قراءة لديوان حيث تتسع السماء | د. حاتم عبد الهادي – مصر | Tập thơ "Nơi trời rộng", đặc tính và toàn cầu (phê bình) - Hatim Abdul Hadi - Cao Yến dịch từ tiếng Ả Rập
الذات والعالم في الثقافة الفيتنامية المعاصرة
قراءة لديوان حيث تتسع السماء
Tiến sĩ HHR Abdul Hadi Al Sayed
Nhà thơ Raed Anis Al-Jishi
د. حاتم عبد الهادي – مصر
ولد الشاعر الفيتنامي المعاصر:”ماى فان فان” في منطقة “ننينا بينا”، في دلتا البحر الأحمر، شمال فيتنام، وهو يقطن حالياً في مدينة “هاي فونج”، وكان أن أصدر(22) مجموعة شعرية ترجمت الى اللغات المختلفة، كما ترجمت كثير من نصوصه لأكثر من عشرين لغة مختلفة ونال العديد من الجوائز في فيتنام. وتحتوى نصوصه على “تراث البيت الفيتنامي المضياف”، وثقافته التأملية، في اكتساب الطاقة الايجابية، والتكامل نحو الاشراق، يقول: “الشعر روحي، وروحي متصلة بكل شيء”. كما يميل شعره الى التصوّف والتوحّد مع الذات والآخر، إلا أن الآخر بمفهومه، لا يعنى المحبوب أو الناس، بل يعنى الآلهة، والخلق بأكمله، ولقد وجدنا هذا الفكر لدى “بوذا”، إلى جانب فلسفة “الزن والين/ يانق”، حيث الاتحاد مع الطبيعة، بكل ما فيها، وتحديداً، بكل شخوصها، فهو الإنسان والحيوان، والنبات، والجماد، بل كل جزء خاص بها.
إنه الشاعر الذي يحتفي بالتجسّد، “بالإتحاد والحلول”، وكأنه فيلسوف إيمانى، يؤمن كالفيتناميين بفكرتى (التحوّل الجسدى والروحى)، وهو شاعر يجيد نظم القصائد القصيرة، الابيجراما، والطويلة كذلك، وعبر مسيرته الشعرية، نراه يمزج بين الواقعي والسياسي والديني، دون انزياح للدين والفلسفة–على حد قول المترجم، بل يوظف كل ذلك لتدعيم الحالة الشعرية والإنسانية. وهو ما حدا به أن يقول عن الشعر: “إنه يعيد الجمال الى فطرته، إنه الضوء الذي يبعد الظلمة، الماء البارد الذي يجعل الأرض خضراء، والعلاج الفعال لعلاج الروح من الفساد”.
’’ماي فان فان شاعر يحلم بعالم مثالي، إنساني، يستخدم لغة الواقع ليسمو نحو الخيال، ويعيد إنتاجية الواقع، بالواقع ذاته’’
لقد قدم لنا المترجم الرائع رائد أنيس الجشى، أدباَ فيتنامياً مغايراً، نقله عن الوسيط الإنجليزي، وقابل المؤلف شخصياً، ليراجع معه الترجمة، لتقترب بأقصى ما يمكن الى مقصديات الشاعر، عبرالنقل العربى، وهو أقصى جهد يمكن أن يقدمه مترجم، للوصول الى غائية الشعريّة كما كتبها المؤلف في أصلها الفيتنامي، وهو جهد كبير، يثمّن للمترجم، ويميزه عن غيره، فهو ناقل أمين، ومترجم بارع، وشاعر وناقد، استطاع بمشروعه الفردي أن ينجز الكثير من الكتب المترجمة عالمياً – والذي يجعلنا بشكل شخصي – نطلب من دولته السامقة – أن يكون مشروعه، هو مشروع الدولة للترجمة، لتتفتّح مدارك أجيالنا، وأمتنا العربية، على الآداب العالمية الإنسانية، لنرى موقع أقدامنا من آداب الأمم والشعوب، وأقول: أن غيرة انتابتني لوجود مترجم من هذا النوع، وبحجم الأستاذ رائد أنيس الجشي، فحرى بالدول والحكومات أن تدعّم هذا السياق الإبداعي الشاهق للترجمة الرائدة والباذخة، والتي تدلّل الى ذوق المترجم الرفيع، في اختياراته الجميلة، عبر التنوّع والاختلاف، لتقديم نماذج أدبية انسانية كبرى، تستفيد من المنجز الما- بعد حداثي، لنعيد رتق شراع ابداعاتنا العربية الممتدة من المحيط الى الخليج ، وتلك لعمرى مهمة قومية كبرى، وفرصة نادرة للأخذ بأسباب الانسانية التي نتوسّلها، لعالم عربي جديد، يستفيد من الآخر، يساوقه، يطاوله ، يتباين عنه، لكننا يجب أن نعرف، نقرأ، نناجز الآخر لنضارعه، وربما نسبقه كذلك، وكيف لا؟ ومجدنا العربي الإسلامي قد أنار منارة العالم من قبل، وحري بنا أن نستعيد سطوة النور الساطعة، لإبداعنا العربي الجميل.
