được cơ hội này để nói về tập thơ của hai nhà thơ uy tín đã được trao giải thưởng thơ quốc tế “Aco Karamanov” 2020, đó là Mai Văn Phấn đến từ Việt Nam và Raed Anis Al-Jishi đến từ Ả Rập Xê Út. Tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn đối với nhà thơ kiêm chủ tịch Hội đồng Giải thưởng thơ Karamanov, Borche Panov đã lựa chọn những bài thơ đặc sắc của hai tác giả; và, tôi cũng xin chia sẻ trọng trách mà tôi có được với tư cách là người dịch tập thơ này từ tiếng Anh sang tiếng Macedonia. Việc dịch văn bản văn học là một thách thức lớn - người dịch phải giữ được hình thức của nguyên bản, vì nó là một phần quy tắc, đồng thời truyền tải nội dung một cách chân thực, dựa trên các đặc trưng văn hóa ảnh hưởng đến ngôn ngữ và văn bản văn học, đó quả là một nhiệm vụ không hề dễ dàng. Như Iuri Lotman đã nói, người dịch thơ phải tự thân là một nhà thơ hoặc phải mang phẩm tính thơ bên trong mình để có thể cảm nhận được sắc thái trong cách sử dụng các đơn vị ngôn ngữ có chức năng như một ký hiệu văn học, và chuyển tải chúng sang một ngôn ngữ khác một cách sinh động mà không làm mất đi các giá trị ngữ nghĩa. Và giờ đây, tôi muốn bày tỏ đôi lời về các tác giả của tập thơ “Tắm đầu năm. Thuốc súng hoang mang”.

 

Nhà thơ Việt Nam Mai Văn Phấn sinh năm 1955 tại Ninh Bình, thuộc đồng bằng sông Hồng, miền Bắc Việt Nam. Ông hiện sinh sống và sáng tác tại thành phố Hải Phòng. Đã đoạt một số giải thưởng văn học Việt Nam và quốc tế, trong đó có Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2010, Giải thưởng Văn học Cikada của Thụy Điển năm 2017, Giải thưởng của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Serbia năm 2019, Giải thưởng Văn học của Hiệp hội Người dịch Văn học Montenegro năm 2020... Ông đã xuất bản 16 tập thơ và 1 tập "Phê bình - Tiểu luận" tại Việt Nam, 21 tập thơ được xuất bản ở nước ngoài và trên mạng phát hành sách của Amazon. Các bài thơ của Mai Văn Phấn đã được dịch sang 33 ngôn ngữ. Vào tháng 12 năm 2012, tuyển tập tiếng Anh của ông có tựa đề “Firmament without Roof Cover” (Bầu trời không mái che) đã trở thành một trong 100 tập thơ bán chạy nhất của Amazon. Tháng 6 năm 2014, hai tuyển tập thơ song ngữ Việt - Anh có tựa đề “Ra vườn chùa xem cắt cỏ / Grass Cutting in a Temple Garden” và “Những hạt giống của đêm và ngày / Seeds of Nights and Day” và tập thơ song ngữ Việt - Pháp “A Ciel Ouvert / Bầu trời không mái che” đã nằm trong top 10 tập thơ châu Á bán chạy nhất của Amazon.

 

Raed Anis Al-Jishi là nhà thơ và dịch giả đến từ Qateef, Ả Rập Xê Út. Ông từng có học bổng danh dự chuyên ngành viết văn của trường đại học Iowa - Hoa Kỳ. Thành viên ban cố vấn kế hoạch đào tạo giáo viên của trường Đại học Giáo dục Quốc gia Changua - Đài Loan. Raed đã dịch 5 cuốn sách và xuất bản một cuốn tiểu thuyết, chín tập thơ bằng tiếng Ả Rập (cuốn cuối cùng được dịch sang tiếng Pháp) và một cuốn bằng tiếng Anh “Bleeding Gull: Look, Feel, Fly” đã được dịch sang tiếng Serbia, tiếng Việt và tiếng Ý. Ông đã nhiều lần đoạt giải thưởng cho cuốn sách dịch hay nhất ở Ý. Thơ của ông được dịch ra nhiều ngôn ngữ quốc tế.

 

“Tắm đầu năm. Thuốc súng hoang mang” của Văn Phấn và Al-Jishi là tập thơ mà trong đó sự tương phản hoạt động như một thể thống nhất - nguyên do là trong các bài thơ của họ, đặc biệt là trong các bài thơ của Raed, cũng như trong toàn bộ cuốn sách, hai nhà thơ này hoàn toàn khác biệt nhau, không những về sự lựa chọn các mô típ thơ, mà cả về phong cách viết.  

 

Thơ Mai Văn Phấn dường như hướng về cảnh sắc thiên nhiên, nhưng nếu tìm hiểu kỹ hơn về diễn ngôn thơ, chúng ta sẽ thấy, chủ đề thơ không chỉ biểu đạt cảnh sắc thông thường mà kẻ sáng tạo đang trong trạng thái ngạc nhiên, xúc động hay bị cảm xúc xâm chiếm. Trên thực tế, cái “tôi” của thơ tự hòa mình với thiên nhiên đến mức cảm xúc của bài thơ trở nên sống động, bằng cách ẩn dụ các thuộc tính, cảm xúc và tư tưởng của chủ thể thơ xâm lấn sang thiên nhiên như một tổng thể và một thực thể, và sang các thành phần thiết yếu của nó.

 

Đất mở

 

Cuộn chảy

trong tiếng gào những dải phù du

đáy sông quặn thắt chưa hết sáng

hoàng hôn ngậm chặt ánh ngày

lửa co giật

sụ̣c sôi mầm nụ

đỉnh cây ngùn ngụt bốc cao

 

Căng ngang trời cánh chim

cho ngữ nghĩa trị vì mặt đất

nơi mặt gió gặp đỉnh đồi cúi gục

hang tối phà bí ẩn với sương mai

ao chuôm tìm hướng lên trời

dòng sông vừa chảy

vừa sinh nở

 

Vòng tay sóng khỏa rộng

nô đùa bồng bột trẻ thơ

mặt nước bỗng thành phế tích

Em dựng lại mặt trời đã vỡ

 

Trôi...

 

Trôi qua vô cớ lặng im

ngọn bấc cạn

muội dầu trăng trối

thoảng nghe thang thuốc phân trần...

 

Bông hoa mở

bùng vỡ những khoảng đất rộng.

 

Sự chuyển giao quy luật ấy đôi khi rất rõ ràng và thể hiện rõ nhất ở những hình ảnh thơ, trong đó gió, nắng, mây, hoa và tất cả những gì liên quan đến mẹ thiên nhiên đã được hồi sinh bằng cách sử dụng nhân cách hóa, và ngược lại, đôi khi chủ thể thơ đánh mất đi các đặc điểm nhân hình và tồn tại bằng cách hồi sinh cái "cuống rốn" mà tất cả chúng ta dùng để kết nối với Trái đất - cái "cuống rốn" ấy gần đây chúng ta đã lãng quên nó do quá trình công nghiệp hóa, điện khí hóa, một thế giới kinh doanh chỉ sống trong văn phòng và số hóa cuộc sống của chính mình.

 

Thơ của Mai Văn Phấn được ta cảm nhận bằng tất cả các giác quan và từng yếu tố thơ được chọn lọc rất kỹ lưỡng: không có gì là thừa. Ví dụ thích hợp nhất cho nhận định này là những bài thơ ba câu - tiểu cảnh của Phấn, trong đó nhan đề bài thơ cũng là một phần của nội dung bài thơ và là cốt yếu để xây dựng nên ý nghĩa:

 

Nắng xuân

 

Thả bầu vú

Đọt mầm

Nhú

(tr. 9)

 

 

Đích

 

Chiếc lá mùa xuân

Rơi

Trúng mùa hè

(tr. 10).

 

Hình ảnh thơ đến từ thị giác và thính giác, cả xúc giác và khứu giác. Tuy nhiên, mặc dù được mô tả sinh động, các hình ảnh có tính năng động và chúng chuyển đổi lẫn nhau theo một cách thức mà trong đó thực tế khách quan và chủ quan được đan xen như đời sống cộng sinh. Thiên nhiên đối với Mai Văn Phấn vừa đóng vai trò mô-típ và vừa là diễn ngôn, bởi ông sử dụng những từ vựng thoát ra từ trường ngữ nghĩa để làm sống lại những thế giới mới, và cũng từ chính những ngôn từ đó, ông đã vẽ nên đời sống tâm lý của chủ thể thơ. Mọi thứ xung quanh người nhận và tác nhân, tức là môi trường đều tham gia tích cực vào quá trình tạo ra các thi ảnh. Vì vậy, có thể nói rằng trong thơ Mai Văn Phấn, cái “tôi” của thơ và mọi vật xung quanh ông đều mang một chất giọng đặc biệt, đặt vào thiên nhiên và tất cả những biểu hiện và biến đổi của nó cùng nhau tác động và tạo ra một cái gì đó không thể lặp lại được. Phấn nói lên tiếng nói của con người hiện đại đang khao khát có được bản chất và bản thể của chính mình; bởi vì ông biết rằng ông được sinh ra bởi mẹ Trái đất.  

 

Tuy nhiên, các tác phẩm thơ của ông cũng bao gồm những bài thơ tự sự và những bài thơ có yếu tố siêu thực có chức năng là những văn bản “mở đầu” vẫy gọi người đọc tham gia tích cực vào quá trình xây dựng ý nghĩa bằng việc diễn giải các biểu tượng, giai thoại, ẩn dụ và phép ẩn dụ. Bài thơ có tựa đề “Ở những đỉnh cột” là một trong những ví dụ như vậy:

 

Ở những đỉnh cột

 

Lưỡi tôi bị thắt

treo lên đỉnh cột

mỗi lần nói

chiếc lưỡi phải co rút

kéo thân thể béo ị lên cao

Tôi giẫy giụa tựa mảnh vải quẫy trong gió mạnh.

 

Đang nghĩ về chiếc lưỡi đau

Chợt cánh bướm mọc trên bờ đá

Cánh hây hây run rẩy cả chân kè

Rồi tấm biển quảng cáo nước uống tăng lực

có gas phun sương mù và chất lượng cao

Nơi lãng mạn khác

thiếu nữ vặn lưng trong bìa lịch

miệng cười tươi và giơ tay rất lâu.

