Das Vorwort für „Ära des Mülls“ - Elvira Kujović - Lời nói đầu trường ca „Thời tái chế“ bằng tiếng Đức - Nguyễn Thị Nhương dịch từ tiếng Đức
Das Vorwort für „Ära des Mülls“
Lời nói đầu trường ca „Thời tái chế“ bằng tiếng Đức
Nhà thơ Elvira Kujović
Maivanphan.com: Nhà xuất bản Shaker Media (Đức) chuẩn bị xuất bản trường ca „Thời tái chế“ của tôi bằng tiếng Đức, mang tên „Ära des Mülls“. Trường ca này được nhà thơ Elvira Kujović dịch từ bản tiếng Anh của Nhat-lang Le (Lê Đình Nhất-lang) và Susan Blanshard sang tiếng Đức. Xin gửi tới các bạn yêu thơ Lời nói đầu do dịch giả, nhà thơ Elvira Kujović viết cho cuốn sách.
Nhà xuất bản Shaker Media có trụ sở tại Herzogenrath (thuộc bang North Rhine-Westphalia, miền Tây nước Đức) được thành lập năm 2007 để kết hợp hoạt động xuất bản với in ấn hiện đại theo công nghệ số. Shaker Media là chi nhánh của Nhà xuất bản Shaker Verlag có trụ sở chính ở hai thành phố, Düren (thuộc bang Nordrhein-Westfalen, nằm ở tây-bắc nước Đức), và Maastricht (nằm hai bên bờ sông Meuse thuộc đông-nam Hà Lan, gần biên giới Bỉ và Đức). Shaker Verlag được Tiến sĩ Chaled Shaker thành lập năm 1986, là nhà xuất bản sách văn học, khoa học, đặc biệt là sách chuyên khảo và luận văn. Hàng năm, nhà xuất bản có hơn 20.000 cuốn sách phát hành ở châu Âu. (Theo www.shaker.de)
Trân trọng cảm ơn nhà thơ Elvira Kujović và các biên tập viên, họa sĩ Nhà xuất bản Shaker Media!
Das Vorwort für „Ära des Mülls“
Elvira Kujović
Was bleibt jemandem der verletzt ist noch übrig, als sich zu beklagen, auszuweinen und die traurige Vergangenheit noch einmal durchzuleben, um sie zu verarbeiten.
Mai Văn Phấns Buch „Ära des Mülls“ ist eine Wunde, eine offene, klaffende Wunde aus welcher das Blut ununterbrochen weitersickert. In der Netzhaut gespeicherte Bilder des menschlichen Fleisches, das überall in den vietnamesischen Feldern dem Abfall und Müll gleich verwest, haben den Autor und seine Mitmenschen schmerzlich gebrandmarkt.
In einer neuen Ära neuer Katstrophen und Kriege und des langsamen Untergangs des Planeten Erde, erinnert sich der Autor an den bitteren Kampf seiner Heimat, den langwierigen Kriegs standzuhalten.
Jahrzehntelang beobachtete der Schriftsteller wie die fremden Mächte sein geliebtes Land zerstückelten, seine Mittmenschen vernichteten, Reisfelder mit Menschenblut düngten und wie sich Vietnamesen gegenseitig bekämpften.
Die tiefsten Spuren in der allzumenschlichen Seele des Dichters, hinterlässt nicht nur der Kampf gegen die Besatzer, sondern im viel größeren Ausmaß, der Bürgerkrieg zwischen Nord und Süd Vietnam. In all den Zeiten des Blutvergießens haben die vietnamesischen Seelen neben all den Verlusten einen immensen psychischen Druck der Selbstentmenschlichungen, Erniedrigungen, Demütigungen, Denunziationen anderer und sich selbst aushalten müssen.
„Um die soziale Ordnung und die Sicherheit zu gewährleisten, wurde uns angeordnet uns gegenseitig auszuspionieren. Natürlich wusste ich nie, wer mich selbst ausspionierte. Mir wurde die Aufgabe erteilt einen Nachbarn auszuspionieren.“
Ära des Mülls, Ära des Abfalls, Ära des Verlustes! Kann man das Verlorene jemals wieder erlangen? Kann man nach solchen Verlusten wieder optimistisch auf die Welt blicken?
