image advertisement
image advertisement





























 

Giọng thơ khác, cảnh giới khác / Otras voces, otros ámbitos (phê bình / crítica literaria) - José Luis Morante

Giọng thơ khác, cảnh giới khác

 

 

Nhà thơ José Luis Morante

 

 

 

Maivanphan.com: Nhà thơ José Luis Morante người Tây Ban Nha vừa viết bài “Otras voces, Otros Ámbitos” (Giọng thơ khác, cảnh giới khác) về tập thơ ba câu của tôi “Esto dijo una cabra” (Lời con dê) mới xuất bản ở Barcelona, Tây Ban Nha, 2024. Thi sĩ José Luis Morante đồng thời là nhà văn, nhà phê bình văn học. Dưới đây là bản dịch của bạn Hoàng Thị Kim Thoa từ tiếng Tây Ban Nha.

 

 

 

José Luis Morante

 

 

Tập thơ "Esto dijo una cabra" (Lời con dê)

Tác giả: Mai Văn Phấn

Dịch giả: Phạm Long Quận

Biên tập và viết lời giới thiệu: Víctor Rodríguez Nuñez

Nhà xuất bản: La Garúa, Barcelona, 2024

 

 

Tôi thuộc thế hệ nhà thơ, mà ở đó thể thơ hai-cư đã trở thành con đường tự nhiên nhất hướng đến thói quen đọc thơ, khiến cho độc giả định hình thiên hướng cảm xúc bắt nguồn từ những thể loại văn học tối giản, với sự tích lũy sâu rộng giữa các thế hệ. Nhưng những tứ thơ và sự phong phú của ngôn từ đã nuôi dưỡng những câu thơ đa tầng cũng như sự cương nở của ngữ nghĩa thường lớn gấp nhiều lần ý nghĩa thông thường của nó. Chính vì thế, việc xuất bản một tập thơ để những thành tựu và cống hiến của nhà thơ tới gần độc giả hơn, và âu cũng là việc cần thiết lúc này.

 

Tập thơ ba câu "Esto dijo una cabra" (Lời con dê) của Mai Văn Phấn (sinh năm 1955 tại Ninh Bình, Việt Nam) nằm trong bộ sưu tập những tập thơ hai-cư mới nhất của Nhà xuất bản La Garúa, do hai nhà thơ Jaesús Aguado và Joan de la Vega tuyển chọn và biên tập. Tập thơ do Phạm Long Quân dịch từ tiếng Việt sang tiếng Tây Ban Nha, Víctor Rodríguez Núñez biên tập và viết lời giới thiệu.

 

Tác giả Mai Văn Phấn từng trải qua hành trình dài của sáng tạo, nghiên cứu và khám phá nhiều thể loại thơ và đã được bạn đọc xa gần đón nhận. Ông từng sở hữu một số giải thưởng văn học uy tín tại Việt Nam và một số nước. Tác phẩm của ông được phát hành rộng rãi ở Việt Nam và được dịch sang nhiều ngôn ngữ quốc tế. Tuy nhiên, trong ngôn ngữ Tây Ban Nha của chúng ta, hầu như giọng thơ này chưa được phổ biến rộng, vì vậy lời mở đầu của nhà thơ Víctor Rodríguez Núñez chính là phần giới thiệu cần thiết để độc giả biết đến tiểu sử tác giả, phong cách nổi bật, cũng như đặc trưng thế giới nghệ thuật của nhà thơ này: nơi có sự dung hòa giữa tôn giáo và sự ràng buộc, nơi cái nhìn phê phán và sự chiêm nghiệm sâu sắc, đến những bối cảnh được đặt cạnh nhau như tư tưởng, tự nhiên và xã hội, bởi thế giới là một mạng lưới liên kết của các mối quan hệ không ngừng phát triển.

 

Ngay ở phần mở đầu, tập thơ của Mai Văn Phấn có cách tiếp cận đáng ngạc nhiên. Tác giả hóa thân vào một con dê và cất tiếng nói, bày tỏ khát vọng được trở về rừng núi, nơi mong giữ được thân phận thiên định tự nhiên của mình. Giọng thơ của ông tức thì được nhân cách hóa, con người chiêm ngưỡng thiên nhiên, con người lữ hành, con người cô độc và những sinh vật vô danh cùng nhau lưu lại những cảm xúc và khoảnh khắc trong tọa độ nhỏ bé của mỗi bài thơ ba câu.