 

Tôi tồn tại bởi cánh bướm, biển quảng cáo và thiếu nữ không quen biết

Họ nói giùm tôi cuống lưỡi vực sâu.

 

Nhưng sao họ tồn tại biệt lập?

Chắc lưỡi của họ đang treo trên những đỉnh cột khác.

 

Raed Anis Al-Jishi là một nhà thơ hậu hiện đại. Thơ của ông đầy máu me và sự phấn khích, do các mô-típ được chọn lọc kỹ lưỡng và đáng kinh ngạc và do cách truyền tải ý nghĩa bằng ngôn ngữ vận hành trong các bài thơ của ông. Ông sử dụng những phép ẩn dụ đầy gan dạ và gây sốc, trong đó hai sememe (như một yếu tố của ý nghĩa - ND) không có khả năng đứng cạnh nhau lại được kết hợp lại. Thơ của Al-Jishi mang tính tượng hình và ẩn dụ và những hình ảnh thơ được tạo ra ngay lập tức như những mô típ thơ cụ thể hóa và chúng biến đổi thành những hình ảnh phức tạp như thể trực quan hóa tư tưởng, trong đó ý tưởng cụ thể và ý tưởng trừu tượng được ghép nối và bình đẳng với nhau trong quá trình truyền đạt ý tưởng chính. Vài ngôn từ không thể phát triển nếu không có phần thân/ trừ khi bị tàn sát trong ngôi đền diễn giải (Hành động cuối cùng).

 

Al-Jishi tham gia trò chuyện với độc giả bằng cách xưng hô thân mật. Như trò chuyện với bạn bè hoặc với một người rất gần gũi về mặt tâm tư, tình cảm của nhà thơ. Để so sánh, nếu trước đây chúng ta nói rằng Phấn có một số bài thơ đóng vai trò là văn bản “mở đầu”, thì trong trường hợp của Raed Al-Jishi, điều đó trở thành một quy luật. Ông tạo ra những quy tắc, điều thường thấy đối với các nhà thơ hậu hiện đại, nhờ đó ông làm cho người đọc trở nên bình đẳng với nhà thơ. Việc này như một chất lỏng chảy theo cả hai hướng và theo đó, đồng hành với người đọc, những người cũng tạo ra nhiều văn bản chịu ảnh hưởng của các đặc điểm và tính cách của họ, và bởi xã hội và chính nền văn hóa, bởi vì con người chính là người cấu tạo nên xã hội và văn hóa nhiều như những sinh vật sinh học.

 

Những mô-típ bước ra từ cuộc sống đương đại của con người càng xa lạ với thực tế xã hội thì lại càng được tích cực tham gia, đó là điều phi lý của thời đại ngày nay. Tuy nhiên, con người được kết nối với quá khứ và truyền thống. Chúng ta thậm chí có thể nói rằng thơ của Raed tương tác xã hội nhiều như thể nó mang tính cá nhân và mang tính phản ánh sâu sắc, bởi vì bằng cách thẩm mỹ hóa cái xấu, ông truyền tải một thông điệp rằng, sự bóc lột mồ hôi của người lao động và nền dân chủ khoái lạc được sử dụng trong quá trình nắm bắt ý chí cá nhân cho mục đích kiểm soát, đến mức “những ông vua ham mê” đang gây ra những tai ương trong xã hội, trong đó những “nhà dân chủ” lỗi lạc nhất có quyền lực tuyệt đối bóp nghẹt công dân của mình. Tại sao lại cần cơ quan quyền lực tối cao/ để giám sát số lần bạn làm sạch niệu đạo và hậu môn bằng nước,/ và cố hợp lý hóa tình trạng ẩm ướt trên môi bạn,/ nghĩ về bạn như một yếu tố cá nhân của hành vi tập thể/ nhưng lại lãng phí suối nước lớn từ đôi mắt bạn/ và chôn vùi một biển những cây mấm (Cơ quan quyền lực tối cao, tr. 61). Chỉ có tự do mới xứng đáng với sự phục vụ của bạn (Lời thốt ra bí mật của một hạt dẻ tr. 68). Chỉ tìm thấy được sự đối lập này trong một câu thơ, càng củng cố thêm ý tưởng rằng tự do là điều tuyệt đối và mối quan hệ giữa con người với nhau phải được xây dựng trên cơ sở ý chí tự do. Đừng lao xuống dốc/ trên những khoảng trống hỗn loạn.// Thay vào đó, hãy tạo nên sự cộng hưởng/ giải thoát sự tự do/ khỏi lãng phí và biển cả,/ sự thao thức chết người,// vì hang động/ không quan tâm đến sự vĩnh cửu của ngọn núi,/ cũng như kỹ năng chung sống của nó với/ một cái cọc bị cuốn hút bởi việc lột bỏ (Quên đi).

 

Trong thơ của Al-Jishi, mô típ rõ ràng nhất là cái chết. Đôi khi, cái chết có những nét nhân hóa như trường hợp của bài thơ "Thuốc súng hoang mang" nơi cái chết bị cản trở bởi cơn khát hủy diệt và giết người của con người, phủ phục và cầu nguyện như ông trời đang cầu nguyện cho con người. Vì vậy, con người và Thanatos của mình còn tồi tệ hơn cái chết, đó không phải là kết thúc mà là khởi đầu. Bộ mặt của nó phụ thuộc vào cách chúng ta sống cuộc sống của mình và những gì chúng ta đã để lại cho bản thân mình. Tôi chẳng bao giờ nhấm nháp cơn buồn ngủ cùng lúc,/ không nghĩ đến việc tìm đến nó/ từ những tộc trưởng chăn cừu.// Và tôi không học các quy tắc tình yêu/ trước khi chìm vào giấc ngủ./ Tôi đã từng thấy buồn chán với những bài phát biểu của Rumi,/ và tôi thích nghĩ đến cái chết như một nhân ngãi… Một tình nhân sẽ không đu đưa như giá treo cổ/ cũng không quấn quanh như một con rắn/ khi cô ấy bám theo bạn/ bằng những dấu chấm câu… Anh bị bóp nghẹt nhịp phách khác/ trong nhịp điệu sân khấu./ Không có biến đổi phát sinh/ trong hoàng hôn nơi đường mòn.// Chỉ có cô tình nhân/ đang xoay tròn lén lút/ chiếc thảm để trôi đi (Cơ thể, tr. 76). Eros và Thanatos trong thơ của Raed đồng nhất với nhau và chúng không loại trừ nhau. Tình yêu là cái chết và cái chết không có nghĩa là kết thúc: Tôi mang đến cho em những tin mừng/ của sự ngọt ngào của cái chết,/ và chôn vùi tiếng cười như một con quạ có hồn (Tin tức, tr. 52) Tôi xoa dịu nỗi đau của mình/ không vì lý do gì, mà bởi vì/ nó thuộc về tôi (Xoa dịu, tr. 65) hoặc Tôi có thể yêu,/ Tôi có thể yêu và chết theo cách của cô ấy (Về Tình yêu và Cái chết, tr. 78). Để chứng minh những xác nhận đã được đưa ra trước đây rằng những sự tương phản là một thể thống nhất và chúng liên tục hợp tác với nhau, chúng tôi sẽ trình bày những câu sau: Tôi không cần đại từ nữ tính/ để định nghĩa lại Sinh lực.// Mặt trời không ở khắp nơi/ và đủ cứng cỏi/ để tránh dược sự cám dỗ của bóng tối (Nữ tính hóa, tr. 53).

 

Cuối cùng, tôi xin kết luận rằng “Tắm đầu năm. Thuốc súng hoang mang” của Mai Văn Phấn và Raed Anis Al-Jishi là một tập thơ kết hợp những sự tương phản ở nhiều cấp độ: những cánh đồng rộng bát ngát của Việt Nam và những tù trưởng và người chăn cừu ở Ả Rập Xê Út, cuộc sống được lưu giữ trong những bông hoa bưởi, trái dứa tươi và trái cam ngọt và trong tất cả các mùa trong năm được ta đặt trên bàn ăn, và sự sống vẫn tiếp tục quay trở lại như một thứ nước ép cho đất và mảnh đất vô hồn nơi con người đang nhìn thấy khuôn mặt tử thần; cái chết mà đôi khi lại người hơn cả chính con người và cái chết như một bức màn trong rạp hát cổ điển. Đây là tập thơ về ngọn gió lau mồ hôi cho những giấc mơ mới được tắm táp, về giấc ngủ say với rượu độc và giấc mơ màu mỡ, về những giấc mơ có chiếc búa đóng lên những cái đinh trên bàn tay bị đâm và đóng đinh trên thập tự giá, về tình yêu dịu dàng và mong manh với mặt trời, cánh đồng, ngọn đồi, gió, bông hoa, hồ nước và đầm lầy nhỏ, những hạt giống, chồi non nhìn vào ta, và về tình yêu nồng cháy không ngừng bên bờ vực giữa sự sống và cái chết giống như vũ điệu của những viên đạn có thể được thay thế cho tình yêu, về những ngôn ngữ mà chúng ta thừa nhận trên thế giới, về sự đóng đinh ngôn ngữ trong nhà hát thời gian, và cả về ý nghĩ được treo trên dây phơi và về bầu trời ngự trên những vòm cây.

 

Cô gái chuẩn mực

 

Cô gái chơi búp bê

Và tạo ra cuộc hội thoại lãng mạn

Như tấm chăn bông từ câu chuyện của bà

không đáp ứng sở thích của bạn.

 

Bạn cần một cô gái thích bứt tóc búp bê

Và vô ý làm gãy chân đồ chơi ấy.

Khi bạn chống lại cô vì mô hình chế tạo của cô,

 

cô gái ấy không coi bạn là đứa trẻ to xác

đáng được cưng nựng yêu chiều,

tựa ai đó đơn giản đã đánh mất sắc giác.

 

Cô gái ấy coi bạn như thể

một giai đoạn thử thách trong trò chơi nhập vai.

 

Cô gái ấy có thể chế ngự khi bạn thiếu thận trọng.

 

Cô gái ấy không mang theo roi và liềm,

nhưng có thể làm da bạn rách tươm

sau khi thích thú với nó.

 

Tuy nhiên, cô ấy lại cùng bạn chơi

trò chơi uống trà và búp bê

để thử thách lòng kiên nhẫn

và kể cho bạn rằng cô cần mua sắm

bằng cách đề cập đến mọi tiểu tiết

và những nguyên do có thể xảy ra

trong từng thời khắc nhất định

và ấn định một ngày

để đo sức bền của bạn.

