Silence (30) - Tĩnh lặng (30). Mai Văn Phấn. Explicated by Dr. Ramesh Chandra Mukhopadhyaya - chú giải. Traduction française Dominique de Miscault – Dịch sang tiếng Pháp. Takya Đỗ dịch sang tiếng Việt
Silence (30) by Mai Văn Phấn
Explicated by Dr. Ramesh Chandra Mukhopadhyaya
Translated into French by Dominique de Miscault
Translated into Vietnamese by Takya Đỗ
Tranh của HS. Dominique de Miscault
Silence
30
A
garden
A
ditch
A
quiet and transparent
Space
A
butterfly
Red
and lonely
Glides
And
flutters
It
lands on a tree top
No
It is
not lonely
The
butterfly is a flower
From
this space, this ditch, and this garden…
It
lands
To
shut down time
For the flower to become a bud.
(Translated from Vietnamese by Nhat-Lang Le & Susan Blanshard)
Explication
A wonderful poem laden with all the
wealth of fairy tales and magic and more. The poem opens with a landscape. It
is a garden. There is a ditch. The ditch may be inside the garden or outside
the garden. If the ditch is around the garden or outside the garden it suggests
the chasm between our mundane world and the garden. The garden is cosmos
as opposed to the world we experience which is chaos. Because the garden
is quiet and transparent space. And no wonder one has to go across lot of
difficulties and penance or the ditch to reach the garden charged with
tranqIuility. The space or the garden is transparent. It hides nothing from the
eye. Astro nauts who move in the space have their eyes remodeled. And when
nebulas are fully ionized everything becomes transparent in a space unpolluted
by light. Well poets have also remodelled eyes before which space could be
transparent. And in that garden space which is transparent the poet finds
a lonely butterfly gliding and fluttering. The butterfly is red. In any dream
whatever the dreamer exists in some disguise. One knows not whether the poet
unconsciously projects himself as the butterfly. Because a poet like a
butterfly cannot but be drawn to the nectar inherent in all things both great
and small. Besides a truly great poet helps in the creative process in the
existence just as a butterfly is essential in pollination. Red in Vietnamese
culture means happiness love luck celebration etc. The poet stands for love
luck and celebration. The butterfly glides and flutters. To glide is to make an
unpowered flight. The poet also writes with effortless ease. The poet also
hovers by flapping his words quickly and lightly sometimes.
Finally the butterfly lands on a tree. The
action we must remember takes place in a tranquil garden of mind where space is
transparent. And one wonders whether the tree on which the butterfly
alights is the tree of life. And it is no longer lonely. We know how caterpillars
become butterflies. It is not magic. It is real. Similarly a butterfly
could metamorphose into a flower. The flower is a receptacle. A butterfly is
the thing contained in it. Curiously enough the thing that fills a container
becomes the container itself. And lo! The butterfly lands to shut down
time so that the flower becomes a bud. And thus poem literally becomes a
conundrum. On one level the butterfly lands on the flower to shut down time. A
thing of beauty becomes joy for ever. So time is shut down. Because no longer
there is the sequence of time. The present becomes eternity which is timeless.
But on another level the butterfly becomes the flower and the flower becomes
the bud. That is time becomes retrograde. If one moves faster than light
he moves from today to yesterday. But no poet perhaps decodes the mystery of
rebirth. As soon as there iare old age and maturity time becomes retrograde for
one. One turns into a zygote to begin life anew. The flower after its full
efflorescence turns into a bud again. But such visions are not possible in the
mundane world. Our minds become crowded with hazy nebulas of desire hatred
anger and the like. In the garden across the ditch space is transparent
unpolluted by desire. And once one reaches the garden, one comes across
transparent space where the workings of the butterfly or time are clearly
descried. May be the garden could remind us the readers of the realm of
Amitabha or Amida. The poem thus remodels our eyes so that we can experience
both the physical and meta physical reality. Such poems are very rare in world
literature.