 

Xuyên suốt phần này, sự tự do trong thể thức đã thu hút sự chú ý của người đọc. Hình thức của bài thơ đã liên tục phá vỡ phong cách thơ hai-cư của Nhật Bản, không tuân thủ theo nhịp thơ 5/7/5 cổ điển. Giọng thơ Mai Văn Phấn được đa dạng hóa để phù hợp với từng khoảnh khắc vô tình, bất chợt. Mỗi bài thơ ba câu của ông thường được tối giản, đóng vai trò như một họa tiết chấm phá bằng xúc cảm ngôn từ. Nhịp điệu mỗi bài cũng khác nhau, tự nhiên và khá đa dạng.

 

Xuyên suốt phần đầu tập thơ là sự hiện diện đáng ngạc nhiên của tiêu đề mỗi bài thơ; chúng tựa những lời mách bảo cho người đọc về ý nghĩa, cốt truyện, tọa độ địa lý hoặc thời điểm ra đời của bài thơ ấy, hoặc về những điều ẩn mật khác. Tôi đưa ra một số ví dụ dưới đây để bạn đọc hiểu rõ hơn về động lực của từng bài thơ:

 

Thời công nghiệp

 

Con chuồn chuồn đậu trên nóc cần cẩu

Mười phút

Nâng được ba mã hàng";

 

"Nhầm tôi là hạt cát

 

Gió

Sượt qua

Mấy lần";

 

Hay:

 

"Đọc sách

 

Hoang mang

Nhìn

Con đường trong đêm tối"

 

Đó là những khoảnh khắc thơ sinh ra trong chiêm nghiệm, nhưng vẫn giữ được sự nhẹ nhàng, và chắc chắn rằng, nó hoàn toàn phù hợp với triết lý thẩm mĩ và sự tươi mới của thơ hai-cư hiện đại.

 

Thông thường, mỗi tuyển tập hai-cư được biên soạn đều mở ra hàng loạt những mối băn khoăn và cả sự bất an. Ở đó, niềm tin tôn giáo, tình cảm thiên nhiên và những biến đổi ngẫu nhiên của thời gian trôi qua đã mang những ý nghĩa đặc biệt. Chúng là những vấn đề hiện sinh bằng xương bằng thịt, mang đến cho khổ thơ nhịp đập dồn dập đến ngạc nhiên.

 

Phần cuối của tập thơ có tiêu đề “Con mắt nghiêng”, những thi ảnh ở đây ít phồn tạp hơn phần đầu. Nó trình hiện một số điểm mới về mặt hình thức, chẳng hạn như tiêu đề của mỗi bài thơ được xóa đi. Sự chiêm nghiệm của người viết cũng xuất hiện thường xuyên hơn, như thể muốn nhanh chóng nắm bắt những gì đang chạy trốn để giữ lại ý nghĩa cho những lay động thường hằng:

 

"Góc vườn

Nước đổ xuống phiến đá

Hoàng hôn trôi nhanh"

(Khúc 1, Con mắt nghiêng)

 

"Hoa hoàng yến lan ra mép nước

Cơn gió không dám gần

Cây trút lá xuống vực"

(Khúc 3, Con mắt nghiêng)

 

Cái nhìn lặng lẽ thường làm sáng tỏ sự đa tầng, tính phức rối của thiên nhiên; sự hoàn hảo về giác quan đã làm thức dậy xúc cảm và tư duy bộc phát với sức mạnh như một sự hiển linh. Nhà thơ Víctor Rodríguez Nuñez đã viết về phần mở đầu, phần này có tính liên tục nhiều hơn là gián đoạn, chúng có mối ràng buộc chặt chẽ với chủ thể bài thơ. Tác giả đã chiêm nghiệm môi trường tự trị tuân theo dòng ý thức xung quanh mình để thể hiện sự bất cân xứng và mâu thuẫn, diễn biến tự nhiên của dòng chảy sự sống.

 

Mai Văn Phấn và thơ của ông đã hiện diện trên đất nước chúng ta, đạt được thành công, chính cũng nhờ ở hình thức tối giản và thái độ khiêm nhường của thể thơ ngắn, độc đáo này. Mai Văn Phấn cũng cho bạn đọc thấy những phát hiện mới từ thể thơ Nhật Bản, bằng cách biểu đạt trang trọng và cởi mở, cùng với sự tự do phóng túng của một người lắng nghe được làn gió êm dịu của những điều tế vi, một người có cảm quan bén nhạy với sự vẹn nguyên, tươi mới của đời sống. Điều kì diệu ấy được tác giả thể hiện ngay cả trong tách trà ngủ quên trên đôi môi khô khốc của kẻ lữ hành.