 

Bạn hãy sẵn sàng chấp nhận đầu hàng

Khi đó cô ấy sẽ không thương xót bạn.

Nhưng...

 

Khi cô gái của bạn quên nếm mùi cơ thể bạn,

 

Hãy rời đi... và chỉ nghĩ về rắn hổ mang.

 

Chỉ có rắn hổ mang mới hiểu được bản chất đàn bà.

Những người khác đều là lối thoát để che mắt sự thật

Bằng điệu nhạc chói tai của mí mắt.

 

Trốn khỏi việc viết nên một tiểu sử không thể giảng hòa.

 

(Nguyễn Thị Diệu Thúy dịch từ tiếng Anh)

 

 

Daniela Andonovska-Trajkovska

 

Daniela Andonovska-Trajkovska sinh ngày 3/2/1979 tại thành phố Bitola, thuộc Cộng hòa Bắc Mác-xê-đô-nia. Chị là tiến sĩ giáo dục học, giáo sư tại Khoa Sư phạm - Đại học St. Kliment Ohridski, Bitola. Daniela đảm nhiệm dạy các môn: Phương pháp giảng dạy ngôn ngữ, Viết văn, Phê bình văn học, Phương pháp giảng dạy đọc và viết cho lứa tuổi mầm non... Chị là người đồng sáng lập Câu lạc bộ Văn học Đại học “Denicija PFBT UKLO” và đồng sáng lập Trung tâm Văn học, Nghệ thuật, Văn hoá, Hùng biện và Ngôn ngữ tại Khoa Sư phạm - Đại học St. Kliment Ohridski. Thành viên của Hiệp hội Tác giả Mác-xê-đô-nia, Hội nhóm Văn học Bitola. Chủ tịch Hội đồng Biên tập Hiệp hội Khoa học Mác-xê-đô-nia. Daniela hiện là Trưởng ban Biên tập tạp chí Văn học “Rast” thuộc Hội nhóm Văn học Bitola, đồng thời biên tập cho tạp chí quốc tế “Những cuộc đối thoại đương đại” (Contemporary Dialogues) thuộc Hiệp hội Khoa học Mác-xê-đô-nia và tạp chí “Những yếu tố văn chương” (Literary Elements) (Perun Artis)... Bên cạnh công trình khoa học được đăng trên nhiều tạp chí khoa học quốc tế (hơn 100 bài báo), ba cuốn sách đại học (“Phê bình văn học”, “Lãnh đạo giáo dục”, “Đào tạo lãnh đạo giáo dục”), chị còn viết thơ, văn xuôi và phê bình văn học, đồng tác giả một tập thơ cho thiếu nhi và là tác giả của 9 tập thơ: “Word about the Word” (“Ngôn từ của ngôn từ”, 2014), “Poems for the Margins” (“Những bài thơ cho giới hạn”, 2015), “Black Dot” (“Dấu chấm đen”, 2017), Footprints” ("Những dấu chân”, 2017), “Three” (“Ba”, 2019), “House of Contrasts” (“Ngôi nhà của đối nghịch”, 2019), “Electronic Blood” (“Máu điện từ”, 2019), “Math Poetry” ("Thơ toán học", 2020), and “Walking on an Airial Line” (“Đi bộ trên một đường bay”, 2021). Cuốn sách “Máu điện tử” của chị được dịch sang tiếng Ả Rập bởi Raed Anis Al-Jishi và được xuất bản bởi nhà xuất bản Rawashen ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất vào năm 2021, và tiếng Anh ở Ấn Độ (2021). Andonovska Trajkovska là đồng tác giả của tập thơ “Dandelion Cadence” được xuất bản tại Ấn Độ (2021). Chị đã được đánh giá đặc biệt tại Giải thưởng thơ ca thế giới Nosside (UNESCO, 2011), giải thưởng cho bài thơ chưa được xuất bản hay nhất tại Liên hoan Hội nhà văn Macedonia (2018), giải “Krste Chachanski” cho văn xuôi (2019), giải “Karamanov” quốc gia Giải thưởng thơ ca 2019, Văn học Macedonian Avant-garde (2020), “Abduvali Qutbiddin” (hạng ba, 2020, Uzbekistan), Premio Mondiale "Tulliola- Renato Filippelli" ở Ý (2021), Giải thưởng Quốc tế Xuất sắc "Thành phố Galateo- Antonio De Ferraris ”(Ý, Rome, 2021), và giải thưởng quốc gia quan trọng nhất về thơ“ Aco Shopov ”(của Hiệp hội Nhà văn Macedonian năm 2021 cho cuốn “Thơ Toán học”). Thơ của chị đã được đăng trên một số tuyển tập, tạp chí văn học và tạp chí trong và ngoài nước. Các tác phẩm của chị được dịch sang hơn 38 ngôn ngữ, gồm tiếng Anh, Serbia, Slovenia, Croatia, Bosnia, Bulgaria, Albanian, Romania, Ba Lan, Trung Quốc, Ả Rập, Thổ Nhĩ Kỳ, tiếng Việt, Uzbekistan, Bengali, Đức, Ý, Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Sicily, Hy Lạp, Hindi, Nhật, Farsi, Iceland, Nga, Philippines, Do Thái, Tamil, Bangla, Armenia, Indonesia, Malay, và tiếng Catalan. Chị đã dịch nhiều tác phẩm văn học từ tiếng Anh, tiếng Serbia và tiếng Bungari sang tiếng Macedonian và ngược lại.

 

 

 

 

 

 

КОНТРАСТОТ КАКО ЕДИНСТВО ВО ПОЕТСКАТА КНИГА „НОВОГОДИШНО БАЊАЊЕ. ЗАЧУДЕН БАРУТ“ ОД МАИ ВАН ФАН И РАЕД АНИС АЛ-ЈИШИ

 

 

 

проф. д-р Даниела Андоновска-Трајковска

 

 

Почитувани, чест ми е и задоволство да ја промовирам книгата поезија од наградените поети Маи Ван Фан од Виетнам и Раед Ал-Јиши од Саудиска Арабија, добитници на интернационалната награда „Ацо Караманов“ 2020. На почетокот сакам да искажам благодарност до поетот и претседател на Караманови средби, Борче Панов, затоа што направи одличен избор од поезијата на двајцата поети, но и да ја споделам со вас одговорноста што ја чувствував преведувајќи ја оваа исклучителна поезија. Преведувањето на книжевен текст секогаш е предизвик, затоа што при преведувањето треба да се зачува формата на текстот, бидејќи и таа е дел од кодот, но исто така и автентично да се пренесе содржината, што не е секогаш лесно токму поради културните специфики кои директно влијание имаат врз јазикот, но и врз книжевниот текст. Преведувачот на поезија или препејувачот и самиот треба да биде поет или да носи нешто поетско во себе за да може да ги почувствува нијансите во употребата на лингвистичките единици кои функционираат како еден единствен литерарен знак, како што нагласува и Јуриј Лотман, и да може безбедно да ги пренесе во друг јазик со минимална загуба на семантичките вредности. А сега збор-два за авторите.

 

Maи Ван Фан (Mai Văn Phấn) е виетнамски поет роден во 1955 во Нин Бин (Ninh Bình), на делтата на Црвената Река во Северен Виетнам. Живее и пишува поезија во Хај Фонг (Hải Phòng). Има добиено неколку национални и интернационални книжевни награди, вклучувајќи ја и наградата од Друштвото на писатели на Виетнам во 2010 год., Книжевната награда Cikada во Шведска во 2017, награда од Српската академија на науките и уметностите во 2019, Нагрaдата од здружението на преведувачи од Црна Гора во 2020. Има објавено 16 книги поезија, една книга со критики и есеи и 21 книги кои се објавени во странство. Поезијата на Мај Ван Фан е преведена на 33 јазици. Во декември 2012 година, неговата книга на англиски јазик со наслов Firmament without Roof Coverбила една од стоте најпродавани книги на Амазон, а во јуни 2014 три негови поетски книги биле меѓу стоте најпродавани поетски книги од Азија на Амазон.

 

Раед Анис Ал-Јиши (Raed Anis Al-JISHI) (поет, преведувач од Катиф, Саудиска Арабија) е дописен соработник на Универзитетот во Ајова, САД (Iowa university-USA), член на одборот за планирање на наставата за образование на наставаници на националниот Шангајски универзитет за образование – Тајван. Има преведено 5 книги, а објавено една новела, 9 поетски книги на арапски јазик од кои последната е преведена на француски и една книга објавена на англиски („Bleeding Gull: Look, Feel, Fly“) која е преведена на српски, виетнамски и италијански. Неговата поезија е преведена и објавена на многу светски јазици.

 

„Новогодишно бањање и Зачуден барут“ од Ван Фан и Ал-Јиши е книга поезија во која контрастот функционира како единство – и во нивната поезија, особено во поезијата на Раед, но и во целина, бидејќи поетите драстично се разликуваат и по изборот на мотиви и по стилот на пишување.

 

 Поезијата на Маи Ван Фан на прв поглед се чини дека е пејзажна, но ако навлеземе подлабоко во поетскиот дискурс ќе забележиме дека тоа не е обична дескрипција на пејзажни слики кои го воодушевуваат лирскиот субјект, туку дека лирското Јас се изедначува со природата до тој степен што емоционалноста како една од одликите на лирската поезија се остварува преку метафорично преминување и трансфер на атрибутивните својства, емоции и мисли на лирскиот субјект од една страна врз природата како целина, но и врз нејзините составни елементи, од друга страна.

 

ЗЕМЈАТА ШТО СЕ ОТВОРА

 

Бликајќи меѓу врисоците на ефемерните појаси на земјата

речното корито се извива во опаѓачка светлина

самракот го држи денот цврсто во својата уста

огнот се грчи

жестоко искачувајќи се на врвовите на дрвјата

горејќи ги пупките

 

Лет на птици се шири на небото

за мислите да можат да владеат на земјата

каде лицето на ветерот

се сретнува со свитканиот врв на ридот

една длабока пештера издишува митови во утринската роса

езерца и барички наоѓаат небесен правец

реката раѓа додека тече

 

Брановите се отвораат во прегратка

и си поигруваат во детска возбуда

површината на водата се претвора во рушевини

Ти го местиш веќе скршеното сонце

 

Тече... Непозната тишина тече покрај нас

фитилот на ламбата се скратува

додека саѓите од керозин

ги кажуваат своите последни зборови

Едвај ги слушам тревките што вријат извинувајќи се

 

Еруптирајќи...  Еден цвет отвора огромни пространства земја.

