image advertisement
image advertisement





























 

Silence (33) - Mai Văn Phấn. Explication par Dr. Ramesh Chandra Mukhopadhyaya. Traduction française Dominique de Miscault

Explication par Dr. Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

Traduction française Dominique de Miscault






Tác Phẩm của Nghệ sỹ Dominique de Miscault






 Silence



33


La main de mon père

dans mon ombre

je prépare le thé

 

L'eau bout

vapeurs

les feuilles infusent

 

Je sers le thé à mon père

son parfum se mélange

à l’Aglaia du jardin

sueurs de mon père

 

Je tiens la tasse

la main secrète et rugueuse de mon père

dans mes paumes.

 

 

 


Explication


Livré à lui-même, le poète prépare le thé. Il sent la main de son père dans son ombre. La tradition du thé est très profondément ancré dans la culture vietnamienne. C'est un thé ordinaire sans lait et sans sucre servi à tous les moments de la journée, du matin au soir. Le thé est toujours rafraîchissant. Il existe un certain nombre de légendes concernant l'origine du thé. Bhagavan Bodhidharma[1] s’est endormi en méditant, et quand il s'est réveillé, il s’est coupé ses paupières, tombées sur le sol elles sont devenues des plants de thé. Et quand Dogen[2] a introduit le thé au Japon, il a observé les nombreux bienfaits du thé. Une théière et des tasses sont toujours rangées devant l'autel des ancêtres des familles vietnamiennes. La préparation du thé est l'art des arts et un poète engagé dans sa préparation, en fait mélange tout ce que la sagesse spirituelle est sous le soleil, y compris la méditation du yoga zen tantra vajrayana et autres. Pendant cette cérémonie, le poète voit la main de son père dans son ombre. Quel euphémisme : Les ancêtres sont des divinités qui exercent leur pouvoir pour aider et protéger leurs descendants. Dans les psaumes : 60.5[3] et Isaïe 28.2 [4]maintient la force. Le poète sent la force de son père dans son effort de préparation ou sont mêlés différents éléments de sagesse. L'eau bout et cuit les différents mets. Les pensées et les émotions se rassemblent et mijotent dans l'être même du poète. Les feuilles de thé sont trempées dans la théière-poète. Le thé ou la poésie est le sang du poète. Le poète offre le thé ou la poésie à son père. Parce que la poésie de Mai Van Phan est dédiée à ses ancêtres. Le parfum du thé préparé, se mêle à l'Aglaïa[5] du jardin. Le jardin pourrait être l'environnement qui entoure la cuisine. Le jardin ajoute l’Aglaïa ou la grâce et du charme au poème. En plus, il y a aussi une bouffée de sueurs de père. En d'autres termes, les ancêtres du poète participent à sa vie quotidienne

 

Je tiens la tasse

la main secrète et rugueuse de mon père
dans mes paumes.

 

Voici une merveilleuse image : Les paumes du poète accueillent la main rugueuse et sèche de son père tout en tenant la tasse remplie du merveilleux thé préparé par lui-même. Mai Van Phan est un grand poète du Vietnam qui lit des pensées profondes dans chaque petite chose de la culture vietnamienne. Il n'y a pas de meilleur poème sur le culte des ancêtres. Ce poème est un hymne aux ancêtres. C'est aussi, un poème divertissant sur la préparation du thé, intégrante de la culture vietnamienne. De plus en plus, on pourrait associer la poésie vietnamienne à la métaphore du thé. Voici donc un poème qui présente un manifeste de poésie.


______________
[1]
 Une légende lie Bodhidharma à la culture du thé: après avoir médité 7 ans immobile face à un mur, il se serait endormi. Pour éviter que cela ne se reproduise, il se serait coupé les paupières. En tombant à terre elles auraient donné naissance à deux plants de thé, bien utile pour maintenir éveillé les pratiquants du zazen.

.

[2] Eihei Dōgen (永平道元), Dōgen Kigen (道元希玄?, soit "Dōgen rare mystère") ou maître zen Dōgen (道元禅師Dōgen Zenji, 1200- 1253 est le fondateur de l'école Soto du bouddhisme zen au Japon. Il l'introduisit sur l'île après un voyage en Chine. Il est considéré comme un des plus grands maîtres du bouddhisme japonais.