Tác phẩm của Nhà thơ - Họa sỹ Dominique de Miscault
Silence
30
Un jardin
un fossé
espace
calme et transparent
Un papillon
rouge et solitaire
glisse
vole
À la cime d’un arbre
Non
il n'est plus seul
Papillon fleur
dans cet espace, fossé, jardin ...
Il se pose
arrête le temps
la fleur bourgeonne.
Explication
Un merveilleux poème chargé de toute la richesse des contes de fées, de magie et plus encore. Le poème s'ouvre sur un paysage : Un jardin et un fossé. Le fossé peut être à l'intérieur ou à l'extérieur du jardin. Si le fossé entoure le jardin ou à l'extérieur, il suggère l'abîme qui existe entre notre monde et ce jardin. Le jardin est le cosmos par opposition à notre monde qui est chaos. Le jardin est un espace paisible et transparent. Il n'est pas étonnant, alors, qu'il faille traverser beaucoup d’épreuves et pénitences soit ce fossé pour atteindre le jardin de la tranquillité. Le jardin est transparence, il ne dissimule rien. Les astronautes qui se déplacent dans l'espace ont le regard modifié. Lorsque les nébuleuses sont entièrement ionisées, tout devient transparent dans un espace non pollué par la lumière. Les bons poètes ont aussi modifié leur regard. Et dans la transparence de ce jardin, le poète voit un papillon solitaire qui glisse et flotte. Le papillon est rouge. Dans tout rêve quel que soit le rêveur, il existe un sens caché. On ne sait pas, ici, si le poète se voit inconsciemment en papillon. Parce qu'un poète-papillon ne peut qu'être attiré par le nectar de toutes choses, qu’elles soient grandes ou petites. Un poète vraiment génial aide au processus créatif de l'existence tout comme un papillon est essentiel à la pollinisation. Le rouge dans la culture vietnamienne signifie bonheur, amour, chance etc. Le poète représente la chance et la fête de l'amour. Le papillon glisse et flotte. Glisser implique un vol sans énergie. Le poète écrit sans effort, il y parvient en battant rapidement et légèrement ses mots.
Enfin, le papillon se pose sur la cime d’un arbre. L'action se déroule dans un jardin tranquille où l'air est transparent. On est en droit de se demander si l'arbre sur lequel le papillon s’est posé est l'arbre de la vie ... Il n’est plus seul. Nous savons comment les chenilles deviennent papillons : Rien de magique, c’est au contraire bien réel. De même, un papillon pourrait se métamorphoser en fleur. La fleur est le réceptacle. Le papillon est contenu dans la fleur. Souvent, une chose qui remplit un contenant peut devenir réceptacle. Qu’à cela ne tienne ! Le papillon se pose pour arrêter le temps afin que la fleur devienne graine. Ici, le poème devient littéralement une énigme. Au premier stade, le papillon se pose sur la fleur pour arrêter le temps. La beauté devient heureuse à jamais. Le temps s’est refermé : Plus de temps. Le présent est éternité. Mais à un autre niveau, le papillon devient fleur et la fleur devient graine. Le temps recule. Si l'on se déplaçait plus vite que la lumière, on passerait d'aujourd'hui à hier. Mais aucun poète n’est maître des mystères de la réincarnation quand la vieillesse et la maturité ont reculé dans le temps et redevenues zygote pour recommencer une vie. La fleur après sa floraison se transforme en semence. De telles visions ne sont pas imaginables dans notre monde où nos esprits sont remplis des nébuleuses brumeuses de désirs, colères et de haines et autres. Dans ce jardin, le fossé, non pollué par le désir traversé, on est immergé dans un espace transparent où le fonctionnement du papillon ou du temps sont clairement compris. Peut-être que ce jardin rappellera aux lecteurs le domaine Amitabha ou Amida. Ce poème remodèle ainsi nos yeux afin que nous puissions expérimenter à la fois la réalité physique et métaphysique. De tels poèmes sont très rares dans la littérature mondiale.