 

Тоа преминување на атрибуцијата напати е луцидно и е најочигледно во поетските слики во кои ветерот, сонцето, облакот, цветот и сѐ што е поврзано со мајката природа е персонифицирано, но и обратно затоа што често пати лирскиот субјект ги губи своите антропоморфни својства и се остварува себеси токму преку оживување на таа папочна врвца со која сме поврзани со земјата, а која во последно време поради индустријализацијата, електрификацијата, бизнис-светот кој живее во канцеларија и дигитализацијата оцрнела со намера да се стори пепел.

 

Поезијата на Фан се доживува со сите сетила и во неа секој елемент е внимателно избран: ништо не е отповеќе. Особено се такви неговите кратки песни – минијатури во кои и насловот е сраснат со песната и со него таа го добива вистинското значење. (ПРОЛЕТНО СОНЦЕ: Ги остава своите гради/ Да висат надолу/ До новите распупени семиња, стр. 9, ЦЕЛ: едно пролетно ливче/ паѓа/ право на летото, стр. 10). Поетските слики се визуелни и аудитивни, но и тактилни и мирисни, а сепак длабоко рефлексивни. И покрај пејзажноста сликите се динамични и преминуваат една во друга така што опредметената стварност и субјективната реалност се испреплетуваат и живеат во симбиоза. Природата за Маи Ван Фан е и мотив и јазик, бидејќи со помош на лексиката која произлегува од тоа семантичко поле тој создава нови светови, но исто така со таа лексика тој го слика и психолошкиот живот на лирскиот субјект, а во создавањето на таа слика улога има сѐ што е во потесното опкружување на набљудувачот и содејствувачот. Маи Ван Фан го артикулира гласот на модерниот човек кој е носталгичен по своето вистинско битие кое знае дека е родено од земја.

 

Сепак неговиот творечки опус опфаќа и наративни песни, но и песни со надреалистични елементи кои функцонираат како отворен текст поканувајќи го читателот активно да се вклучи во процесот на создавање на значењето преку толкување на симболи, синегдохи, метафори и метонимии. Таква песна е песната „На врвовите на бандерите“ од која ќе прочитам само дел:

 

НА ВРВОВИТЕ НА БАНДЕРИТЕ

 

Јазикот ми е врзан

на врвот на една бандера

и на секој збор

тој мора да се собира

повлекувајќи го ова дебело тело нагоре

се превиткувам како парче облека веејќи се на силните ветришта.

Додека мислам на болката во јазикот

една пеперутка се создава на камениот раб

Нејзините трепетливи розови крилца ја тресат камената брана

Потоа еден билборд со реклама за газиран енергетски пијалок

го воздигнува дејството на висококвалитетните состојки

Oд друго нереално место

една девојка  си го витка грбот

во внатрешноста од насловната корица на еден календар

Се насмевнува и ја држи раката подигната долго време.

 

Јас постојам заради пеперутката, билбордот и непознатата девојка

Тие зборуваат наместо мене

Коренот на мојот јазик е во амбис сега.

 

И како е можно тие да постојат самостојно?

Можеби нивните јазици се обесени на некои други бандери.

 

Раед Анис Ал-Јиши е постмодернистички поет, а неговата поезија е полнокрвна и возбудлива и во поглед на мотивите и во поглед на јазикот, бидејќи содржи остри и смели метафори каде се спојуваат две семи кои на прв поглед се неспоиви. Поезијата на Ал-Јиши е фигуративна и богата со тропи, така што поетските слики како конкретизирани поетски мотиви се создаваат за кратко време, а потоа преминуваат во други поетски слики создавајќи една комплексна визуелизација на мислата во која конкретното и апстрактното се рамноправни во реализацијата на идејата. Некои зборови не можат да растат без тело/ освен ако не се убиени во храмот на дескрипцијата (Краен чин, стр.)

 

Тој води дијалог со читателот и најчесто директно му се обраќа на ти. И ако за Маи Ван Фан претходно рековме дека има неколку песни кои се отворени текстови, за поезијата на Раед Анис Ал-Јиши тоа е правило. Тој создава кодови, што е специфика на постмодернистичката поезија, со кои читателот станува рамноправен со поетот. Значењето е флуид кој тече во обата правци и како резултат на тоа содејство во свеста на реципиентите се раѓаат мноштво текстови во зависност од рецепцијата на секој потенцијален читател кој пред сѐ е социјален конструкт, но и од времето во кое се реализира тоа пресоздавање на значењето.

 

Мотивите произлегуваат од современото живеење во кое човекот се отуѓува од општествената реалност исто толку колку е што е вклучен во неа како апсурд на денешницата, но сепак тие се поврзани и со минатото и со традицијата. Може да се рече дури и дека е општествено ангажирана исто толку колку што е лична и длабоко мисловна, бидејќи без влакна на јазикот и често пати преку естетизација на грдото, Ал-Јиши пренесува порака дека експлоатацијата на потта на работникот и хедонистичката демократија се начин да се зароби волјата и да се контролира до тој степен што „кралевите на страста“ се крунисани со очај во општеството во кое најголемите „демократи“ имаат апсолутна власт со која ги ослепуваат и ги оглувуваат своите луѓе (Зошто ти е апсолутна власт/ која ќе те надгледува колку пати си ја измил својата уретра или анус со вода,/ и која ќе се обидува да ја утврди влажноста на твоите усни,/ за неа ти си само индивидуален елемент/ на колективното однесување/ Таа беспотребно ги троши големите извори од твоите очи/ и го закопува морето од пулсирачки авицении, Апсолутна власт, стр. 61). (Само слободата заслужува да ѝ слугуваш, Тајната ејакулација на еден костен, стр. 68) вели тој и со таа контрадикторност во исказот тој уште повеќе ја истакнува својата поента дека слободата е апсолут и дека хуманизираните односи меѓу луѓето се градат токму како резултат на постоењето на слободна волја. Не паѓај надолу/ по белите дробови на хаосот,/ туку дај  ѝ ја на резонанцата/ нејзината слобода да биде слободна/ од ѓубрето и отпадоците и длабоката фатална будност,/ бидејќи на оваа пештера/ не ѝ е гајле за вечноста на планината/ ниту за нејзината способност/ да коегзистира со шипката која се воодушевува од стриптиз (Заборавање).

 

Во поезијата на Ал-Јиши смртта е чест мотив. Понекогаш таа е персонифицирана како во песната „Зачуден барут“ во која смртта засрамена од човековата желба за уништување и убивање легнува со лицето на земјата и се моли исто како што небесата се моли за човекот. Така, човекот и неговиот танатос се полоши и од смртта, но таа е и просветление и колку што е крај толку е и почеток. Нејзиното лице зависи од тоа како сме живееле и што сме оставале зад себе. Никогаш не сркнувам од дремката наеднаш/ Ниту мислам да ја барам од шеиците и овчарите/ И не ги научив правилата на љубовта/ Пред да заспијам/ Досадни ми беа зборовите на Руми/ Зашто сакав да размислувам за смртта како за љубовница.../ Љубовницата нема да се ниша како бесилка ниту пак ќе се обвитка околу тебе како змија/ Кога те охрабрува да одиш меѓу интерпунциските знаци/ Ти си задушен како звук во театрален ритам./ Нема генетска мутација која воскреснува од самракот на патеката/ Само љубовницата/ која го врти скришум/ тепихот на марширањето, Тело, стр. 76). Еросот и танатосот во поезијата на Раед се во единство и не се исклучуваат еден со друг. Љубовта е смрт, а смртта не значи крај или со негови зборови: Ти носам добри вести за сладоста на смртта/ И ја погребувам мојата смеа во песок/ како тажна врана/ (Вести, стр. 52) Ја обожавам мојата болка/ без некоја особена причина,/ туку затоа што мене ми припаѓа (Обожавање, стр. 65) или Би можел да сакам,/ би можел да сакам и да умирам на нејзин начин (За љубовта и смртта, стр. 78). А  дека контрастите се обединети говорат и следните стихови: Не ми треба женска заменка/ За да ја редефинирам Машкоста// Сонцето е сеприсутно/ И доволно цврсто/ За да го избегне искушението на сенката (Феминизација, стр. 53).

 

И на крајот како заклучок: „Новогодишно бањање. Зачуден барут“ од Маи Ван Фан и Раед Анис Ал-Јиши е книга поезија која во себе обединува контрасти на повеќе нивоа: широките полиња на Виетнам и шеиците и овчарите во Саудиска Арабија, животот кој се чува во цветовите грејпфрут, свежиот ананас и слаткиот портокал и во сите годишни времиња кои ги постиламе на трпезариската маса и кој повторно ѝ се враќа како сок на земјата и безживотната земја во која гледа човечкото лице на смртта која понекогаш е почовек од човекот и за смртта како завеса во старински театар. Ова е книга за „ветерот кој ја брише потта од свежо искапените соништа“ (Фан, стр. 33), за сонот потопен во отровно вино, за плодниот сон и за соништата кои од другата страна на крстот ги отковуваат шајките од нашите раце, за нежната љубов со која нѐ погледнуваат сонцето, оризовите полиња, ридот, ветерот, цветот, дрвото, езерцата, мочуриштата, семињата, цветните пупки, јапонското јаболко и за страстната љубов која е постојано на работ меѓу животот и смртта како што е танцот на куршуми замена за љубовта, за јазиците со кои го спознаваме светот давајќи му смисла и за распнувањето на јазикот во театарот на времето, но и за мислата обесена на жицата и за небото кои виси од гранките.

 

СТАНДАРДНА ДЕВОЈКА

 

Девојката си игра со кукли

и измислува романтичен дијалог

кој како јорганот од приказните на нејзината баба

не е е по твој вкус

 

Тебе ти треба девојка која ужива

да им ги откинува главите на куклите

и да им ги крши нозете на играчките.

Кога се расправаш со неа за тоа како тече разговорот на нејзиниот фалсификуван уред,

 

оваа девојка не те гледа како големо дете

кое заслужува да биде разгалено,

како некој кој е изгубен и ја чувствува едноставноста на бојата.

 

Оваа девојка те гледа

како предизвик во оваа RPG* игра.

 

Оваа девојка може да те припитоми кога размислуваш нетрезвено.