 

[3] « Tu as fait voir à ton peuple des choses dures, Tu nous as abreuvés d’un vin d’étourdissement. »

 

[4]Voici venir, de la part du Seigneur, un homme fort et puissant, Comme un orage de grêle, un ouragan destructeur. Comme une tempête qui précipite des torrents d'eaux : Il la fait tomber en terre avec violence.

 

[5]Du grec ancien AγλαΐαAglaḯa (« la Splendide »). 





Silence (33) by Mai Văn Phấn

Explicated by Dr. Ramesh Chandra Mukhopadhyaya
Translated into French by Dominique de Miscault

Translated into Vietnamese by Takya Đỗ






Writer Bão Vũ





Maivanphan.com: 
Writer Bão Vũ, after reading the poem Silence of Mai Văn Phấn, wrote: 
I once read a foreign story about a girl who likes to collect echoes. She let people know the special features of echoes: in the cave, in the valley, in the jungle and on the rocky cliffs ... Each type of echoes has their own personality and spirit. They are innocent, energetic and mischievous ... but also taciturn, sad and miserable ... also gentle and generous... and also evil, growling and threatening ... Finally, she seems to keep going into the deserted valley following the echoes. That was a great story I still love right now. When reading the poems Silence by Mai Văn Phấn, I remember the short story above. Mai Văn Phấn has found many quiet things in life through the delicate observations and expressions of a talented poet. In a literary discussion with the philosophical Doctor and poet Gjekë Marinaj from America, when I asked his feelings of the Vietnamese poet Mai Văn Phấn, he said: "... Mai Văn Phấn is a world-class poet and his poems deserve a second reading from everyone who is concerned about the state of poetry today." 









Tác Phẩm của Nghệ sỹ Dominique de Miscault






Silence

 


33


My father’s hand

Is in my shadow

While I am mixing tea

 

Water is boiling

Steaming the kitchen

Tea leaves soaked in earthenware pot

 

I serve tea to my father

The deep tea fragrance is blending

With the aglaia fragrance from the garden

A whiff of my father’s sweat

 

Holding the earthenware cup

My father’s hand dry and rough

Inside my palms.

(Translated from Vietnamese by Nhat-Lang Le & Susan Blanshard)

 

 



Explication


The poet is left to himself. He is mixing tea. And he feels that his father’s hand is in his shadow. Tea is very deeply associated with the culture of Vietnam. It is plain tea without milk and without sugar which is served in Vietnam in the morning, in the afternoon, at any time of the day. It is always refreshing. There are a number of legends regarding the origin of tea. Bhagavan Bodhidharma  once fell into sleep while meditating. When he woke up, he cut off his eyelids in a huff. They fell on the ground and became tea plants. And when Dogen introduced tea to Japan he observed numerous positive attributes of tea. A tea pot and cups are always kept before the altar dedicated to the ancestors of any Vietnamese household. Mixing tea or blending tea is the art of arts And a poet engaged in mixing tea is in fact blending whatever spiritual wisdom is there under the sun including zen tantra vajrayana yoga meditation and the like. While performing the act of blending, the poet espies his fathers hand in his shadow. This invokes Euhemerism. Ancestors are deities who exert their power to strengthen their descendants. In psalms 60.5 and Isaiah 28.2 hand stands for strength. The poet feels the strength of his father in his endeavor of blending tea or mingling different fragments of wisdom. Water boils and steams the kitchen. Thoughts and emotions  seethe and simmer in the very being of the poet. Tea leaves are soaked in the earthenware pot of body or being of the poet. The tea or poetry is the poet’s heart blood. The poet offers the tea or poetry to his father. Because the poetry that Mai Văn Phấn writes is dedicated to his ancestors. The deep tea fragrance that results from the tea prepared from blending tea, mingles with the aglaia from the garden. The garden could be the environment that surrounds the kitchen. The garden adds aglaia or grace and charm to the poem. And there is also a whiff of father’s sweats. In other words the ancestors of the poet do participate in whatever the poet does.

 

The poet observes

 

Holding the earthenware cup

My father’s hand dry and rough

Inside my palms.