إن (ماي فان فان) شاعر يحلم بعالم مثالي، إنساني، يستخدم لغة الواقع ليسمو نحو الخيال، ويعيد إنتاجية الواقع، بالواقع ذاته، وتلك فرادة ميزته، ولن نستطيع كذلك أن نطلق علي شعره أنه من (شعر الهايكو)، لأنه ينحو الى الطبيعة، ويستخدم تقنياتها في انتاجية عالم يسع الفيتناميين، بعد الحروب والدمار والاستعمار الذي جثم على أرضها أعواماً ممتدة، لكنه شاعر، وكفى، يقف وحيداً ليريق الجمال بهدوء، على مرمر العالم، ليعيد انتاجية الانسان، والواقع الفيتنامي، من جديد. وعبر عنوانه اللافت (حيث تتسع السماء) نرى العالم الكوني، بتشظياته وأهواله، آماله وآلامه، صوره وحكاياته، ماضيه وحاضره، أيديولجيته وميثيولوجياه، وعبر السماء التي تتسع للجميع فهناك الله الذي وسع كل شيء علماً، وأعطى ماي فان سراً شعرياً مقدساً، وقلماً نورانياً يضئ به السماء التي اتسعت، واحتوت الكون والعالم والحياة، يقول :
“بهدوء أعبر الهالة في عمق الماء
وأنظر الى السماء بجناحين مبسوطين
أصعد الى قمة شجرة حيث ينحني منقار الطائر
ليطعم كل فرخ من فراخه رشفة من
الريح
صوت الحب المجروش في الصدر
الغابة العارية والفاكهة الخضراء
قبة الغابة كثيفة الأوراق
الطفل المولود لتوه على الأرض
ذيل شرغوف مقطوع يسبح عبر النهر
يتعلم رفرفة جناحيه وينفث الريح في أحشاء العش الدافئ
أوراق برعم الحبة تتحرر وتحلق بعيداً
يصّاعد البخار من ضفاف النهر” ( الديوان ص :6).
إنه الشاعر الفطري، الميثولوجي، السيموطيقي، يمزج التراث بالأسطورة بالدين، ويفلسف الواقع والفلسفة بطزاجة وغرابة متبدّاة، وكأنه يعيد تصوير مشهدية خلق العالم والأشياء، فقد بدأ القصيدة بالأم وصغيرها، وصراخ الطفل في براري العالم “حنان الأم ودهشة الصغير منذ نزوله من رحم الأم المتهادي الساكن، إلى الحياة الصاخبة”.
ونلمح هنا (الشرغوف) وهو – كما يؤطر المترجم: “كائن يفقس بيضه من البرمائيات كالضفدع، والشرغوف ليس المراد هنا، فهو يقطع ذيله عند بداية تحوله الى ضفدع، ودلالتها في المثيولوجية الفيتنامية: (التحول الجسدي والروحي)” .
إنه الشاعر الذي يحيل الشعر الى مسروديات حكائية، وكأننا أمام قصة كبيرة للعالم، لفيتنام بلغتها وثقافتها المحلية، طرائق معيشتها، فلسفتها الجمالية والروحية، سيموطيقيتها المنداحة عبر اللغة السلسالة التي تتوشىّ بحمولات، وطاقات، وإشارات، تحيلنا الى المثيولوجيا في فيتنام، إلى الإيمان عبر الفلسفة، الحلول والاتحاد عبر الشعر، والتحولات الميتافيزيقية والبيولوجية، وربما التماهي، أو كما قال الشاعر العربي:
أنا في أنا وإني في أنا نحن روحان حلا جسدا
وعلى الرغم من معلومية رفض فكرة الحلول والاتحاد عند العرب، ومواجهة صاحبها بالكفر، إلا أننا وجدنا لها عبوراً في التراث الصوفي العربي، والعالمي، باعتبارها فكرة فلسفية، وليست دينية لعبة سردية كبرى، تتماهى مع العالم، تجمع بين الواقع والمتخيّل، بين الحلم والواقع، بين النور والعتمة، بين الثنائيات الكونية الكبرى، لتعيد فهم العالم، بعيداً عن أيديولوجيات الدين وأطره الصّارمة. لقد استطاع الشاعر والأديب الفيتنامي ماي فان فان أن يعيد رتق الواقع من أجل الانسان، ويعبر بمثاليته الى ما بعد-بعديات الواقع، ليعيد انتاجية الواقع ذاته عبر الفلسفة والاقتصاد والسياسة، وعبر المجتمع المحلّي الفيتنامي بأطره ومعتقداته وقيمه الحياتية والاجتماعية والدينية، بل وجدناه عبر ذاته يصرخ ليطلع قارئه إلى بدايات النور، الحقيقة، البرهان، في عرفانية ممزوجة بالمثيولوجيا، التي تستشرف الذات، وتتوسّل الحلم ،لتجد طريقا الى البوح عبر الحياة والكون والعالم، والواقع المثالي الذي يتغيّاه، يقول :
“عند الفجر/يجب أن تتحول بنفسك/فاكهة/أضواء نار/ووعاء بين ويانغ من الماء/أسحب الجسم شيئاً فشيئاً من قوقعته/كزحف على ميقات الغسق” ( الديوان ص : 9).