 

Оваа девојка не носи ниту камшик ниту срп,

но може да ја носи твојата кожа насилно

откако ќе ужива дерејќи ја.

 

И уште ќе ја игра со тебе

играта со чај и кукли

за да го тестира твоето трпение

и ти кажува за нејзината потреба за шопинг

со спомнување на сите детали

и можни причини

во тоа точно определено време

и тој точно определен ден

за да ја мери твојата издржливост.

 

Биди подготвен да ѝ попуштиш

кога таа нема да има милост за тебе.

Но - -

 

Кога твојата девојка ќе заборави да го вкусува твоето тело,

 

замини си... и мисли само на змијата отровница.

 

Само змијата ја разбира есенцијата на жените.

Сите други бегаат затворајќи ги очите на вистината со клепките на какофонијата.

 

Избегни го пишувањето на непомирливата историја.

 

__________

* RPG – Role Playing Game = игра на улоги (забел. на превед.)

 

 

  

 

Даниела Андоновска-Трајковска

 

Даниела Андоновска-Трајковска (3 февруари 1979, Битола, Македонија) е македонска поетеса, прозаистка, книжевна критичарка, доктор на науки по педагогија во областа на методиките и редовен професор по методика на Педагошкиот факултет при Универзитетот „Св. Климент Охридски“ – Битола. Член е на Друштвото на писатели на Македонија (ДПМ), на Славјанската литературна и уметничка академија со седиште во Варна, на Битолскиот книжевен круг (БКК) и на Македонското научно друштво (МНД) – Битола, каде во два мандати била претседател на Уредувачкиот совет. Главен уредник е на списанијата „Раст“ (БКК) и „Современи дијалози“ (МНД-Битола), а се занимава и со преведување на уметничка литература (од англиски на македонски и обратно). Има објавено над 100 научни трудови објавени во референтни меѓународни научни списанија, 8 книги поезија: „Збор за зборот“ (со Златко Жоглев и Гордана Стојаноска, Матица, Скопје, 2014), „Поема за маргините“ (со Гордана Стојаноска, Македонско научно друштво, Битола,2015), „Црна точка“ (Битолски книжевен круг, Битола, 2017), „Стапалки“ (Македонско научно друштво, Битола, 2017), „Три“ (Современост, Скопје, 2019), „Куќа на контрасти“ (Матица, Скопје, 2019), „Електронска крв“ (ЦК„Ацо Караманов“ – Радовиш, 2019), Математичка поезија“ (ЦККС, Скопје, 2020), „Пеш по воздушна линија“ (МИ-АН, 2021) една прозна книга „Кафе, чај и црвено небо“ (Бран, Струга, 2019), неколку стручни публикации и еден универзитетски учебник „Критичка писменост“ (2019). Нејзината книга „Електронска крв“ е преведена на арапски јазик од Раед Анис Алјиши и објавена во Обединетите Арапски емирати од реномираната издавачка куќа Равашен во 2021 и претставена на светскиот саем на книгата во мај 2021 во Абу Даби. Добитник е на повеќе награди меѓу кои позначајни се:  Празник на липите (ДПМ, 2018), „Крсте Чачански“ за проза за „Кафе, чај и црвено небо“ (2019), Караманов 2019 за поезија (за „Електронска крв“), Македонска книжевна авангарда за „Куќа на контрасти“ (Фондација за културна и научна афирмација и презентација Македонија презент од Скопје, 2020), Abduvali Qutbiddin (Узбекистан, 2020), Premio Mondiale "Tulliola- Renato Filippelli" за „Електронска крв“ во Италија (2021), "City of Galateo-Antonio De Ferraris" (Рим, 2021) и највисоката награда за поезија што ја доделува Друштвото на писатели на Македонија „Ацо Шопов“ (ДПМ, 2021). Преведена е на над 38 светски јазици и објавена во реномирани книжевни списанија и антологии во земјата и странство. 

 

 

Tập thơ “Tắm đầu năm” của Mai Văn Phấn và “Thuốc súng hoang mang” của Raed  Anis Al-Yishi ấn hành tại Cộng hòa Macedonia

 

 

 

THE CONTRAST AS A UNITY IN THE POETRY BOOK “NEW YEAR BATH. BAFFLED GUNPOWDER” BY MAI VĂN PHẤN AND RAED ANIS AL-JISHI

 

 

Prof. d-r Daniela Andonovska-Trajkovska

Faculty of Education

“St. Kliment Ohridski” University - Bitola

Republic of North Macedonia

 

 

Dear all, it’s my honor to have this opportunity to promote the poetry book of the two eminent and awarded poets with the international poetry award “Aco Karamanov” 2020, Mai Văn Phấn from Vietnam and Raed Anis Al-Jishi from Saudi Arabia. I would like to express my gratitude to the poet and the president of the Karamanov Poetry Meetings, Borche Panov, for his extraordinary selection of poems by the two authors, and also to share with you the responsibility that I had as a translator of this book from English into Macedonian language. Translation of literary texts is a great challenge - the translator has to keep the form of the text, since it is part of the code, and to convey the content in an authentic way, which given the cultural specifics that influence the language and the literary text is not an easy task. The translator of poetry has to be a poet himself or herself or to have something poetic inside him/her so that s/he could feel the nuances in the usage of the linguistic units that function as a literary sign themselves, as Iuri Lotman claims, and to convey them safely into another language with a minimal loss of the semantic values. And now, let me say a few words about the authors.  

 

The Vietnamese poet Mai Văn Phấn was born in 1955 in Ninh Bình, Red River Delta in North Vietnam. Currently, he lives and writes his poems in Hải Phòng city. He has won a number of Vietnamese and international literary awards, including The Vietnam Writers' Association Award in 2010, The Cikada Literary Prize of Sweden in 2017, The Award of Serbian Academy of Sciences and Arts in 2019 and The Literary award from Association of Literary Translators of Montenegro in 2020. He has published 16 poetry books and 1 book "Critiques - Essays" in Vietnam. 21 of his poetry books are published and released in foreign countries as well as on the Amazon's book distribution network. Mai Văn Phấn’s poems have been translated into 33 languages.

 

In December 2012, the English collection titled “Firmament without Roof Cover” became one of Amazon’s 100 best-selling poetry books. June 2014, the three collections in Vietnamese and English titled “Ra vườn chùa xem cắt cỏ” (“Grass Cutting in a Temple Garden”) and “Những hạt giống của đêm và ngày (“Seeds of Nights and Day”) as well as his Vietnamese-French collection titled “Bầu trời không mái che” (“A Ciel Ouvert”/ “Firmament without Roof Cover”) were among the top ten of Amazon’s 100 best-selling poetry collections from Asia.

 

Raed Anis Al-JISHI is a poet and translator from Qateef, Saudi Arabia. He has an honorary fellowship in writing from Iowa university-USA, he is also a member of advisory committee of the exquisite Teacher training plan of national Changua University of Education-Taiwan. Raed has translated 5 books, and  published one novel, nine volumes of poems in Arabic (the last one was translated into French) and one in English (“Bleeding Gull: Look, Feel, Fly”) - this book was translated into Serbian, Vietnamese and Italian, and has won the award for the best translated book in Italy on several different occasions. His poetry is translated into many world languages.

 

“New Year Bath and Baffled Gunpowder” by Văn Phấn and Al-Jishi is a book of poetry in which the contrast functions as a unity – in their poems, especially in Raed’s poems, but also in the whole book as an entity, because these two poets are dramatically different in terms of their choice of the poetic motifs, but also in their writing style.

 

The poetry of Mai Văn Phấn seems to be oriented towards landscapes and nature, but if we take a closer look into the poetic discourse we will notice that it is not an ordinary description of landscapes that the poetic subject is amazed, thrilled or occupied by. In fact, the poetic “I” equalizes itself with the nature to the extent that the emotional side of the poems becomes alive by the metaphorical transfer of the attributes, emotions and thought of the poetic Subject to the nature as a whole and as an entity, but also to its essential components.

 

The Opening Ground

 

Gushing

between the screams of ephemeral belts of land

the riverbed writhes in waning light

dusk holds day tight in its mouth

fire convulses

fiercely ascending the tree tops

scorching the buds

 

A flight of birds spreads across the sky

so thoughts can reign on earth

where the wind’s face meets a bowed hill top

a deep cavern exhales myths to morning dew

ponds and puddles find a heavenly direction

the river gives birth while flowing

 

An open embrace of waves

playing in childish ebullience

the water surface turns to ruins

You set up an already broken sun

 

Drifting...

 

An unknown silence is drifting by

the lamp wick shortens

as kerosene soot says its last words

I vaguely hear the boiling batch of herb saying its apology

 

Erupting...

A flower opens vast expanses of land.

 

That kind of transfer of the attributions is sometimes lucid and it is most evident in the poetic images in which the wind, the sun, the cloud, the flower and everything that is related to the mother nature has been revived by using personification and vice versa, because it sometimes happens for the poetic Subject to lose all of its anthropomorphic features and to survive by reviving that umbilical cord with which we are all connected to Earth – the umbilical cord that we have forgotten lately because of the industrialization, electrification, business world that lives in an office and the digitalization of life itself.

 

The poetry of Mai Văn Phấn is perceived with all of our senses and each poetry element is very carefully chosen: nothing is in excess. The most appropriate example of this claim are Phan’s short poems – miniatures in which the title of the poem is also a part of the body of the poem and essential for constructing the meaning (Spring Sun: Drops its breasts/ Dangling down/ To newly budding seeds, pg. 9, and Target: A leaf of spring/
Falls/ Right on summer, pg. 10
). The poetic images are visual and auditory, and tactile and olfactory as well. Yet, in spite of the vivid descriptions, the images are dynamic and they transmute in each other in a manner that the objective and subjective reality are interwoven living in symbiosis. The nature for Mai Văn Phấn serves as a motif and language at the same time, because he uses lexis that come out of that semantic field in order to revive new worlds, and with the very same words he paints the psychological life of the poetic Subject. Everything that is around the perceiver and the actor, i.e. the environment is actively involved in the process of creation of that image. Therefore, we can say that in the poetry of Mai Văn Phấn the poetic “I” and everything that surrounds him with a special accent put to nature and all of its manifestations and transformations co-act and produce something that is unrepeatable. Phan articulates the voice of the modern human that is longing for its own essence and being; because he knows that he was born by his mother Earth.