 

Here is a wonderful imagery of touch. The palms of the poet receives the rough and dry hand of his father while holding the earthenware cup or the poem that is filled with the wonderful tea blended mixed and made by the poet.

 

Mai Văn Phấn is a great poet from Vietnam who reads deep thoughts in every trifle of Vietnamese culture. There could be no better poem on ancestorworship. The present poem is a hymn to ancestors. At the same it is a lovely poem on preparing tea which is an inseparable part of Vietnamese culture. More to it. One could read how poetry is forged in the metaphor of tea making. Thus here is a poem that holds out a manifesto of poetry.







Tác phẩm của Nhà thơ - Nghệ sỹ Vương Ngọc Minh






Maivanphan.com:

Nhà văn Bão Vũ, sau khi đọc những bài thơ Tĩnh lặng của Mai Văn Phấn, đã viết:

Ngày xưa tôi có đọc một truyện ngắn nước ngoài nói về một cô bé thích sưu tầm những tiếng vang. Cô cho mọi người biết những điều đặc biệt của các tiếng vang: Trong hang động, dưới thung lũng, giữa rừng già, trên vách núi đá… Mỗi loại tiếng vang có tính cách và tâm hồn riêng. Chúng cũng hồn nhiên, náo hoạt, tinh nghịch… cũng trầm mặc, buồn bã, đau khổ… cũng hiền từ độ lượng… và cũng độc ác, gầm gừ đe dọa… Cuối cùng, hình như, cô bé cứ đi mãi vào thung lũng hoang vắng theo những tiếng vang đó. Một truyện ngắn tuyệt vời mà tôi vẫn yêu thích đến bây giờ. Đọc những bài thơ TĨNH LẶNG của Mai Văn Phấn, tôi lại nhớ đến truyện ngắn trên. Mai Văn Phấn đã tìm thấy nhiều thứ tĩnh lặng trên đời với cách quan sát và sự biểu cảm rất tinh tế của một nhà thơ tài năng. Trong cuộc trao đổi về văn học với tiến sĩ triết học, nhà thơ Mỹ Gjekë Marinaj, khi tôi hỏi cảm tưởng của ông về nhà thơ Mai Văn Phấn của Việt Nam, ông nói:“… Mai Văn Phấn là một nhà thơ mang tầm thế giới, và với những ai quan tâm đến thơ ca hiện nay, những bài thơ của ông đáng được đọc lại không chỉ một lần.”








Tĩnh lặng (33)
 của Mai Văn Phấn

Ramesh Chandra Mukhopadhyaya chú giải

Dominique de Miscault dịch sang tiếng Pháp

 Takya Đỗ dịch sang tiếng Việt

 

 

32


Bàn tay cha

Trong bóng dáng

Tôi đang pha trà

 

Nước sôi

Khói bếp

Cọng trà ngấm trong ấm sành

 

Dâng cha

Hương trà thơm đậm

Hương hoa ngâu ngoài vườn

Mồ hôi cha bay ngang

 

Nâng chén sành

Tay cha khô ráp

Trong lòng tay tôi.

 


Chú giải:


Nhà thơ đang ở một mình. Ông đang pha trà. Và ông cảm nhận bàn tay cha nằm trong bàn tay mình. Trà gắn bó rất sâu sắc với nền văn hóa Việt. Đó là nước trà không pha đường sữa mà ở Việt Nam người ta thường uống vào buổi sáng, buổi chiều, vào bất kì lúc nào trong ngày. Nó luôn làm người ta khoan khoái tỉnh táo. Có rất nhiều truyền thuyết về nguồn gốc của trà. Bồ Đề Đạt Ma Sư tổ một bận thiếp ngủ đi lúc đang thiền định. Khi tỉnh dậy, ngài đã cắt mí mắt mình ra vì tự giận. Mí mắt ngài rơi xuống đất và hóa thành cây trà. Và khi Thiền sư Đạo Nguyên[1] đưa trà vào Nhật bản, ông đã nhận thấy nhiều thuộc tính tốt đẹp của trà.  