 

(Hoàng Thị Kim Thoa dịch từ tiếng Tây Ban Nha)

 

 

 

JOSÉ LUIS MORANTE

 

Nhà thơ José Luis Morante, sinh năm 1956, tại El Bohodón, thuộc thành cổ Ávila, phía Tây Bắc Madrid, Tây Ban Nha. Ông đã xuất bản các tập thơ: “Nhà tròn với tượng”, “Kẻ thù trung thành”, “Nhân dân năng động”, “Nhân quả”, “Hành trình dài”, “Đêm trống trải”, “Không nơi nào " và "Bơi cạn”. Thơ của ông có mặt trong các tuyển tập "Bản đồ lộ trình", "Nhịp đập" và "Bây giờ đã muộn". Năm 2019, nhà xuất bản Polibea đã ấn hành tập thơ hai-cư của ông mang tên "Điểm nhìn". José Luis Morante đã xuất bản một số tác phẩm văn xuôi, nổi bật là các cuốn sách: “Nhân vật chính và phụ”, “Lời bên trong”, nhật ký “Đoàn  tụ” và các cuốn cách ngôn “Những ngày tươi đẹp hơn” và “Lý do cá nhân”. Cuối năm 2015, ông đã xuất bản cuốn sổ tay siêu nhỏ “Những câu chuyện nhỏ” của ông. Năm 2016 tuyển tập "Tái tạo" của ông được ra mắt, do Valparaíso biên tập, sưu tầm nhiều bài thơ tiếng Tây Ban Nha đương đại mới nhất. Năm 2018, ông đã biên tập ấn bản "Những câu cách ngôn và ý tưởng trữ tình" của Juan Ramón Jiménez gửi cho nhà xuất bản La Isla de Siltolá. Ông cũng là người đã chuẩn bị những ấn phẩm nổi bật của Luis Felipe Comendador, Herme G. Donis, Joan Margarit, Luis García Montero, Eloy Sánchez Rosillo và Karmelo C. Iribarren. Nhà thơ José Luis Morante đồng thời là nhà văn, nhà phê bình văn học ở Turia và Infolibre.

 

 

 

 

 

 

OTRAS VOCES, OTROS ÁMBITOS

 

 

José Luis Morante

 

 

"Esto dijo una cabra" - Mai Van Phan

Traducción de Pham Long Quan

Edición y prólogo de Víctor Rodríguez Nuñez

Editorial La Garúa

Colección Poesía

Barcelona, 2024

 

Pertenezco a una generación que hizo del haiku una senda natural hacia el hábito lector, una estrategia expresiva arraigada en los géneros literarios de la brevedad y con amplio cultivo intergeneracional. Pero las voces y ámbitos idiomáticos que cultivan la estrofa se multiplican y resulta necesaria la apuesta editorial que acerque logros y amanecidas.

 

La nueva colección de la Garúaa dedicada al haiku, que dirigen Jaesús Aguado y Joan de la Vega, incorpora Esto dijo una cabra, una compilación de textos mínimos del poeta Mai Van Phan (Ninh Binh, Vietnam, 1955) traducida al castellano por Pham Long Quan. Edición y prólogo de Víctor Rodríguez Nuñez.

 

El autor ha recorrido un largo trayecto creativo y explorado distintos géneros, con amplia aceptación y con un largo itinerario de premios, reconocimientos y traducciones a otros idiomas. Sin embargo, en nuestro idioma es un gran desconocido por lo que el prólogo de Víctor Rodríguez Núñez es una introducción necesaria para conocer el periplo biográfico y los rasgos más destacados de su escritura: el equilibrio entre religiosidad y compromiso, la mirada crítica y la continua atención a panorámicas yuxtapuestas como la naturaleza, la sociedad y el pensamiento, ya que el mundo es un continuo entramado de relaciones en renovación constante.

 

El conjunto de poemas líricos de Mai Van Phan, tiene en su primer apartado un enfoque sorprendente: cede la palabra a una cabra para que ratifique su aspiración de volver al monte y asumir su identidad natural. El personalísimo hablante verbal muda de inmediato y en la labor creativa de Mai Van Phan se unen observadores de la naturaleza, peregrinos, solitarios y seres anónimos que capturan sensaciones e instantes en las diminutas coordenadas del poema.