 

Nevertheless, his poetry opus also consists of narrative poems, and poems with surrealistic elements that function as “open” texts which invite the reader to be actively involved in the process of construction of meaning by interpreting symbols, synecdoches, metaphors and metonimies. The poem titled “On Pole Tops” is one such example:

 

 

On Pole Tops

My tongue is tied

to a pole top

so each time I speak

 

the tongue has to contract

pulling this obese body up

I thrash like a piece of cloth tossing in strong winds.

 

As I think about my tongue’s pain

a butterfly forms on a stone ledge

Its trembling rosy wings shake the stone embankment

Then a billboard advertising a carbonated power drink

Boasts high quality ingredients for performance

From another fanciful place

A girl twists her back inside a calendar cover

She smiles and holds her hand up for a long time.

 

I exist because of the butterfly, billboard and unknown girl

They speak for me

Now the root of my tongue is an abyss.

 

But why do they exist on their own?

Maybe their tongues are hung from other pole tops.

 

Raed Anis Al-Jishi is a postmodern poet. His poetry is full of blood and excitement, because of the well chosen and astounding motifs and because of the way the language functions in his poems in order to convey meaning. He uses brave and shocking metaphors in which two sememes that are unlikely to stand next to each other are brought together. The poetry of Al-Jishi is figurative and metaphorical and the poetic images are created instantly as concretized poetic motifs and they transform into complex images that are perceived as visualization of thought in which the concrete and the abstract ideas are paired and are equal in the process of conveying the main idea. Some words can’t grow without a body/ unless slain in the temple of description. (The Final Act, pg.).

 

Al-Jishi engages in a conversation with the reader by addressing him in an informal way. It is a communication with a friend or with someone who is very close to the poet’s mind and feelings. As a comparison, if we previously said that Phan has several poems that act as “open” texts, in the case of Raed Al-Jishi that becomes a rule. He creates codes, which is common for post-modern poets, with which he makes the reader equal to the poet. The meaning is a fluid that flaws in both directions and as a result of that co-acts with the readers who also create multiple texts influenced by their personality features and traits, and by the society and the culture itself, because people are social and cultural constructs as much as they are biological beings.

 

The motifs come out of the contemporary life of the human being who is alienated from the social reality as much as he is actively involved in it, which is the absurdity of today. Nevertheless, human beings are connected to the past and to the tradition as well. We could even say that Raed’s poetry is socially engaged as much as it is personal and deeply reflexive, because by the aestheticization of the ugly, he conveys a message that the exploitation of the workers’ sweat and the hedonistic democracy are used in the process of capturing the will of the individual for the purpose of controlling to the extent that “the kings of passion” are crowned with woes in society in which the most eminent “democrats“ have absolute power with which they suffocate their own citizens. Why do you need a supreme authority/ to monitor how many times you cleaned your urethra and anus with water,/ and trying to rationalize the wetness in your lips, / it thinks about you as an individual element of a collective behavior/ but it wastes grand springs from your eyes / and buries a sea of pulsing avicennias (Supreme Authority, pg. 61). Only freedom deserves your servitude (The Secret Ejaculation of a Chestnut, pg. 68). This contradiction found in a verse only, strengthens even more the idea that freedom is an absolute and that human relations should be built on the basis of free will. Don’t fall downhill/ on the lungs of chaos.// Rather, give the resonance/ its freedom to be free/ from the waste and the deep,/ fatal wakefulness,// for this cave/ doesn't care about the eternity of the mountain,/ nor its skill in coexistence with/ a pole fascinated by stripping (Forgetting, pg.)

 

In the poetry of Al-Jishi the most evident motif is death. Sometimes, death has got anthropomorphic features as it is the case with the poem “Baffled Gunpowder” where death being embarrassed by the human’s thirst of destruction and murder, prostrates and prays like the heavens is praying for the humans. Therefore, the humans and its Thanatos are worse than death that is not an end, but the beginning. Its face depends on the way we have lived our lives and on what we have left behind us. I never sip drowsiness all at once,/ didn’t think of seeking it/ from the shepherds' Sheikhs.// And I didn't learn the rules of love/ before falling asleep./ I used to feel bored by Rumi’s speeches,/ and I like to think of death as a mistress… A mistress wont swing like a gallows/ nor wrap around like a snake/ when she pursues you/ through punctuation marks… You are suffocated like another beat/ in a theatrical rhythm./ There is no genetic mutation rising/ in the twilight of the trail.// Only the mistress/ is spinning surreptitiously/ the carpet for marching (The Body, pg. 76). Eros and Thanatos in the poetry of Raed are in unity and they do not exclude each other. Love is death and death does not imply end: I bring you glad tidings/ of death’s sweetness,/ and bury my laughter as a soulful crow (Tidings, pg. 52). I lionize my pain/ for no reason, but because/ it belongs to me (Lionizing, pg. 65) or I could love,/ I could love and die her way (On Love and Death), pg. 78). In order to prove the previously made claims that the contrasts are united and that they are constantly co-acting we will present these verses: I don't need the feminine pronoun/ to redefine Virility.// The sun is immanent/ and solid enough/ to evade the temptation of shadow (Feminization, pg. 53).

 

Finally, let me conclude that “New Year Bath. Baffled Gunpowder” by Mai Văn Phấn and Raed Anis Al-Jishi is a book of poetry that unites contrasts on many levels: the vast fields of Vietnam and sheikhs and shepherds in Saudi Arabia, the life that is being kept in the grapefruit flowers, the fresh pineapple and the sweet orange and in all the seasons of the year that we put оn the dining table, and the life that keeps returning as a juice to the soil and the lifeless soil at which the human face of death is looking; death that sometimes is more human than the human itself and death like a curtain in a vintage theatre. This is a book about the wind that wipes sweat off freshly bathed dreams, about sleep drenched with poisonous wine and the fertile dream, about the dreams that hammer back the nails out of the hands pierced and fixed on the cross, about the gentle and fragile love with which the sun, the fields, the hill, the wind, the flower, the little lakes and swamps, the seeds, the buds look at us, and about the passionate love that is constantly on the edge between life and death just like the dance of the bullets which could be offered as a substitute of love, about the languages with which we acknowledge the world, about the crucifying of the language in the theatre of time, but also about the thought that is hung on the clothesline and about the sky that rests on the tree branches.

 

Standard Girl

 

The girl plays with dolls

and makes a romantic dialog

like a quilt from her grandmother's tales

that doesn't satisfy your taste.

 

You need a girl that takes a relish in plucking dolls' heads

and breaking toys' legs.

When you fight her for the flowing of her fabricated device,

 

this girl doesn’t see you as a big child

deserving to be spoiled,

as someone lost sensing the simplicity of a color. 

 

This girl sees you as

a challenging phase in this RPG game.

 

This girl can tame you when you think recklessly.

 

This girl doesn't carry a whip and sickle,

but can wear your skin violently

after she enjoys flaying it.

 

Yet she plays with you

the game of tea and dolls

to test your patience

and tells you about her need to go shopping

by mentioning all the details

and possible causes

in that certain time

and that certain day

to measure your endurance.

 

Be ready to indulge in your surrender

when she will have no mercy on you.

But --

 

When your girl forgets to taste your body,

 

leave...  and think only about the viper.

 

Only the viper understands the essence of females.

The others are an escape that shuts the eyes of truth

with an eyelid's cacophony.

 

Escape the writing of an irreconcilable history.

...

 

 

 

Daniela Andonovska-Trajkovska

 

Daniela Andonovska Trajkovska (born February 3, 1979, Bitola, North Macedonia) is а poetess, а scientist, an editor, a literary critic,  a doctor of pedagogy, university professor. She works at the Faculty of Education-Bitola, St. “Kliment Ohridski” University-Bitola, Republic of North Macedonia and teaches the courses:  Methodology of Teaching Language Arts, Creative Writing, Critical Literacy, Methodology of Teaching Early Reading and Writing, ect.  She is co-founder of the University Literary Club “Denicija PFBT UKLO” and also of the Center for Literature, Art, Culture, Rhetoric and Language at the Faculty of Education-Bitola. She is a member of the Macedonian Writers’ Association, Macedonian Science Society – Bitola, Slavic Academy for Literature and Art in Varna – Bulgaria, Bitola Literary Circle, and she was president of the Macedonian Science Society Editorial Council (for two mandates). She is editor in chief of two literary journals “Rast”/ “Growth” issued by Bitola Literary Circle, and the International Journal “Contemporary Dialogues” (issued by Macedonian Science Society), and editor of “Literary Elements” Journal (Perun Artis), several poetry and prose books. Besides her scientific work published in many international scientific journals (over 100 articles), three university books (“Critical Literacy”, “Educational  Leadership”, “Educational Leadership Trainings”) she writes poetry, prose and literary critics. She has published one prose book: “Coffee, Tea and the Red Sky” (2019), co-authored one poetry book for children and authored 9 poetry books: “Word about the Word” (2014), “Poems for the Margins” (2015), “Black Dot” (2017), Footprints” (2017), “Three” (2019), “House of Contrasts” (2019), “Electronic Blood” (2019), “Math Poetry” (2020), and “Walking on an Airial Line” (2021). Her book “Electronic Blood” is translated into Arabic language by Raed Anis Al-Jishi and published by Rawashen publishing house in United Arab Emirates in 2021, and English language in India (2021). Andonovska Trajkovska is a coauthor of the poetry book “Dandelion Cadence” published in India (2021). She has won special mention at the Nosside World Poetry Prize (UNESCO, 2011), the award for the best unpublished poem at the Macedonia Writers’ Association Festival (2018), “Krste Chachanski” prize for prose (2019), National “Karamanov” Poetry Prize for poetry 2019, Macedonian Literary Avant-garde (2020), “Abduvali Qutbiddin” (third, 2020, Uzbekistan), Premio Mondiale "Tulliola- Renato Filippelli" in Italy (2021), International Award of Excellence "City of Galateo-Antonio De Ferraris" (Italy, Rome, 2021), and the most important national award for poetry “Aco Shopov” (by Macedonian Writers’ Association in 2021 for the book “Math Poetry”). Her poetry was published in a number of anthologies, literary magazines and journals both at home and abroad, and her works are translated into more than 38 languages: English, Serbian, Slovenian, Croatian, Bosnian, Bulgarian, Albanian, Romanian, Polish, Chinese, Arabic, Turkish, Vietnamese, Uzbek, Bengali, German, Italian, French, Dutch, Spanish, German, Portuguese, Sicilian, Greek, Hindi, Japanese, Farsi, Icelandic, Russian, Filipino, Hebrew, Tamil, Bangla, Irish, Armenian, Indonesian, Malay, Catalan. She has translated many literary works from English, Serbian and Bulgarian language into Macedonian and vice versa.