 

Trong bất kì một gia đình Việt nào cũng có một bộ ấm chén luôn được đặt trên ban thờ để dâng cúng gia tiên. Pha trà hay hãm trà là nghệ thuật của nghệ thuật. Và một nhà thơ đang bận bịu pha trà thực ra là đang pha trộn một sự uyên bác tinh thần bất kể là gì trên đời này bao gồm thiền, tantra[2], Kim cương thừa[3], yoga, quán tưởng và những thứ tương tự.

 

Trong lúc pha trà, nhà thơ thấy bàn tay cha trong bóng dáng mình. Hình ảnh này gợi đến Học thuyết Euhemerus[4]. Tổ tiên là các đấng anh linh thường dùng quyền năng của mình phù hộ cho con cháu khang kiện. Trong câu 5 chương 60 Thánh thi[5] và câu 2 chương 28 Sách Isaiah[6], bàn tay tượng trưng cho sức mạnh quyền năng. Nhà thơ cảm thấy sức mạnh của cha trong lúc pha trà hay chính là lúc ông đang pha trộn những mảnh uyên bác khác nhau. Nước sủi lên và bốc hơi nghi ngút trong bếp. Ý nghĩ và tình cảm cuộn dâng và sôi sục trong bản thể nhà thơ. Những cọng trà ngấu trong chiếc ấm sành như trong thân thể hay bản thể nhà thơ. Trà hay bài thơ này chính là tâm huyết của nhà thơ. Nhà thơ dâng trà hay dâng thơ lên cha mình. Vì rằng bài thơ mà Mai Văn Phấn sáng tác là để dâng cho cha ông mình. Hương trà thơm đậm tỏa ra từ chén trà mới được pha đang hòa quyện với hương ngâu từ vườn đưa vào. Khu vườn ấy có thể ở xung quanh căn bếp. Khu vườn ấy thêm hương ngâu hay vẻ tao nhã và hấp dẫn vào bài thơ.  Và còn có cả mùi mồ hôi của người cha bay ngang đó nữa. Nói cách khác, gia tiên của nhà thơ tham gia vào bất kì hành động nào của nhà thơ. 

 

Nhà thơ dâng trà

 

Nâng chén sành

Tay cha khô ráp

Trong lòng tay tôi.

 

Ở đoạn này là một hình ảnh kì diệu về sự tiếp xúc. Lòng bàn tay nhà thơ cảm nhận bàn tay khô ráp của cha mình trong lúc nâng chén trà hay chính là bài thơ được rót đầy bằng thứ trà tuyệt hảo do nhà thơ tự tay pha.

 

Mai Văn Phấn là một nhà thơ lớn ở Việt Nam, là người đọc ra được những tư tưởng sâu sắc trong từng nghi thức tưởng như nhỏ nhặt của nền văn hóa Việt. Chẳng thể có bài thơ nào hay hơn thế về nghi lễ thờ cúng gia tiên. Bài thơ này là một bản tụng ca dâng lên gia tiên. Đồng thời đây cũng là một bài thơ rất đẹp tả việc pha trà, là một phần không thể thiếu trong văn hóa Việt. Còn hơn thế nữa. Người ta có thể đọc ra cái cách một bài thơ được hình thành trong phép ẩn dụ về việc pha trà thế nào. Vì vậy đây là một bài thơ đưa ra một tuyên ngôn về thi ca.



____________
[1]
 Tức Dogen Zenji  (1200-1253), còn được gọi là Dogen Kigen (Đạo Nguyên Hy Huyền) hay một số tên khác; ông là nhà sư, nhà văn, nhà thơ, triết gia và là người sáng lập ra trường phái thiền Sōtō ở Nhật Bản. Theo một số nguồn khác, Dogen không phải người đầu tiên đưa trà vào Nhật Bản, mà là thiền sư Eichū từ thế IX đã đưa trà từ Trung Quốc vào Nhật Bản, sau đó phong trào dùng trà ở Nhật lắng xuống, đầu thế kỉ XII thiền sư Eisai (1141-1215) lại một lần nữa đưa trà từ Trung Quốc vào, ông có viết một chuyên luận về trà là Kissa Yojoki; Dogen là môn đệ của Eisai, khi từ Trung Hoa về Dogen có mang theo nhiều dụng cụ để pha trà và đưa ra chỉ dẫn cho các nghi lễ về trà trong bộ quy tắc mà ông thảo ra để điểu hành công việc thường nhật trong ngôi đền Eiheiji mà ông sáng lập ở Fukui Prefecture. (Theo Nguồn gốc và Lịch sử Trà đạo

http://www.urasenke.or.jp/texte/chado/chado2.html,

và Trà đạo Nhật Bản

https://en.wikipedia.org/wiki/Japanese_tea_ceremony) (ND)