Ja das kann man. Mai Văn Phấn kann das.
„ Die Menschen würden nicht mehr leiden, keinen Hunger und keine Armut mehr empfinden, nicht mehr stark besteuert sein, nicht mehr erniedrigt oder geschlagen werden und keine Ungerechtigkeit mehr sehen oder spüren. Sie wären glücklich und frei.
- Glaubst du immer noch daran?
- Ich glaube immer daran.“
Das einzige was hilft in solchen Zeiten, ist es zu Träumen und zu Glauben das alles vorüber sei. Die Menschen sind müde, sie möchten nur noch schlafen, nur noch alles vergessen und von der Freiheit träumen.
„Heute Nacht schlafen alle friedlich ein, während ein dunkelroter Fluss an ihnen vorbeifließt. Die Menschen schlafen mit offenem Mund, sie schlafen mit ausgestreckten Armen und Füßen. Sie schlafen wie eine Blume, die ihre Blütenblätter schließt. Sie schlafen wie die verfaulten Früchte. Sie schlafen in einer Ibis-ähnlichen Pose. Sie schlafen wie tot.“
Der Schriftsteller ist bemüht Auswege zu einem normalen Leben zu finden und lässt die Menschen Baumhäuser bauen und sich wie die Kinder, im Spiel verstecken. Er lässt sie vom Leben, schmerzlichen Erinnerungen und der Realität fliehen. Er lässt sie in den wundervollsten Traumhäusern friedlich leben.
„Das Haus sah aus wie eine erstklassige moderne Militärbasis. Wie ein Versteck lang ausgestorbener Dinosaurier. Theoretisch war das Haus ein Paradies auf Erden, in welches niemand eindringen konnte und welches selbst keine Feinde kannte.“
Mai Văn Phấn gelang es sogar die Gegenstände das Leid der Menschen spüren zu lassen. Er ließ die Menschen sich in Gegenstände verwandeln, damit alles in der Umgebung eins mit dem Schmerz wird.
Er erlaubte den Toten, den Weg zurück ins Leben zu gehen und mit ihren Liebsten und ihren Familien Lieblingsspeisen am Familientisch zu essen.
„Die Soldaten, die vor langer Zeit von Mörsern und Raketen getroffen worden sind, ragen jetzt gespenstig aus der Erde heraus, so wie die getarnten Zweige aus dem Untergrund. Sie marschieren in stillen Reihen zurück in ihre alten Dörfer hinein und jeder von ihnen kehrt zu seinem alten Haus zurück. Wie durch ein Wunder wird dort keiner von ihren Verwandten oder Nachbarn vermisst. Die Gerichte, die zur Begrüßung serviert werden, sind keine rituellen Speisen, die zu ihren Todestagen serviert werden, sondern sparsame Landgerichte mit einer Suppe aus gemahlenen Krabben und Jute und einem Teller mit eingelegten Auberginen.“
Die Menschen leben, lieben und hassen, in Friedens sowie in Kriegeszeiten. Mai Văn Phấn beschreibt auch ein Liebspiel, das die Evolution und weitere Existenz der Menschheit sichert.
„Die Liebenden wollen sich trennen, um das Boot stabiler als ein Schiff und das Meer breiter als einen Ozean zu machen. Sie wollen sich in Fische verwandeln, in Garnelen, in Plankton und Korallen. Sie wollen sich in Millionen von Meereslebewesen verwandeln, damit niemand sie fangen, trennen oder kontaminieren kann.“
Mai Văn Phấn hat ein fantastisches Werk mit allen literarischen und künstlerischen Merkmalen, als eine Einführung zum Überdauern und Wiederstehen aller nur erdenklichen Probleme geschaffen. Dieses ungewöhnlich geschriebene Buch, öffnet die geheime Türe einer Seele, die metaphorisch, ironisch, sarkastisch und traurig, ihre eigene Geschichte erzählt.