والـ (ويانغ)هنا – كما يشير المترجم -هو رمز لاتحاد طاقتين متعاكستين، لدى الصينيين وفي الديانة الطاوية. انها شعرية الواقع، الحقيقة عبر المثالي، والمتخيّل عبر الانساني والميثولوجي، يسبح بنا عبر غرائبية التصوير، واللغة الاشراقية الترميزية، والانزياحات الكثيرة، ليحيلنا الى ذواتنا الفطرية الأولى عبر الكون، العالم، الحياة. وهو الشاعر الكونى الذي يذهب الى الصلاة ليطهّر العالم من أدرانه، الانسان مما علق به من خطايا، عبر طاقة اللون الأبيض/الأسود: النور والاشراق مقابل الظلام والعتمة، والصورة والظلال مقابل الحقيقة والبرهان، والفعل والحركة مقابل السكون والعدم، يقول :
“يد بيضاء، دم أسود، لسان أبيض، دموع سوداء، ظهر أبيض ، حلزون أسود يزحف من شعر أبيض وعرق أسود./ السحر الأسود الملقى على كل شيء سينتهى..
دعنا نصلى لننقذ البشر في هذا العالم”. ( الديوان ص: 13 ).
وعبر طقوس الغوتو–والتي قد تشابه في التصور الذهني ابتهالات الشيعة – من الركوع والانحناء الشديد، حدّ السجود أو الزحف لإظهار التقديس العظيم، نراه شاعراً إيمانياً، متصوفاً، ميثولوجياً يتمايل مع التنين المقدس، كعابد في محراب الشعر، يغزل الواقع، بصورة أشبه بالسحر الذي يريد أن يتخلص منه، ليخلص العالم من الحية- (الشطان)عبر التراث اليهودي، أو أنه يسوع المطهّر، أو المهدى المنتظر. وباستقراء شعرية قاموسه الشعري اللغوي نلمح ايمانية متبداة، ومثالية متغياة، وسرمديّة وجود متخيّل، وإله بعيد يتهادى على المجرّة الكونية، ليعيد تشكيل العالم كل صباح ومساء. لذا لا غرو أن يحيلنا الى القردة، البلابل، الأشجار، الجبال، الشمس، الريح، الحياة، القمر، الماء، النبات، الزهور، الطبيعة، ما وراء الأفق، الكون وما يحويه، والعالم السرمدي القابع هناك، خلف تلال النور، وعبر الصمت والسكون الممتد، والصخب الهادر للذات والعالم ، والوجود الإنساني الكبير يقول :
“وحدها هالات أحلام
الانسانية الطفلة
قادرة على الحركة
لكى تصبح طبيعة ، بريئة وتشعر بالمساواة
أنا مصنوع من الصوف والورق والخشب” (الديوان ص: 130).
كما ينهي ديوانه بقصائد التلاشي، القصائد القصيرة ،الابيجراما التي تفسّر العالم، عبر التكثيف والتراكم والتراكب، وعبر الإنزياحات، ليتحول العالم مع (مواء القطّة) الى نقطة بيضاء، وكأنه يريد في النهاية أن يتركنا للبياض، للنور الساطع، للإشراق الكبير، لموسيقى الحق والخير والجمال ،عبر نور الشمس الساطعة، وظل الإله العظيم !!.