 

 

 

 

 

 

 

التباين كوحدة في المجموعة الشعرية " حمام العام الجديد / البارود الحائر "

للشاعرين رائد أنيس الجشي وماي فان فان

 

البروفيسور د. أ. تاركجوفسكا

جامعة بيتولا

جمهورية مقدونيا الشمالية

 

 

أعزائي ، إنه لشرف لي أن تتاح لي هذه الفرصة للترويج لكتاب شاعرين بارزين حصدا جائزة الشعر الدولية "آكو كرامانوف" 2020 ، وهما ماي فين فين من فيتنام ورائد أنيس الجشي من المملكة العربية السعودية. أود أن أعبر عن امتناني للشاعر ورئيس لقاءات كارامانوف الشعرية ، بورش على اختياره الرائع لقصائد المؤلفين ، وكذلك لأشارككم المسؤولية التي كنت أتحملها كمترجم لهذا الكتاب. من الإنجليزية إلى اللغة المقدونية. تمثل ترجمة النصوص الأدبية تحديًا كبيرًا - على المترجم أن يحافظ على شكل النص ، لأنه جزء من شفرة العمل ، وأن ينقل المحتوى بطريقة أصيلة ، مع مراعاة الخصائص الثقافية التي تؤثر على اللغة والأدب. تكوين النص ليس مهمة سهلة. يجب أن يكون مترجم الشعر شاعرًا بنفسه أو أن يكون بداخله شيئًا شعريًا حتى يتمكن من الشعور بالفروق الدقيقة في استخدام الوحدات اللغوية التي تعمل كإشارة أدبية ، كما يرى يوري لوتمان ، ونقلها بأمان إلى لغة أخرى مع الحد الأدنى من فقدان القيم الدلالية. والآن اسمحوا لي أن أقول بضع كلمات عن المؤلفين.

 

ولد الشاعر الفيتنامي ماي فان فين عام 1955 في نين بينه ، دلتا النهر الأحمر في شمال فيتنام. يعيش حاليًا ويكتب قصائده في مدينة هاي فونغ . حصل على العديد من الجوائز الأدبية الفيتنامية والدولية ، بما في ذلك جائزة رابطة الكتاب الفيتناميين عام 2010 ، وجائزة سيكادا الأدبية في السويد عام 2017 ، وجائزة الأكاديمية الصربية للعلوم والفنون عام 2019 ، والجائزة الأدبية من جمعية الأدب - الجبل الأسود عام 2020. نشر 16 كتابًا شعريًا وكتابًا واحدًا بعنوان "نقد - مقالات" في فيتنام. تم نشر وإصدار 21 من كتبه الشعرية في دول أجنبية وكذلك على شبكة توزيع الكتب في أمازون. تُرجمت قصائد ماي فون فين إلى 33 لغة.

 

في كانون الأول (ديسمبر) 2012 ، أصبحت مجموعته الإنجليزية "Firmament without Roof Cover" واحدة من أفضل 100 كتاب شعر مبيعًا في أمازون. يونيو 2014 ، المجموعات الثلاث باللغتين الفيتنامية والإنجليزية بعنوان

"Ra vườn chùa xem cắt cỏ" ("قطع العشب في حديقة المعبد") و

 "Những hạt giống của đêm và ngày (" بذور الليل والنهار ") وكذلك مجموعته الفيتنامية الفرنسية بعنوان

"Bầu trời không mái che" ("A Ciel Ouvert" / "Firmament without Roof Cover")

 من بين العشرة الأوائل من بين مجموعات الشعر المائة الأكثر مبيعًا في أمازون من آسيا.

 

أما رائد أنيس الجشي فهو شاعر ومترجم من القطيف بالمملكة العربية السعودية. حصل على زمالة فخرية في الكتابة من جامعة أيوا بالولايات المتحدة الأمريكية ، وهو أيضًا عضو في اللجنة الاستشارية لخطة تدريب المعلمين الرائعة لجامعة تشانغوا الوطنية للتعليم - تايوان. قام رائد بترجمة 5 كتب ونشر رواية واحدة وتسعة مجلدات شعرية باللغة العربية (تمت ترجمة آخرها إلى الفرنسية) وواحد بالإنجليزية ("Bleeding Gull: Look، Feel، Fly") - تمت ترجمة هذا الكتاب إلى اللغة الصربية ، الفيتنامية والإيطالية ، وحاز على جائزة أفضل كتاب مترجم في إيطاليا في عدة مناسبات مختلفة. كما تمت ترجمة أشعاره  إلى العديد من لغات العالم.

"حمام العام الجديد والبارود الحائر" بقلم فين فين والجشي هو كتاب شعري يعمل فيه التباين كوحدة - في القصائد ، ولا سيما في قصائد رائد ، لأن هذين الشاعرين يختلفان اختلافًا كبيرًا لا من حيث اختيارهما للزخارف الشعرية وحسب ، ولكن في أسلوب كتابتهما أيضًا.

 

يبدو أن  ماي فون فين يتجه بنصه نحو المناظر الطبيعية والطبيعة ذاتها، ولكن إذا ألقينا نظرة فاحصة في خطابه الشعري ، سنلاحظ أنه ليس وصفًا عاديًا للمناظر الطبيعية التي يُذهل بها الموضوع الشعري أو يسعده أو يشغلها. في الواقع ، إن شعرية "أنا" تتساوي بنفسها مع الطبيعة لدرجة أن الجانب العاطفي من القصائد يصبح حيًا من خلال النقل المجازي لسمات وعواطف وفكر الموضوع الشعري  حيث ال طبيعة ككل وككيان ولكن أيضًا مكون ذاتي أساسي.

 

أرض الافتتاح

 

تفور بين صراخ أحزمة الأرض العابرة.

قاع النهر يتلوى في الضوء الخافت

الغسق يطبق بإحكام على اليوم في فمه

النار تضطربُ

تصعد بسرعة حتى قمم الأشجارِ

وتحرق البراعم

سرب طيور ينتشر عبر السماء

وهكذا، يمكن للأفكار أن تسود على الأرض

حيث يلتقي وجه الريح بقمة تل منحني.

مغارة عميقة تزفر الأساطير لندى الصباح.

تجد البرك والمستنقعات الاتجاه السماوي

ويلد النهر حين يتدفق.

عناق مشرع للأمواج

تلعب بابتهاج طفولي

يتحول سطح الماء إلى أنقاض

لقد نصبتَ شمسا معطوبة.

انجراف..

صمت مجهول ينجرف

من ضعف فتيل المصباح

حين يقول سخام الكيروسين كلماته الأخيرة

وأنا أسمع اعتذار خلطة الأعشاب المغلية

ولكن بضبابية.

ثورة..

زهرة تفتح أقاليم شاسعة من الأرض.

..

هذا النوع من نقل الصفات يكون واضحًا في بعض الأحيان ويكون مؤكدا أكثر في الصور الشعرية التي يتم فيها استخدام إحياء الرياح والشمس والسحاب والزهر وكل ما يتعلق بالطبيعة الأم باستخدام التجسيد والعكس صحيح. ، لأنه يحدث أحيانًا أن يفقد الموضوع الشعري كل ميزاته المجسمة ويعيش من خلال إحياء هذا الحبل السري الذي نرتبط به جميعًا -الأرض - الحبل السري الذي نسيناه مؤخرًا بسبب التصنيع والكهرباء وعالم الأعمال الذي يعيش في المكتب ورقمنة الحياة نفسها.

 

يُنظر إلى شعر ماي فون فين بكل الحواس ويتم اختيار كل عنصر شعري بعناية فائقة: لا يوجد شيء فائض. المثال الأنسب لهذا الادعاء هو قصائد فان القصيرة - المنمنمات التي يكون فيها عنوان القصيدة أيضًا جزءًا من جسم القصيدة وأساسيًا لبناء المعنى (شمس الربيع: يسقط صدورها / تتدلى إلى أسفل / حيث  البذور في مهدها ، الصفحة 9 ، والهدف: ورقة ربيع /تسقط / في الصيف ، ص. 10). الصور الشعرية هي الصور المرئية والسمعية ، وتستفيد من حاسة الشم أيضا. ومع ذلك ، وعلى الرغم من الأوصاف الحية ، فإن الصور ديناميكية وتتبادل الأدوار بين بعضها البعض بطريقة تتشابك فيها الحقيقة الموضوعية والذاتية في التعايش. إن طبيعة ماي فين فين هي بمثابة الفكرة واللغة في نفس الوقت ، لأنه يستخدم المعجم الذي يأتي من هذا المجال الدلالي من أجل إحياء عوالم جديدة ، وبنفس الكلمات يرسم الحياة النفسية للموضوع الشعري. . كل ما يدور حول المدرك والممثل ، أي أن البيئة تشارك بنشاط في عملية إنشاء تلك الصورة. لذلك ، يمكننا القول أن ال "أنا"" في شعر ماي فون فين شعرية وكل ما يحيط بها وضعت بلهجة خاصة من الطبيعة ومن كل مظاهرها وتحولاتها هي تعمل معًا وتنتج شيئًا لا يتكرر. يعبّر فان عن صوت الإنسان الحديث الذي يتوق إلى جوهره ووجوده ؛ لأنه يعلم أنه ولد من أمه الأرض.

 

إضافة لذلك ، فإن أعماله الشعرية تتضمن أيضًا القصائد السردية والقصائد ذات العناصر السريالية التي تعمل كنصوص "مفتوحة" تدعو القارئ إلى المشاركة بنشاط في عملية بناء المعنى من خلال تفسير الرموز والتزامن والاستعارات والمقتطفات. القصيدة التي تحمل عنوان " على قمم القطب" هي أحد الأمثلة::

 

على قمم القطب

 

لساني مقيد

بقمة القطب

لذلك وفي كل مرة أتحدث

 

يجب أن ينقبض اللسان

رافعا هذا الجسد البدين

وأتقلب مثل قطعة من القماش تتقاذفها الرياح قوية.

 

وبينما أفكر في ألم لساني

تتشكل فراشة على حافة حجرية

تهز أجنحتها الوردية المرتعشة السد الحجري

ثم تظهر لوحة إعلانية تعلن عن مشروب طاقة مضاف له الكربون

يتميز بمكونات عالية الجودة للأداء

من مكان خيالي آخر

فتاة تلوي ظهرها داخل غلاف التقويم

تبتسم وتثبت يدها في الأعلى لفترة طويلة.