Lời nói đầu trường ca „Thời tái chế“ bằng tiếng Đức
Elvira Kujović
Nguyễn Thị Nhương dịch từ tiếng Đức
Những gì còn lại cho một người bị tổn thương, thay vì phàn nàn, than khóc, anh ta đã sống thêm lần nữa trong quá khứ đau buồn và tường giải quá khứ ấy.
Trường ca „Thời tái chế“ của Mai Văn Phấn là một vết thương, vết thương hở miệng mà từ đó máu vẫn tiếp tục rỉ ra. Trong võng mạc còn lưu giữ hình ảnh những con người phàm trần đang bị phân hủy như rác rưởi, và chất thải có mặt khắp nơi trên cánh đồng Việt Nam. Những hình ảnh ấy trong tác phẩm đã làm lên thương hiệu một tác giả.
Trong kỷ nguyên mới với những thảm họa, những cuộc chiến tranh mới nổ ra, và sự tàn lụi chậm chạp của hành tinh Trái đất, Mai Văn Phấn đã hồi tưởng lại cuộc đấu tranh khốc liệt, dai dẳng trên quê hương ông để dành lại nền độc lập dân tộc.
Trong nhiều thập kỷ qua, nhà thơ đã chứng kiến các cường quốc ngoại bang tiến hành các cuộc xâm lăng tổ quốc yêu dấu của ông, tiêu diệt đồng bào ông, nhuốm đất đai bằng máu người, và cả cách đồng bào ông từng hận thù, tiêu diệt lẫn nhau.
Vết thương hằn sâu trong tâm hồn nhà thơ không chỉ là sự tàn khốc của những cuộc chiến tranh chống lại kẻ xâm lăng, mà còn nhức nhối, bi thương hơn bởi cuộc chiến của chính đồng bào ông trong thời gian phân chia hai miền Nam – Bắc. Tác phẩm cho thấy những lần máu đổ, bên cạnh những hy sinh mất mát, con người phải chịu đựng áp lực tâm lý nặng nề, tự đánh mất nhân tính, bị lăng mạ và sỉ nhục, phải đấu tố người khác và lên án chính bản thân mình.
„Để giữ trật tự, an toàn xã hội, chúng tôi được phân công người này theo dõi người kia. Tất nhiên tôi không thể biết ai đang theo dõi mình. Tôi có trách nhiệm theo dõi một người hàng xóm.“
„Thời tái chế“, Thời đại của rác rưởi, Thời của mất mát đau thương! Bạn đã bao giờ phục hồi, lấy lại những gì mình đã mất? Liệu bạn có thể lạc quan nhìn thế giới sau những tổn thất như vậy?
Có, người ta có thể. Mai Văn Phấn có thể làm được điều này.
„ - Người dân không còn lầm than, đói nghèo, không còn sưu cao thuế nặng, không còn bị khinh rẻ, bị đánh đập, không còn bất công. Được sung sướng tự do.
- Giờ ông còn tin điều đó?
- Mãi tin.“
Trong những thời khắc như vậy, ước mơ và niềm tin về mọi chuyện đau buồn sẽ kết thúc chính là điều duy nhất giúp ích con người. Đoạn thơ sau đây cho thấy, mọi người vô cùng mệt mỏi, chỉ muốn chìm sâu vào giấc ngủ, chỉ cần quên đi mọi thứ và mơ ước tự do.
„Đêm nay mọi người tiếp tục ngủ say cho dòng sông thẫm đỏ đi qua. Những người ngủ há miệng, ngủ dang tay dang chân, ngủ như hoa khép cánh, như quả thối rữa, ngủ cò quăm, ngủ như chết,...“
Vượt thoát cuộc sống bình thường, có lúc nhà thơ cùng mọi người xây dựng những ngôi nhà dị thường trên chạc cây như trò chơi của con trẻ. Để họ chạy trốn khỏi những ký ức đau đớn và hiện thực đời sống khốc liệt. Ông cho họ sống yên bình trong những ngôi nhà chỉ tồn tại trong ước mơ.