موقع الشاعر الفيتنامي ماي فان فان
***
حيث تتسع السماء
المؤلف : ماي فان فان
ترجمة : رائد أنيس الجشي
عرض وتقديم : بهية حاتم
الناشر : دار الفراشة للنشر، الكويت ،2019م
Logo tạp chí Smaward
Tập thơ "Nơi trời rộng", đặc tính và toàn cầu
(Đọc tập thơ "Nơi trời rộng" của Mai Văn Phấn. Nxb. Alfarasha, Cô-oét , 2019)
Maivanphan.com: Tạp chí Văn học Smaward, có địa chỉ tại Ả-Rập-Xê-Út vừa đăng bài “Tập thơ "Nơi trời rộng, đặc tính và toàn cầu"” của Tiến sĩ Hatim Abdul Hadi viết về tập thơ "حيث تتسع السماء" (Nơi trời rộng) của tôi. Tập thơ gồm hơn 100 bài do dịch giả-nhà thơ Raed Anis Al-Jishi (Ả rập Xê út) tuyển chọn từ bản tiếng Anh của các dịch giả, Lê Đình Nhất-Lang (Nhat-Lang Le), Susan Blanshard, Trần Nghi Hoàng, Frederick Turner, Pornpen Hantrakool, Nguyễn Tiến Văn, Hồ Liễu để dịch sang tiếng Ả-Rập. Sách do Nhà xuất bản Alfarasha, Cô-oét xuất bản và phát hành tại các nước dùng tiếng Ả-Rập vào trung tuần tháng 8/ 2019.
Tiến sĩ Hatim Abdul Hadi, tên thường dùng là Hatim Abdel Hadi Mohamed El Sayed, sinh năm 1967 tại miền Bắc Sinai, thuộc Cộng hòa Ả Rập Ai Cập. Là nhà phê bình văn học uy tín trong thế giới Ả Rập và các hội chợ sách Ả Rập và Ai Cập, ông đồng thời là nhà thơ, nhà sử học phả hệ, bộ lạc và nhân chủng học. Hiện Tiến sĩ Hatim tham gia giảng dạy tại các trường đại học Ả Rập và Jordan.
Hatim Abdul Hadi từng tốt nghiệp cử nhân Văn học và Giáo dục thuộc Đại học Suez Canal, Khoa Ngôn ngữ Ả Rập và Giáo dục Hồi giáo. Chủ tịch Hội Nhà văn Ả Rập, Chủ tịch Hội Nhà văn Á - Phi. Thành viên của nhiều hiệp hội văn hóa, văn học và báo chí quốc tế. Chủ tịch Hội đồng quản trị Diễn đàn văn học Arish. Chủ tịch Hội Văn hóa Sinai. Tổng thư ký Quỹ phát triển Thung lũng Sinai. Chủ tịch Trung tâm Phát triển và Nhân quyền quốc gia tại Sinai. Tổng biên tập Tạp chí Nhà văn Ả Rập. Chủ tịch Hiệp hội Lịch sử Ả Rập trong Thế giới Ả Rập. Chủ tịch Tạp chí Misr El Arab. Tổng biên tập Tạp chí Sinai, Tạp chí Adaa - Tạp chí Sinai Creations, Tạp chí Arab Badia - Biên tập viên báo Bawadi của Ai Cập. Ngoài ra, ông còn cộng tác với nhiều tờ báo và tạp chí trong thế giới Ả-Rập.
Hatim Abdul Hadi đã nhận được nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế. Trong đó có giải thưởng Cộng hòa Ả Rập Ai Cập trong lĩnh vực di sản 1999, Học bổng nhà nước trong lĩnh vực thơ 2001, Giải thưởng truyền hình Ai Cập cho bài thơ hay nhất năm 2002…
Ông đã xuất bản hơn ba mươi cuốn sách bằng tiếng Ả Rập. Trong đó có một số tác phẩm tiêu biểu, như tiểu thuyết “Máu trên cầu Thames”, Nxb. Dar Al Islam, 2015; tiểu thuyết “Tình yêu concerto”; tiểu thuyết “Con cáo sa mạc”, Nxb. Dar Al-Adaba Al-Arabi, 2010; tiểu thuyết “Eilat trinh nữ” Nxb. Sun Forest, 2011; tiểu thuyết “Văn phòng Xứ sở Mặt trăng”, Nxb. Bộ Văn hóa 1994…
Maivanphan.com trân trọng giới thiệu với các bạn yêu thơ bài viết của Tiến sĩ Hatim Abdul Hadi, do chị Cao Yến dịch từ nguyên bản tiếng Ả Rập sang tiếng Việt.
Bìa trước tập thơ "Nơi trời rộng"
Hatim Abdul Hadi
Cao Yến dịch từ tiếng Ả Rập
Nhà thơ Việt Nam đương đại Mai Văn Phấn sinh năm 1955 tại tỉnh Ninh Bình, thuộc châu thổ Sông Hồng, miền Bắc Việt Nam. Hiện ông sống và sáng tác tại thành phố Hải Phòng.