 

[2] Tantra (tiếng Phạn có nghĩa đen là "dệt vải, đan kết") chỉ các phong tục tín ngưỡng bí truyền mà Ấn Độ giáo và Phật giáo cùng phát triển vào khoảng giữa thiên niên kỷ thứ nhất sau Công nguyên. Thuật ngữ tantra theo truyền thống Ấn Độ còn chỉ bất kì “văn bản, lý thuyết, hệ thống, phương pháp, dụng cụ, kĩ thuật hay thực hành” nào được áp dụng có tính hệ thống.

(https://en.wikipedia.org/wiki/Tantra) (ND)

 

[3] Kim cương thừa (hay Mật tông) là tên gọi một bộ phái Phật giáo xuất hiện trong khoảng thế kỉ VI-VII tại Ấn Độ. Kim cương thừa bắt nguồn từ Đại thừa, Đại sư Long Thọ là vị sư tổ của bộ phái này. Đến thế kỷ VIII, Kim cương thừa được Đại sư Liên Hoa Sinh truyền vào Tây Tạng. Đây là một trong ba bộ phái Phật giáo chính hiện nay, hai bộ phái còn lại là Bắc tông (hay Đại thừa) và Nguyên Thủy (hay Nam tông hoặc Tiểu thừa). (Theo bài Giới thiệu về Mật tông của hòa thượng Thích Viên Giác –

https://thuvienhoasen.org/a11686/bai-5-gioi-thieu-ve-mat-tong-kim-cuong-thua,

và  Kim cương thừa

https://vi.wikipedia.org/wiki/Kim_c%C6%B0%C6%A1ng_th%E1%BB%ABa) (ND)

 

[4] Nguyên văn ‘Euhemerism’, chỉ một phương pháp diễn giải thần thoại trong đó những câu chuyện thần thoại được cho là có nguồn gốc từ các sự kiện lịch sử hoặc con người có thật. Phương pháp này được đặt theo tên nhà ghi chép thần thoại Euhemerus của Hy Lạp (cuối thế kỉ IV). (ND)

 

[5] Thánh thi 60.5: “Hầu cho người yêu dấu của Chúa được giải thoát. Xin Chúa hãy lấy tay hữu mình mà cứu, và đáp lại chúng tôi” (Kinh Thánh). (ND)

 

[6] Sách Isaiah 28.2: “Nầy, từ nơi Chúa có một người mạnh và có quyền, giống như cơn bão mưa đá, như trận gió phá hại, như nước lớn vỡ bờ. Người sẽ lấy tay ném cả xuống đất” (Kinh Thánh). Isaiah là nhà tiên tri Do Thái (thế kỷ VIII), tên ông được đặt cho Sách Isaiah, một phần trong các kinh điển của Kinh Thánh. (ND)

 






 Ts. Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

 


 

Dr. Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

 

Address: 6/ 1 Amrita Lal Nath lane P.0. Belur Math Dist Howrah West Bengal India Pin code711202. Date of Birth 11 02 1947. Education  M.A [ triple]  M Phil   Ph D  Sutrapitaka tirtha  plus degree in homeopathy. He remains a retired teacher of B.B. College, Asansol, India. He has published books in different academic fields including religion, sociology, literature, economics, politics and so on. Most of his books have been written in vernacular i.e. Bengali. Was awarded gold medal by the University of Calcutta for studies in modern Bengali drama.