La récitation du nom d'Amitābha (ch: niànfó 念佛; jp: nenbutsu) (littéralement : remémoration du Bouddha) est une pratique fondamentale des écoles de la Terre Pure, dont ce bouddha est le vénéré principal. Certaines branches considèrent même que cet exercice seul suffit à donner accès à la Terre pure d'Amitābha.
Tĩnh lặng (30) của Mai Văn Phấn
Ramesh Chandra Mukhopadhyaya chú giải
Takya Đỗ dịch sang tiếng Việt
30
Vườn cây
Dòng mương
Khoảng không lặng im
Trong suốt
Con bướm màu đỏ
Lạc lõng
Bay tung tăng
La đà
Đậu xuống đỉnh cây
Không
Nó không lạc lõng
Cánh bướm là bông hoa
Của khoảng không, dòng mương, vườn cây...
Đậu xuống
Khép lại thời gian
Cho bông hoa thành nụ.
Chú giải:
Một bài thơ tuyệt
tác đầy ắp những câu chuyện cổ tích và phép màu và còn hơn thế nữa. Bài thơ mở
ra với một khung cảnh. Đó là một khu vườn. Nơi ấy có dòng mương. Dòng mương có
thể nằm trong khu vườn này mà cũng có thể nằm bên ngoài cũng nên. Nếu dòng
mương chạy quanh khu vườn hoặc nằm bên ngoài khu vườn, nó gợi ra một vực thẳm
ngăn cách giữa thế giới trần tục của chúng ta và khu vườn ấy. Khu vườn là vũ
trụ trật tự hài hòa tương phản với cái thế giới mà chúng ta đang trải nghiệm,
một thế giới hỗn loạn. Vì rằng khu vườn là một không gian tịch lặng và trong suốt.
Và sẽ chẳng ai lấy làm lạ khi một người phải vượt qua rất nhiều khó khăn và ăn
năn sám hối hay vượt qua dòng mương kia để đến được khu vườn ngập tràn thanh
tịnh đó. Không gian hay khu vườn đó trong suốt. Nó chẳng hề che giấu điều gì
với con mắt ngắm nhìn. Khi du hành vào không gian, cặp mắt của các nhà du hành
vũ trụ đã bị biến đổi khúc xạ. Và khi những tinh vân đã bị ion hóa hoàn toàn thì
mọi thứ trở nên trong suốt trong một không gian không bị ánh ánh sáng làm vẩn
đục. Các nhà thơ cũng biến đổi mắt nhìn của mình
như vậy, để trước cặp mắt đó không gian có thể trở thành trong suốt. Và trong cái
không gian trong suốt của khu vườn kia, nhà thơ thấy một con bướm lạc lõng, bay tung tăng, la đà. Con
bướm ấy màu đỏ. Trong bất kì giấc mơ nào, người đang mơ cũng ở trong một cái
lốt nào đó. Ai biết được rằng nhà thơ trong vô thức có đang tưởng mình hóa bướm
hay không. Vì lẽ một nhà thơ cũng như một con bướm không thể không bị thu hút
bởi bầu mật ngọt vốn ẩn chứa trong lòng vạn vật bất kể lớn nhỏ. Vả lại, một nhà
thơ thực sự tài hoa sẽ giúp ích cho quá trình sáng tạo trong hiện tồn giống như
con bướm là yếu tố thiết yếu trong quá trình thụ phấn. Màu đỏ trong văn hóa
Việt Nam tượng trưng cho hạnh phúc, tình yêu, sự may mắn, lễ hội, v.v.. Nhà thơ
tượng trưng cho tình yêu, sự may mắn và lễ hội. Con bướm bay tung tăng, la đà. Bay
tung tăng tức là bay lượn nhẹ nhàng không cần vận lực. Nhà thơ cũng viết theo
mạch tự nhiên phiêu dật. Nhà thơ cũng phiêu diêu vỗ đôi cánh ngôn từ lúc nhặt
lúc khoan.