„Ngôi nhà giống một căn cứ quân sự hiện đại bậc nhất hiện thời, lại giống cả hang ổ loài khủng long xa xưa đã tuyệt chủng. Theo lý thuyết, ngôi nhà là thiên đường trên trái đất, nơi bất khả xâm phạm, vĩnh viễn không có kẻ thù.“
Mai Văn Phấn thậm chí còn làm cho các đồ vật cảm nhận được sự đau khổ của con người. Ông cũng khiến mọi người bỗng chốc biến thành những đồ vật để mọi thứ xung quanh cùng hiện hữu trong những nỗi đau.
Ông cho phép người chết sống lại và ăn những món ăn yêu thích trên bàn ăn cùng với người thân và gia đình họ.
„Những trung đội, tiểu đội từng bị pháo cối, hỏa tiễn vùi lấp. Giờ các anh đang đội đất đứng dậy như binh chủng đặc biệt hóa trang. Các anh vẫn đi theo hàng ngũ về làng, tìm về từng căn nhà cũ. Diệu kỳ thay người thân yêu cùng hàng xóm của các anh không thiếu một ai. Mâm cơm dọn ra đón các anh không phải những đồ tế lễ trong ngày cúng giỗ, mà thức ăn đạm bạc quê nhà, có canh cua rau đay và đĩa cà pháo.“
Trường ca „Thời tái chế“ cho thấy mọi người như đang sống, yêu thương và căm giận trong thời chiến và trong đời sống hòa bình. Trong đó, Mai Văn Phấn đã dành đoạn mô tả cuộc tình của đôi trai gái. Họ đã gặp nhau khi trở về thời thanh xuân, được yêu thương, tiếp tục bữa tiệc ái ân của nhân loại.
„Họ muốn vỡ ra cho thuyền vững chãi hơn là thuyền và biển còn rộng hơn là biển. Họ muốn thành cá tôm, phù du, san hô, biến hóa thành muôn loài sinh vật biển. Để không kẻ nào có thể đuổi bắt được họ, chia lìa, đầu độc được họ.“
Mai Văn Phấn đã tạo ra một tác phẩm có giá trị bằng những đặc trưng của nghệ thuật văn học. Nó tựa một luận đề về sức chịu đựng của con người, về khả năng phục hoạt quá khứ, tái tạo hiện tại và thấu thị tương lai trong biên độ tưởng tượng có thể. Cuốn sách được viết với một bút pháp dị thường đã mở ra cánh cửa bí mật của một tâm hồn, ẩn dụ và đắng cay, châm biếm và bi ai, câu chuyện của chính nhà thơ.
Tiểu sử Elvira Kujović
Elvira Kujovic là nhà thơ song ngữ và là dịch giả. Chị sinh năm 1961 ở Serbia, sinh sống tại CHLB Đức từ năm 1992. Chị đã xuất bản tám tập thơ và một tiểu thuyết. Cuốn sách đầu tiên bằng tiếng Đức “Ein Gedicht schreit auf aus meiner Brust” (tạm dịch: Bài thơ sinh ra từ lồng ngực tôi) được xuất bản tại Berlin năm 2016. Cuốn sách thứ hai bằng tiếng Serbia mang tên “Ljubav i Strah” (tạm dịch: Tình yêu và Nỗi sợ) được xuất bản tại Belgrade vào năm 2017. Bản dịch tiếng Ý của tác phẩm “L’Amore e la Paura” (tạm dịch: Tình yêu và nỗi sợ không thể tách rời) được xuất bản tại Ý năm 2018. Tác phẩm “The Last Coffee” (tạm dịch: Ly cà phê cuối cùng) được xuất bản năm 2018 tại Mỹ, Đài Loan và Thổ Nhĩ Kỳ. Tác phẩm “My Eyes are Swimming” (tạm dịch: Đôi mắt tôi đang bơi) được xuất bản bằng tiếng Việt tại Hà Nội vào tháng 4 năm 2019. Tác phẩm “Two strings” (tạm dịch: Hai sợi dây) phiên bản song ngữ Anh – Trung được xuất bản tại Đài Loan và Mexico vào năm 2019. Tác phẩm “Black Silk Veil” (tạm dịch: Tấm khăn phủ lụa đen) được xuất bản tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) vào năm 2019 bằng ba thứ tiếng (Anh, Thổ Nhĩ Kỳ, Đức). Tác phẩm tiếng Anh “Poems” (tạm dịch: Những vần thơ) được xuất bản năm 2019 tại Hà Lan. Tác phẩm tiếng Macedonia “Hunger” (tạm dịch: Cơn đói) được xuất bản năm 2019 tại Macedonia. Tiểu thuyết “Celeste’s Tears” (tạm dịch: Những giọt nước mắt của Thiên đường) được xuất bản tại Đức năm 2018. Tác phẩm của chị được xuất bản trong 9 ngôn ngữ quốc tế. Thơ của chị được dịch ra 15 thứ tiếng và được đăng trong nhiều tuyển tập văn học nổi tiếng thế giới. Chị nhận được ba giải thưởng quốc tế, một ở Ý và hai ở Thổ Nhĩ Kỳ. Thơ của chị được đăng tải hàng tháng trên nhiều tạp chí văn học ở nhiều quốc gia. Chị chủ yếu sáng tác thơ về bình luận xã hội.