Mai Văn Phấn đã xuất bản 22 tập thơ, đoạt một số giải thưởng văn học Việt Nam và quốc tế. Thơ ông được dịch sang nhiều ngôn ngữ trên thế giới. Nhằm mục đích tích hợp năng lượng và tự tin trong hòa nhập, ông quan niệm thơ là linh hồn của kẻ sáng tạo và luôn được kết nối với vạn vật. Thơ ông có thiên hướng độc sáng, hợp nhất giữa cái tôi với cái khác. Cái khác ở đây mang ý nghĩa riêng ông, không phải ý chỉ về người được yêu thương hay nhân loại nói chung, mà mang hàm ý thần linh, tâm linh và tạo hóa. Chúng ta thấy quan niệm này mang cảm quan Phật giáo cùng với triết lý thiền định và thuyết âm dương phương Đông, tức có sự đồng nhất người viết với thiên nhiên, vạn hữu trong đó; cụ thể hơn, với các “nhân vật” trong tác phẩm của Mai Văn Phấn, như con người, động vật, thực vật và những thứ vô tri vô giác. Nói đúng hơn tất cả đều là một phần riêng của thiên nhiên, thế giới.
Mai Văn Phấn là nhà thơ tôn vinh sự hóa thân, đồng nhất và hòa nhập. Tựa một triết gia giàu tư tưởng và tín lý, ông quan niệm rằng, tinh thần người Việt luôn ngự trị trong ý chí ông, trong chuyển đổi thể chất và tinh thần ông. Ông là nhà thơ sử dụng linh hoạt thể loại thơ ngắn, thể loại Epigram (dí dỏm và châm biếm), và trường sức, vạm vỡ trong những bài thơ dài. Theo dịch giả Raed Anis Al-Jishi, Mai Văn Phấn đã pha trộn hài hòa và nhuần nhuyễn giữa đời sống thế tục, chính trị với tôn giáo, nhưng không làm dịch chuyển tôn giáo và triết học. Thay vào đó, nhà thơ đã sử dụng những thế mạnh của từng thể loại để tạo dựng trạng thái riêng cho từng bài thơ, cũng như phong cách riêng nhất quán của ông. Xuất phát từ những căn nguyên ấy, ông quan niệm: "Thơ ca là ánh sáng đẩy lùi bóng tối, là nước mát làm xanh tươi mặt đất, là vị thuốc chữa lành những vết thương tâm hồn, đánh thức thiên lương con người để họ sống nhân hậu thân thiện hơn, không rơi vào vũng lầy tha hóa…”
“Mai Văn Phấn đang mơ về một thế giới con người hoàn hảo. Ông sử dụng ngôn ngữ đời sống sinh động để tạo dựng những hư cấu mới và tái lập hiện thực trong dung mạo khác”
Đó là nhận định chân xác của nhà thơ Raed Anis Al-Jishi, người đã chuyển dịch xuất sắc tác phẩm của một nhà thơ Việt Nam đương đại. Raed Anis Al-Jishi đã dịch tập thơ “Nơi trời rộng” của Mai Văn Phấn từ tiếng Anh, một ngôn ngữ trung gian. Raed cũng đã dành nhiều thời gian trao đổi trực tiếp với tác giả để có thể vượt qua rào cản ngôn ngữ, cũng như hiểu rõ tập tục văn hóa, chuyển tải trọn vẹn tinh thần của từng bài thơ, hoặc đến gần nhất những ẩn dụ, hàm ý mà tác giả đã biểu đạt trong tiếng mẹ đẻ nhằm tái hiện đầy đủ và tinh tế vẻ đẹp tâm hồn Việt trong ngôn ngữ Ả Rập. Đó là một nỗ lực cao nhất mà một dịch giả có thể thực hiện để biểu đạt đầy đủ hàm ý bài thơ đã được tác giả thể hiện trong ngôn ngữ gốc. Đó thực sự là một nỗ lực tuyệt đỉnh, một tâm điểm mà dịch giả được đánh giá cao, cũng là điểm nổi bật của Raed Anis Al-Jishi so với các dịch giả khác. Ông là dịch giả uyên bác và trung thực, một nhà thơ lớn, và nhà phê bình văn học tài ba. Với dự án độc lập, Raed đã hoàn thành nhiều cuốn sách chuyển ngữ đẳng cấp quốc tế, và điều đó theo cá nhân tôi, cơ quan chức năng có thẩm quyền tại Ả-Rập-Xê-Út cần có dự án dịch thuật cấp quốc gia cho dịch giả Raed Anis Al-Jishi. Dự án đó sẽ khai mở kiến thức cho những thế hệ kế tiếp, cũng như cho cả cộng đồng Ả rập về văn học thế giới, để chúng ta có thể nhìn thấy được vị thế và dấu ấn của chính chúng ta trong nền văn học toàn cầu.