 

أنا متكون بسبب الفراشة ولوحة الإعلانات والفتاة غير المعروفة

إنهم يتحدثون عني

والآن أصل لساني على هاوية.

 

لكن لماذا هم موجودون بمفردهم؟

ربما ألسنتهم معلقة في قمم القطب الأخرى

 

رائد أنيس الجشي شاعر ما بعد حداثي. شعره مليء بالدماء والإثارة ، بسبب عناصره المختارة بعناية والمذهلة وبسبب طريقة عمل اللغة في قصائده من أجل نقل المعنى. إنه يستخدم استعارات شجاعة وصادمة يتم فيها الجمع بين نصفين من غير المرجح أن يقف أحدهما بجانب الآخر. يعتبر شعر الجشي مجازيًا يعتمد على الرمز ، ويتم إنشاء الصور الشعرية على الفور بعناصر شعرية ملموسة تتحول إلى صور معقدة يُنظر إليها على أنها تصور للفكر حيث يتم إقران الأفكار الملموسة والمجردة وتكون متساوية في العملية لنقل الفكرة الرئيسية. بعض الأحاديث لا يمكن أن تنمو بدون جسد / إلا إذا قُتلت في هيكل الوصف. (المشهد الختامي ، ص.).

 

يدخل الجشي في محادثة مع القارئ من خلال مخاطبته بطريقة غير رسمية. إنه اتصال مع صديق أو مع شخص قريب جدًا من عقل الشاعر ومشاعره. على سبيل المقارنة ، إذا قلنا سابقًا أن ل "فان" عدة قصائد تعمل كنصوص "مفتوحة" ، في حالة رائد الجشي القصائد المفتوحة هي القاعدة. إنه يخلق رموزًا شائعة لشعراء ما بعد الحداثة ، يجعل من خلالها القارئ مساويًا للشاعر. المعنى سائل يعصب في الاتجاهين ونتيجة لذلك يكتمل المعنى مع القراء الذين يخلقون أيضًا نصوصًا متعددة تتأثر بسماتهم وسماتهم الشخصية ، وبالمجتمع والثقافة نفسها ، لأن الناس اجتماعيون وثقافيون. ويبني بقدر ما هم كائنات بيولوجية.

 

تأتي عناصره من الحياة المعاصرة للإنسان المنعزل عن الواقع الاجتماعي بقدر ما هو مشارك فيه بنشاط ، وهو يمثل عبثية هذا الزمن الحالي . ومع ذلك ، فإن البشر مرتبطون بالماضي وبالتقاليد أيضًا. يمكننا حتى أن نقول إن شعر رائد منخرط اجتماعيًا بقدر ما هو شخصي وانعكاسي بعمق ، لأنه من خلال جمالية القبيح ، ينقل رسالة مفادها أن استغلال عرق العمال وديمقراطية المتعة تستخدم في عملية الاستيلاء على إرادة الفرد لغرض السيطرة إلى الحد الذي تتوج فيه "ملوك العاطفة" بالويلات في المجتمع الذي يتمتع فيه أبرز "الديمقراطيين" بسلطة مطلقة يخنقون بها مواطنيهم. ما حاجتك لسُلطة عُليا/تُحصي عدد المرات التي استنجيتَ بها /وتُحاول تَرشيدَ البلل في شفاهك /تُفكرُ بك كعنصر مفرد لسلوكٍ جمعي/وَلكنها تُهدرُ مِنْ عينيك / يَنابيعَ جوفية وتَطمرُ بحرًا مِنَ قُرْمٍ ينبض  (السلطة العليا ، ص 61). الحرية فقط هي التي تستحق عبادتك (عادة سرية للكستناء ، ص 68). هذا التناقض الموجود في المقاطع  يقوِّي بشكل أكبر فكرة أن الحرية مطلقة وأن العلاقات الإنسانية يجب أن تُبنى على أساس الإرادة الحرة. لا تَهبطْ مُنزلقًا /عَلَى رِئةِ الفَوضى/بل دَعْ للصَدى/حرية التحرر/مِنْ تيماء الصحو العميق /فهذا الكهف/لا يَهتمُ بخلودِ الجبل/أو ببراعته في التعايشِ /معَ عمودٍ مَفتونٍ بالتعري   (نسيان ، ص.)

أكثر عنصر واضح  في شعر الجشي هو الموت. في بعض الأحيان ، يكون للموت سمات مجسمة كما هو الحال مع قصيدة "بارود حائر" حيث الموت محرجٌ من عطش الإنسان للدمار والقتل والسجود والصلاة بينما  تصلي السماء من أجل البشر. لذلك فإن البشر وغريزة القتل لديهم أسوأ من الموت نفسه الذي لا يكون النهاية بل البداية. يتشكل وجه حسب الطريقة التي عشنا بها حياتنا وعلى ما تركناه وراءنا. لَمْ  أَحتسِ الكرى يومًا دفعةً واحدةً/ولَمْ أفكِّرْ بطلبه/مِنْ شيوخِ الرعاءِ/ولا تَعلّمتُ قواعدَ العشقِ /قبلَ الاستغراق في النوم /كنتُ أَمَلُّ منْ حديثِ الروميّ /ويُعجبني أنْ أفكرَ بالموتِ كخليلة ... خليلةُ لا تَتدلَّى كمشنقةٍ ولا تَلتَفُّ كأفعى /ولا تُفتشُ عَنْ كنه الإجابةِ/عندما تتعقبك في علاماتِ الترقيم (جسد ، الصفحة 76). ربا الحب والموت متحدان في شعر رائد ولا يستبعد أحدهما الآخر. الحب هو الموت والموت لا يعني النهاية: أُبشِّرُكم بهجة /بحلوى الموتِ /وأَدفنُ ضَحكي كغرابٍ حنونٍ (بشرى ، ص 52). أنا أَحتفي بألمي /لا لشيءٍ سوى لأنَّه يَخصُّني (احتفاء ، الصفحة 65) ولي أن أحب ، / ولي أن أحب وأن أموت منا تشاء (بين الحب والموت) ، ص. 78). من أجل إثبات الادعاءات السابقة بأن التناقضات متحدة وأنهما يتعاونان باستمرار ، سأقدم هذا المقاطع أيضا: لا حاجة لي بضمير التأنيثِ/لأعيدَ  تعريفَ  الفحولة/الشمسُ قائمةٌ بذاتها/وصلبة بما يَكفي /لتَهرُبَ مِنْ فتنة الفيء (التأنيث ، ص 53)

 

أخيرًا ، اسمحوا لي أن أختتم  بأن مجموعة "حمام رأس السنة الجديدة. حيرة بارود "لماي فين فين ورائد أنيس الجيشي هو كتاب شعر يوحد التناقضات على عدة مستويات: الحقول الشاسعة في فيتنام والمشايخ والرعاة في المملكة العربية السعودية ، والحياة التي يتم الاحتفاظ بها في أزهار الجريب فروت ،والأناناس الطازج والبرتقال الحلو ويضم جميع فصول السنة التي نضعها على مائدة الطعام ، والحياة التي تستمر في العودة كعصير إلى التربة والتربة الميتة التي ينظر إليها وجه الإنسان للموت ؛ الموت الذي يكون أحيانًا أكثر إنسانية من الإنسان نفسه والموت مثل ستارة في مسرح قديم. هذا كتاب عن الريح التي تمسح العرق من الأحلام التي استحمت حديثًا ، حول "النوم المبلل بالنبيذ السام والحلم الخصب ، عن الأحلام التي تدق المسامير من الأيدي المثقوبة والمثبتة على الصليب ، عن الأشياء اللطيفة والرائعة. والحب الهش الذي يغمر الشمس والحقول والتلال والريح والزهور والبحيرات الصغيرة والمستنقعات والبذور والبراعم التي تتطلع لنا ، وحول الحب العاطفي الذي دائمًا ما يكون على حافة الهاوية بين الحياة والموت فقط مثل رقصة الرصاص التي يمكن تقديمها كبديل للحب ، حول اللغات التي نتعرف بها على العالم ، حول صلب اللغة في مسرح الزمن ، ولكن أيضًا حول الفكر المعلق على حبل الغسيل وحول السماء التي تقع على أغصان الشجرة.

يقول رائد

 

فَتاةٌ معيارية

 

الفتاةُ التي تُلاعبُ الدمى

وتَصنعُ حوارًا رومانسيًا كلحافٍ من حكايا جدتها

لا تُرضي ذائقتك

 

تَحتاجُ إلى فتاةٍ تَستلذُّ باقتلاعِ رأسِ الدمى

وكَسرِ أرجل اللَّعَبِ

حين تُنازعها تدفق جهازَها المنحول

فتاةٌ لا تَراكَ تشبه طفلًا كبيرًا

يَستحقُّ التدليلَ

كفاقدِ الإحساسِ ببساطةِ اللون

 

فتاةٌ تراك

كمرحلةِ تَحدٍّ في لعبة آر بي جي

 

فتاةٌ تستطيع ترويضَك حين تُفكِّرُ بطيش

 

فتاةٌ لا تَحملُ سوطًا ولا منجلًا

ولكنها تَستطيعُ ارتداءَ جلدك بعنفٍ

بعد الاستمتاع بسَلخِه

 

تَلعبُ معك لعبةَ الشاي والدمى

لتختبرَ مساحةَ صبركَ

 

وتُحادثُك عن حاجتها للتسوقِ

بذكر ِكُلِّ التفاصيلِ

والأسبابِ المحتملةِ لاحتياجِها للذهابِ

في ذلك الوقت بالذاتِ

وذلك التاريخ بالذاتِ

لتقيسَ مدى قدرتك على التحمُّل

 

كُنْ مستعدًا لخوضِ استسلامكَ

حيثُ لنْ تَرحمُكَ

ولكنْ

حين تَنسَى فَتاتُك تذوق جسدك

 

 

غادرْ...وفكِّرْ فقط بالأفعى

 

الأفعى وحدها تَفقه جوهر الأنثى

وسواها هروب يغمض الحقيقة بنشاز جفن

 

هروب من تأريخ لا يمكن ترميمه

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

BÀI KHÁC
1 2 3 4 5 
image advertisement
image advertisement

image advertisement
image advertisement




























Thiết kế bởi VNPT | Quản trị