Biografie von Elvira Kujović
Elvira Kujović ist zweisprachige Dichterin und Übersetzerin. Sie wurde 1961 in Serbien geboren und lebt seit 1992 in Deutschland. Sie hat 8 Gedichtsammlungen und einen Roman veröffentlicht. Das erste Buch in deutscher Sprache »Ein Gedicht reitet auf meiner Brust« erschien 2016 in Berlin. Das zweite Buch in serbischer Sprache mit dem Titel „Ljubav i Strah“ erschien 2017 in Belgrad. Die Übersetzung in italienischer Sprache “L`Amore e la Paura” in Italien 2018. “The Last Coffee” wurde 2018 in den USA, Taiwan und der Türkei veröffentlicht. „Meine Augen schwimmen“ wurde im April 2019 in vietnamesischer Sprache in Hanoi veröffentlicht. “Two strings” zweisprachige Version in Englisch und Chinesisch wurde in Taiwan und in Mexiko im Jahr 2019 veröffentlicht. “Black Silk Veil” wurde 2019 in Istanbul, in drei Sprachen (Englisch, Türkisch, Deutsch veröffentlicht. “Poems” in Englisch, 2019 Niederlande "Der Hunger" in Mazedonisch, Mazedonien 2019 Der Roman „Celestes Tränen“ wurde zusammen mit dem deutschen Autor Ari Tur geschrieben und 2018 in Deutschland veröffentlicht. Ihre Bücher sind in 9 Sprachen übersetzt worden. Ihre Gedichte sind in 15 Sprachen übersetzt und in verschiedenen bedeutenden Weltanthologien veröffentlicht worden. Sie erhielt drei internationale Auszeichnungen in Italien und der Türkei. Ihre Gedichte werden monatlich in zahlreichen Literaturzeitschriften in verschiedenen Ländern veröffentlicht. Sie schreibt meist sozialkritische Gedichte.
Biography of Elvira Kujović
Elvira Kujović is a bilingual poet and translator. She was born in Serbia in 1961 and she is living in Germany since 1992. She has published eight collections of poems and one novel. The first book in German "Ein Gedicht schreit auf aus meiner Brust" was published in Berlin in 2016. The second book in Serbian called "Ljubav i Strah" was published in Belgrade in 2017. The Italian translation “L`Amore e la Paura” in Italy 2018. “The Last Coffee” was released in 2018 in the United States, Taiwan and Turkey. "My Eyes are Swimming" was published in the Vietnamese language in Hanoi in April 2019. "Two strings" bilingual version in English and Chinese was released in Taiwan and Mexico in 2019. “Black Silk Veil” was published in Istanbul in 2019, in three languages (English, Turkish, German). “Poems” in English, 2019 Netherland "Hunger" in Macedonian, Macedonia 2019 The novel "Celeste's Tears", published in Germany in 2018. Her books have been translated into 9 languages. Her poems have been translated into 15 languages and published in various major world anthologies. She received three international awards, one in Italy and two Turkey. Her poems will be published monthly in numerous literary magazines in different countries. She mostly writes socially critical poems.