Tôi rất ngưỡng mộ mục đích, tâm thế cũng như quy mô công việc dịch thuật của thầy giáo, dịch giả Raed Anis Al-Jishi. Vì vậy tôi mong muốn các quốc gia, chính phủ sẽ ủng hộ và hỗ trợ công việc thầm lặng, đặc biệt cao quý này. Điều đó sẽ làm gia tăng động lực, cảm hứng cho dịch giả trong những lựa chọn cao đẹp của mình; thông qua sự đa dạng và khác biệt, cung cấp những mẫu hình văn học lớn của loài người cho thế hệ kế tiếp được hưởng lợi từ thành tựu này. Qua đó chúng ta có thể khôi phục lại cánh buồm sáng tạo của người Ả Rập, vươn xa từ đại dương đến vùng Vịnh. Đó là sứ mệnh quốc gia lớn lao và là cơ hội hiếm có để tiếp nhận các căn nguyên của nhân loại mà chúng ta đang muốn mở ra cho một thế giới Ả Rập mới. Nhưng chúng ta cần biết, phải đọc và phải tiếp thu những giá trị văn minh khác để tranh biện với nó, và cũng có thể, chúng ta sẽ đi trước nó, tại sao không (?). Chúng ta lấy làm vinh dự khi người Ả Rập Hồi giáo đã từng thắp sáng ngọn hải đăng của thế giới trước đây và chúng ta cần lấy lại ánh sáng rực rỡ này để tái tạo lại vùng đất Ả Rập tuyệt đẹp.
Mai Văn Phấn nhà thơ đang mơ về một thế giới con người hoàn hảo. Ông sử dụng ngôn ngữ thực tại để vươn tới hư cấu và khôi phục lại tần suất của thực tại với chính bản thân nó. Đây là điểm độc đáo nổi bật của ông. Bởi thế trong những bài thơ ba câu, chúng ta không thể gọi thơ ông là "haiku", vì nó có xu hướng tự nhiên, sử dụng các kỹ thuật tự nhiên để tạo ra một thế giới có thể thích nghi với người đọc Việt Nam đương thời. Sau nhiều cuộc chiến tranh đô hộ và chủ nghĩa thực dân đã từng cai trị trên đất nước Việt Nam nhiều năm, là một nhà thơ ông đã lặng lẽ đứng dậy vẽ lên vẻ đẹp một chặng đường dân tộc ông và một phần thế giới, lần nữa khắc họa sinh động con người và lịch sử Việt Nam. Thông qua tựa đề đáng chú ý của tập thơ "Nơi trời rộng", chúng ta có thể thấy thế giới với những mảnh vỡ và sự kinh hoàng, những hy vọng và nỗi đớn đau, những hình ảnh và từng câu chuyện, quá khứ và hiện tại, hệ tư tưởng và huyền thoại của nó thông qua bầu trời đủ rộng cho tất cả, đã minh chứng rằng ở đâu đó có một Đấng-Toàn-Năng, và Ngài biết rất rõ mọi điều. Mai Văn Phấn đã cho ra đời bài thơ huyền bí, thiêng liêng và một bút tích tỏa sáng cho bầu trời đủ rộng chứa đựng vũ trụ, thế giới và sự sống.
Chỉ mình con thấy chú chim nhỏ kia rất xa con đường
Xa mảnh vườn, những đàn chim khác
Con lặng lẽ đi qua vầng mặt trời đáy nước
Nhìn hướng bầu trời mở đôi cánh
Ngọn cây vươn mỏ con chim
Đang cúi xuống mớm vào miệng con từng hớp gió
Tiếng hạt vỡ trong ngực
Bãi trống và quả xanh
Qua rừng sâu tán lá rậm rạp
Con sơ sinh trên đất
Bơi qua sông con nòng nọc đứt đuôi
Tập vỗ cánh, quạt gió vào lòng tổ
Bật lá mầm bay đi thênh thang.
(“Nơi trời rộng”: trang 6)
Mai Văn Phấn là một nhà thơ thiên bẩm, huyền thoại, và nhiều giai tầng. Ông pha trộn tài tình giữa truyền thuyết với tôn giáo, triết lý hữu dụng với sự tươi mới lạ kỳ, như thể ông đã tái hiện lại khung cảnh hoang sơ của buổi tạo thiên lập địa. Bài thơ "Cửa Mẫu" mở đầu với hình ảnh người mẹ cùng đứa con sơ sinh của bà. Tiếng gào khóc của đứa trẻ trong thế giới hoang sơ kia đã vang lên. Sự dịu dàng của người mẹ và sự kinh ngạc của đứa trẻ khi mới lọt lòng mẹ được dẫn dắt thầm lặng đến với cuộc sống đầy biến động này.