 

En todo el apartado llama la atención la libertad formal: el molde del poema es una ruptura continua del esquema clásico japonés, basado en el ritmo versal 5/7/5. El enunciado textual se diversifica para dar acogida a las mínimas anotaciones. El poema se simplifica, juega el papel de una expresiva viñeta verbal que aglutina tres versos de medida variable.

 

También sorprende en todo el apartado inicial la presencia del titulo en cada poema; son avisos sobre la trama argumental, las coordenadas geográficas o temporales del poema o sobre los elementos que copan el primer plano. Pongo algunos ejemplos del apartado para que se entienda mejor la dinámica del poema:

 

Era industrial

 

"Posada en lo alto de la grúa

En diez minutos

La libélula logra levantar tres contenedores”;

 

Confundiéndome con un grano de maíz

 

"El viento

Me roza

Infinitas veces”;

 

Al leer un libro

 

"De repente el pánico

Abre ante mis ojos

Un camino en la oscuridad".

 

Son instantes nacidos en la contemplación que salvan su levedad en el poema y que, sin duda, comulgan plenamente con la filosofía estética del haiku y su frescura.

 

Cada compilación de haikus abre un abanico de preocupaciones e incertidumbres. Y en este apartado cobran especial relevancia el sentimiento religioso, la naturaleza y las variaciones contingentes del discurrir temporal. Son asuntos de carnalidad existencial, que conceden a la estrofa el pálpito impaciente del asombro.

 

El tramo final del libro “Ojos segados” es mucho menos voluminoso y presenta algunas novedades formales como la supresión del título en cada texto. También la contemplación aparece con más frecuencia, como si el estar transitorio necesitara captar lo que se fuga para dar sentido al trasiego cotidiano:

 

1.

En una esquina del jardín

Agua sobre piedra

El crepúsculo se desliza veloz”;

 

3.

Las flores de Osaka tomaron la ribera

El viento no se atreve a acercarse

El árbol arroja las hojas al abismo”.

 

La mirada desenreda en silencio el ovillo de la naturaleza y esa perfección sensorial que asciende hasta los sentidos y el pensamiento para brotar con la pujanza de la epifanía. Como escribe Víctor Rodríguez Nuñez en el prólogo, en el apartado hay más continuidad que ruptura, una conexión fuerte entre el sujeto poético que percibe alrededor un entorno autónomo que se adhiere al fluir de la conciencia para mostrar asimetrías y contradicciones, el curso natural de la vida al paso.

 

Mai Van Phan estrena presencia en nuestro país y lo hace desde la humildad del haiku con un libro que muestra los nuevos brotes de la estrofa japonesa con un amplio despliegue formal, con la libertad suelta de quien oye el viento suave de lo minúsculo, con la frescura intacta de una taza de agua que duerme en los labios resecos del viajero.

 

(Fuente : Otras voces, otros ámbitos)

 

  

 

JOSÉ LUIS MORANTE

 

Profesor de E.S.O, escritor. El Bohodón, Ávila, 1956. Ha publicado los poemarios: "Rotonda con estatuas", "Enemigo leal", "Población activa", "Causas y efectos", "Largo recorrido", "La noche en blanco", "Ninguna parte" Y "Nadar en seco. Las antologías "Mapa de ruta", "Pulsaciones" y "Ahora que es tarde" recogen sus poemas. En 2019, la editorial Polibea publica su libro de haikus "A punto de ver". Entre sus libros en prosa destacan: "Protagonistas y secundarios", "Palabras adentro", el diario "Reencuentros" y los libros de aforismos "Mejores días" y "Motivos personales". A finales de 2015 aparece su cuaderno de microrrelatos "Cuentos Diminutos". En 2016 presenta su antología "Re-generación", editada por Valparaíso, recogiendo una amplia muestra de la poesía española más joven. En 2018 preparó la edición "Aforismos e ideas líricas" de Juan Ramón Jiménez para la editorial La Isla de Siltolá. Ha preparado ediciones críticas de Luis Felipe Comendador, Herme G. Donis, Joan Margarit, Luis García Montero, Eloy Sánchez Rosillo y Karmelo C. Iribarren. Ejerce la crítica literaria en Turia e Infolibre.es.

 

 

 

Bìa trước tập thơ "Esto dijo una cabra" (Lời con dê)

 

 

 

 

 

 

BÀI KHÁC
1 2 3 4 5  ... 
image advertisement
image advertisement

image advertisement
image advertisement




























Thiết kế bởi VNPT | Quản trị