Cuối cùng con bướm đậu
xuống ngọn cây. Nên nhớ hành động này diễn ra tại một khu vườn thanh tĩnh trong
tâm thức nơi không gian trong suốt. Và
người ta chẳng khỏi băn khoăn phải chăng cái cây mà con bướm đậu xuống đó là
cây sự sống? Và nó không còn lạc lõng. Chúng ta đã biết những con sâu hóa bướm
ra sao. Đó không phải phép màu. Đó là thực tại. Tương tự như vậy, con bướm cũng
có thể biến thành bông hoa. Bông hoa là nơi chứa đựng. Con bướm là vật được
chứa trong bông hoa đó. Thật kì lạ là cái vật được chứa trong vỏ đựng lại trở
thành chính cái vỏ đựng ấy. Và kìa! Con bướm đậu xuống để khép lại thời gian cho bông hoa thành nụ. Và bằng hình ảnh ấy bài
thơ trở thành một câu đố theo đúng nghĩa. Một mặt, con bướm đậu xuống bông hoa
để khép thời gian lại. Một vật xinh đẹp trở thành niềm vui bất tuyệt. Thế nên
thời gian khép lại. Bởi dòng thời gian không còn tiếp diễn. Hiện tại đã trở
thành vĩnh hằng không chịu ảnh hưởng của thời gian. Nhưng mặt khác con bướm lại
biến thành bông hoa và bông hoa thành nụ. Đó là khi thời gian bắt đầu nghịch
hành. Nếu một người di chuyển với tốc độ nhanh hơn ánh sáng, thì người đó đi từ
ngày hôm nay sang ngày hôm qua. Song có lẽ chẳng có nhà thơ nào giải mã sự
huyền bí của luân hồi. Ngay khi có tuổi và trở nên chín chắn, thời gian bắt đầu
nghịch hành đối với mỗi người. Người ta biến thành một hợp tử để bắt đầu cuộc
đời mới. Bông hoa sau khi đã mãn khai lại một lần nữa trở thành nụ hoa. Nhưng
những ảo cảnh như thế không thể có trên cõi phàm này được. Tâm trí ta dày đặc những
đám tinh vân mờ mịt bởi thất tình lục dục. Trong khu vườn bên kia dòng mương là
không gian trong suốt không bợn chút bụi trần. Và khi người ta đến được khu
vườn, người ta đi xuyên qua không gian trong suốt là nơi có thể thấy rõ chuyển
động của con bướm hoặc thời gian. Khu
vườn đó có thể khiến độc giả chúng ta liên tưởng đến cõi Cực lạc của Đức Vô
lượng quang Phật hay Đức Phật A di đà. Bài thơ theo cách ấy đã biến đổi khúc xạ
cặp mắt chúng ta để ta có thể trải nghiệm cả thực tế vật chất lẫn thực tế siêu
hình. Những bài thơ như vậy thật hiếm có trong nền văn học thế giới.
Ts. Ramesh Chandra Mukhopadhyaya
Dr. Ramesh Chandra Mukhopadhyaya
Address: 6/ 1 Amrita Lal Nath lane P.0. Belur Math Dist Howrah West Bengal India Pin code711202. Date of Birth 11 02 1947. Education M.A [ triple] M Phil Ph D Sutrapitaka tirtha plus degree in homeopathy. He remains a retired teacher of B.B. College, Asansol, India. He has published books in different academic fields including religion, sociology, literature, economics, politics and so on. Most of his books have been written in vernacular i.e. Bengali. Was awarded gold medal by the University of Calcutta for studies in modern Bengali drama.