Chúng tôi muốn lưu ý hình ảnh "con nòng nọc" được tác giả ám chỉ trong đoạn thơ trên. Đó là loài sinh vật nở trứng, động vật lưỡng cư như ếch, ở đây nói về con nòng nọc, nó sẽ bị đứt đuôi khi bắt đầu chuyển hóa thành con ếch. Câu chuyện mang tính truyền thuyết này của Việt Nam có ý nghĩa đột khởi, nói về quá trình chuyển đổi thể chất và tinh thần của con người.
Mai Văn Phấn là nhà thơ đã chuyển thơ ca thành câu chuyện kể, cho bạn đọc chứng kiến những câu chuyện kỳ bí, đầy bất ngờ của thế giới xung quanh. Thông qua ngôn ngữ thơ ca tiếng Việt, bằng văn hóa bản địa, phương pháp sống, triết lý cái đẹp và tâm linh, thơ Mai Văn Phấn đã truyền tải những giai điệu độc đáo, nhịp nhàng thông qua liên kết ngôn ngữ giàu tính ẩn dụ, nhiều năng lượng và phương thức biểu đạt. Tập thơ đưa chúng ta đến với những huyền thoại của Việt Nam, đến với tín ngưỡng bản địa thông qua triết lý, đến với sự hòa nhập và nhất quán thông qua thơ ca, sự chuyển đổi siêu hình và sinh học, cũng có thể là sự đồng nhất, hoặc như một nhà thơ Ả Rập đã nói: "Tôi ở trong tôi và tôi ở trong chúng ta, hai tâm hồn hòa nhập thành một bản thể".
Mặc dù có thông tin phản bác về ý tưởng hòa nhập và nhất quán ở người Ả Rập và người mang ý tưởng này sẽ đối diện với tội ngoại đạo Hồi giáo, nhưng chúng ta thấy có một lối đi trong hệ tư tưởng Sufism[1] ở Ả rập và quốc tế. Vì nó là một ý tưởng triết học, trong khi tôn giáo không phải là một trò chơi tiểu thuyết, đồng nhất với thế giới, nó kết hợp giữa thực tế và hư cấu, giữa giấc mơ và hiện thực, giữa ánh sáng và bóng tối, dựa vào thuyết tương đối của vũ trụ to lớn này để khôi phục lại những nhận định về thế giới, tránh xa hệ tư tưởng tôn giáo và khuôn khổ nghiêm ngặt của nó. Nhà thơ Việt Nam Mai Văn Phấn đã khôi phục lại hiện thực bạo liệt này vì lợi ích của con người. Và ông đã biểu đạt lý tưởng của mình vượt ra ngoài khoảng cách của thực tại, để khôi phục năng suất của thực tại thông qua triết học, kinh tế và chính trị và thông qua xã hội Việt Nam với các khuôn khổ, tín ngưỡng và giá trị của cuộc sống, xã hội và tôn giáo. Nói đúng hơn, chúng ta đã tìm thấy nó thông qua chính bản thân nó, để đưa độc giả đến với sự khởi đầu của ánh sáng, sự thật và bằng chứng trong triết học pha trộn với huyền thoại. Điều đó đã nâng cao giá trị bản thân và đạt đến ước mơ để tìm một con đường đến với thắng lợi thông qua cuộc sống, vũ trụ, thế giới và thực tế hoàn hảo không thể nào thay đổi được.
"Giọng nói rất gần
Dưới bình minh con hãy lột xác!
Hoa quả
Lửa đèn
Âm dương chén nước
Như trườn qua cơn chạng vạng
Rút dần cơ thể khỏi lớp vỏ bọc
Con hớp những giọt sương
Đống vỏ bọc xám xịt chất cao
Đã xa tầm tay với
Đoàn người dìu nhau bấy bớt
Cuối bình minh".
(“Nơi trời rộng”: trang 9)
Nội hàm âm dương trong đoạn thơ trên, như dịch giả Raed Anis Al-Jishi đã dẫn chiếu triết học cổ đại Trung Hoa và Đạo giáo, chính là biểu tượng của sự kết hợp hai năng lượng đối nghịch nhau trong vạn vật vũ trụ.
Đây là một bài thơ hiện thực nếu xét trên khía cạnh lý tưởng, và dạng hư cấu nếu xét ở khía cạnh con người và huyền thoại. Tác giả đã đưa bạn đọc vào cảnh tượng kỳ diệu, ngôn ngữ tươi sáng tượng trưng và nhiều sự pha trộn, để chúng ta có thể hòa nhập với bản năng tự nhiên đầu đời của mình thông qua cuộc sống, thế giới và vũ trụ.
Mai Văn Phấn là một nhà thơ vũ trụ, một người đi cầu nguyện để thanh tẩy thế giới này khỏi những bụi bẩn ô nhiễm, tẩy sạch con người đang bị mắc kẹt giữa những lỗi lầm của mình, xuyên qua năng lượng của hai màu trắng - đen: hào quang tươi sáng luôn đối nghịch với bóng đen tối tăm, suy đoán và mơ hồ đối nghịch với bằng chứng và sự thật, hành động và chuyển dịch đối nghịch với sự yên định, tĩnh lặng.