 




TS. Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

 

Địa chỉ: 6/ 1 đường Amrita Lal Nath hòm thư Belur Math Dist Howrah Tây Bengal Ấn Độ mã số 711202. Ngày sinh: 11 02 1947. Thạc sĩ văn chương, thạc sĩ triết học, tiến sĩ triết học  [bộ ba] cùng với Bằng y học về phép chữa vi lượng đồng cân. Ông còn là một giảng viên đã nghỉ hưu của Trường đại học B.B, Asansol, Ấn Độ. Ông đã có những cuốn sách được xuất bản về nhiều lĩnh vực học thuật bao gồm tôn giáo, xã hội học, văn học, kinh tế, chính trị v.v. Hầu hết sách của ông đã được viết bằng tiếng bản địa là tiếng Bengal. Ông đã được tặng thưởng huy chương vàng của Trường đại học Calcutta về các nghiên cứu nghệ thuật sân khấu Bengal hiện đại.






Nhà thơ - Nghệ sỹ Dominique de Miscault






Poétesse Artiste Dominique de Miscault

 

Artiste Plasticienne. Actualités. De plages en pages qui se tournent. C’était hier, de 1967 à 1980, mais aussi avant hier. puis de 1981 à 1992. Et encore de 1992 à 2012 bien au delà des frontières. Aujourd’hui, la plage est blanche sous le bleu du soleil. Ecrire en images, cacher les mots porteurs de souffrance ; on ne raconte pas les pas d’une vie qui commence en 1947. C’est en 1969 que j’ai été invitée à exposer pour la première fois. Depuis j’ai eu l’occasion de « vagabonder » seule ou en groupe en France et dans le monde sûrement près de 300 fois. Les matériaux légers sont mes supports, ceux du voyage et de l’oubli.

www.dominiquedemiscault.fr
www.dominiquedemiscault.com

www.aleksander-lobanov.com






Nhà thơ - Nghệ sỹ Dominique de Miscault

 

Nghệ sĩ nghệ thuật thị giác đương đại. Từ bãi biển đến trang giấy. Là ngày hôm qua, từ 1967 đến 1980, và trước đó, rồi từ 1981 đến 1992. Và nữa từ 1992 đến 2012 trên tất cả các biên giới. Ngày hôm nay là bãi biển trắng dưới bầu trời xanh. Viết bằng hình ảnh, giấu từ ngữ mang nỗi đau, người ta không kể lại những bước đi trong cuộc đời tính từ năm 1947. Vào năm 1969, lần đầu tiên tôi được mời triển lãm tác phẩm. Kể từ đó, tôi có cơ hội một mình "lang bạt" hoặc theo nhóm ở nước Pháp và khắp nơi trên thế giới, chắc chắn gần 300 lần. Những chất liệu nhẹ là nguồn hỗ trợ tôi, những chất liệu của hành trình và quên lãng.

www.dominiquedemiscault.fr

www.dominiquedemiscault.com

www.aleksander-lobanov.com





 Dịch giả Takya Đỗ



Sách d
ịch của Takya Đỗ đã xuất bản:

Vinabook.com
Nhà sách Khai Tâm

 


Tĩnh lặng - Silence (1)
Tĩnh lặng - Silence (2)
Tĩnh lặng - Silence (3)

Tĩnh lặng - Silence (4)
Tĩnh lặng - Silence (5)
Tĩnh lặng - Silence (6)
Tĩnh lặng - Silence (7)

Tĩnh lặng - Silence (8)
Tĩnh lặng - Silence (9)
Tĩnh lặng - Silence (10)
Tĩnh lặng - Silence (11)
Tĩnh lặng - Silence (12)
Tĩnh lặng - Silence (13)
Tĩnh lặng - Silence (14)
Tĩnh lặng - Silence (15)
Tĩnh lặng - Silence (16)
Tĩnh lặng - Silence (17)
Tĩnh lặng - Silence (18)
Tĩnh lặng - Silence (19)
Tĩnh lặng - Silence (20)
Tĩnh lặng - Silence (21)
Tĩnh lặng - Silence (22)
Tĩnh lặng - Silence (23)
Tĩnh lặng - Silence (24)
Tĩnh lặng - Silence (25)
Tĩnh lặng - Silence (26)
Tĩnh lặng - Silence (27)
Tĩnh lặng - Silence (28)
Tĩnh lặng - Silence (29)

Tĩnh lặng - Silence (30)
Tĩnh lặng - Silence (31)
Tĩnh lặng - Silence (32)










  









  





BÀI KHÁC
1 2 3 
image advertisement
image advertisement

image advertisement
image advertisement




























Thiết kế bởi VNPT | Quản trị