TS. Ramesh Chandra Mukhopadhyaya
Địa chỉ: 6/ 1 đường Amrita Lal Nath hòm thư Belur Math Dist Howrah Tây Bengal Ấn Độ mã số 711202. Ngày sinh: 11 02 1947. Thạc sĩ văn chương, thạc sĩ triết học, tiến sĩ triết học [bộ ba] cùng với Bằng y học về phép chữa vi lượng đồng cân. Ông còn là một giảng viên đã nghỉ hưu của Trường đại học B.B, Asansol, Ấn Độ. Ông đã có những cuốn sách được xuất bản về nhiều lĩnh vực học thuật bao gồm tôn giáo, xã hội học, văn học, kinh tế, chính trị v.v. Hầu hết sách của ông đã được viết bằng tiếng bản địa là tiếng Bengal. Ông đã được tặng thưởng huy chương vàng của Trường đại học Calcutta về các nghiên cứu nghệ thuật sân khấu Bengal hiện đại.
Nhà thơ - Nghệ sỹ Dominique de Miscault
Poétesse - Artiste Dominique de Miscault
Artiste Plasticienne. Actualités. De plages en pages qui se tournent. C’était hier, de 1967 à 1980, mais aussi avant hier. puis de 1981 à 1992. Et encore de 1992 à 2012 bien au delà des frontières. Aujourd’hui, la plage est blanche sous le bleu du soleil. Ecrire en images, cacher les mots porteurs de souffrance ; on ne raconte pas les pas d’une vie qui commence en 1947. C’est en 1969 que j’ai été invitée à exposer pour la première fois. Depuis j’ai eu l’occasion de « vagabonder » seule ou en groupe en France et dans le monde sûrement près de 300 fois. Les matériaux légers sont mes supports, ceux du voyage et de l’oubli.
www.dominiquedemiscault.fr
www.dominiquedemiscault.com
www.aleksander-lobanov.com
Nhà thơ - Nghệ sỹ Dominique de Miscault
Nghệ sĩ nghệ thuật thị giác đương đại. Từ bãi biển đến trang giấy. Là ngày hôm qua, từ 1967 đến 1980, và trước đó, rồi từ 1981 đến 1992. Và nữa từ 1992 đến 2012 trên tất cả các biên giới. Ngày hôm nay là bãi biển trắng dưới bầu trời xanh. Viết bằng hình ảnh, giấu từ ngữ mang nỗi đau, người ta không kể lại những bước đi trong cuộc đời tính từ năm 1947. Vào năm 1969, lần đầu tiên tôi được mời triển lãm tác phẩm. Kể từ đó, tôi có cơ hội một mình "lang bạt" hoặc theo nhóm ở nước Pháp và khắp nơi trên thế giới, chắc chắn gần 300 lần. Những chất liệu nhẹ là nguồn hỗ trợ tôi, những chất liệu của hành trình và quên lãng.
www.dominiquedemiscault.fr
www.dominiquedemiscault.com
www.aleksander-lobanov.com
Tĩnh lặng - Silence (1)
Tĩnh lặng - Silence (2)
Tĩnh lặng - Silence (3)
Tĩnh lặng - Silence (4)
Tĩnh lặng - Silence (5)
Tĩnh lặng - Silence (6)
Tĩnh lặng - Silence (7)
Tĩnh lặng - Silence (8)
Tĩnh lặng - Silence (9)
Tĩnh lặng - Silence (10)
Tĩnh lặng - Silence (11)
Tĩnh lặng - Silence (12)
Tĩnh lặng - Silence (13)
Tĩnh lặng - Silence (14)
Tĩnh lặng - Silence (15)
Tĩnh lặng - Silence (16)
Tĩnh lặng - Silence (17)
Tĩnh lặng - Silence (18)
Tĩnh lặng - Silence (19)
Tĩnh lặng - Silence (20)
Tĩnh lặng - Silence (21)
Tĩnh lặng - Silence (22)
Tĩnh lặng - Silence (23)
Tĩnh lặng - Silence (24)
Tĩnh lặng - Silence (25)
Tĩnh lặng - Silence (26)
Tĩnh lặng - Silence (27)
Tĩnh lặng - Silence (28)
Tĩnh lặng - Silence (29)
Tác phẩm của HS. Steven Stahlberg, Australia