"… bàn tay trắng máu đen lưỡi trắng nước mắt đen lưng trắng vành tai đen lọn tóc trắng mồ hôi đen…”
Màu đen tràn lên mọi điều sẽ kết thúc
Hãy nguyện cầu cứu lấy nhân gian
(“Nơi trời rộng”: trang 13)
Theo các nghi thức Goto, một nghi thức theo hình dung có thể gần giống với nghi thức cầu nguyện của hệ giáo phái Shia[2] - từ động tác cúi đầu và quỳ xuống, giới hạn cúi lạy hoặc ngồi dậy để thể hiện sự linh thiêng và vĩ đại của Thượng đế. Chúng ta phải nhìn nhận rằng tác giả là một nhà thơ có nhân đức tin, yêu sự thần bí và huyền thoại. Trong một số bài thơ, ông đung đưa cùng với con rồng thiêng tựa một tín đồ. Ông tái diễn lại hiện thực bằng những thi ảnh như một phép thuật, điều mà ông muốn thoát khỏi, để cứu thế giới khỏi con rắn (con quỷ Sa-tăng) theo truyền thuyết của người Do Thái. Hoặc có lúc ông hóa thân như Chúa Giêsu, một người rửa tội, hoặc Đấng Mahdi (vị tiên tri dẫn đường của người Hồi giáo) đang chờ đợi xuất hiện. Bằng phương pháp ngoại suy (theo từ điển ngôn ngữ thơ ca), chúng tôi muốn chỉ đến niềm tin khởi đầu, sự kết thúc hoàn hảo, tồn tại vĩnh cửu, sự hư cấu… Và, một vị thần xa xôi đang dẫn dắt sự dịch chuyển của vũ trụ, để định hình lại thế giới này mỗi sớm mai và hoàng hôn. Vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi chúng ta đề cập đến loài khỉ, chim sẻ, cây, núi, mặt trời, gió, sự sống, mặt trăng, nước, thực vật, hoa, thiên nhiên, những thứ ngoài đường chân trời, vũ trụ cùng vạn vật tồn tại trong đó. Và thế giới vĩnh cửu đang ở đó, đằng sau những ngọn đồi ánh sáng, qua sự im lặng và tĩnh lặng kéo dài, tiếng gầm rú của cá thể và thế giới, sự tồn tại vĩ đại của con người.
Tất cả bất động
Trong tính không
Hào quang giấc mơ
Của tuổi thơ nhân loại
Những người đang chuyển động
Được hồn nhiên, bình đẳng, thơ ngây
Tôi bằng nỉ, bằng giấy, bằng gỗ...
(“Nơi trời rộng”: trang 130).
Tác giả đã kết thúc tập thơ “Nơi trời rộng” bằng những bài thơ mang tính hư không, có mà không, không mà có. Đó là những bài thơ ngắn và thể loại Epigram để lý giải thế giới thông qua quá trình tích lũy, đan chồng ý tưởng, pha trộn cảm xúc để hóa giải, làm hiển lộ thế giới này bằng hình ảnh con mèo thong thả bước “rũ nắng lên mặt đất”. Và con mèo đã ra đi cho tới khi nó “chỉ còn một đốm trắng”. Trong đoạn kết bài thơ “Tĩnh lặng”, Mai Văn Phấn đã để lại cho chúng ta một “đốm trắng”. Đó là nơi bắt đầu của ánh sáng, khởi sinh cho sự rạng ngời sau này, và cũng là nơi vang lên âm điệu của sự thật đẹp đẽ và cao thượng. Qua tín niệm ấy chúng ta thấy được ánh sáng rực rỡ của mặt trời và được an trú dưới bóng mát của thần linh vĩ đại!
Tập thơ “Nơi trời rộng”
Tác giả: Mai Văn Phấn
Dịch giả: Raed Anis Al-Jishi
Trình bày: Bahia Hatim
Nhà xuất bản: Nhà Alfarasha, Kuwait, 2019
[1] Sufism là một nhánh Hồi giáo thiên về chiều hướng thần bí, nội tâm, nhằm mục đích đạt được sự hoàn thiện về đạo đức, sự hành đạo và đức tin. (theo Wikipedia – ND)
[2] Shia là giáo phái lớn thứ hai của đạo Hồi, sau Hồi giáo Sunni. (ND)
(Nguồn: Tạp chí Văn học Smaward)
Bìa sau tập thơ "Nơi trời rộng"
Tiến sĩ HHR Abdul Hadi Al Sayed
Nhà thơ Raed Anis Al-Jishi